Thứ Bảy, 14 tháng 8, 2021

Cây rau đắng trị viêm tiết niệu

Tìm hiểu cây rau đắng 

Rau đắng còn gọi là cây càng tôm, cây xương cá... 

Bộ phạn dùng làm thuốc: Cả cây, dùng tươi hoặc phơi khô (sao) có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm. Tên thuốc là biển súc, biển súc thảo.

Biển súc tính bình, không độc, vị đắng, hơi cay vào hai kinh vị, bàng quang; có tác dụng lợi thủy, thông lâm, sát trùng, dùng trong trường hợp thấp nhiệt.

Kinh nghiệm dân gian dùng rau đắng làm thuốc trị tiểu buốt, sạn thận, sạn bàng quang và lợi tiểu. Ngoài ra còn dùng giải độc, chữa rắn cắn, vàng da.

Ngày dùng 6-12g (khô) dưới dạng thuốc sắc. Dùng tươi 30g/ngày. Dùng ngoài giã đắp không kể liều lượng.



Cây rau đắng cho vị thuốc biển súc trị viêm bàng quang cấp

Bài thuốc trị viêm tiết niệu bằng rau đắng

Chữa viêm bàng quang cấp tính

Bài thuốc gồm: Biển súc12g, tỳ giải 12g, bồ công anh 20g, sài hồ 12g, hoàng cầm 12g, hoạt thạch 12g, cù mạch 12g, trạch tả 12g. Sắc uống.

Gia giảm: Nếu tiểu tiện ra máu gia sinh địa 12g, chi tử 12g ( sao đen tồn tính) Bạch mao căn (sao đen tồn tính).

Cách dùng: Hoạt thạch chia làm 2 gói nhỏ. Mỗi gói 6g. Các vị thuốc còn sắc kỹ lấy nước cốt, chia làm 2 phần. Mỗi lần uống hòa thêm 1 gói hoạt thạch khuấy đều. Uống trước bữa ăn.

Trị giun đũa trẻ em: Rau đắng tươi 100g. Sắc với 300ml nước, 100 ml, chia 2 phần. Uống trước bữa ăn. Uống liền trong 3 ngày.

Trị giun đũa chui lên ống mật: Rau đắng ( sao khô) 40g, dấm lâu năm 120ml, thêm 200 ml nước. Sắc uống còn 100ml, chia làm 2 phần, uống trước khi ăn.

Thứ Bảy, 28 tháng 11, 2020

Vị thuốc từ củ riềng

 Riềng không chỉ là một loại gia vị phổ biến mà còn là vị thuốc quí có thể phòng và chữa được nhiều bệnh.

Riềng là một loại gia vị phổ biến cũng như gừng, tỏi, nghệ… Có 2 loại riêng: riềng thuốc hay cao hương khương, co khá (Thái), kim sung (Dao), cho thân rễ và quả chuyên dùng làm thuốc; riềng nếp hay là loại riềng thường, được bán ngoài chợ làm gia vị, hay riềng ấm, hậu khá (Thái), chi bộ (Mông) chỉ cho thân rễ làm gia vị và đôi khi dùng làm thuốc.

Riềng thuốc được dùng trong những trường hợp sau đây:

Riềng thuốc Chữa đầy bụng, lạnh bụng, nôn mửa:

 riềng thuốc, củ gấu, gừng khô, với lượng bằng nhau, phơi khô, thái nhỏ, tán bột và rây mịn. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 6g.

Riềng thuốc Chữa tiêu chảy:

 riềng thuốc: 6g, vỏ quế: 4g, vỏ vối: 3g. Sắc với 200ml nước, uống làm một lần trong ngày. Hoặc riềng thuốc: 20g, nụ sim: 80g, vỏ rộp ổi: 60g, tán bột, rây mịn. Uống mỗi lần 5g ngày 3 lần.

Riềng thuốc Chữa nhiễm lạnh, ăn không tiêu, buồn nôn, đau bụng:

 quả riềng thuốc (hồng đậu khấu) tách vỏ, lấy hạt, 2 – 6g tán nhỏ dùng uống trong ngày.


Củ riềng

Củ riềng


Riềng nếp

được chế biến thành riềng muối chống khát nước, chữa ho, viêm họng, đau răng, đầy bụng. Củ riềng tươi (loại to và già) đem cạo sạch vỏ ngoài, ướp vào dung dịch nước muối 10% (10g muối ăn pha trong 100ml nước đun sôi để nguội) trong vài ngày rồi vớt ra, giã nhỏ, phơi khô hoặc sấy khô, rồi cho riềng vào nước quả chanh tươi, ngâm khoảng 10 – 15 phút, lại đem phơi hoặc sấy. Làm như vậy chừng 3 – 4 lần là được. Riềng muối có vị chua, mặn và cay dịu. Khi dùng, lấy một dúm cắn nhẹ dưới răng, ngậm và nuốt nước dần dần. Ngày ngậm 2 – 3 lần.


Cây và củ riềng nếp

Cây và củ riềng nếp
 

Lấy củ riềng nếp giã (100g) tán nhỏ, ngâm với cồn 90 độ (200 ml), càng lâu càng tốt. Ngày bôi vài lần để chữ hắc lào

Tỳ bà diệp vị thuốc mát phổi, trị ho, chống nôn

 Tỳ bà diệp còn gọi lá cây tỳ bà, lá nhót tây, là lá phơi khô của cây tỳ bà (nhót tây). Trong lá có saponin, acid ursolic, acid oleanic, caryophylin, vitamin B…

Theo Đông y, tỳ bà diệp vị đắng, tính hàn; vào kinh phế và vị. Có tác dụng mát phổi, thanh phế, giáng khí, hoá đờm, chữa ho; còn có tác dụng mát dạ dày (thanh vị), chống nôn. Liều dùng: 8-12g. Sau đây là một số bài thuốc trị bệnh từ tỳ bà diệp:


cay_ty_ba_diep

                  Tỳ bà diệp vị thuốc mát phổi, trị ho, chống nôn

Tỳ bà diệp Mát phổi, chữa ho: 

Dùng khi ho do phế nhiệt, cũng có thể phối hợp với thuốc có tính ôn để chữa ho do lạnh.

Bài 1: Lá tỳ bà 12g, quả dành dành 12g, hoàng  liên 8g, hoàng bá 8g, cam thảo 4g, vỏ rễ dâu 12g, sa sâm 12g. Sắc uống. Chữa ho, đờm vàng đặc, rêu lưỡi vàng, miệng đắng, họng khô ráo.

Bài 2: lá tỳ bà 20g, tía tô 20g. Sắc uống. Chữa ho do cảm lạnh.

Bài 3: lá tỳ bà 1.000g, mật ong 500g. Đun lá tỳ bà với 4.000ml nước, bỏ bã, cô đặc. Thêm mật ong, cô lại còn 2.000g, cho vào lọ. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 chén nhỏ (30ml). Chữa viêm phế quản mạn tính, ho lâu ngày không khỏi.

Bài 4: tỳ bà diệp 12g, tang bạch bì 8g, hoàng liên 4g, hoàng bá 4g, nhân sâm 4g, cam thảo 4g. Sắc uống. Chữa ho do phong nhiệt.

Bài 5: lá tỳ bà 125g, bách bộ 125g, rễ cỏ tranh 125g, xơ quả mướp 20g, tỏi củ 63g. Rửa sạch các loại thuốc, đun với 2.500ml nước, bỏ bã, cô lại còn độ 500ml. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 chén nhỏ. Chữa ho gà.

Bài 6: tỳ bà diệp 20g, khoản đông hoa 10g, cam thảo 5g. Sắc uống. Chữa ho, viêm khí quản mạn tính.

Tỳ bà diệp Mát dạ dày, chống nôn: 

Dùng khi nôn, nấc do nóng trong dạ dày (vị nhiệt).

Bài 1 - chè thuốc tỳ bà: lá tỳ bà 12g, đảng sâm 12g, bán hạ 12g, phục linh 12g, hạt cau 12g, rễ cỏ tranh 12g, gừng tươi 8g. Sắc uống.

Bài 2: tỳ bà diệp 12g, trúc nhự 12g, lô căn 12g, chích cam thảo 6g. Sắc uống. Trị nôn và buồn nôn do vị nhiệt

Tỳ bà diệp Chữa chảy máu cam: 

lá tỳ bà lau sạch lông, sao vàng, tán nhỏ. Ngày 2 lần, mỗi lần dùng 4 - 8g, uống với nước chè.

Tỳ bà diệp Trị cảm nắng, đầu váng mắt hoa: 

tỳ bà diệp 10g, cam thảo (chích) 20g, đinh hương 10g, hậu phác 10g, hương nhu 15g, mạch môn 20g, bạch mao căn 20g, mộc qua 20g, trần bì 10g, gừng tươi 3 lát. Tán bột, mỗi lần dùng 10 - 15g hay sắc uống.

Lưu ý: Khi dùng lá tỳ bà phải sát chải sạch lông. Muốn dùng chống nôn thì tẩm gừng, nướng. Chữa ho lâu ngày thì tẩm mật ong, nướng.

Kiêng kỵ: Người bị nôn và ho do lạnh không nên dùng.

Củ năng vị thuốc mát, tốt cho sức khỏe

 Củ năng là loại thực phẩm bổ dưỡng có khả năng hỗ trợ trị liệu đối với các bệnh tim mạch, đái tháo đường, giảm nguy cơ sỏi thận...

Củ năng là loại thực phẩm bổ dưỡng có khả năng hỗ trợ trị liệu đối với các bệnh tim mạch, đái tháo đường, giảm nguy cơ sỏi thận, phục hồi nhanh sức khỏe đường ruột bởi chất xơ và tinh bột củ năng thuộc loại tiêu hóa chậm.

Củ năng còn gọi là củ mã thầy và nhiều tên khác: địa lê, thông thiện thảo, tên khoa học: Eleocharis dulcis (Burmef), họ Cói, được dùng làm thức ăn và thuốc từ lâu đời.

Củ năng nguyên vỏ ngâm trong nước có thể bảo quản được trong tủ lạnh từ 2 - 3 tuần; khi đã gọt vỏ thì chỉ để được vài ba ngày. Củ chín hoặc sống, có hay không có vỏ đều có thể giữ đông tốt trong vài tháng.

Công dụng phong phú

Củ năng kháng khuẩn, hạ huyết áp và phòng ngừa ung thư:

 trong củ năng có 68,52% nước; 18,75% tinh bột; 2,25% protein, 0,19% lipid; đường; pectin; các muối canxi, phospho, sắt; các vitamin A, B1, B2, C... và một hoạt chất gọi là puchiin có tác dụng kháng khuẩn, hạ huyết áp và phòng ngừa ung thư, đặc biệt là ung thư phổi.

 

 

Củ năng giúp bổ dưỡng, giải độc, mát gan:

 thường sử dụng củ năng dưới dạng thức ăn - vị thuốc làm cho mát như lấy củ thái nhỏ, nấu với bột đậu xanh làm chè lục tàu xá hoặc hầm với dạ dày lợn để thanh nhiệt, bổ dưỡng, tiêu tích, giải độc và dùng dạng bột với tác dụng mát gan, dạ dày và ruột.

Củ năng giúp giải rượu:

 những người uống rượu nhiều, sau đó cảm giác nóng bụng, khó chịu có thể sử dụng lợi thế tiêu khát của củ năng bằng cách dùng nước ép củ năng, cho thêm ít chanh và một chút muối giúp hạn chế chất độc của rượu vào cơ thể và chống nóng trong người.

Cách dùng củ năng rất đơn giản, có thể ép nước, sắc hãm, ngâm rượu, sao tồn tính để uống hoặc giã đắp, sao tồn tính để dùng ngoài. Liều dùng mỗi ngày từ 50 - 100g dưới dạng thuốc sắc.

Một số bài thuốc dùng củ năng

Củ năng chữa Đau bụng khó tiêu: 

lấy củ năng bỏ vỏ nhồi vào dạ dày lợn khâu kín lại, đun chín kỹ, ăn cái, uống nước rất tốt.

Củ năng chữa Ho sốt, đờm đặc nhiều: 

củ năng bỏ vỏ, rửa sạch ép lấy nửa cốc nước, uống cùng 1,5g xuyên bối, uống ngày 2 - 3 lần.

Củ năng chữa Đại tiện ra máu: 

củ năng bỏ vỏ ép lấy 30ml hòa cùng 20ml rượu khi uống hâm nóng lên, sẽ có tác dụng tốt.

Củ năng chữa Tiểu tiện không thông, tiểu rát, buốt: 

lấy 250g củ năng cả vỏ rửa sạch thái miếng, 30g rễ cỏ tranh, nấu kỹ hai vị trên để dùng. Hoặc 120g củ năng đập dập, nấu uống thay trà.

Củ năng làm hạ sốt sau khi lên sởi: 

lấy 250g củ năng, 250g mía, rửa sạch thái nhỏ, nấu kỹ, ăn củ, uống nước.

