This is featured post 1 title
Replace these every slider sentences with your featured post descriptions.Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these with your own descriptions.
This is featured post 2 title
Replace these every slider sentences with your featured post descriptions.Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these with your own descriptions.
This is featured post 3 title
Replace these every slider sentences with your featured post descriptions.Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these with your own descriptions.
Thứ Năm, 21 tháng 1, 2016
Ðinh lăng gai chống viêm
Thứ Năm, tháng 1 21, 2016
doanh nhan
1 comment
Đơn châu chấu còn gọi là đinh lăng gai, cây cẩm ràng, cây cuồng, cây răng. Cây mọc hoang phổ biến ở rừng trung du và miền núi. Về mặt hóa học và dược lý, rễ đơn châu chấu chứa saponin triterpenic mà phần genin đã được xác định là acid oleanic có tác dụng chống viêm mạnh ở cả giai đoạn cấp tính và mạn tính, nhất là giai đoạn viêm mạn tính. Dùng liều thích hợp dài ngày, cây không gây ảnh hưởng độc hại gì.
đinh lăng gai hay đơn châu chấu.
Bộ phận dùng làm thuốc là vỏ rễ. Tác dụng chống viêm thể hiện rõ nét ở những trường hợp sau:
Chữa sưng vú, áp-xe vú: vỏ rễ đơn châu chấu (tươi) 30g, rửa sạch, giã nhỏ với muối, trộn với ít nước vo gạo đặc, bọc trong một miếng vải sạch, hơ nóng, đắp và băng lại. Có thể phối hợp với rễ cây trôm (hay cây sảng) lá mua non, lá bồ công anh, lá kim ngân với liều lượng bằng nhau. Dùng 3-4 ngày.
Chữa ho lâu ngày, viêm họng, viêm amidan: vỏ rễ đơn châu chấu 30g, vỏ cây khế chua 20g thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày.
Chữa viêm nhiễm sưng tấy chưa thành mủ: lá non đơn châu chấu 20g rửa sạch giã nhỏ với ít muối, sao nóng, đắp lên vết thương.
Ngoài ra, vỏ rễ đơn châu chấu 12g phối hợp với rễ cây ngấy tía 8g, rễ cây han tía 8g. Sắc uống chữa hen.
Vỏ rễ đơn châu chấu 12g, rễ cây thóc lép 10g, lá cối xay 8g, sao vàng, sắc uống chữa phù thũng.
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317
Sò huyết bổ ngũ tạng, trị viêm loét dạ dày tá tràng
Thứ Năm, tháng 1 21, 2016
doanh nhan
1 comment
Trong các loại sò, sò huyết chứa nhiều chất dinh dưỡng nhất, với nguồn chất đạm phong phú, ít mỡ, nhiều khoáng, sò huyết là món hải sản ngon, được nhiều người ưa thích. Thịt sò và vỏ sò đều được y học cổ truyền dùng làm thuốc.
Sò huyết không những là loại hải sản ngon mà còn là vị thuốc bổ ngũ tang.
|
Một số cách dùng sò huyết chữa bệnh
Bồi dưỡng cơ thể suy nhược, lao phổi, thanh nhiệt: thịt sò huyết 100g, lá hẹ 100g ninh nhừ, ăn 2 lần trong ngày.
Chữa tăng huyết áp, bệnh béo phì: thịt sò huyết 100g, thảo quyết minh 100g, nước vừa đủ nấu chín, ăn trong ngày.
Chữa kinh nguyệt ra quá nhiều: thịt sò huyết 100g nấu với thịt lợn 100g, ăn trước khi hành kinh.
Chữa dạ dày ợ chua, tiêu tích, hóa đàm: uống bột vỏ sò 12 - 20g/1 lần với nước ấm, ngày 2 lần trước bữa cơm.
Chữa đại tiện ra máu: ngày dùng bột vỏ sò 2 lần, mỗi lần 15g, uống với nước ấm.
Chữa cam răng: uống bột vỏ sò ngày 3 lần: sáng, trưa, tối, mỗi lần 1 thìa cà phê.
Chữa tụ máu, bầm tím: ngày uống bột vỏ sò 2 lần sáng và tối, mỗi lần 1 thìa canh, uống với nước ấm, có thể hòa tí rượu trắng uống giúp thuốc chuyển vận nhanh.
Lương y Minh Chánh
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317
Mẫu đơn bì lương huyết, giảm đau
Thứ Năm, tháng 1 21, 2016
doanh nhan
1 comment
Không chỉ là cây cảnh đẹp, mẫu đơn còn là dược liệu quý trong y học cổ truyền. Bộ phận dùng làm thuốc là vỏ rễ của cây mẫu đơn được trồng từ 3 - 5 năm (còn gọi mẫu đơn bì).
Mẫu đơn có nguồn gốc từ Trung Quốc và Tây Tạng, được di thực vào nước ta trồng tại Sa Pa. Không chỉ là cây cảnh đẹp, mẫu đơn còn là dược liệu quý trong y học cổ truyền. Bộ phận dùng làm thuốc là vỏ rễ của cây mẫu đơn được trồng từ 3 - 5 năm (còn gọi mẫu đơn bì).
Theo Đông y, mẫu đơn có tính mát, vị cay ngọt đắng, chủ trị thanh nhiệt, mát huyết, tiêu ứ, hòa huyết, trị nhiệt vào phần huyết, phát ban, kinh giản, nôn, chảy máu cam, đại tiện ra máu, nóng trong xương, kinh bế, trưng hà, ung nhọt, lở loét, bị giập gãy xương, trúng phong co quắp, động kinh, đẹp nhan sắc, thông huyết mạch, tiêu máu ứ, trừ phong tý. Cách dùng: sắc uống 1 lần 10-12g hoặc làm hoàn, tán.
Cây mẫu đơn bì.
Cách dùng mẫu đơn bì làm thuốc
Trị thương hàn nhiệt độc phát lở loét như hạt đậu: mẫu đơn bì 10g, sơn chi tử 3g, hoàng cầm (bỏ lõi đen) 6g, đại hoàng sao 6g, ma hoàng (bỏ rễ và đốt) 6g. Tất cả tán nhỏ, mỗi lần dùng 5g sắc với 200ml nước, còn lại 100ml, bỏ bã, uống ấm.
Trị thương hàn và ôn bệnh, chảy máu cam, nôn ra máu không ngừng, mặt vàng, đại tiện phân đen: tê giác 40g, sinh địa 320g, bạch thược 120g, mẫu đơn bì 80g. Các vị cắt nhỏ, đổ 900ml nước sắc còn 300ml, chia uống 3 lần trong ngày.
Trị tăng huyết áp: mẫu đơn bì 60g, nước 400ml sắc còn 150ml, chia uống 3 lần trong ngày.
Trị viêm mũi dị ứng: mẫu đơn bì 100g, nước 300ml sắc còn 100ml, mỗi tối uống 50ml. Uống 10 ngày là một liệu trình.
Trị phụ nữ nóng trong xương, kinh mạch không thông, gầy yếu: mẫu đơn bì 60g, nhục quế 40g, mộc thông (cắt, sao) 40g, bạch thược 60g, miết giáp (nướng giấm) 80g, rễ khổ qua 60g, đào nhân 40g (bỏ vỏ, đầu nhọn, sao). Tất cả tán nhỏ. Mỗi lần lấy 5g nấu với 300ml nước còn 150ml, bỏ bã, chia 2 lần uống ấm.
Trị trường ung, bụng dưới sưng bĩ, đau phát sốt, ra mồ hôi trộm, sợ lạnh, mạch trì khẩn: đại hoàng 160g, mẫu đơn bì 40g, đào nhân 50 hạt, mang tiêu 30g. Đổ 600ml nước sắc còn 150ml, bỏ bã, cho mang tiêu vào, đun sôi lại, uống nóng.
Trị vùng hạ bộ lở loét như hang, rãnh; vết đâm lở loét bên trong, không ra máu: mẫu đơn bì tán nhỏ, ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 thìa cà phê.
Chữa bìu sa sệ, bên to bên nhỏ: mẫu đơn bì, phòng phong lượng bằng nhau, nghiền nhỏ. Mỗi lần uống 8g với rượu.
Kiêng kỵ: người huyết hư có lạnh, phụ nữ có thai, kinh nguyệt quá nhiều cẩn thận khi dùng. Người ra mồ hôi trộm nhiều hoặc vị khí hư lạnh, tướng hỏa suy không dùng.
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317
Bài thuốc dân gian từ cốt khí củ
Thứ Năm, tháng 1 21, 2016
doanh nhan
1 comment
Theo Đông y, cốt khí củ có vị đắng, tính ấm, có công dụng hoạt huyết thông kinh, chỉ thống, trừ phong thấp, thanh thấp nhiệt, tiêu viêm, sát khuẩn.
Cốt khí củ còn gọi là hổ trượng, điền thất, hoạt huyết đan, nam hoàng cầm. Là loại cây thảo sống nhiều năm, cao 1-1,5m. Rễ phình thành củ cứng màu vàng. Thân không có lông, trên thân và cành thường có những đốm tím hồng. Lá mọc so le, có bẹ chìa ngắn, mặt trên màu xanh đậm, mặt dưới nhạt hơn. Hoa nhỏ, màu trắng, mọc thành chùm ở nách lá, quả khô có 3 cạnh màu nâu đỏ. Mùa ra hoa tháng 6 - 7, quả tháng 9 - 10.
Bộ phận dùng làm thuốc là rễ, củ. Để lấy nguyên liệu làm thuốc, thường từ tháng 9 trở đi, khi phần trên mặt đất của cây đó bắt đầu tàn lụi (tốt nhất là mùa đông), người ta đào lấy rễ, rửa sạch đất cát, cắt bỏ phần rễ con, phơi khô se rồi đem sấy khô rồi bảo quản kín, để nơi khô ráo, thoáng mát. Trước khi dùng được ngâm mềm, rửa sạch, thái phiến, phơi khô, sao vàng. Cốt khí củ rất dễ bị nấm mốc phá hoại, làm giảm chất lượng của vị thuốc. Do đó, việc chế biến sau thu hoạch và trước khi sử dụng là vấn đề cần hết sức quan tâm.
Theo quan niệm của Đông y, cốt khí củ có vị đắng, tính ấm, có công dụng hoạt huyết thông kinh, chỉ thống, trừ phong thấp, thanh thấp nhiệt, tiêu viêm, sát khuẩn.
Bài thuốc theo dân gian:
Chữa đau nhức xương do phong thấp: Cốt khí củ 12g, đơn gối hạc 12g, cỏ xước 8g, hy thiêm 8g, uy linh tiên 6g, binh lang 6g. Các vị sao vàng hạ thổ. Sắc uống 2 lần trong ngày, ngày 1 thang. Dùng liền10 ngày.
Chữa va đậm bầm tím bên ngoài: Cốt khí củ 20g, lá móng 30g, nước 300ml, sắc còn 150ml, hoà thêm 20ml rượu, chia làm 2 lần uống trong ngày để giảm đau, tan huyết ứ.
Hỗ trợ trị viêm gan siêu vi thể vàng da: Cốt khí củ 20g, lá liễu tươi 30g, địa cam thảo tươi 30g, sắc uống ngày 1 thang, uống liền trong 10-15 ngày.
Hỗ trợ điều trị xơ gan: Cốt khí củ 20g, đan sâm 15g, hồng hoa 3g, chỉ sát 10, trạch tả 15g, trư linh 30g, trần bỡ 6g, sơn tra 15g, cam thảo 3g. Sắc uống ngày 1 thang. Uống trong vòng 1 tuần.
Hạ đường huyết do mất cân bằng thần kinh thực vật (thần kinh giao cảm quá hưng phấn) và rối loạn hoạt động của não. Trường hợp bệnh nhẹ, người bệnh không chịu được đói, chân tay hơi bủn rủn, cảm thấy đầu choáng váng, trống ngực, tim đập nhanh, buồn ngủ, tinh thần khó tập trung,...: Cốt khí củ 10g, trúc diệp (lá tre) 20g, thổ phục linh 10g, gừng tươi 8g, cam thảo 6g, sắc uống trong ngày thay trà.
Để có kết quả tốt nhất trong điều trị trong từng trường hợp cụ thể cần phối hợp với các vị thuốc khác. Do vậy, muốn áp dụng các bài thuốc phải được bắt mạch tại cơ sở Đông y có uy tín.
Lương y. Phó Hữu Đức
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317
Cây ngô, vị thuốc đa năng
Thứ Năm, tháng 1 21, 2016
doanh nhan
1 comment
Hạt ngô rất giàu dinh dưỡng: protein, chất béo, chất đường; chất xơ, canxi, photpho, chất sắt, caroten, các vitamin...
Hạt ngô rất giàu dinh dưỡng: protein, chất béo, chất đường; chất xơ, canxi, photpho, chất sắt, caroten, các vitamin... Không chỉ là nguồn lương thực giúp chế độ dinh dưỡng hoàn chỉnh hơn, nó còn có vai trò phòng chữa nhiều bệnh: tim mạch (tăng huyết áp, mỡ máu cao, xơ cứng mạch); bệnh thận (viêm thận, phù nề); bệnh tiêu hóa; chống lão hóa... Dưới đây xin giới thiệu một số cách chữa bệnh đơn giản từ ngô.
Bướu cổ đơn thuần và sốt rét: Ăn ngô hằng ngày hoặc nấu canh ngô với cải xoong càng làm tăng lượng iốt (cải xoong mọc ven suối). Ăn ngô cũng có nhiều ích lợi trong phòng chữa sốt rét (trừ đàm).
Chữa đái tháo đường: 1 lạng râu ngô, 1 cái tụy lợn nấu canh ăn.
Bệnh tim mạch:
Râu ngô nấu tim heo: râu ngô nấu lấy 1 bát to nước (bỏ bã râu) nấu canh với tim heo để ăn. Ăn một thời gian người bị bệnh sẽ thấy đỡ mệt tim và dễ thở hơn, ngủ ngon giấc hơn.
Uống nước luộc từ râu, lõi, thân, cùi bắp của ngô đều lợi tiểu. Dùng tốt cho người tăng huyết áp.
Bệnh thận, bàng quang: tiểu tiện buốt, khó khăn, đỏ sẻn, sỏi thận, phù nề. Dùng râu ngô hoặc cùi ngô nấu nước uống.
Nước râu ngô giúp lợi tiểu, tốt cho người tăng huyết áp.
Bổ thận tráng dương:
Hạt ngô nguyên vỏ (không xay xát) rang cho thật vàng rồi nấu lấy nước uống thay trà hàng ngày. Hoặc lấy nước đó nấu với thịt bồ câu, bồ dục, ngẩu pín, sò... tác dụng càng mạnh.
Hạt ngô nấu xương heo: 1kg xương heo với 2 nắm ngô hạt (tỷ lệ 1kg/2 nắm) hầm cho nhừ. Chữa bất lực. Nếu muốn hiệu quả cao hơn (dẻo dai) thì uống kèm rượu thuốc gồm: nhục thung dung 150g, câu kỷ tử 200g, toàn quy 200g, sâm cao ly 200g, dâm dương hoắc 100g, đại táo 20 quả.
Ngoài tác dụng bổ thận tráng dương, món này có tác dụng đại bổ nguyên khí, giúp ăn ngon, ngủ tốt, lao động không mệt, da dẻ hồng hào, trẻ lâu. Món này nấu với cơm rượu giúp sản phụ có nhiều sữa nuôi con và sau đó ngực vẫn săn chắc. Nếu cho thêm đậu tương, đậu phộng (lạc) sẽ được dùng chữa đau lưng.
Bệnh tiêu hóa:
Bệnh gan mật - vàng da, có sỏi: râu ngô, nhân trần mỗi thứ 30g hãm hoặc sắc nước uống thay trà hàng ngày làm tăng tiết mật. Có thể dùng ruột cây ngô thay râu ngô.
Bệnh dạ dày - chứng ợ chua, đầy bụng không tiêu, sa dạ dày: ăn cháo ngô hạt, uống nước râu ngô. Không dùng cho người bị loét dạ dày.
Bệnh trẻ em:
Mùa hè trẻ hay nóng sốt, háo khát, quấy khóc, trẻ ho gà, ho khi bị sởi: Dùng râu ngô nấu nước cho trẻ uống.
Trẻ đái ít đỏ sẻn: lấy cùi ngô nấu nước uống. Có thể nấu cùng hạt ý dĩ.
Trẻ biếng ăn, tiêu chảy phân sống cho ăn cháo ngô non nấu với cà rốt, hoặc cháo ngô đậu trắng (bạch biển đậu).
Hỗ trợ điều trị ung thư dạ dày, tụy: Hạt ngô nghiền nhỏ 100g cho nước ninh nhừ thành cháo để ăn. Có tác dụng giảm đau.
Lưu ý: Bắp ngô non nên luộc không nướng và cũng không nên phết mỡ vì nướng sẽ thêm tác hại của mỡ cháy.
Ngô mốc phải bỏ đi không ăn vì có thể gây ung thư.
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317
Khoai tây - Thuốc quý, chữa nhiều bệnh
Thứ Năm, tháng 1 21, 2016
doanh nhan
No comments
Khoai tây có tên khoa học là Solanum tuberosum L., khoai tây chủ yếu được dùng làm lương thực, chế tinh bột dùng trong lương thực, công nghiệp chế cồn, hồ giấy, hồ vải, công nghiệp dược phẩm.
Khoai tây có tên khoa học là Solanum tuberosum L., khoai tây chủ yếu được dùng làm lương thực, chế tinh bột dùng trong lương thực, công nghiệp chế cồn, hồ giấy, hồ vải, công nghiệp dược phẩm.
Một số nước trên thế giới đã dùng khoai tây để chữa một số bệnh về tim mạch và tiêu hóa có kết quả như ở Nga, Ailen, Thụy Điển, Mỹ.
Khoai tây chữa một số bệnh sau đây:
- Sốt do say nắng: Dùng củ giã đắp hai bên thái dương và trán (kinh nghiệm Tuynidi).
- Đau tim: luộc củ ăn thường xuyên (kinh nghiệm dân gian Nga).
Một nhà nghiên cứu ở Ailen và Boston nghiệm thấy chế độ ăn nhiều khoai tây thì tỷ lệ bệnh tim là 29%, trong khi chế độ ăn không có khoai tây tỷ lệ bệnh tim là 42%.
- Tăng huyết áp: hoa khoai tây sắc uống thay trà.
- Nhồi máu cơ tim: tăng khoai tây trong khẩu phần ăn sẽ giảm được lượng cholesterol có hại trong máu, phòng được nhồi máu cơ tim, đồng thời giảm được nồng độ kali trong máu vốn là nguyên nhân góp phần làm nghẽn mạch.
- Dạ dày nhiều dịch vị chua, ruột kém nhu động:
Dùng củ khoai tây ép lấy nước uống thường xuyên.
- Viêm dạ dày tá tràng; giải độc tiêu hóa: Bột khoai tây pha uống, hoặc liên tục ăn khoai tây cả vỏ.
- Đau bụng: vỏ củ khoai tây 10g. Sắc uống.
- Nhiễm khuẩn đường hô hấp: xông, hít hơi khoai tây luộc.
- Bệnh trầm cảm: ăn nhiều khoai tây kích thích cơ thể tiết ra nhiều insulin và đưa tryptophan lên não dẫn đến tạo ra nhiều seretonin ức chế trầm cảm lo âu. Qua nghiên cứu tiến hành ở Thụy Điển và Mỹ phát hiện thấy những người tự tử là những người mắc chứng trầm cảm có hàm lượng seretonin ở não rất thấp.
- Bỏng, eczema, chấn thương: củ khoai tây cắt lát dán, đắp.
- Béo phì: ăn khoai tây 8 tuần liền, người béo phì có thể hạ tới 7kg thể trạng.
Lương y Minh Chánh
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317
Củ kiệu, vị thuốc hay
Thứ Năm, tháng 1 21, 2016
doanh nhan
1 comment
Kiệu muối chua là một trong các loại dưa muối ăn thường ngày của các nước phương Đông như Việt Nam. Với kiệu, ngoài món muối chua còn có thể cho nhiều món ăn khác phối hợp với các thực vật hoặc động vật để nấu hoặc làm gỏi.
Kiệu muối chua là một trong các loại dưa muối ăn thường ngày của các nước phương Đông như Việt Nam. Với kiệu, ngoài món muối chua còn có thể cho nhiều món ăn khác phối hợp với các thực vật hoặc động vật để nấu hoặc làm gỏi. Những món ăn có kiệu này đều có thể góp phần giúp cơ thể phòng chữa nhiều bệnh của dân ta, nhất là ở nơi rừng núi, rét mướt, ẩm thấp, gió mưa.
Kiệu có tên giới bạch, tiểu toán (tỏi nhỏ) tiểu căn toán, dã toán, đại đầu thái tử, hoả thông... Theo Đông y, kiệu có vị cay - đắng, tính ôn, thông hoạt lợi, thông dương, tán kết, hành khí, giảm đau, an thai, bổ trung, lợi thủy, sinh cơ.
Sau đây là một số cách dùng củ kiệu phòng chữa bệnh.
Thông dương, tán huyết, tức thở, khí trễ đờm tắc có khi đau ra sau lưng: Kiệu 10g, qua ủy 15g, rượu 500ml, hai thứ làm sạch, qua ủy hấp mềm thái lát, kiệu luộc chín. Cho hai thứ vào túi lụa ngâm vào rượu. Sau 1 tuần uống được. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 20ml có hoà thêm nước đun sôi để nguội.
Tức ngực khó thở: Lấy 15g củ kiệu giã nát, thêm gia vị và nước trộn với 1 bát gạo kê thêm ít mì chính, dầu vừng rồi ăn.
Sản phụ bị kiết lỵ: Củ kiệu xào với bầu dục lợn.
Sưng đau cơ khớp:
Củ kiệu giã nát hòa với giấm, đảo đều hâm nóng đắp lên chỗ sưng đau.
Xích bạch lỵ: Củ kiệu 1 nắm nấu cháo.
Bổ khí, điều hòa nội tạng: Hàng ngày ăn 15-20g kiệu muối với cơm.
Sang lở, chứng gặp nước thì sưng đỏ ngứa tay chân: Kiệu giã nát, xào nóng đắp vào.
Bỏng lửa, nước sôi: Kiệu lột bỏ vỏ ngoài, giã nát, trộn mật phết vào chỗ bị bỏng.
Bỗng nhiên ngã hôn mê hoặc ngủ trúng gió bất tỉnh: Kiệu giã vắt nước cốt nhỏ vào mũi (cần kết hợp các biện pháp khác cho kịp thời).
Lưu ý: Người khí hư không dùng kiệu. Người khỏe mạnh cũng không nên ăn nhiều một lúc gây hư tổn khí huyết, nóng gan, đau mắt.
BS. Phó Thuần Hương
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317
Thứ Hai, 18 tháng 1, 2016
Tri mẫu trị sốt cao, chứng tiêu khát
Thứ Hai, tháng 1 18, 2016
doanh nhan
1 comment
Tri mẫu là rễ phơi khô của cây tri mẫu (Anemarrhena asphodeloides Bunge.), thuộc họ hành tỏi (Alliaceae). Tri mẫu chứa nhiều saponin và sapogenin steroid, nhóm norlinan, nhóm glycan và nhóm xathon; vị đắng, tính hàn; vào các kinh tỳ, vị và thận, tri mẫu có tác dụng thanh nhiệt tả hỏa, tư âm, nhuận táo, sinh tân dịch. Chữa chứng phế vị nhiệt, sốt cao phiền khát, phế nhiệt, khái thấu, chứng tiêu khát. Ngày dùng 4-16g.
Tri mẫu tác dụng thanh nhiệt tả hỏa, trị sốt cao, tiêu khát.
Tri mẫu được dùng làm thuốc trong các trường hợp sau:
Thanh nhiệt, giáng hỏa
Bài 1 (thang Bạch hổ): thạch cao sống 24g, tri mẫu 12g, cam thảo 8g, ngạnh mễ 8g. Sắc uống trị các bệnh nhiệt cấp tính có các chứng sốt cao, ra mồ hôi, miệng khát và háo.
Bài 2 (thang Hàn giải): tri mẫu 32g, thạch cao 62g, liên kiều 6g, thuyền thoái 6g. Sắc uống.
Trị âm hư, đau nhức xương: Dùng bài Tri bá địa hoàng hoàn: tri mẫu 12g, hoàng bá 8g, địa hoàng 20g, đơn bì 12g, sơn thù du 8g, sơn dược 16g, phục linh 12g, trạch tả 12g. Sắc uống. Trị lao phổi, xương đau nóng, sốt nhẹ, mồ hôi trộm, ho ra máu hoặc mắc bệnh do chức năng thần kinh sinh ra mất ngủ, di tinh.
Nhuận phổi, dịu ho:
Bài 1 (Bột tri mẫu): tri mẫu 16g, bối mẫu 8g, sài hồ 8g, hoàng kỳ 12g, tử uyển 12g, mã đậu linh 12g, hạnh nhân 12g, pháp bán hạ 12g, tang bạch bì 12g, bạch phàn 2g, khoản đông hoa 12g. Sắc uống. Trị ho do nhiệt ở phổi, đờm vàng, tinh thần mệt mỏi.
Bài 2: tri mẫu 12g, bối mẫu 12g. Sắc uống. Các trường hợp viêm phổi, viêm phế quản mạn tính, ho do âm hư phổi nhiệt sinh ra.
Sinh tân chỉ khát: Dùng Thang ngọc dịch: tri mẫu 16g, thiên hoa phấn 16g, cát căn 12g, ngũ vị tử 8g, sơn dược 16g, hoàng kỳ 12g, kê nội kim 12g. Sắc uống. Trị đái tháo đường, đái tháo nhạt, uống nhiều, đái nhiều.
Chữa phì đại tuyến tiền liệt: Dùng bài Tri mẫu khôn thảo thang: tri mẫu 20g, hoàng bá 20g, ngưu tất 20g, đơn sâm 30g, đại hoàng 10g, ích mẫu thảo 40g. Sắc uống.
Hỗ trợ trị ung thư dạ dày, thực quản: tri mẫu 15g, đảng sâm 20g, đương quy 20g, đại giả thạch 15g, thiên môn 15g, bán hạ 8g, thị sương 10g. Sắc uống ngày 1 thang.
Kiêng kỵ: Kiêng dùng cho người tỳ hư, tiêu chảy và các chứng bệnh thuộc biểu chưa giải được.
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317
Cải bó xôi tốt cho người tăng huyết áp
Thứ Hai, tháng 1 18, 2016
doanh nhan
1 comment
Rau cải bó xôi thuộc họ rau muối, là loại rau giàu dinh dưỡng, dễ dung nạp, dùng tốt cho mọi lứa tuổi. Rau cải bó xôi còn được dùng làm thuốc (phối hợp rau với thuốc) và có thể sắc lấy nước làm thuốc đơn thuần. Trong cải bó xôi có nhiều natri, kali, canxi, phospho, magnesi, sulfur, mangan, kẽm, sắt, đồng...; nhiều vitamin B, C, tiền vitamin A, B12 và protid, glucid, lipid, nước, chất xơ... Do trong rễ của cải bó xôi có chất glucosid tác dụng làm giảm mỡ cholesterol trong máu, rau cải bó xôi tính ngọt, mát nên cải bó xôi còn được dùng chữa tăng huyết áp. Ngoài ra còn có tác dụng làm sáng mắt, bổ âm huyết chữa thiếu máu, suy nhược cơ thể, thanh nhiệt tiêu độc, chống chảy máu...
Cải bó xôi
|
Một số cách dùng cải bó xôi chữa tăng huyết áp:
Bài 1: Cải bó xôi 300g, gừng tươi 15g, hành 10g, xì dầu 10g, dầu vừng 10g, muối 6g, tỏi 5g. Tỏi, gừng giã nhuyễn vắt lấy nước, hành tỉa hoa, cải bó xôi rửa sạch, nhúng nước sôi vắt ráo. Cho tất cả vào trộn đều. Ngày ăn 2 lần với cơm. Công dụng: Bổ âm nhuận phế, hạ huyết áp, dưỡng huyết, chỉ huyết.
Bài 2: Cải bó xôi, sứa biển lượng tùy ý, dầu vừng, muối, gia vị một ít. Cải bó xôi rửa sạch nhúng vào nước sôi 2-3 phút rồi vớt ra. Sứa biển rửa sạch thái nhỏ nhúng qua nước sôi. Cả hai thứ cho vào bát, cho thêm dầu vừng, ít muối, gia vị trộn đều ăn. Công dụng: chữa huyết áp cao gây đỏ mặt (bốc hỏa), nhức đầu.
Bài 3: Cải bó xôi 250g, rau cần 250g, dầu vừng, gia vị vừa đủ. Cải bó xôi rửa sạch bỏ rễ, thái khúc nhúng vào nước sôi khoảng 2-3 phút rồi vớt ra, cho vào bát, thêm dầu vừng, gia vị vào trộn đều, ăn với cơm hoặc để nấu cháo. Công dụng: hạ huyết áp.
Bài 4: Cải bó xôi 300g, mực tươi 300g, tỏi 20g, xì dầu 10g, dầu 50g, hành 10g, muối 5g. Cải bó xôi rửa sạch cắt đoạn 5cm, mực tươi làm sạch cắt khúc 4cm. Đổ dầu vào chảo, phi thơm hành tỏi cho mực vào xào sơ rồi cho rau và các gia vị vào xào chín. Ngày ăn 1 lần với cơm. Công dụng: Bổ âm dưỡng huyết, chữa tăng huyết áp
BS. Phó Đức Thuần
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317