Thứ Hai, 28 tháng 12, 2015

Ngó sen bổ huyết, cầm máu

Ngó sen có tên thuốc là liên ngẫu. Dùng riêng, ngó sen 2-3 khúc, rửa sạch, cắt miếng, giã dập, sắc với 400ml nước còn 100ml, thêm ít mật ong, uống nóng, chữa thổ huyết.
Ngó sen có tên thuốc là liên ngẫu. Dùng riêng, ngó sen 2-3 khúc, rửa sạch, cắt miếng, giã dập, sắc với 400ml nước còn 100ml, thêm ít mật ong, uống nóng, chữa thổ huyết. Trường hợp chảy máu cam, lấy ngó sen tươi (có thể thêm lá hẹ với lượng bằng nhau) rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước uống và nhỏ vào lỗ mũi, máu sẽ cầm ngay (Nam dược thần hiệu).
Ngó sen.
Dùng phối hợp trong những trường hợp sau
Chữa ho ra máu: Ngó sen 20g, bách hợp hoặc lá trắc bá 20g, cỏ nhọ nồi 10g. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày. Hoặc ngó sen 30g thái mỏng cho vào 1 bát cùng với bột tam thất 3g và trứng gà 1 quả. Đánh đều thêm nửa bát nước, hấp cách thủy cho chín mà ăn.
Chữa nôn ra máu, kinh nguyệt không đều: Ngó sen 20g, củ gấu 12g (rang cháy hết rễ và lông). Hai thứ tán nhỏ, rây bột trộn với mật ong hoặc nước đường làm viên bằng hạt đỗ xanh. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 50 viên với nước ấm.
Chữa tiểu tiện ra máu: Ngó sen 12g, sinh địa 20g, hoạt thạch 16g, tiểu kế, mộc thông, bồ hoàng sao, đạm trúc diệp, sơn chi tử, mỗi vị 12g; chích cam thảo, đương quy, mỗi vị 6g. Sắc uống ngày 1 thang.
Chữa rong huyết: Ngó sen 12g; quy bản 24g, mẫu lệ 20g, sinh địa 16g, hoàng cầm, a giao, sơn chi tử, địa du, mỗi vị 12g; địa cốt bì 10g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày 1 thang.
Chữa sốt xuất huyết: Ngó sen, rau má mỗi vị 30g, mã đề 20g. Tất cả để tươi sắc uống trong ngày.
Chữa băng huyết: Ngó sen sao, tam lăng, nga truật, huyết dụ, bồ hoàng sao, mỗi vị 8g; bách thảo sương 6g. Sắc uống ngày 1 thang.
Ngoài ra, ngó sen 30g, củ sinh địa 30g rửa sạch, giã nát, ép lấy nước cốt, thêm ít muối và dịch quả chanh, uống chữa chứng nóng trong, cồn cào, tiểu buốt. Ngó sen tươi 150g nấu với gạo nếp 50g thành cháo, thêm ít đường, ăn để bổ tỳ vị, giúp tiêu hóa, chống mệt mỏi, mất ngủ, miệng khô, háo khát. Ngó sen phơi khô 6-12g, sắc uống là thuốc giải độc rượu.

NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Thuốc từ lá sung vú

Lá sung vú có thể dùng trong các trường hợp làm thuốc bổ cho người mới ốm dậy, kém ăn, mất ngủ; làm thuốc lợi sữa; chữa gan nóng, vàng da; chữa sốt, cúm đau nhức, chữa bị thương, bong gân, sai khớp...
Lá sung (loại lá bánh tẻ) đang xanh tốt thường bị một loài sâu thuộc nhóm P.syllidae sống ký sinh làm cho mặt lá đang phẳng và nhẵn trở nên sần sùi, nổi lên những cục hoặc mụn nhỏ, thường gọi là vú sung. Người ta gọi những lá đó là lá sung vú hoặc lá sung có tật, sung cóc...

Có thể dùng lá sung vú trong những trường hợp sau:

Dùng trong:
- Thuốc bổ dùng cho người mới ốm dậy, kém ăn, mất ngủ: Lá sung vú 200g, củ mài, hạt sen, đẳng sâm, thục địa, hà thủ ô, tảo nhân, ngải cứu, mỗi vị 100g. Lá sung phơi trong râm cho khô, tán bột, củ mài đồ chín, sao vàng, tán bột. Thục địa tẩm nước gừng, sao thơm, giã nhuyễn. Ngải cứu tươi nấu kỹ lấy nước đặc. Hà thủ ô tẩm nước đậu đen, sao kỹ, tán bột. Tảo nhân sao đen, tán bột. Hạt sen, đẳng sâm đều sấy khô, tán bột. Tất cả trộn đều, thêm mật làm viên bằng hạt ngô, sấy khô. Người lớn: mỗi lần uống 18 viên; Trẻ em tùy tuổi: mỗi lần 2 - 6 viên, ngày dùng 2 lần (kinh nghiệm của Viện Đông y).

Cây sung.
- Thuốc lợi sữa: Lá sung vú 100g, chân giò lợn 1 cái, quả mít non 50g, quả đu đủ non 50g, lõi thông thảo 10g, hạt mùi để sống 5g, gạo nếp 100g. Tất cả thái nhỏ, nấu thành cháo cho thật nhừ, ăn làm 1 - 2 lần trong ngày. Dùng 2 - 3 ngày.
- Chữa nổi cục đỏ ở lưng, ngực có đau và sốt: Lá sung vú 40g, huyền sâm, huyết giác, ngưu tất, mỗi vị 20g. Tất cả thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày.
- Chữa gan nóng, vàng da: Lá sung vú 30g, nhân trần 30g, kê huyết đằng 20g, rau má 50g, sâm đại hành 20g. Sắc uống trong ngày thay nước chè.
- Chữa sốt, cúm đau nhức: Lá sung vú 16g, lá chanh 16g, nghệ 16g, tỏi 6g. Sắc lấy nước đặc mà uống. Nếu mồ hôi ra nhiều thì uống nguội, ngược lại thì uống nóng, rồi đắp chăn cho ra mồ hôi, lau sạch.
Dùng ngoài:
- Chữa bị thương, bong gân, sai khớp: Lá sung vú, lá bàng, lá mua, lá cỏ xước, lá cứt lợn, giã nhỏ, thêm ít rượu và đắp vào chỗ đau.
- Chữa nổi cục sưng đỏ trên mặt: Lá sung vú đem nấu nước, xông và rửa hàng ngày (Hải Thượng Lãn Ông).
- Chữa tưa lưỡi: Lá sung vú phối hợp với lá mít, lượng bằng nhau, phơi khô, đốt cháy, tán mịn, hòa với mật ong, bôi ngày 3 lần.
- Chữa bỏng: Lá sung vú sao vàng, tán bột, trộn đều với mỡ chó (liều lượng bằng nhau), bôi nhiều lần trong ngày.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Vị thuốc từ phân tằm

Phân tằm khi phơi khô dùng để làm thuốc, còn gọi là Tám mễ, Vân tàm sa, đông y gọi là Tàm sa, tên khoa học là Faeces Bombycum hoặc Exerementum Bombycis. Là vị thuốc được ghi đầu tiên trong sách "Danh y biệt lục".
Phân tằm khi phơi khô dùng để làm thuốc, còn gọi là Tám mễ, Vân tàm sa, đông y gọi là Tàm sa, tên khoa học là Faeces Bombycum hoặc Exerementum Bombycis. Là vị thuốc được ghi đầu tiên trong sách "Danh y biệt lục". Người ta thường thu hoạch phân của con tằm dâu (Bombyx mori Linnaeus thuộc họ Moraceae hay Urticaceae) để phơi khô làm thuốc vào mùa xuân hoặc mùa hạ. Sau khi lấy phân này sẽ được loại bỏ những lá dâu mà tằm chưa ăn, cùng những tạp chất rồi phơi khô cất để dùng dần.
Phân tằm là những thỏi nhỏ dài chừng 3mm, đường kính khoảng 2 - 3mm, màu nâu đen, mặt không nhẵn, chất cứng nhưng giòn, có mùi hôi. Thành phần chủ yếu là Phytol, bêta-sitosterol, cholesterol, ergosterol, tetracosanol, lupeol, carotene, vitamine B1, C.
Đông y cho rằng tàm sa có vị ngọt, cay, tính ôn, không độc, quy vào các kinh can, tỳ, vị và có tác dụng khứ phong táo thấp, hòa vị hóa trọc, chủ trị chứng phong thấp tý thống, thấp chẩn, ngứa, trị thổ tả.
Trong dân gian thường dùng tàm sa làm vị thuốc để chữa trị phong thấp, hóa huyết ứ, chữa đau mắt đỏ, chân tay tê dại. Để tham khảo, dưới đây xin giới thiệu những phương thuốc tiêu biểu có sử dụng tàm sa để trị liệu.
Cụ thể sử dụng để chữa phong thấp, khớp sưng đau, ngoài da tê, lưng, chân lạnh đau: Tuy nhiên những người không thuộc chứng tê thấp mà huyết lại nóng thì không được dùng. Liều dùng trung bình cho dạng thuốc sắc hay viên hoàn từ 6 - 12g, có khi tới 30g. Dùng ngoài không kể liều lượng.
* Trị mề đay: mỗi ngày dùng tàm sa 60g, sắc nước chia 2 lần sáng tối uống. Ngoài ra dùng 120g sắc để xông rửa vùng bệnh 20 phút, mỗi ngày 2 lần.
* Trị chứng giảm bạch cầu: dùng viên Can huyết bảo (có thành phần chiết xuất tàm sa) mỗi viên 20mg, mỗi lần 2 viên, ngày uống 3 lần, một liệu trình 30 ngày (đã theo dõi 265 ca, tỷ lệ kết quả là 88,7%).
* Chữa bán thân bất toại: dùng tàm sa với lượng 2 bát ăn cơm, sao nóng sau đó cho vào hai cái túi thay đổi chườm vào nơi tê đau. Kết hợp lấy bầu dục dê (ngày 1 quả) nấu với gạo nếp thành cháo ăn trong 10 ngày.
* Chữa băng huyết: lấy tàm sa sao vàng tán bột, ngày uống 15g, dùng rượu chiêu với thuốc thì càng hay.
* Trị tiểu đường, miệng khát: tàm sa 40g, nước 600ml, sắc còn 300ml chia nhiều lần uống trong ngày (trường hợp bị mất nước nhiều do tả cũng có thể sử dụng phương này).


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Củ mài chữa rối loạn tiêu hóa

Củ mài được thu hoạch vào mùa đông hoặc đầu xuân, lúc cây tàn lụi chỉ còn lại những chùm quả khô, củ đào về, cắt bỏ gốc thân, rửa sạch đất rồi đồ hoặc ủ cho mềm, thái lát, sấy khô dùng sống.
Củ mài được thu hoạch vào mùa đông hoặc đầu xuân, lúc cây tàn lụi chỉ còn lại những chùm quả khô, củ đào về, cắt bỏ gốc thân, rửa sạch đất rồi đồ hoặc ủ cho mềm, thái lát, sấy khô dùng sống. Nếu dùng chín thì đem sao nhỏ lửa cho đến khi dược liệu có màu vàng đều. Cần chế biến ngay, không để tươi lâu quá 3 ngày, củ sẽ bị hỏng thối.
Củ mài cho vị thuốc hoài sơn.
Trong y học cổ truyền, củ mài đã chế biến có tên thuốc là hoài sơn. Hoài sơn vị ngọt, tính bình, không độc, là thuốc bổ có tác dụng dưỡng vị sinh tân, ích phế bổ thận, chỉ khát chữa tỳ vị suy nhược, nóng sốt khát nước, mồ hôi trộm, đi tiểu nhiều, ăn khó tiêu, đau dạ dày, viêm ruột , đái tháo đường... Dạng dùng thông thường là thuốc sắc hay thuốc bột với liều 20-30g/ngày. Dùng riêng hoặc phối hợp một số vị thuốc khác:
Thuốc kiện tỳ, trị tiêu hóa kém: hoài sơn (sao) 60g, phục linh, bạch biển đậu (sao), sơn tra, mạch nha, thần khúc, đương quy, mỗi vị 45g; bạch truật (sao), trần bì, sử quân tử, mỗi vị 20g; hoàng liên, cam thảo, mỗi vị 10g. Tất cả tán bột, rây mịn, trộn với mật hoàn viên. Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 3-5g.
Thuốc bổ huyết, trị suy nhược cơ thể cho người cao tuổi: hoài sơn, rễ hà thủ ô, quả tơ hồng, lõi huyết giác, đỗ đen sao cháy, mỗi vị 100g, hạt vừng đen 30g, lá ngải cứu 20g, gạo nếp rang 10g, muối rang 5. Tất cả tán nhỏ rây thành bột mịn, trộn với mật hoàn viên. Ngày uống 10-20g.
Thuốc trị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy mạn tính: hoài sơn 100g, củ súng, hạt sen, ý dĩ, mỗi vị 50g. Tất cả sấy khô, tán nhỏ, rây bột mịn. Ngày uống 10-15g.
Thuốc bổ dùng cho người bị đau dạ dày: hoài sơn 10g, bạch truật 8g, phục sinh 6g, trần bì 5g. Tất cả sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày.
Thuốc chữa suy dinh dưỡng, trẻ em tiêu hóa kém, đại tiện lỏng: hoài sơn, ý dĩ, mạch nha, mỗi vị 100g, đảng sâm hoặc sâm bố chính, bạch truật, mỗi vị 50g; hạt cau, vỏ quít, mỗi vị 25g. Tất cả sao vàng, tán nhỏ, rây bột mịn. Ngày uống 10-15g.
Thuốc trị sỏi mật, bệnh đái tháo đường: hoài sơn 60g, ý dĩ 120g, lá lách lợn 1 cái. Tất cả thái và nghiền nhỏ, nấu với gạo nếp thành cháo ăn trong ngày.

NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317


Thỏ ty tử - thuốc bổ dương, ích âm

Thỏ ty tử là hạt chín già đã phơi sấy khô của cây thỏ ty tử. Thỏ ty tử chứa alcaloid, lignan, flavonoid, axit hữu cơ và dầu béo.
Thỏ ty tử là hạt chín già đã phơi sấy khô của cây thỏ ty tử. Thỏ ty tử chứa alcaloid, lignan, flavonoid, axit hữu cơ và dầu béo. Theo Đông y, thỏ ty tử vị ngọt, cay, tính hơi ôn; vào các kinh can và thận. Có tác dụng ôn thận tráng dương, ích âm, cố tinh, súc niệu, bổ gan, sáng mắt. Trị các chứng thận hư, liệt dương, tiểu tiện không tự chủ, bạch đới, tỳ hư tiết tả, tiêu khát. Liều dùng: 12g-16g.
Thỏ ty tử được dùng làm thuốc trong các trường hợp:
Ôn thận tráng dương: dùng trong trường hợp thận hư, liệt dương, di tinh, đau lưng, tiểu vặt, tiêu chảy hoặc lỵ kinh niên.
Bài 1: thỏ ty tử 12g, lộc giác giao 20g, thục địa 12g, phá cố chỉ 12g, bá tử nhân 12g, phục linh 12g. Các vị tán bột, làm viên. Mỗi ngày uống 20-30g. Chữa liệt dương.
Bài 2: thỏ ty tử 12g, ngũ vị tử 6g, phục linh 12g, liên nhục 12g. Các vị nghiền bột mịn. Nấu hoài sơn thành hồ, trộn với bột làm hoàn. Uống với nước muối loãng, hoặc sắc uống. Trị di tinh bạch đới.
Bài 3: thỏ ty tử 12g, câu kỷ tử 12g, đảng sâm 12g, phục linh 12g, sơn dược 16g, liên nhục 12g. Các vị nghiền bột mịn, dùng nước cơm làm hồ hoàn. Ngày 2 - 3 lần, mỗi lần 12g, chiêu với nước. Trị thận hư, tiêu chảy hoặc lỵ lâu ngày.
Chữa suy nhược:
Bài 1: thỏ ty tử 10g, lộc giác giao 12g, đỗ trọng 12g, kỷ tử 10g, nhục quế 10g, sơn thù 8g, đương quy 8g, thục địa 16g, phụ tử chế 8g. Sắc uống ngày 1 thang. Chữa suy nhược cơ thể ở người cao tuổi.
Bài 2: thỏ ty tử 12g, thục địa 12g, hoài sơn 12g, kỷ tử 12g, lộc giác giao 12g, ngưu tất 12g, sơn thù  8g, quy bản 8g, táo nhân 8g, bá tử nhân 8g. Sắc uống ngày 1 thang. Chữa suy nhược thần kinh.
Bài 3: thỏ ty tử 20g, thục địa 40g, hà thủ ô 20g, ba kích 20g, hạn liên thảo 20g, thiên môn 20g, nhục thung dung 20g, sơn thù 12g, kỷ tử 12g. Sắc uống ngày 1 thang. Chữa thiểu năng tạo máu ở tủy xương.
Bổ gan sáng mắt:
Bài 1: xa tiền tử 12g, thục địa 12g, thỏ ty tử 12g. Các vị tán bột, luyện với mật làm hoàn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 12g, chiêu với ít rượu ấm. Trong trường hợp can thận đều yếu, thị lực giảm sút.
Bài 2: thỏ ty tử 20g, sơn thù du 20g, cúc hoa 20g, thục địa 20g. Các vị tán bột, luyện với mật làm hoàn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 12g, chiêu với ít rượu ấm. Tác dụng ích tinh, dưỡng huyết, thanh can hỏa. Trị mờ mắt do can huyết kém.
Kiêng kỵ: người đại tiện táo không được dùng.

NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Mai ba ba bổ âm, ích khí

Theo y học cổ truyền, mai ba ba với tên gọi là miết giáp, thủy ngư xác hay miết xác, có vị mặn, tính hàn, không độc,
Theo y học cổ truyền, mai ba ba với tên gọi là miết giáp, thủy ngư xác hay miết xác, có vị mặn, tính hàn, không độc, vào 3 kinh can, phế và tỳ, có tác dụng bổ âm, ích khí, thanh nhiệt, tán kết, nhuận táo, giảm đau, điều kinh. Thường dùng chữa suy nhược, gầy yếu, đau lưng, nhức xương, mồ hôi trộm, sỏi thận, kinh nguyệt bế, sốt rét... Dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.
Một số đơn thuốc thường dùng:
Chữa kinh nguyệt bế tắc do cơ thể suy nhược: Mai ba ba 30g, chim bồ câu 1 con, rượu vang một chút và gia vị vừa đủ. Mai ba ba sấy khô, tán bột cho vào bụng chim bồ câu đã làm sạch cùng với rượu và gia vị, hấp cách thuỷ cho thật nhừ, ăn trong ngày.
Con ba ba và vị thuốc miết giáp.
Chữa thần kinh suy nhược, thể thận âm hư: Mai ba ba 12g, thục địa 20g, mạch môn (sao) 12g, long nhãn 16g, lá vông 20g, kim anh 12g, mẫu lệ nung 8g, khiếm thực 12g. Sắc uống lúc đói, ngày 1 thang chia 3 lần, uống liền 5 ngày.
Chữa sốt rét: Mai ba ba 30g, tẩm giấm, nướng vàng làm 3 lần; Cành và lá cây cam thìa 100g, cắt nhỏ, phơi khô, tẩm rượu, sao vàng; Rễ hà thủ ô trắng đã chế 50g; Lá thường sơn 50g, tước bỏ cuống và sống lá, ngâm nước vo gạo 2 ngày 2 đêm, mỗi ngày thay nước gạo một lần, thái nhỏ, tẩm rượu, sao vàng; Thảo quả sao cháy vỏ ngoài, lấy hạt 30g; Vỏ chanh khô 30g; Hạt cau 30g; Hậu phác 20g; Cam thảo 20g, sao qua. Tất cả tán nhỏ, rây bột mịn. Người lớn uống mỗi ngày hai lần vào trước bữa ăn một giờ, mỗi lần 4g với nước sôi để nguội. Uống liên tục trong khoảng một tháng.
Hỗ trợ điều trị sỏi thận: Mai ba ba 20g, bạch cập 50g, kim tiền thảo 15g, sài hồ 15g, địa cốt bì 15g, sinh địa 20g. Sắc uống ngày 1 thang chia làm 3 lần, uống 5 - 7 ngày.
Lưu ý: Những người có tỳ vị hư yếu, ăn không tiêu, tiêu chảy, phụ nữ có thai không nên dùng.
Cách chế mai ba ba để làm thuốc
Ba ba bắt về, cắt lấy tiết rồi cho cả con vào nồi nước sôi, đun trong 1-2 giờ, vớt ra, gỡ lấy mai, để nguyên hoặc ngâm nước phèn một đêm (20g phèn cho 1kg mai), rồi cạo sạch thịt và màng, phơi khô. Dược liệu hình bầu dục hay hình trứng rộng, trên dưới phẳng, nhô dần lên ở phía giữa, mặt lưng màu xám đen hoặc lục đen loang lổ, hơi sáng bóng, có nhiều nếp vân nhăn. Mặt bụng màu trắng đục là một khung gồm xương sống chạy dọc ở giữa. Chất cứng, chắc. Thứ mai to bản, dày chắc, không sót thịt và màng là loại tốt.





NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Cây dướng làm thuốc

Theo Đông y, quả của cây dướng có vị ngọt, tính hàn, có tác dụng bổ thận, thanh can, minh mục, lợi niệu. Chữa cảm ho, lưng gối mỏi nhừ, nóng ở trong xương cốt, đầu choáng, mắt mờ, mắt có màng mộng, phù thũng trướng nước.
Cây dướng còn có tên là chử thực tử, rau ráng, câu thụ, tên khoa học: Broussonetia papyrifera (L.) L'Hérit. ex Vent. Dướng là loại cây mọc hoang, thấy nhiều tại các tỉnh phía Bắc của nước ta.
Theo Đông y, quả của cây dướng có vị ngọt, tính hàn, có tác dụng bổ thận, thanh can, minh mục, lợi niệu. Chữa cảm ho, lưng gối mỏi nhừ, nóng ở trong xương cốt, đầu choáng, mắt mờ, mắt có màng mộng, phù thũng trướng nước. Liều 10 - 15g. Quả và hạt làm thuốc cường tráng, lại có công hiệu tiêu phù, mạnh gân cốt, sáng mắt, mạnh dạ dày. Vỏ rễ có vị ngọt, tính bình, có tác dụng lợi tiểu tiêu sưng, vỏ rễ chữa phù thũng, đau mỏi cơ khớp, liều 10 - 15g dạng thuốc sắc. Vỏ cây có tác dụng lợi tiểu, trị phù thũng, khí đầy. Nhựa cây có tác dụng sát khuẩn; dùng ngoài trị viêm da thần kinh, nấm tóc, eczema, rắn cắn, sâu bọ đốt; có thể bôi lên vết rắn cắn, ong đốt, rết và chó cắn, chữa hắc lào. Lá có vị ngọt, tính hàn, có tác dụng trị tả, cầm máu; dùng chữa viêm ruột, thổ huyết, nôn ra máu, tử cung xuất huyết, vết thương chảy máu, có thể dùng nước xông để trị cảm, liều 10 - 15g. Lá vắt lấy nước chữa đổ máu cam, lỵ.
cây dướng
Cây dướng.
Một số bài thuốc có dùng dướng
Chữa suy nhược, chân phù ở người già: Quả dướng 12g, phục linh 10g, đỗ trọng 10g, câu kỷ tử 10g, bạch truật 10g, ngưu tất 8g, tiểu hồi hương 3g. Sắc uống, ngày một thang.
Chữa khí lực suy tổn, cơ thể gầy yếu, chân tay nhức mỏi, di tinh: Quả dướng 12g, ba kích 12g, hoài sơn 12g, ngưu tất 12g, viễn chí 12g, ngũ vị tử 12g, thục địa 12g, đỗ trọng 12g, xương bồ 12g. Sắc uống, ngày 1 thang; có thể sấy khô tán bột làm viên hoàn.
Chữa lỵ: Lá non 50g - 100g, giã nát, vắt lấy nước uống . Hoặc lá bánh tẻ 20g, seo gà 20g. Sắc uống. Uống liền trong 5 ngày
Chữa rong kinh: Vỏ trắng thân dướng 12g, kinh giới tuệ sao 12g. Sắc uống.
Chữa phù thũng toàn thân: Vỏ trắng thân dướng 12g, mộc thông 12g, phục lin12g, ý dĩ 12g, tang bạch bì 4g, trần bì 4g. Sắc uống.
Chữa chứng buồn ngủ: Lá dướng 1 nắm. Sắc uống.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Thứ Sáu, 25 tháng 12, 2015

Cây hồ đào bổ thận, đen tóc

Nhân hồ đào vị ngọt, tính ấm, bổ thận, cố tinh, nhuận phế, định suyễn, nhuận tràng, trị thận hư ho suyễn, eo lưng đau, chân yếu, dương nuy, di tinh, đại tiện táo, bí tiểu luôn.
Cây hồ đào ta gọi là cây óc chó, có tên trong vị thuốc đông y gọi hồ đào nhục, hạch đào. Cây được trồng ở một số vùng biên giới như Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng. Là loại cây sống lâu năm, có thể cao tới 20m, lá kép lông chim lẻ, thường có từ 7 - 9 lá chét, mép nguyên, không cuống, hình trứng thuôn, khi vò ra có mùi hăng đặc biệt. Hoa đơn tính cùng gốc họp thành đuôi sóc. Quả hạch, bọc trong một lớp vỏ nạc, khi chín không nứt, hạch rất cứng màu vàng, trong có chứa hạt rất nhiều dầu. Bộ phận dùng: nhân, vỏ ngoài quả, lá cành, hạt.
Nhân hồ đào vị ngọt, tính ấm, bổ thận, cố tinh, nhuận phế, định suyễn, nhuận tràng, trị thận hư ho suyễn, eo lưng đau, chân yếu, dương nuy, di tinh, đại tiện táo, bí tiểu luôn. Vỏ cách vị đắng, tính bình, bổ thận, sáp tinh, trị thận hư di tinh, hoạt tinh, đái dầm. Vỏ ngoài quả và cành lá vị đắng, tính bình, trị sưng hết ngứa sần, ngứa da trâu (ngưu bì tiên), ghẻ ngứa. Lá thu hái vào tháng 6 - 7, chọn lá xanh phơi khô có màu lục, mùi thơm và đắng chát. Dùng nhân thì thu hái vào tháng 9 - 10, hái quả chín về bọc lấy vỏ ngoài phơi khô dùng.
Hạch gồm nhân và vỏ cứng, phơi khô gọi hồ đào, hạch đào, lấy quả hạch, đập lấy nhân phơi khô gọi hồ đào nhân và phần vách phơi khô gọi phân tâm mộc.
Các bài thuốc ứng dụng có vị hồ đào
Bài 1: Bổ thận làm đen râu tóc: Bổ cốt chỉ, đỗ trọng mỗi vị 160g đem tẩm rượu sao, tỏi to 160g trộn nước gừng sao qua, hồ đào 30 quả cả vỏ , thanh diêm 40g. Tất cả nghiền nhỏ rồi nhào thành cao cho ít mật viên như quả táo ta. Ngày uống 1 viên vào lúc đói với nước muối nhạt.
Bài 2: Bổ huyết, tủy, mạnh gân cốt, sống lâu, sáng mắt, nhuận cơ thể: hồ đào nhục 160g, bột bổ cốt chỉ 160g, đỗ trọng 160g, tỳ giải 160g. Tán nhỏ viên bằng hạt ngô. Mỗi lần uống 50 viên lúc đói với nước muối nhạt.
Hồ đào nhân.
Bài 3: Làm chắc răng, đen tóc: Hồ đào nhân sao qua, xuyên bối mẫu mỗi vị 160g. Tán nhỏ dùng hằng ngày 10 - 15g với nước ấm.
Bài 4: Trị đái buốt, đái có sỏi: Hồ đào nhục 100g, gạo 100g nấu cháo ăn, ăn liên tục từ 5-7 ngày.
Bài 5: Trị cảm phong hàn người nóng không mồ hôi, đau đầu: Hồ đào nhục, trà búp, hành, gừng sống, mỗi vị 15g giã dập. Sắc nước uống, đắp chăn ra mồ hôi là khỏi.
Bài 6: Trị người già ho, ngủ không yên: Hồ đào nhục bỏ vỏ 40g, gừng sống 40g, hạnh nhân (bỏ vỏ, đầu nhọn) 40g. Nấu cô thành cao cho mật ong hoàn viên như quả táo ta. Mỗi lần nhai 1 viên, uống với nước gừng.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Kê nội kim trị bệnh đường tiêu hoá

 Theo y học cổ truyền, kê nội kim có vị ngọt, tính bình, vào kinh tỳ, vị, tiểu trường và bàng quang.
Theo y học cổ truyền, kê nội kim có vị ngọt, tính bình, vào kinh tỳ, vị, tiểu trường và bàng quang. Có tác dụng tiêu thức ăn, kiện tỳ, chữa các bệnh rối loạn tiêu hóa, biếng ăn, ăn không tiêu, bụng đầy trướng, đại tiện lỏng, viêm dạ dày, ruột...
Kê nội kim là lớp màng màu vàng phủ mặt trong của mề gà. Khi mổ gà, người ta thường mổ mề gà, bóc lấy lớp màng bên trong rồi rửa sạch phơi khô làm thuốc. Loại màng tốt có màu vàng nâu, trên mặt có nhiều vết nhăn dọc, rất giòn, dễ vỡ vụn, vết bẻ có cạnh bóng.
Một số đơn thuốc có sử dụng kê nội kim
Trị viêm ruột mạn tính, tiêu chảy, bụng trướng đầy khó chịu:  Kê nội kim sao, bạch truật sao, liều lượng bằng nhau 200g, nghiền thành bột. Mỗi lần 8g, ngày uống 2 lần, chiêu với nước đun sôi, uống trước bữa ăn.
Trẻ em tiêu hóa không tốt: Gạo tẻ 100g nấu cháo, kê nội kim 15g sao phồng, tán bột cho vào cháo, thêm gia vị (muối hoặc đường), ăn ngày 1 - 2 lần.
Kê nội kim.
Trị tỳ hư tiêu chảy, tiêu hoá khó: Kê nội kim, bạch truật, gừng khô, mỗi thứ 125g. Đại táo nhục 250g, hấp chín. Ba vị trên sao, nghiền thành bột, thêm đại táo nhục giã nát, trộn đều, sấy khô. Mỗi lần uống 12g, ngày uống 2 lần, uống khi đói.
Trẻ em bị tiêu chảy, suy dinh dưỡng: Kê nội kim 1 cái, hoài sơn 30g, hai thứ sao vàng, tán bột. Gạo nếp 50g nấu cháo. Mỗi lần cho 5g bột nấu cùng cháo, ăn ngày 1 - 2 lần, ăn liền trong một tuần.
Trị cam tích (bụng đầy, ít ăn), đái rắt, đái buốt: Kê nội kim sao 60g, tán bột, mỗi lần uống 4 - 6g, ngày 2 lần với nước cơm hoặc nước ấm.
Trẻ chán ăn, bụng chướng ấm ách, ngủ không yên:  Kê nội kim 30g rửa sạch, phơi khô, sao vàng rồi tán thành bột, trộn thêm ít đường để uống ngày 3 lần. Trẻ dưới 3 tuổi mỗi lần uống 0,5g, trẻ 3 - 5 tuổi mỗi lần uống 1g, từ 6 tuổi trở lên uống 1,5g.
Trẻ biếng ăn, ăn không tiêu, ra mồ hôi trộm: Kê nội kim 6g, lươn 1 con. Lươn làm sạch, cắt khúc, kê nội kim rửa sạch, bỏ vào bát sứ cùng thịt lươn, thêm gia vị, chưng chín, cho trẻ ăn nóng ngày 1 lần.
Chữa viêm loét dạ dày - tá tràng: Bột mịn kê nội kim 4g, bột mịn mai mực 4g, bột gạo nếp rang thơm 2g, bột cam thảo đã khử 0,2g. Tất cả trộn thành 1 gói, mỗi ngày uống 2 gói sau bữa ăn.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Dây kim cang chống viêm dị ứng

Dây kim cang là loại cây mọc hoang tại các tỉnh miền núi và trung du nước ta như Quảng Ninh, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình... thường gặp ở ven đường, bờ bụi, trên các đồi trọc, còn tên gọi là khúc khắc, thổ phục linh, củ cun, kim cang mỡ, cây nâu,

Dây kim cang là loại cây mọc hoang tại các tỉnh miền núi và trung du nước ta như Quảng Ninh, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình... thường gặp ở ven đường, bờ bụi, trên các đồi trọc, còn tên gọi là khúc khắc, thổ phục linh, củ cun, kim cang mỡ, cây nâu, khau đâu (Tày), D rạng lò (Châu mạ), tơ pớt (K ho), lái (K dong) và mọt hoi đòi (Dao)...
Bộ phận dùng làm thuốc lá rễ củ (Rhizoma Heterosmilacis), củ nạc, vỏ nâu được thu hái quanh năm, vào mùa hè, tốt nhất là vào mùa thu, phơi hay sấy khô.
Người ta đã phân tích thành phần trong kim cang thấy chứa chất nhựa tannin và saponin, b-sitosterol, stigmasterol... có công dụng chống viêm, chống dị ứng, chữa cảm cúm, ho gà, thấp khớp, đau lưng, đau xương, đau khớp, mụn nhọt, tràng nhạc, lở ngứa, giang mai, ngộ độc thủy ngân... liều dùng trung bình cho các dạng thuốc sắc, cao nước, bột, viên từ 15-30g/ngày hay 15-60g trong ngày.
Tuy nhiên trong thời gian uống thuốc không uống trà vì sẽ gây rụng tóc.
Để tham khảo và áp dụng dưới đây xin giới thiệu những phương thuốc trị bệnh từ kim cang.
* Chống viêm, chữa dị ứng: Kim cang 15 - 30g, sắc uống ngày 1 thang, chia 2 - 3 lần trong ngày.
* Chữa trĩ: Lấy lá tươi giã nát, sao nóng đắp rịt vào nơi trĩ đã rửa sạch.
* Hỗ trợ trị chàm, phong chẩn, đơn độc: Kim cang 40 - 80g, sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần. Phối hợp với các thuốc khác.
* Trị vẩy nến (psoriasis): Dùng kim cang (thổ phục linh) 40 - 80g, hạ khô thảo (cây cải trời) 80 - 120g, sắc với 500ml nước còn 300ml, chia 3 - 4 lần uống/ngày.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons