Nhện (nhện nhà) là loài ăn côn trùng không cánh, phân bố ở khắp nơi trong cả nước.
Nhện (nhện nhà) là loài ăn côn trùng không cánh, phân bố ở khắp nơi trong cả nước.
Trong y học cổ truyền, toàn thân nhện được dùng với tên thuốc là bích tiền hay tri thù (không dùng nhện hoang ở rừng núi, vách đá). Bao trứng nhện hay tổ nhện là bích tiền mạc, xác nhện (tri thù xác), màng tơ nhện hay mạng nhện (tri thù ty hay tri thù võng) cũng được dùng làm thuốc.Dược liệu có vị mặn, nhạt hơi đắng, tính mát có tác dụng chống viêm, giảm đau nhức, trừ phong nhiệt, tiêu thũng, chỉ huyết, lợi tiểu, giải độc.
Theo kinh nghiệm dân gian, nhện được dùng trong những trường hợp sau:
Chữa đinh râu, mụn nhọt chóng mưng, vỡ mủ và mau khỏi: nhện 1 con để sống, ngắt bỏ chân, nghiền nát với ít giấm, dùng riêng hoặc phối hợp với 1 củ hành tươi, giã nát, đắp băng. Ngày một lần. Có thể chỉ lấy nhện sống ấn vào mụn nhọt cũng được.
Chữa hôi nách: nhện 1-2 con, bọc bằng đất nhão, đem nung đỏ khoảng nửa giờ. Để nguội, đập đất, lấy nhện, tán nhỏ, trộn thật đều với khinh phấn 5g, đã tán mịn, rồi xát vào nách sau khi đã vệ sinh sạch sẽ và lau khô. Ngày làm 2 lần.
Chữa đái dầm, mồ hôi trộm, cam tích, chậm biết đi ở trẻ nhỏ, mụn nhọt: nhện 1-2 con (được nhện đang ôm trứng càng tốt) hoặc bao trứng nhện 1-2 cái (còn nguyên trứng hoặc đã nở con) sao hoặc nướng vàng, tán bột, uống làm hai lần trong ngày.
Chữa đầy hơi, trướng bụng ở trẻ em: Nhện to 1 con hoặc xác nhện 2-3 cái nướng vàng, dùng riêng hoặc phối hợp với tổ tò vò một nắm nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml uống làm 2 lần trong ngày.
Chữa sâu răng: xác nhện đem sấy khô hoặc nướng vàng, tán nhỏ, xát vào chỗ sưng đau.
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317
0 nhận xét:
Đăng nhận xét