Củ năng chữa Táo bón, trĩ ra máu, ho ra máu

lấy 150g củ năng bóc bỏ vỏ, thái mỏng, 30g mộc nhĩ đen khô. Mộc nhĩ đem ngâm nước cho nở rồi thái miếng. Cho dầu nóng già rồi đổ mộc nhĩ, củ năng vào xào, cho thêm nước, gia vị, bột khuấy lên đến lúc sôi sền sệt là dùng được.

 

Chè củ năng hạt sen


Củ năng chữa Viêm đường hô hấp trên:

 viêm họng, viêm amydal, viêm phế quản...: củ năng 500g, đường phèn 250g. Củ năng rửa sạch, bỏ vỏ ngoài, thái miếng rồi ép lấy nước, lọc qua vải sạch rồi hòa với đường phèn, chia uống vài lần trong ngày.

Củ năng chữa Viêm đường tiết niệu, trĩ:

 củ năng 200g, ngó sen tươi 200g, lê 200g, mật ong 15ml. Tất cả các vị thuốc rửa sạch, thái rồi ép lấy nước, lọc qua vải sạch, hòa với mật ong để uống.

Củ năng chữa Cao huyết áp:

 củ năng 100g, chanh tươi 100g, nước đun sôi để nguội 1.000ml. Củ năng rửa sạch gọt vỏ, thái miếng; chanh gọt bớt vỏ xanh bổ đôi; hai thứ cho vào nồi sắc lấy nước uống.

Củ năng mát gan, sáng mắt: 

củ năng 200g, đường phèn 150g, hoài sơn 25g, hạt sen 25g, khiếm thực 25g, sa sâm 25g, ngọc trúc 25g, bách hợp 25g, ý dĩ 25g và long nhãn 25g. Tất cả đem sắc với một lượng nước vừa đủ trong 60 phút, để nguội uống trong ngày.

Củ năng kiện tỳ, tiêu tích, chậm tiêu, trướng bụng: 

củ năng lượng vừa đủ, dạ dày lợn 1 cái. Củ năng gọt vỏ rửa sạch, thái vụn; dạ dày lợn làm sạch rồi cho mã thầy vào trong, buộc kín miệng, đem hầm chín, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày.

Xuyên tâm liên vị thanh phế lợi hầu họng

  Theo y học cổ truyền, xuyên tâm liên có vị đắng, tính hàn, vào 3 kinh phế, can, tỳ. Xuyên tâm liên có tác dụng thanh phế, chỉ khái,

Xuyên tâm liên còn có tên khác khổ đởm thảo, nhất kiến hỷ.Đây là loại cây nhỏ sống 1 - 2 năm, mọc thẳng đứng, có thể cao đến 1m. Thân vuông, phân nhánh nhiều, các cành mọc theo 4 hướng. Lá mọc đối, có cuống ngắn, phiến lá hình trứng.Hoa nhỏ, màu trắng, mọc thành chùm ở nách lá hay ở ngọn cành.Quả nang dài.Hạt hình trụ, thuôn dài, màu nâu nhạt.Bộ phận dùng làm thuốc là phần trên mặt đất của cây. Nên thu hái trước khi cây bắt đầu hoa, cắt thành từng đoạn, phơi hoặc sấy khô.

Xuyên tâm liên

Xuyên tâm liên chữa ho.

Theo y học cổ truyền, xuyên tâm liên có vị đắng, tính hàn, vào 3 kinh phế, can, tỳ. Xuyên tâm liên có tác dụng thanh phế, chỉ khái, lợi hầu họng: dùng trong các bệnh viêm họng, viêm amiđan, ngoài ra còn dùng trong bệnh ho lao, ho gà, viêm đường tiết niệu. Dưới đây là một số bài thuốc thường dùng:

Xuyên tâm liên Chữa ho do lạnh:

 xuyên tâm liên 12g, địa cốt bì 10g, tang bạch bì 10g, cam thảo 8g. Sắc uống trong ngày.Uống khi thuốc còn ấm.Dùng 5-7 ngày.

Xuyên tâm liên Chữa cảm mạo, nhức đầu: 

xuyên tâm liên tán bột mịn; ngày uống 3 lần, mỗi lần 2g, uống trước khi ăn, chiêu thuốc bằng nước ấm.

Xuyên tâm liên Trị viêm họng, viêm amidan: 

xuyên tâm liên, huyền sâm, mạch môn, kim ngân hoa mỗi vị 12g. Sắc uống, uống lúc thuốc còn ấm.Dùng liền 7- 9 ngày.

Xuyên tâm liên Chữa tiểu dắt, tiểu buốt, nước tiểu vàng:

 lá xuyên tâm liên tươi 1 nắm nhỏ (15 lá), rửa sạch, giã nát hoặc cho vào xay sinh tố, lọc bỏ bã. Có thể thêm chút mật ong cho dễ uống.

Xuyên tâm liên Chữa viêm phế quản:

 xuyên tâm liên 12g, huyền sâm 12g, mạch môn 12g, trần bì 4g, cam thảo mỗi thứ 4g. Sắc uống ngày một thang.Chia 2 - 3 lần uống trong ngày.Dùng trong 7-10 ngày.

Lưu ý: Xuyên tâm liên là vị thuốc rất đắng, không nên dùng thời gian dài. Dược liệu có thể gây buồn nôn, tiêu chảy; người tỳ vị hư hàn không nên dùng.

Nhân sâm đối với sức khỏe

  Nhân sâm thường được nhắc đến như một "liều thuốc kỳ diệu" bởi vì nó có rất nhiều lợi ích sức khỏe, đặc biệt là phần rễ và hiệu quả trong việc điều hòa huyết áp.

Nhân sâm xuất hiện trong dân gian từ rất lâu và là thành phần chính trong sản xuất trà thảo dược ở Trung Quốc. Ở Indonesia, nhân sâm được sử dụng trong y học cổ truyền. Nhân sâm có nhiều hợp chất mang hoạt tính sinh học như saponin, phytosterol, peptide, polysaccharides, axit béo, polyacetylenes, vitamin và khoáng chất. Dưới đây là một số lợi ích sức khỏe của sản phẩm truyền thống này:

Nhân sâm Giảm căng thẳng tâm thần

Nhân sâm có thể cải thiện giúp chúng ta tỉnh táo về tinh thần, thay đổi tâm trạng và giảm mệt mỏi. Nhân sâm được biết đến là loại thảo dược thay thế thuốc chống trầm cảm và lo âu. Khi một người đang phải trải qua tình trạng căng thẳng quá mức, các kích thích tố tuyến thượng thận (cortisol, adrenaline và noradrenaline) sẽ tăng tiết và gây ra một loạt các vấn đề sức khỏe. Nhân sâm có thể giúp bạn cân bằng adrenaline.


Nhân sâm giúp chúng ta tỉnh táo về tinh thần

Nhân sâm Kích thích hệ thống miễn dịch và thần kinh

Nhân sâm có thể tăng cường khả năng miễn dịch. Một số chuyên gia cho rằng nhân sâm có thể cải thiện chất lượng cuộc sống. Đặc tính Adaptogenic có trong nhân sâm giúp kích thích trẻ hóa tế bào và có thể khôi phục các tế bào bị hư hại ở những người lớn tuổi. Nhân sâm cũng có thể giúp chống lại bệnh cúm và các bệnh truyền nhiễm khác.

Nhân sâm Điều trị bệnh tiểu đường

Lượng đường trong máu có thể giảm đáng kể bằng cách dùng các chế phẩm nhân sâm. Tuy nhiên, nếu bạn đang sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường, không nên  dùng cùng một lúc với nhân sâm để tránh có thể làm cho lượng đường trong máu quá thấp. Nên hỏi ý kiến bác sĩ.

Nhân sâm Ngăn chặn sự phát triển của bệnh ung thư

Sự phát triển của một số loại tế bào ung thư có thể bị ức chế bởi nhân sâm. Theo báo cáo Y khoa Trung Quốc Journal, ginsenosides có tác dụng chống lại khối u và có thể gây tổn thương tế bào ung thư tuyến tiền liệt, các tế bào ung thư buồng trứng, ung thư phổi và các tế bào thần kinh. Ngoài ra, nhân sâm cũng có chức năng ức chế sự phát triển chu kỳ tế bào, làm chậm sự tăng trưởng của tế bào ung thư.

Nhân sâm Giảm cholesterol

Trong một số nghiên cứu, nhân sâm đã được tìm thấy có khả năng làm giảm cholesterol LDL (cholesterol xấu). Các nhà khoa học tin rằng ginsenocides chứa trong nhân sâm hữu dụng cho việc giảm mức cholesterol trong cơ thể.

Nhân sâm Giảm mệt mỏi

Vai trò của adaptogenic làm thay đổi sinh lý trong cơ thể để thích ứng với sự mệt mỏi do làm việc quá sức.

Nhân sâm Tăng sức chịu đựng

Nhân sâm được coi là thuốc bổ trong việc cải thiện khả năng chịu đựng và được dùng phổ biến ở vận động viên. Trong thực tế, một vận động viên cần phải duy trì được thể lực phù hợp ở mức cao và nhân sâm có thể trợ giúp hữu hiệu trong hoàn cảnh này.

Việc chống chỉ định đối với nhân sâm được khuyến cáo đặc biệt đối với phụ nữ mang thai và cho con bú. Ngoài ra, nhân sâm cũng có thể ảnh hưởng đến phản ứng của một số loại thuốc, điển hình là các loại thuốc chống đông máu như warfarin, heparin, aspirin và các thuốc lợi tiểu.


Màng mề gà chữa đau dạ dày

 Màng mề gà (kê nội kim) là lớp màng màu vàng phủ mặt trong của mề gà. Khi mổ gà, lấy mề gà mổ ra, bóc ngay lớp màng bao quanh mề gà, đem rửa sạch rồi phơi.

Màng mề gà (kê nội kim) là lớp màng màu vàng phủ mặt trong của mề gà. Khi mổ gà, lấy mề gà mổ ra, bóc ngay lớp màng bao quanh mề gà, đem rửa sạch rồi phơi. Loại màng tốt có màu vàng nâu, trên mặt có nhiều vết nhăn dọc khi phơi khô chất giòn, dễ vỡ vụn, vết bẻ có cạnh bóng. Khi dùng đem sao với cát cho phồng lên, lấy ra rây bỏ cát là được, bảo quản nơi khô ráo, kín, tránh đè nặng làm vỡ nát.

kê nội kim

Màng mề gà (kê nội kim) 

Theo y học cổ truyền, kê nội kim có vị ngọt, chữa các bệnh rối loạn tiêu hóa, chữa cam tích trẻ em, biếng ăn, ăn không tiêu, bụng đầy trướng, ăn vào muốn nôn, đại tiện lỏng, viêm dạ dày, ruột, sỏi tiết niệu, tiểu rắt, tiểu và đại tiện ra máu, mụn nhọt...

Màng mề gà Chữa cam tích (bụng đầy, ít ăn), đái rắt, đái buốt:

 màng mề gà sao 60g, tán bột, mỗi lần uống 4-6g, ngày 2 lần với nước cơm hoặc nước ấm.

Màng mề gà chữa Trẻ tiêu hóa không tốt: 

Lấy gạo 100g nấu cháo; màng mề gà 15g sao phồng, tán bột cho vào cháo, thêm gia vị (muối hoặc đường). Mỗi ngày ăn 2-3 lần.

Món ăn, bài thuốc dùng cho trẻ biếng ăn:

 Màng mề gà 6g, thịt lươn 250g. Cách chế biến: Lươn dùng muối tuốt cho hết nhớt, mổ bỏ hết phủ tạng rửa sạch, thái thành từng khúc. Màng mề gà sao khô tán nhỏ, thêm chút muối và gia vị trộn đều với thịt lươn hấp chín, dùng làm thức ăn cho trẻ trên 3 tuổi.

Ho gà: 

Màng mề gà 10g (sao vàng thành bột), mật ong 50g, tỏi 10 nhánh (ép lấy nước), mã thầy 500g (ép lấy nước). Cho tất cả vào nước (lượng vừa phải) đun sôi. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 3 thìa con.

Màng mề gà Chữa sỏi đường tiết niệu: 

Màng mề gà 30g, đảm tinh 10g, sơn tra 30g. Tất cả đem tán nhỏ. Cách dùng: Mỗi lần uống 3g với nước đun sôi, ngày 2 lần.

Màng mề gà chữa Viêm đại tràng mạn tính: 

Màng mề gà (sao) 10g, bạch truật 10g. Tán bột, trộn đều. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 4 - 6g.

Màng mề gà Chữa đau dạ dày: 

Bột mịn kê nội kim 4g, bột mịn mai mực 4g, bột gạo nếp rang thơm 2g, bột cam thảo đã khử 0,2g. Tất cả trộn thành 1 gói, mỗi ngày uống 2 gói sau bữa ăn sẽ giúp giảm đau dạ dày.

Màng mề gà chữa Trẻ tiêu chảy kéo dài, suy dinh dưỡng: 

Màng mề gà 1 cái, hoài sơn (khoai mài) 30g, hai thứ sao vàng tán bột. Gạo nếp 50g nấu cháo. Mỗi lần cho 5g bột nấu cùng cháo, ăn ngày 1-2 lần, ăn liền trong một tuần.

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons