This is featured post 1 title
Replace these every slider sentences with your featured post descriptions.Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these with your own descriptions.
This is featured post 2 title
Replace these every slider sentences with your featured post descriptions.Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these with your own descriptions.
This is featured post 3 title
Replace these every slider sentences with your featured post descriptions.Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these with your own descriptions.
Thứ Hai, 31 tháng 8, 2015
Hoa nhài chữa mất ngủ
Thứ Hai, tháng 8 31, 2015
doanh nhan
No comments
Hoa nhài, còn gọi là hoa lài, mạt ly, nhài đơn, mạt lợi, tên khoa học là Jasminum Sambac Ait, họ nhài (Oleaceae). Hoa nhài là loại cây cảnh nhỏ cao khoảng 1 m với nhiều cành mọc xòe ra...
Theo Đông y, hoa nhài có tính bình, hơi hàn, vị đắng có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi thấp, tiêu thũng, hoạt huyết... Bộ phận sử dụng làm thuốc là hoa và rễ. Sau đây là một số tác dụng của hoa nhài:
- Chữa sưng đau do chấn thương: Rễ hoa nhài 12g, lá thanh táo 12g, cam thảo đất 16g. Sắc uống ngày một thang.
- Chữa huyết áp cao: Hoa nhài 10 g, hoa hòe 10 g, kim cúc 6 g, hoa đại 6 g. Sắc với ba bát nước còn một bát, chia uống 2 lần trong ngày vào buổi sáng và tối sau bữa ăn. Mỗi liệu trình uống 10 ngày.
- Chữa mất ngủ: Hoa nhài 6 g, tâm sen 8 g. Hãm hoa nhài và tâm sen với nước sôi, uống nhiều lần trong ngày. Uống liên tục từ 7-10 ngày sẽ thấy kết quả rõ rệt.
Hoặc hoa nhài 10 g, bồ công anh 20 g, kim ngân hoa 20 g, cam thảo đất 10 g, sắc uống ngày 1 thang chia 2-3 lần, uống liên tục trong 7 ngày.
- Chữa rôm sảy: Lá nhài 50 g, lá sài đất 20 g, lá ngải cứu 30 g. Sắc nước uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần. Uống liền trong 3-5 ngày.
- Chữa đi tiểu nhiều: Hoa nhài 5 g, ngân hạnh 3 g, sắc với 3 bát nước trong 1 giờ. Ngày uống 2 lần, uống trong 7 ngày.
- Chữa tiêu chảy: Hoa nhài 6 g, chè xanh 10 g, thảo quả 3 g, vỏ dộp ổi 3 g.
Cách dùng: 4 thứ trên đem sắc với 600 ml nước còn 200 ml, chia 3 lần uống trong ngày, uống sau các bữa ăn. Uống liên tục trong 3 ngày.
Hoặc hoa nhài 10 g, vỏ quả lựu 10 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần. Uống trong 4 ngày.
Lưu ý: Phụ nữ có thai và cho con bú không dùng rễ hoa nhài.
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317
Me chua cho người nôn nghén, chán cơm khi có thai
Thứ Hai, tháng 8 31, 2015
doanh nhan
No comments
Đồng bào ở cả 3 miền nước ta rất ưa thích món canh chua lá me non nấu cá mòi, cá trích, cá quả, cá đuối, thát lát, tôm tép, lá me cho vào nước rau muống luộc... làm cho ta duy trì được mức cơm ăn hằng ngày ngon miệng, khỏi khô khát trong những ngày nóng nực, nhất là vùng có gió Lào, gây mệt mỏi chán ăn, suy kiệt. Canh chua me nấu cá là một loại canh không thể thiếu trong mâm cơm hằng ngày của dân các nước vùng nhiệt đới vì nó rất phù hợp với phép ẩm thực dưỡng sinh theo mùa của Đông y (bù nước, điện giải, nhiều vitamin khoáng chất, cung cấp đạm dễ tiêu, vị chua mặn thanh thử giải nhiệt...) để bảo vệ có hiệu quả sức khỏe, phòng được bệnh mùa hè.
Me chua.
Me làm thuốc: Các bộ phận đều dùng làm thuốc, trái me dưỡng can, minh mục, hóa tích, tán bì, sát trùng, thoát nhiệt, chỉ khát. Me làm mát gan, phổi, dạ dày, tiêu thực. Chữa nóng quá sinh phiền khát, đái đỏ sẻn. Chữa nóng rát cổ, ho khản tiếng.
Một số cách dùng thông thường.
Quả me 30g, đường trắng 10g, me cạo vỏ cho vào nồi nấu với 300ml nước, đun sôi kỹ còn 200ml, chắt nước bỏ bã. Cho đường quấy đều chia 3 lần uống trong ngày. Uống trong vài ba ngày liên tiếp.
Có thể dùng me ngào, mứt, "ô mai me" cam thảo để ngậm, ăn.
Bệnh gan mật vàng da: Thịt quả me 20-120g pha đường đủ ngọt uống trong ngày. Trẻ em 3 tuổi: 5g, 5 tuổi: 10g, 12 tuổi: 30g. Quả me nghiền nát bỏ xơ. Cứ 50g thịt quả me trộn với 125g đường cho vào 500g đun còn 200g. Quả me cũng có tác dụng lợi mật. Để uống chữa sỏi mật, đồng bào vùng Đồng Tháp Mười dùng hạt me rang vàng xay bột mịn uống với nước đun sôi để nguội.
Trẻ em mùa hè rôm sảy, mẩn ngứa: Lá me nấu nước tắm.
Táo bón: Ăn quả me chín hoặc sắc nước gỗ me uống.
Viêm lợi răng: Vỏ cây me sắc nước đặc ngậm, súc miệng.
Chảy máu ngoài da: Cầm máu bằng rắc bột vỏ cây me hoặc giã đắp.
Tẩy giun: Hạt me rang chín tán bột 190g, 160g bột quả giun (sử quân tử đã bào chế kỹ tránh gây nấc), đường vừa đủ làm viên bằng hạt ngô. Mỗi sáng 3 viên uống 3 sáng liền. Không phải dùng thuốc tẩy.
Viêm kết mạc: Lá me rửa thật sạch đủ để hãm vào cốc nước thật sôi làm thuốc nhỏ mắt, rửa mắt. Nên nhờ người có chuyên môn pha chế!
Bồi dưỡng chữa suy nhược: Vitamin C, B có nhiều ở quả chữa chảy máu chân răng. Vitamin B có nhiều ở búp lá, lá non. Pha nước uống, làm thức ăn hằng ngày.
Theo các tài liệu chuyên đề "Cây thuốc dân gian vùng Caribê" của UNESCO (1984) và sách Những cây họ đậu nhiệt đới nguồn tài nguyên tương lai của Viện Hàn lâm Mỹ (1970) còn nói đến các công dụng khác của me: Vỏ sắc nước chữa hen suyễn..., lá non giã đắp vào chỗ đau của thấp khớp cấp, thịt trái me có hoạt tính chống sỏi thận. Ở Đôminica trong bài thuốc bảo vệ gan, có thành phần của me. Hoa me là nguồn quan trọng để nuôi ong lấy mật, làm thức ăn, thuốc.
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317
Bạch tuộc chữa cơ thể suy nhược sau sinh
Thứ Hai, tháng 8 31, 2015
doanh nhan
No comments
Bạch tuộc (Octopus vulgaris Lamarck) thuộc họ bạch tuộc (Octopodidae), tên khác là mực tuộc, mực đầu tròn, mực phủ, là một loài động vật thân mềm, có kích thước rất đa dạng từ loài nhỏ nhất chỉ dài 10-25mm, nặng 10-15g, đến loài trung bình dài 0,5-1m, nặng 5-10kg và loài lớn nhất có thể dài 5-10m, nặng 50-250kg. Thân ngắn hình trứng hay gần tròn, da trơn nhẵn, mặt lưng hơi gồ lên màu xám mốc, mặt bùng phình to màu trắng xám. Đầu nhỏ, miệng hẹp, mắt tròn to, lồi hẳn ra ngoài như hai cục thịt sinh động. Xúc tu (vòi hay tay bám) 8 cái dài, đầu mút nhọn có thể cuộn tròn lại rất linh hoạt, mọc ở phía gần đầu và miệng, mặt trên nhẵn, mặt dưới phủ đầy giác bám sần sùi xếp thành hai hàng song song và đều đặn, không phân hóa thành tay bắt mồi riêng. Các giác bám không có vòng sừng và răng sừng như các loài mực.
Một số loài khác như Octopus ocellatus Gray và O.ovulum cũng được dùng với công dụng tương tự.
Bạch tuộc rất phong phú về chủng loại, có khoảng 150 loài trên thế giới và hơn 10 loài ở Việt Nam. Chúng phân bố từ vùng triều đến vùng biển ở tầng đáy sâu đến 300m, ban ngày ẩn náu trong hang đá dưới đáy biển tối tăm, đến đêm thì bò đi kiếm mồi.
Bạch tuộc.
Toàn con bạch tuộc bắt về, mổ bỏ ruột, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô. Thịt bạch tuộc được dùng trong thực phẩm để chế biến nhiều món ăn ngon và bổ như mực nang, hải sâm. Trong y học cổ truyền, thịt bạch tuộc, tên thuốc là chương ngư, có vị ngọt, mặn, tính bình, không độc, có tác dụng ích khí, dưỡng huyết, thông sữa, thu liễm, sinh cơ chữa cơ thể gầy yếu, thần kinh suy nhược, tắc tia sữa. Dạng dùng thông thường là nướng giòn, tán thành bột. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 6-10g, có thể đến 20g với nước ấm hoặc rượu. Hoặc dùng dưới dạng thức ăn - vị thuốc theo cách chế biến sau:
Thịt bạch tuộc 50-100g, thái miếng; lạc 60g ngâm nước cho tróc vỏ ngoài, lấy nhân, giã nát. Cho hai thứ vào nồi cùng với nước vừa đủ, nấu đến dừ nhuyễn, thêm gia vị và ít rượu. Ăn cái, uống nước làm một lần trong ngày.
Từ bạch tuộc, người ta đã chiết được chất octopamin có tác dụng gây mê, cường giao cảm và một hoạt chất có khả năng trị bệnh rối loạn nhịp tim.
Theo tài liệu nước ngoài, ở Trung Quốc, người ta dùng bạch tuộc dưới dạng thức ăn - vị thuốc khá phổ biến trong những trường hợp sau:
- Chữa cơ thể suy nhược sau đẻ: Thịt bạch tuộc 100g, thái nhỏ, phơi khô; chân giò lợn một cái, chặt miếng. Cho hai thứ vào nước, ninh thật nhừ nhuyễn. Ăn vào hai bữa cơm hằng ngày.
- Chữa thiếu máu, chậm tiêu: Thịt bạch tuộc để tươi 100-200g, rửa sạch, thái nhỏ. Xào với dầu ăn cho săn cạnh, thêm 1-2 thìa nước gừng và 200ml nước. Nấu cho chín nhừ. Ăn làm hai lần trong ngày.
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317
Bổ thận, ích âm nhờ cỏ mực
Thứ Hai, tháng 8 31, 2015
doanh nhan
No comments
Cỏ mực còn có tên gọi nhọ nồi, hạn liên thảo, bạch hoa thảo, thủy hạn liên... Đây là loại cây cỏ, sống một hay nhiều năm, cao 30 - 40cm. Thân màu lục hoặc đỏ tía, phình lên ở những mấu, có lông cứng. Lá mọc đối, gần như không cuống, mép khía răng rất nhỏ; hai mặt lá có lông. Hoa hình đầu, màu trắng, mọc ở kẽ lá hoặc ngọn thân, gồm hoa cái ở ngoài và hoa lưỡng tính ở giữa. Quả bế dài 3mm, có 2 - 3 vảy nhỏ, có 3 cạnh, hơi dẹt. Cây cỏ thường mọc hoang ở nhiều nơi, nhưng lại rất hữu ích trong việc chữa bệnh, ngoài việc hạ cảm sốt thì bà con thường dùng để cầm máu rất hiệu nghiệm.
Cam thảo đất.
Một số bài thuốc chữa bệnh hữu hiệu từ cỏ mực:
Bài 1: Cầm máu do chấn thương, mụn nhọt (chưa vỡ mủ): Toàn cây cỏ mực tươi, rửa sạch, giã nát băng bó vết thương nông hẹp hoặc mụn nhọt rất hiệu nghiệm.
Bài 2: Trị chảy máu cam do nhiệt: Cỏ mực 20g, hoa hoè sao đen 20g, 16g cam thảo đất. Tất cả cho vào ấm đổ 550ml nước, sắc nhỏ lửa còn 250ml nước, chia 2 lần uống trong ngày. Dùng liền 1 tuần.
Cỏ mực.
Bài 3: Bổ thận dùng khi thận hư đau lưng, tóc và râu bạc sớm: Cỏ mực 2 nắm to, giã vắt lấy nước, thêm nước gừng sống, đường trắng, cô đặc làm hoàn. Mỗi lần uống 16g, ngày 2 lần, chiêu với nước đun sôi để nguội. 10 ngày 1 liệu trình.
Bài 4: Chữa viêm họng: Cỏ mực, bồ công anh mỗi vị 20g, kim ngân hoa, cam thảo đất, mỗi vị 16g, củ rẻ quạt 12g. Tất cả rửa sạch, cho vào ấm đổ 500ml nước sắc nhỏ lửa còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày. Dùng trong 3 - 5 ngày. Ngoài ra, cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ, súc miệng nước muối nhiều lần trong ngày.
Bài 5: Hỗ trợ trị cảm sốt: Cỏ mực, sài đất, củ sắn dây, mỗi vị 20g; ké đầu ngựa 12g, cam thảo đất, cây cối xay, mỗi vị 16g. Tất cả rửa sạch, cho vào ấm đổ 500ml nước sắc nhỏ lửa còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày. Dùng trong 3 - 5 ngày. Ngoài ra, bà con thường lấy cỏ mực giã nát để chườm mát giúp trẻ hạ sốt, nóng đầu do mọc răng.
Nụ hoe
Bài 6: Cơ thể suy nhược, thiếu máu, ăn không ngon: Cỏ mực, mần trầu, mỗi vị 100g, gừng khô 50g, các vị cắt khúc sao qua, khử thổ. Tất cả cho vào ấm đổ 3 bát nước dừa tươi, nấu còn 2 bát, chia 2 lần uống trong ngày.
Kiêng kỵ: Người tỳ vị hư hàn, tiêu chảy dùng phải cẩn thận.
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317
Lá lốt chữa viêm nhiễm âm đạo
Thứ Hai, tháng 8 31, 2015
doanh nhan
No comments
Lá lốt còn gọi là rau lốt, có tên khoa học là Piper lolot C. DC. thuộc họ cây hồ tiêu. Lá lốt thuộc loại thân thảo cao tới 1m, thân hơi có lông. Lá hình trứng rộng, phía gốc hình tim, đầu lá nhọn, soi lên có những điểm trong...
Đây là loại lá được dùng phổ biến làm rau ăn, gia vị đồng thời cũng được nhân dân rất ưa chuộng để sử dụng làm thuốc. Bộ phận dùng để làm thuốc của lá lốt là thân, hoa hay rễ.
Cách dùng lá lốt làm thuốc có thể dùng tươi hay phơi khô, nếu dùng rễ thường hái vào tháng 8 - 9.
Theo Đông y, lá lốt có vị cay, mùi thơm nồng, tính ấm đi vào các kinh vị, tỳ, gan, mật, có công dụng ôn trung (làm ấm bụng), tán hàn (trừ lạnh), hạ khí (đưa khí đi xuống) và chỉ thống (giảm đau).
Cây lá lốt dùng cho các trường hợp đau bụng lạnh gây nôn thổ, tiêu chảy, hội chứng lỵ trên cơ địa hư hàn, đau đầu, đau răng, chán ăn đầy bụng, đau nhức xương khớp khi trời lạnh, chứng ra nhiều mồ hôi ở tay chân, mụn nhọt lâu liền miệng...
Sau đây là một số bài thuốc có cây lá lốt:
- Chữa viêm nhiễm âm đạo, ngứa, ra nhiều khí hư: 50g lá lốt, 40g nghệ, 20g phèn chua, đổ nước ngập thuốc khoảng hai đốt ngón tay, đun sôi liu riu khoảng 10 - 15 phút rồi chắt lấy một bát nước dùng rửa âm đạo.
- Chữa đau nhức xương khớp: 20g lá lốt, 12g thiên niên kiện, 16g gai tầm xoang, sắc với 400 ml nước còn 100 ml, chia uống trong ngày. Uống liền trong một tuần.
- Chữa đau bụng do lạnh: Lá lốt, ngải cứu mỗi vị 20g (tất cả dùng tươi), rửa sạch, giã nát, thêm giấm chưng nóng, đắp, chườm nơi đầu gối sưng đau.
- Chữa bệnh mồ hôi tay: 30g lá lốt tươi, một chút muối, 1 lít nước, đun sôi. Dùng nước còn ấm ngâm tay chân ngày 1 lần trước khi đi ngủ, làm thường xuyên.
- Chữa bệnh tổ đỉa: Lá lốt giã nát chắt lấy nước cốt, uống hết 1 lần. Bã cho vào nồi đổ 3 bát nước sắc kỹ dùng để rửa vùng tổ đỉa.
Rửa xong lau khô rồi lại lấy bã lá lốt đã sắc đắp lên, băng lại. Ngày làm 1 - 2 lần, liên tục 5 - 7 ngày sẽ khỏi.
- Chữa thương hàn, giải cảm: 20 cái lá lốt già (thái sợi), một nắm gạo vo sạch, nửa củ hành tây (hoặc hành tím), 1 tép tỏi, 5 nhánh hành hương nhỏ, 2g gừng thái lát mỏng, gia vị nêm.
- Chữa đau bụng do lạnh: Lá lốt tươi 20g, rửa sạch, đun với 300ml nước còn 100ml. Uống trong ngày khi thuốc còn ấm, nên uống trước bữa ăn tối. Dùng liên tục trong 2 ngày.
- Chữa viêm tinh hoàn: Lá lốt 12g, lệ chi 12g, bạch truật 12g, trần bì 10g, bạch linh 10g, sinh khương 21g, sơn thù 6g, phòng sâm 6g, hoàng kỳ 5g, cam thảo (chích) 4g.
Đổ 600ml nước, sắc còn 200ml, chia nhiều lần cho trẻ uống trong ngày.
- Chữa phù thũng do thận: Lá lốt 20g, cà gai leo, rễ mỏ quạ, rễ tầm gai, lá đa lông, mã đề mỗi vị 10g. Sắc với 500ml nước còn 150ml, uống trong ngày. Uống sau bữa ăn trưa khi thuốc còn ấm. Dùng trong 3-5 ngày.
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317
Dưa bở chữa mất ngủ
Thứ Hai, tháng 8 31, 2015
doanh nhan
No comments
Nước ta có nhiều loại dưa khác nhau, nhưng quả dưa bở ngoài khả năng cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể còn có tác dụng giải khát, thanh nhiệt song lại là một vị thuốc sử dụng chữa trị được nhiều bệnh. Theo Đông y thì dưa bở có vị ngọt, tính lạnh, tác dụng giải khát, trừ phiền, thông khí, lợi tiểu, trong những ngày hè nóng bức ăn dưa bở có thể phòng ngừa được cảm nắng.
Hạt dưa có vị ngọt, tính mát, tác dụng điều hòa trong bụng, thanh phế, nhuận tràng, trị được các chứng kết tụ sinh máu mủ ở tràng vị, chữa ho khan hay đại tiện táo bón... Hoa dưa bở chữa nấc, đau tim... còn lá tác dụng trị mất kinh ở phụ nữ. Cuống dưa bở có vị đắng, tính lạnh, có độc, tác dụng gây nôn và thông đại tiểu tiện, giải độc, chữa sốt phát cuồng, sốt rét cơn...
Để tham khảo và áp dụng, sau đây xin giới thiệu vài phương thuốc trị liệu từ dưa bở.
- Chữa mất ngủ: Dưa bở 200g, hạt sen 100g, hoa nhài 20g, đường trắng 200g. Cho hoa nhài vào nước đun thật kỹ, sau gạn lấy 300ml nước sắc hoa nhài, hạt sen giã nhỏ, rồi cho tất cả vào nồi, đun nhỏ lửa, khuấy đều tay cho đến khi thấy hạt sen đã chín nhừ thì cho đường vào trộn đều để đường tan hết là được. Mỗi ngày ăn 1 lần.
- Chữa táo bón: Hạt dưa bở 10g, khoai lang 30g, đường đỏ 10g. Giã nhỏ hạt dưa bở cùng khoai lang rồi cho vào 250ml nước đun nhỏ lửa, khi khoai chín cho đường vào trộn đều là được. Cần ăn vào buổi sáng sớm, khi mới ngủ dậy, ăn liền trong 5 buổi sáng bệnh sẽ khỏi.
- Chữa ho khan, táo bón: Hạt dưa bở mỗi lần ăn 10g, ngày ăn 2 lần.
- Chữa đau tim, ho nấc: Hoa dưa bở 8g, sắc lấy nước uống ngày 1 lần.
- Chữa vô kinh: Lá dưa bở 20g, sử quân tử 20g, cam thảo 20g. Tất cả tán nhỏ uống với rượu mỗi lần 8g hoặc sắc uống.
- Gây nôn, chữa sốt phát cuồng, sốt rét cơn: Cuống dưa bở 4-8g, sắc lấy nước uống nôn mửa ra đờm là khỏi bệnh.
- Giải ngộ độc: Cuống dưa bở 1g, đậu đỏ hạt nhỏ 3g, tán nhỏ cả hai vị này trộn lẫn, chiêu với nước sôi nguội hay uống bằng nước sắc đậu sị (nước sắc đậu đen) sẽ có tác dụng giải độc mạnh hơn.
Lưu ý: Khi uống nước thuốc này sẽ có tác dụng gây nôn, giúp bệnh nhân nôn ra hết chất độc còn lưu trong dạ dày, do vậy uống liều như vừa nêu trên mà không thấy gây nôn được có thể tăng liều hơn một chút sẽ hiệu quả.
Hoặc sử dụng cuống dưa bở tán nhỏ vắt lấy nước cốt uống cũng có tác dụng.
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317