This is featured post 1 title
Replace these every slider sentences with your featured post descriptions.Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these with your own descriptions.
This is featured post 2 title
Replace these every slider sentences with your featured post descriptions.Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these with your own descriptions.
This is featured post 3 title
Replace these every slider sentences with your featured post descriptions.Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these with your own descriptions.
Thứ Sáu, 27 tháng 2, 2015
Chữa viêm họng mất tiếng với qua lâu thực
Thứ Sáu, tháng 2 27, 2015
doanh nhan
No comments
Theo quan niệm của y học cổ truyền cho rằng qua lâu thực có vị ngọt, đắng, tính lạnh, quy vào các kinh phế, vị và đại trường.Có công năng tả hỏa, nhuận phế, hạ khí, hạ đờm (thanh nhiệt trừ đờm), nhuận táo (nhuận tràng), điều hòa khí trong ngực và tán kết.Chủ trị ho đờm, táo bón, vú bị ung nhọt, ngực tê tức.
Qua lâu thực còn có tên là qua lâu, dược qua dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Danh y biệt lục, là quả chín phơi hay sấy khô của cây qua lâu thực. Nhân của quả chín gọi là qua lâu nhân, vỏ quả gọi là qua lâu bì, dùng cả nhân và bì gọi là toàn qua lâu. Là cây thảo leo sống nhiều năm, thân có rãnh, tua cuốn có 2 - 3 nhánh. Lá mọc so le, phiến lá dài 5 - 14cm, dày, dai, mặt trên nhám nhám. Cây có hoa khác gỗ, chùm hoa đực dài 15cm, lá bắc to có răng, hoa rộng 7cm, màu trắng, Quả mọng tròn, to 9-10cm, màu vàng cam, hạt tròn dẹp, dài 11 - 16mm, rộng 7 - 12mm trong có lớp vo lụa màu xanh. Cây ra hoa tháng 6 - 8, có quả 9 - 10.
Qua lâu thực được thu hoạch vào mùa thu và phơi trong bóng râm. Bộ phận dùng làm thuốc là vỏ quả qua lâu thực, nhân hột, rễ cũng đều làm thuốc, nhưng tác dụng khác nhau.Dùng hột khô mẩy chắc, vỏ cứng dày, nhân trắng không lép, có nhiều dầu, nguyên hạt, không vụn nát, không ẩm mốc, đen là loại dược liệu tốt.
Một số bài thuốc thường dùng
Bài 1: Chữa viêm họng mất tiếng: Qua lâu bì, bạch cương tằm, cam thảo mỗi vị 10g, gừng tươi 4g. Các vị rửa sạch cho nước 500ml sắc còn 150ml chia 2 lần uống trong ngày. Một liệu trình 15 ngày.
Bài 2: Chữa ho do đờm nhiệt: Với bệnh chứng có biểu hiện cảm giác tức nặng ở ngực, táo bón. Toàn qua lâu thực 16g, đởm nam tinh 5g, hoàng cầm 16g. Tán bột trộn mật, viên hoàn, ngày uống 2 lần, mỗi lần 10 - 12g.Mỗi liệu trình dùng 5 ngày.
Bài 3: Chữa táo bón: Toàn qua lâu thực 16g, hỏa ma nhân 10g với úc lý nhân 5g, chỉ thực 4 g, sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần. Các vị rửa sạch cho nước 500ml sắc còn 150ml chia 2 lần uống trong ngày. Một liệu trình 5 ngày.
Hoa và quả qua lâu.
Bài 4: Chữa đờm thấp và huyết ứ trệ: Với biểu hiện cảm giác khó thở, đau ngực, đau ngực xuyên ra sau lưng: Toàn qua lâu 16g, thông bạch 20g, bán hạ 16g. Tất cả cho vào ấm đổ 750ml nước sắc còn 250ml nước, ngày uống 1 thang, chia 2 - 3 lần. Một liệu trình 5 ngày.
- Chữa đờm và nhiệt tích tụ trong ngực và vùng thượng vị: Với biểu hiện cảm giác đầy chướng ngực và thượng vị. Toàn qua lâu 12g, hoàng liên 4g, bán hạ 12g. Các vị rửa sạch cho nước 500ml sắc còn 150ml chia 2 lần uống trong ngày. Một liệu trình 5 ngày.
Lưu ý: Người tỳ hư thường hay tiêu chảy không dùng qua lâu nhân vì có tác dụng nhuận tràng mạnh.
Bác sĩ Nguyễn Thúy An
Rau khúc - Thực phẩm hay, thuốc tốt
Thứ Sáu, tháng 2 27, 2015
doanh nhan
No comments
Rau khúc còn có tên phật nhĩ thảo “thanh minh thảo”, tên khoa học là Gnaphalium indicum, thuộc họ Cúc. Cây rau khúc mọc hoang khắp nơi ở những ruộng khô. Lá khúc nếp dùng làm bánh khúc lá khúc tẻ dùng làm thuốc.
Theo Đông y, rau khúc có vị ngọt, hơi đắng, tính bình, không độc đi vào kinh phế. Có tác dụng hóa đàm, trừ phong hàn. Dùng chữa ho nhiều đờm, suyễn thở, cảm lạnh phát sốt, đau gân cốt, bạch đới, ung thũng.
Cây rau khúc.
Một số bài thuốc chữa bệnh có dùng rau khúc:
Chữa cảm lạnh phát sốt: Dùng toàn cây rau khúc khô 15 - 20g, sắc nước uống trong ngày.
Chữa ho nhiều đờm: dùng rau khúc khô 15 - 20g, đường phèn 15 - 20g, sắc nước uống trong ngày.
Chữa viêm họng, hen suyễn nghẹt đờm: dùng rau khúc khô 30g sắc uống hoặc thêm gừng, hành mỗi vị 10g cùng sắc uống.
Chữa viêm phế quản, suyễn thở do lạnh: dùng rau khúc khô 15g, hoàng giới tử 15g, tiền hồ 9g, vân vụ thảo 9g, thiên trúc tử 12g, tề ni căn 30g sắc nước uống trong ngày, liên tục 5 ngày. Nói chung cần uống hàng tháng mới thấy rõ tác dụng.
Chữa tăng huyết áp: rau khúc 30g, lá dâu 20g. Nấu canh ăn hàng ngày.
Chữa gân cốt sưng đau, chân gối sưng thũng: dùng toàn cây rau khúc 30 - 60g sắc nước uống trong ngày.
Chữa thống phong (gút): dùng lá và cành non cây rau khúc giã nát đắp vào những chỗ sưng đau.
Chữa phù thũng do tỳ hư (chức năng tiêu hóa suy yếu): dùng toàn cây rau khúc khô 60g, sắc nước uống trong ngày.
Chữa khí hư bạch đới: dùng rau khúc 15g, phượng vĩ thảo (cỏ seo gà) 15g, đăng tâm thảo (cỏ bấc đèn) 15g, thổ ngưu tất 12g sắc nước uống trong ngày. Chú ý: Không uống trong những ngày đang hành kinh, có thể gây rong huyết.
Chữa nhọt đầu đinh mới mọc: dùng lá rau khúc tươi trộn với cơm nguội và vài hạt muối đắp lên nhọt.
Chữa ngộ độc đậu tằm (đậu răng ngựa, đậu la hán): dùng rau khúc khô 60g, xa tiền thảo 30g, phượng vĩ thảo (cỏ seo gà) 30g, nhân trần 15g. Nước 1.200ml, sắc cạn còn 800ml hòa thêm đường vào uống thay trà trong ngày.
Lưu ý: Ngoài cây rau khúc nói trên, còn có một loài rau khúc khác (Gnaphalium multiceps Wall), cây cao hơn, hoa hình đầu màu vàng. Cũng được dùng làm thuốc với cùng tác dụng.
BS. Phó Thuần Hương
Chăm sóc tóc đẹp bằng hoa dâm bụt
Thứ Sáu, tháng 2 27, 2015
doanh nhan
No comments
Bạn đang lo lắng mái tóc của mình ngày càng mất dần độ óng ả và mềm mượt hoặc mỏng dần khi tuổi tác tăng lên? Nếu vậy, hãy bắt đầu tận dụng những lợi ích kỳ diệu từ hoa dâm bụt để cải thiện tình trạng này. Hoa dâm bụt được sử dụng như là một trong những loại thảo mộc dưỡng tóc phổ biến nhất với chức năng thúc đẩy sự phát triển của tóc.
Dâm bụt thậm chí còn được biết đến với công dụng tái tạo tóc ở những vùng bị hói. Loại hoa này giúp ngăn rụng tóc hiệu quả, thúc đẩy sự phát triển, ngăn ngừa bạc sớm và bổ sung dưỡng chất cho tóc.
Dâm bụt, loại hoa thường được trồng trong vườn nhà mỗi gia đình, là một thần dược tuyệt vời cho mái tóc chắc khỏe. Vì vậy, sao bạn không tận dụng những lợi ích của loại hoa thân thiện này Nếu bạn chọn cách dùng tinh dầu dưỡng tóc cho tóc chắc khỏe, đắp mặt nạ để giữ ẩm và bổ sung dưỡng chất cho tóc, thì nên chọn dâm bụt. Hãy tham khảo 7 cách dùng dâm bụt để làm đẹp tóc được giới thiệu trên Stylecraze như sau:
1. Tinh dầu dâm bụt giúp tóc phát triển mạnh
Lấy 8 hoặc 9 lá và hoa dâm bụt rửa sạch, nghiền nát. Đun sôi một chén dầu dừa, đổ hỗn hợp hoa và lá dâm bụt đã nghiền vào, đậy nắp nồi lại rồi tắt bếp. Dùng dầu này để massage cho tóc và da đầu, để yên ít nhất 30 phút. Bạn sẽ có được kết quả tốt nhất nếu để nó qua đêm. Gội lại bằng loại dầu gội đầu dịu nhẹ. Bạn cũng có thể chọn loại dầu gội chiết xuất từ dâm bụt. Loại tinh dầu này được biết với công dụng làm trẻ hóa da đầu, giúp máu lưu thông dễ dàng hơn và thúc đẩy sự phát triển của tóc. Bạn cũng có thể rót tinh dầu vào chai để sử dụng thường xuyên. Nó sẽ giúp tóc bạn mềm mại và chắc khỏe.
Hoa dâm bụt được sử dụng làm đẹp tóc rất hiệu quả. Ảnh: Stylecraze.
2. Mặt nạ dưỡng tóc từ dâm bụt và sữa đông
Xay vài lá cây dâm bụt tạo thành hỗn hợp sền sệt. Trộn hỗn hợp này với 4 thìa sữa đông, thoa đều lên tóc và da đầu, để khoảng một giờ. Sau đó rửa sạch bằng nước ấm và gội lại với dầu gội. Mặt nạ dưỡng tóc này sẽ làm cho chân tóc cứng cáp hơn và thúc đẩy quá trình mọc tóc. Tóc sẽ được chăm sóc và nuôi dưỡng tốt hơn.
3. Mặt nạ dưỡng tóc từ dâm bụt và cỏ cà ri giúp làm sạch gàu
Ngâm một muỗng súp hạt cỏ cà ri qua đêm. Xay lá cây dâm bụt và hạt cỏ cà ri với nhau rồi trộn với kem sữa tươi (buttermilk). Thoa hỗn hợp này lên da đầu và hãy nói lời "tạm biệt" với gàu!
4. Mặt nạ dưỡng tóc từ lá dâm bụt và lá móng giúp trị gàu
Xay một nắm lá cây dâm bụt với lá móng. Thêm nước cốt của nửa quả chanh vào rồi thoa đều lên tóc. Làm thư thế tóc bạn không chỉ được dưỡng ẩm toàn diện mà còn có thể chống lại gàu.
5. Mặt nạ dưỡng tóc từ dâm bụt và quả lý gai
Trộn 3 muỗng canh bột quả lý gai với 3 muỗng canh lá dâm bụt nghiền nát. Trộn thật kỹ để tạo thành một hỗn hợp dùng làm mặt nạ. Để dễ dàng hơn, bạn có thể thêm một ít nước lý gai. Đắp “mặt nạ” này cho tóc và chờ khoảng 40 phút. Cách này giúp thúc đẩy tóc phát triển nhanh và luôn chắc khỏe.
6. Dầu gội tự chế từ dâm bụt
Đun sôi 15 lá và 5 hoa dâm bụt với một cốc nước trong năm phút. Để nguội rồi xay nát thành một hỗn hợp, trộn với một ít bột besan tạo thành một loại dầu gội tự chế dưỡng tóc rất tốt.
7. Dâm bụt dưỡng ẩm sâu cho tóc
Nghiền 8 hoa dâm bụt với lượng nước vừa đủ để làm thành hỗn hợp bột nhão. Gội sạch tóc, thoa hỗn hợp này lên da đầu và tóc, chờ khoảng một giờ rồi gội lại sạch với nước ấm. Mặt nạ dưỡng ẩm này giúp nuôi dưỡng chân tóc và thúc đẩy tóc phát triển bằng cách khôi phục các nang tóc hư tổn.
Kim Thanh
Hoa đào, vị thuốc quý
Thứ Sáu, tháng 2 27, 2015
doanh nhan
No comments
Hoa đào Tết ngoài ý nghĩa tạo cho xuân thêm hương thêm sắc, còn thể hiện mong ước một năm mới sẽ mang tài lộc, sức khỏe và hạnh phúc đến cho mọi người, mọi nhà. Ngắm hoa đào trong không khí xuân mới, ta còn biết thêm ích lợi của nó đối với sức khỏe.
Theo Đông y, hoa đào tính bình, vị đắng, không độc. Lợi đại tiểu tiện, trục giun sán, tan sỏi thận, thông kinh huyết, hóa đàm, chữa điên loạn. Cách dùng: sắc uống hoặc tán bột 4 - 8g. Dùng ngoài tán bột rắc lên vết thương hoặc giã đắp.
Hoa đào là vị thuốc chữa nhiều bệnh.Rau khúc - Thực phẩm hay
Chữa thủy thũng: hoa đào lượng vừa đủ, nghiền bột mỗi lần lấy 6g cho vào nước cháo loãng, uống lúc đói. Ngày 3 lần hoặc nấu cháo hoa đào ăn.
Chữa táo bón: bột hoa đào 30g, bột mì 100g làm bánh ăn hoặc bột hoa đào 10g chia 2 lần hòa nước ấm uống lúc đói.
Đau eo lưng: hoa đào 100g, gạo nếp 500g, hoa đào giã vụn, trộn gạo nếp cho nước nấu thành cơm khô để nguội rồi cho men rượu ủ thành cơm rượu dùng dần.
Sỏi thận: hoa đào, hổ phách lượng bằng nhau. Nghiền hoa đào trộn đều với hổ phách mỗi lần 6g cho vào 1 tô lớn nước, nấu trong nửa giờ, lọc lấy nước uống. Ngày 2 lần.
Liệt dương: hoa đào, hoa hồng, hoa tường vi, hoa mai, hoa hẹ, trầm hương mỗi thứ 30g, nhân hạt đào 240g, rượu gạo, rượu cồn mỗi thứ 1.250ml. Hòa trộn với nhau 7 vị trên cho vào túi lụa treo vào trong 1 hũ sành sứ bịt kín miệng hũ. Ngâm 1 tháng, mỗi lần uống 20ml ngày uống 2 lần vào 2 bữa ăn chính.
Bế kinh: hoa đào 25g ngâm vào 250ml rượu trong 1 tuần. Mỗi lần uống 10ml hòa với nước ấm hoặc hoa đào 10g cho vào cơm rượu 50g trộn đều, chưng cách thủy cho nhừ hoa để bớt nóng, ăn cả cơm và hoa. Ngày 1 lần, liền 1 tuần.
Lưu ý: Không dùng cho người có thai.
BS. Hoàng Thuần
Mai mực làm thuốc
Thứ Sáu, tháng 2 27, 2015
doanh nhan
No comments
Mai mực còn gọi là hải phiêu tiêu, mai cá mực, ô tặc cốt.
Tên khoa học Sepia esculenta, Hoyle, Sepia anddreama Steen- Strup.
Thuộc họ Cá mực Sepiidae.
Ô tặc cốt là mai rửa sạch phơi khô của con mực nang hay mực ván hoặc của con mực ống mực cơm nhưng chủ yếu là mực ngang hay mực ván vì mực cơm hay mực ống có mai nhỏ.Tên ô tặc vì theo sách cổ, con mực thích ăn thịt chim, thường giả chết nổi lên mặt nước, chim tưởng là xác chết bay sà xuống để mổ, bị nó lôi xuống biển ăn thịt, ăn thịt nhiều quạ do đó thành tên vì ô là quạ, tặc là giặc, cốt là xương, ý nói xương của giặc đối với quạ.
Tên hải phiêu tiêu vì vị thuốc giống tổ con bọ ngựa mà lại gặp ở ngoài bể (phiêu tiêu là tổ bọ ngựa).
Mô tả con vật
Ở nước ta có nhiều loại mực, mực ống, mực nang, mực cơm… Mực là một động vật sống ở vùng nước có độ mặn cao, vùng đáy có cát pha bùn, nhất là vùng đáy hình lòng chảo lõm xuống giữa 2 cồn cát.
Mực sống thành từng đàn ở tầng nước đáy, khi kiếm mồi mới nổi lên tầng nước trên.
Hầu hết khi bơi lội trong nước, mắt mực lồi ra, màu da luôn luôn thay đổi theo màu nước để dễ lẫn tránh và bắt mồi. Lúc nguy biết thì mực hơi giật lùi và phun mực ra, làm cho nước vùng đó đen lại kẻ địch hoa mắt rồi tìm cách lẩn trốn.
Mực rất thích ánh sáng và màu trắng, khi thấy ánh sáng mực tập trung rất đông. Mực rất thích ăn các loại trứng cá, tôm cá con và những động vật nhỏ khác trong nước.
Mùa khai thác mực là các tháng 3 - 9 là thời kỳ mực bơi vào gần bờ để sinh đẻ. Chủ yếu vào các tháng 4 - 6. Ngoài mai mực đánh bắt được người ta còn khai thác mai mực do mai các con mực to bị chết ở ngoài khơi, sóng gió thổi dạt vào bờ người ta vớt lấy.
Phân bố thu hái và chế biến
Miền biển nước ta nơi nào cũng có mực nhưng nhiều nhất là các tỉnh Khánh Hòa, Quảng Ninh, Hải Phòng (mực ngang). Tại Quảng Ninh, Hải Phòng, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa có nhiều mực ống.
Sau khi bắt mực về, mổ lấy thịt, thường người ta vứt bỏ mai đi, ta chỉ việc nhặt lấy, rửa sạch chất muối, phơi khô dùng. Khi dùng, cạo sạch vỏ cứng, tán nhỏ vót thành từng thỏi nhỏ.
Công dụng và liều dùng
Theo tài liệu cổ ô tặc cốt vị mặn tính ôn vào 2 kinh can và thận. Có tác dụng thông huyết mạch, khử hàn thấp, cầm máu. Dùng chữa thổ huyết máu cam đại trường hạ huyết phụ nữ băng huyết, xích bạch đới, kinh bế, mắt mờ. Những người âm hư, da nhiệt không dùng được.
Hiện nay ô tặc cốt là một vị thuốc đựơc dùng trong phạm vi nhân dân để chữa các bệnh:
Chữa bệnh đau dạ dày, thừa nước chua, loét dạ dày, chảy máu, ho lao lực, trẻ con chậm lớn, băng huyết.
Thuốc chữa mờ mắt, tai chảy mủ.
Dùng ngoài tán bột rắc lên vết thương để cầm máu.
Ngoài công dụng làm thuốc mai mực còn dùng để đánh cho sạch mặt kính bị bẩn vì mai mực làm sạch vết bẩn mà không làm sát kinh.
Ngày uống 4 - 6g dưới dạng thuốc bột hay thuốc viên.
(Theo Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam)
của GS. ĐỖ TẤT LỢI
Thuốc hay từ các loài hoa
Thứ Sáu, tháng 2 27, 2015
doanh nhan
No comments
Cúc vạn thọ: Hoa cúc vạn thọ rất được ưa chuộng và được trồng phổ biến ở Việt Nam dùng để trang trí sân vườn, làm cây cảnh, phục vụ cúng, lễ và trưng bày trong dịp Tết Nguyên đán. Ngoài ra vạn thọ còn có tác dụng xua đuổi côn trùng có hại, dùng lá để chữa bệnh nấc cụt.
Người phương Đông coi hoa cúc vạn thọ là hình ảnh trường sinh và cuộc sống vĩnh hằng. Theo kinh nghiệm dân gian, dùng hoa cúc vạn thọ, giã nát, trộn với ít đường, hấp chín, nghiền nát, chắt nước uống, có tác dụng chữa kiết lỵ. Nếu phối hợp với húng chanh, hoa đu đủ đực, đường phèn, hấp chín, chắt lấy nước uống có tác dụng chữa ho gà và viêm phế quản.
Hoa đào: Có vị đắng, tính bình, không độc và vào được ba đường kinh Tâm, Can và Vị. Vị thuốc này có công dụng lợi thủy, hoạt huyết, thông tiện, được người xưa dùng để chữa các chứng bệnh như thủy thũng, cước khí, đàm ẩm, tích trệ, đại tiểu tiện bất lợi, kinh bế, tâm phúc thống (đau vùng tim), mụn nhọt…
Hoa mai trắng: Cây hoa mai trắng (bạch mai hoa) còn gọi là mơ, lạp mai, bạch mai, lạp mộc, hương mai, hoàng lạp, tuyết lý hoa...
Theo y học hiện đại, hoa mai trắng có tác dụng thúc đẩy bài tiết dịch mật, ức chế một số loại vi khuẩn như coli, trực khuẩn lỵ, trực khuẩn thương hàn, phẩy khuẩn tả, trực khuẩn lao... Theo Đông y, hoa mai trắng vị ngọt hơi đắng, tính ấm, không độc, có công dụng giải thử sinh tân, khai vị tán uất, hóa đàm, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như sốt cao phiền khát, tức ngực, ho, hầu họng sưng đau, bỏng, lao hạch, chán ăn, chóng mặt, viêm đường hô hấp, giúp long đờm.
Hoa hồng: Có nhiều loại hoa hồng nhưng Đông y thường sử dụng hồng đỏ (mai khôi hoa) và trắng (hồng bạch) để làm thuốc. Hoa hồng là một vị thuốc thơm mát, không độc. Để làm thuốc người ta thường hái những đoá hoa mới nở. Khi hái hoa về, bỏ đài, cuống, phơi trong bóng râm cho khô rồi cất vào lọ kín, không phơi nắng để khỏi tan hương vị của hoa.
Theo y học cổ truyền, hoa hồng có vị ngọt, tính ấm, tác dụng hoạt huyết, điều kinh, tiêu viêm, tiêu sưng. Hoa hồng đỏ (mai khôi hoa) dùng làm huyết mạch lưu thông, chữa kinh nguyệt không đều, đau ở vùng bụng dưới, vết sưng tấy, đinh nhọt và viêm mủ da, bệnh bạch cầu. Hoa hồng trắng chứa nhiều vitamin, đường, tinh dầu, dùng chữa ho trẻ em rất công hiệu, ngoài ra còn có tác dụng nhuận tràng.
Hoa đỗ quyên: Đỗ quyên còn có tên là sơn thạch lựu, ánh sơn hồng, mãn sơn hồng, báo xuân hoa, thanh minh hoa, sơn trà hoa... Hoa đỗ quyên vị chua ngọt, tính ấm, có công dụng hòa huyết, trừ đàm, làm hết ngứa, được dùng để chữa các chứng viêm khí phế quản, nôn ra máu, viêm dạ dày và đặc biệt là bệnh ở phụ nữ...
Bác sĩ Hoài Hương
Thuốc an thần từ cây chùm bao
Thứ Sáu, tháng 2 27, 2015
doanh nhan
No comments
Cây chùm bao còn có các tên gọi khác như lạc tiên, hồng tiên, dây nhãn lòng, dây lưới, mắm nêm, dây bầu đường, mỏ pỉ, quánh mon (Tày), co hồng tiên (Thái), tây phiên liên. Cây mọc tự nhiên ở ven rừng, đồi núi. Thân mềm dạng dây leo, có lông mềm dài 1,5 mm, lá hình tim, mọc so le, có 3 thùy, hoa đơn độc 5 cánh màu trắng, già chuyển màu tím nhạt. Quả hình trứng, bọc bởi lớp vỏ lưới (áo ngoài), chín rất thơm, ăn được.
Theo y học cổ truyền, để làm thuốc, người ta thu hái các bộ phận trên mặt đất của cây chùm bao, rửa sạch, phơi khô, cắt đoạn 3 - 5cm. Trước khi dùng sao hơi vàng, dùng dần. Chùm bao đặc trị chứng mất ngủ, ngủ hay mơ, phụ nữ hành kinh sớm. Được chiết xuất hoạt chất chế tác dược phẩm an thần giúp chống stress dành cho người lao động trí óc luôn căng thẳng thần kinh, dẫn đến hậu quả suy nhược tim mạch, cơ thể.
Chùm bao, vị thuốc an thần đặc trị chứng mất ngủ.
Một số bài thuốc từ chùm bao:
Bài 1: Chùm bao nấu thành cao lỏng với tỷ lệ 1 phần chùm bao 1 phần nước, pha thêm chút đường cho dễ uống, ngày 2 - 3 lần, mỗi lần 50 - 100ml, sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ. Cũng có thể phối hợp với một số dược liệu an thần khác như lá vông, lá dâu, lá sen, mỗi loại 20g, tâm sen 4g. Sắc uống ngày một thang. Uống 2 - 3 tuần, tới khi các triệu chứng thuyên giảm.
Bài 2: Thu hái quả, rửa sạch, bổ đôi, nạo hết ruột, ép và lọc lấy dịch quả, thêm ít nước đun sôi để nguội và chút mật ong hoặc đường đủ ngọt để uống. Dịch quả chùm bao thơm, ngon, bổ, mát; thích hợp cho giải nhiệt mùa hè. Hoặc hái phần ngọn và lá non của lạc tiên mỗi lần khoảng 100 - 200g nấu canh ăn giúp ngủ ngon.
Cũng có thể thu hoạch chùm bao mọc hoang ở hàng rào, lùm bụi cây khắp đồng ruộng, vườn cây. Đem về phơi khô (cả rễ, dây, lá, quả), thái dài 3cm, sao khử thổ, tán nhuyễn thành dạng bột, pha thêm vào một chén nước cốt trà đen đậm (khoảng 5 kg/chùm bao), vo viên tròn cỡ ngón tay út. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 5 viên, liên tục trong 60 - 90 ngày trị mất ngủ.
Bài 3: Chùm bao tươi (cả lá, dây, quả) 300g, phơi 2 nắng (hoặc sao khử thổ vừa vàng), 200g râu ngô vừa ngậm sữa rửa sạch, 100g rau má (sao khử thổ vừa héo), sắc chung với 500ml nước có pha 1/4 muỗng muối hạt, còn lại 200ml nước, uống 2 lần/ngày trưa, tối. Liên tục 7 ngày có tác dụng an thần, chống mệt mỏi.
Bài 4: 500g chùm bao (cả rễ, dây lá, quả non), 300g hoa thiên lý, 100g lá mướp đắng non. Tất cả sao khử thổ, tán nhuyễn dạng bột, cho thêm 50g đậu xanh (để cả vỏ), rang chín, tán nhuyễn. Mỗi ngày pha 3 muỗng canh vào 100ml nước sôi để nguội, uống mỗi khi khát. Công dụng: Trị khó ngủ, đau nhức ở người cao tuổi, phụ nữ hành kinh sớm hoặc phụ nữ sau mãn kinh. 10 ngày là một liệu trình.
Bài 5: Hạt sen 12g, lá tre 10g, cỏ mọc 15g, lá dâu 10g, chùm bao 20g, vông nem 12g, cam thảo 6g, xương bồ 6g, táo nhân sao 10g. Ðổ 600ml nước, sắc còn 200ml nước, uống ngày 1 thang.
Bác sĩ Thu Vân
Cây canh châu
Thứ Sáu, tháng 2 27, 2015
doanh nhan
No comments
Cây canh châu còn có tên là chanh châu, quanh châu. Là loại cây nhỏ có cành nhiều, các nhánh có gai. Lá hình trái xoan hay bầu dục, tròn hay gần tròn ở gốc, có mũi, hơi có răng. Hoa xếp từng nhóm bông ở nách lá hay ở ngọn. Quả hình cầu, màu đen, kèm theo vòi nhuỵ và các lá đài tồn tại. Hạt lồi ở mặt lưng, có vỏ ngoài nhẵn, bóng, màu xám. Mùa ra hoa tháng 7 - 10, kết quả tháng 12 - 3. Cây thường mọc ven rừng, dọc theo bờ suối nơi ẩm, xen với các loại cây bụi khác. Ngày nay, nhiều người trồng quanh vườn làm hàng rào. Tại nhiều nơi trẻ em thường lấy quả để ăn, quả có vị chua hơi ngọt. Lá non nấu canh ăn được. Vào mùa hè, bà con thường lấy lá dùng riêng hoặc phối hợp với lá vối làm nước uống thay trà, vừa giải khát, vừa phòng bệnh sởi.
Bộ phận dùng làm thuốc là lá, cành và rễ. Người ta thường thu hái lá tươi hoặc lấy cành lá vào mùa xuân hạ; thu hái rễ vào mùa thu đông đem phơi hay sấy khô để dùng dần.
Một số bài thuốc thường dùng
Bài 1: Hỗ trợ điều trị sởi: Cành và lá canh châu 20g, tầm gửi cây khế 18g, sắn dây 12g, cam thảo dây, hương nhu, hoắc hương mỗi vị 8g. Tất cả các vị rửa sạch, cho vào ấm đổ 400ml nước, sắc nhỏ lửa còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày. Dùng liền 5 ngày. Ngoài ra lấy lá canh châu nấu nước tắm hàng ngày.
Để thúc sởi mọc nhanh có thể dùng bài thuốc: Rễ canh châu 30g (hoặc lá 40g) thái mỏng, với 500ml nước, sắc nhỏ lửa còn 300ml chia làm 3 lần, uống trong ngày.
Bài 2: Chữa vết thương chảy máu (nông, hẹp): Lá canh châu, lá đuôi tôm mỗi vị 1 nắm nhỏ 20g, đinh hương 1 nụ, tất cả rửa sạch, để ráo nước giã nhỏ đắp vào vết thương, 2 - 3 ngày liền miệng thì thôi.
Bài 3: Chữa ngứa rôm sảy, mụn nhọt do nóng mới mọc: Cành, lá canh châu 24g, hạ khô thảo, rễ cỏ xước, bồ công anh mỗi vị 20g, lá đơn đỏ 10g. Tất cả các vị rửa sạch, cho vào ấm đổ 750ml nước, sắc nhỏ lửa còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày. Dùng liền 5 ngày.
Bài 4: Chữa ghẻ nước: Lấy cành lá 1 nắm to, đổ ngập nước nấu cô đặc ngâm rửa vết thương sẽ hiệu nghiệm.
Kiêng kỵ: Người tỳ vị hư hàn, đại tiện lỏng, không dùng đơn thuốc canh châu bằng đường uống.
Lương y Hữu Đức
Húng quế giúp giảm stress hiệu quả
Thứ Sáu, tháng 2 27, 2015
doanh nhan
No comments
Rau húng quế là loại rau thơm được trồng phổ biến tại nhiều gia đình. Loại rau thơm này còn được xem như một loại cây linh thiêng trong lịch sử và thần thoại Ấn Độ. Bên cạnh ý nghĩa cầu xin cho mùa màng bội thu, người ta còn thường xuyên cho rễ và lá húng quế vào nhiều loại thuốc sắc khác nhau.
Húng quế được cho là mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, từ việc làm đẹp da cho đến trị sỏi thận, nó có công dụng như một loại thuốc bổ giúp tăng cường sức khỏe cho cơ thể. Hàng nghìn năm nay, loại rau này được dùng như thảo dược giúp làm giảm các triệu chứng của cảm lạnh và bệnh cúm, hỗ trợ hệ thống hô hấp, giảm sốt và tăng cường sức khỏe tổng thể.
Y văn Ấn Độ ghi nhận lịch sử về loại cây linh thiêng này được sử dụng như một trong những thảo dược chính trong các phương thuốc Ayuvedic của người Ấn Độ từ thời cổ xưa. Nó nổi tiếng với những đặc tính giúp tăng cường sức khỏe và phòng chống bệnh tật. Ngày nay, húng quế cũng được chứng minh có tác dụng "xoa dịu", là loại thảo dược tuyệt vời để chống lại stress.
Các nghiên cứu cho thấy rau húng quế được dùng để duy trì hàm lượng cortisol của cơ thể ở mức bình thường, từ đó làm giảm bớt căng thẳng, hỗ trợ chống lại những hậu quả tiêu cực do căng thẳng gây ra cho não. Hơn nữa, lá húng quế giàu chất chống oxy hóa có tác dụng làm giảm căng thẳng bằng cách trung hòa các gốc tự do.
Nhờ những đặc tính nổi trội của loại thảo mộc lành tính mang lại lợi ích toàn diện, các thành phần trong rau húng quế giúp xoa dịu các dây thần kinh và điều chỉnh hệ tuần hoàn. Những dưỡng chất cực kỳ quan trọng này đồng thời làm chậm quá trình lão hóa và bảo vệ cơ thể khỏi những hậu quả do căng thẳng gây nên.
Các nhà khoa học khuyên mỗi người nên nhai khoảng 10 đến 12 lá húng quế hai lần trong ngày để chống lại căng thẳng một cách tự nhiên. Uống trà húng quế đều đặn sẽ giúp giảm bớt căng thẳng trong cuộc sống. "Thay vì uống thuốc an thần với nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe về lâu dài, bạn hãy thử dùng thảo dược như húng quế để chống lại căng thẳng. Đây là cách an toàn nhất và thảo dược không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào".
Thanh Hiền
Món ăn, bài thuốc từ đậu tương
Thứ Sáu, tháng 2 27, 2015
doanh nhan
No comments
Theo Đông y, đậu tương có vị ngọt tính bình, có tác dụng kiện tỳ khoan trung, nhuận táo tiêu thủy. Ngoài giá trị dinh dưỡng cao thì đậu tương còn có giá trị phòng và chữa bệnh như giảm cholesterol máu, hạ huyết áp, phòng ngừa cục máu đông, trị cam tích tả lỵ, bụng trướng, dịch hạch, giải độc, lợi đại trường, tiêu thủy trướng…
Một số món ăn, bài thuốc từ đậu tương:
Bài 1: Trị chứng dạ dày tích nhiệt, nóng trong bụng, xót ruột, tâm trạng bồn chồn không yên: Đậu tương 500g, tiết lợn sống 300g. Đậu tương sơ chế, ngâm nước cho mềm, tiết lợn luộc chín vớt ra thái miếng vừa ăn để riêng, cho đậu tương vào nước luộc tiết ninh nhừ, kế tiếp cho tiết vào đun sôi nêm gia vị vừa ăn. Bắc ra để ăn nguội trong ngày. Ăn liên tục 7 - 10 ngày.
Bài 2: Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp, béo phì thể thấp trệ, mỡ máu cao, suy nhược cơ thể: Đậu tương 250g, đậu phụ 200g, nấm hương 10g, gia vị vừa đủ. Đậu tương sơ chế ngâm nước cho mềm, chế nước đủ dùng đem ninh nhừ, nấm làm sạch, đậu thái miếng vừa ăn. Khi đậu tương nhừ cho tiếp nấm và đậu phụ vào đun sôi nhẹ nêm gia vị bắc ra ăn trong ngày. Ăn liên tục 2 - 3 liệu trình, nghỉ 7 - 10 ngày ăn tiếp, mỗi liệu trình 10 - 15 ngày.
Bài 3: Đậu phụ 200g, giá đậu tương 250g, mộc nhĩ 20g, gia vị đủ dùng. Tất cả đem nấu canh hoặc xào ăn trong ngày, ăn liên tục 10 - 15 ngày. Món ăn thích hợp với người ăn kiêng giảm cân, người đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn lipit máu…
Bài 4: Giúp giảm độ khô nám, cải thiện sắc tố da ở người da đồi mồi: Giá đậu tương 500g phơi khô, sao vàng tán mịn. Ngày uống 3 lần mỗi lần một thìa cà phê, uống vào lúc đói, lấy rượu trắng chiêu thuốc, dùng liên tục trong 3 - 5 tháng.
Bài 5: Đậu phụ 100g, nấm hương 100g, mộc nhĩ 100, măng tươi 10g, gia vị đủ dùng. Nấu canh ăn hằng ngày, có thể ăn kéo dài. Bài thuốc có tác dụng nâng cao miễn dịch làm giảm thiểu tác dụng ở bệnh nhân sử dụng thuốc kéo dài hoặc tác dụng phụ của hóa trị liệu, giúp người bệnh nâng cao đề kháng.
Lưu ý: Nếu dùng đậu tương đơn thuần kéo dài không nên dùng liều cao, nếu ăn quá nhiều sinh nghẽn khí, sinh đàm, gây ho, làm nặng người, mặt vàng. Không dùng đồng thời với thịt lợn, dê và cá.
Bác sĩ Thanh Lan
Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp với cây câu đằng
Thứ Sáu, tháng 2 27, 2015
doanh nhan
No comments
Theo y học cổ truyền câu đằng có vị ngọt, tính hàn, đi vào các kinh Can và Tâm bào. Có công năng thanh nhiệt, bình can, trấn kinh, trừ nội phong, chống co thắt. Chủ trị trẻ em bị hàn nhiệt, kinh giãn, trị nhức đầu hoa mắt ở người lớn.
Cây câu đằng hay còn gọi là dây móc câu, dây dang quéo, móc ớ, vuốt, co nam kho (Thái), pước cậu, nam lập câu (Tày), ghím tỉu (Dao). Là loại dây leo, thường mọc ở nơi mát. Lá mọc đối có cuống, hình trứng đầu nhọn, mặt dưới lá như có phấn, ở mặt lá có gai mọc cong xuống trông giống như lưỡi câu nên gọi là móc câu. Hoa nhỏ hình cầu nở vào mùa hạ, có màu vàng trắng.
Cây mọc hoang nhiều ở các tỉnh miền núi nước ta. Bộ phận được sử dụng làm thuốc là phần đốt thân có móc câu (loại đốt có 1 móc câu hay loại có 2 móc câu tốt hơn) cắt nhỏ phơi hay sấy khô. Cây thường được thu hoạch vào mùa xuân hoặc mùa thu. Ở nhiều nơi nhân dân còn dùng móc câu để ăn trầu.
Một số bài thuốc thường dùng:
- Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp:
Bài 1: Câu đằng 10g, xuyên khung 5g, cam thảo 2g, quế chi 3g. Đổ 3 bát nước sắc còn lại 1 bát chia 3 lần uống trong ngày. 10 ngày một liệu trình.
Bài 2: Câu đằng 10g, lá dâu, cúc hoa vàng, hạ khô thảo, thảo quyết minh mỗi vị 8g, sao vàng. Đổ 500ml nước sắc còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày. Dùng liền 10 ngày.
Bài 3: Câu đằng, ích mẫu, dạ đằng giao, bạch linh mỗi vị 12g, thạch quyết minh, tang ký sinh mỗi vị 20g, thiên ma, chi tử, hoàng cầm, ngưu tất mỗi vị 8g, Tất cả rửa sạch đổ 800ml nước sắc còn 300ml, chia 3 lần uống trong ngày. Dùng liền 10 ngày.
- Hỗ trợ chữa trúng phong, liệt thần kinh mặt: Câu đằng 12g, dây hà thủ ô tươi 24g. Sắc uống trong ngày. Khi sắc hà thủ ô gần được mới cho câu đằng vào để cho sôi 1 - 2 phút, trào lên là được.
- Chữa nghiến răng: Câu đằng 10g, kim ngân hoa 9g, cúc hoa vàng, địa long mỗi vị 6g, bạc hà 3. Tất cả sắc với 200ml nước còn 50 ml, uống làm 1 lần trong ngày.
Để bài thuốc hiệu quả còn tùy thuộc vào thể trạng của từng người các vị thuốc có thể gia giảm nên người bệnh cần được bắt mạch cụ thể.
Bác sĩ Trần Thị Hải
Bài thuốc từ cây é
Thứ Sáu, tháng 2 27, 2015
doanh nhan
No comments
Cây é còn có gọi là hương thảo, tiến thực, húng lông, húng quế lông… Là một loài cây nhỏ sống hàng năm, thân phân nhánh ngay từ gốc tạo thành cây bụi cao từ 0,5 - 1m, thân vuông màu lục nhạt có lông thưa. Lá mọc đơn đối chéo chữ thập có hình bầu dục, dài 5 - 6cm, rộng 2 - 3cm, gốc tròn, đầu nhọn, mép khía răng, hai mặt đều có lông ở gân, vò ra thấy có mùi thơm của sả.
Bộ phận dùng làm thuốc là cành và lá và hạt. Thân và lá thu hái khi cây chưa có hoa hoặc có ít nụ hoa; hạt lấy ở những quả già và tinh dầu cất từ lá. Thân và lá é có vị cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng phát hãn, giải biểu, khu phong, lợi thấp, tán ứ, chỉ thống… Dân gian hay dùng để làm mát và nhuận cơ thể bằng cách làm thức uống giải khát để trừ các bệnh nhiệt trong mùa hè như an thần, chống stress, nhuận tràng, dịu thần kinh, cải thiện mỡ máu, góp phần quan trọng làm giảm nguy cơ các loại bệnh tim mạch, tăng huyết áp.
Cây é và tinh dầu é có tác dụng thanh nhiệt, thông tiện.
Theo Đông y, hạt é có tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, lợi cổ họng, giải nhiệt, thông tiện, thường dùng chữa ho khan, cổ họng sưng đau, nôn ra máu, đi cầu ra máu, nhức răng...
Một số bài thuốc từ cây é:
Chữa đau bụng, trướng bụng, ăn không tiêu, nôn mửa: Cành lá é phơi khô, cắt nhỏ, 10-20g, hãm nước uống trong ngày. Dùng 3 - 5 ngày.
Chữa táo bón: Hạt é (5 - 10g), ngâm vào 100ml nước ấm đến khi bên ngoài hạt có một lớp nhầy màu trắng bao quanh rất nhớt. Thêm đường, khuấy đều để uống.
Chữa cảm, cúm, sốt, đau đầu: Lá é để tươi (20 - 30g), dùng riêng hoặc phối hợp với nhiều loại lá thơm khác như lá bưởi, lá chanh, cúc tần, hương nhu…, mỗi thứ 10g, nấu nước xông cho ra mồ hôi.
Chữa viêm lợi, chảy máu chân răng, tưa lưỡi: Lá é tươi rửa sạch, ép cùng với lớp vỏ lụa ở mặt trong vỏ cây sổ (lượng mỗi thứ 30g). Ngậm nhiều lần trong ngày.
Hỗ trợ điều trị viêm thận, viêm bàng quang, đái rắt, đái buốt: Tinh dầu é (3 - 6 giọt), pha với sirô và nước thành nhũ tương, uống trong ngày.
Lưu ý: Các thầy thuốc cũng khuyến cáo: Chỉ dùng hạt é ít nhất một giờ trước hoặc sau khi dùng các loại thuốc uống khác, không dùng loại hạt này trong vòng một tuần trước khi sắp phẫu thuật. Ngoài ra, do hạt é khô có tính hút nước mạnh, nên nếu dùng không đủ nước, hạt é có thể trương nở gây tắc ruột và hạt é có tính nhuận trường cao, phụ nữ có thai không nên dùng...
Bác sĩ Hoài Hương
Hoa hướng dương: món ăn - bài thuốc vào dịp Tết
Thứ Sáu, tháng 2 27, 2015
doanh nhan
No comments
Những ngày chuẩn bị Tết cổ truyền, ngoài mứt, trái cây, người ta còn có thú chưng hoa: Mai, Anh đào... và cả Hướng dương. Ngoài việc chưng cho đẹp những Tết, toàn cây Hướng dương còn được tận dụng làm thuốc khá tốt.
Lá hướng dương
Lá hướng dương thường dùng để trị cao huyết áp.
- Trị sốt và ức chế tụ khuẩn vàng: dùng 20 - 40g lá hướng dương, sắc uống.
- Trị cao huyết áp: dùng 30g lá hướng dương khô hoặc 60g lá hướng dương tươi, 30g thổ ngưu tất sắc nước uống thay trà.
Lõi thân và cành cây hướng dương
Lõi cành cây hướng dương có tác dụng trị chứng tiểu ra máu, sỏi đường tiết niệu, tiểu tiện không thông...
Trị ho gà: dùng 15 - 30g lõi thân và cành cây hướng dương giã nát hãm nước sôi, thêm đường trắng uống trong ngày.
Trị viêm phế quản mạn tính: lõi cành hướng dương lượng vừa đủ, rửa sạch, giã nát, cho thêm chút nước lọc rồi ép lấy nước uống (có thể pha thêm một ít đường) hoặc sắc uống.
Trị viêm phế quản mạn tính: đài hoa hướng dương 1 - 2 cái, sắc uống với một chút đường phèn.
Trị hen suyễn: đài hoa hướng dương tươi 30 - 60g, sắc kỹ rồi bỏ bã, cho thêm chút đường phèn, chia uống 2 lần trong ngày.
Trị hen suyễn: cành hướng dương lượng vừa đủ, sắc uống khi đói.
Trị hen suyễn: cành hướng dương 15g, cam thảo 6g, sắc uống.
Trị sỏi thận, sỏi đường tiết niệu: dùng khoảng 1m lõi thân cây hướng dương cắt khúc, sắc nước uống ngày 1 thang, dùng liên tục trong 1 tuần.
Trị sỏi thận, sỏi đường tiết niệu: dùng khoảng 60cm lõi thân và cành hướng dương, 60g rễ rau cần cạn, sắc uống ngày 1 thang, liên tục trong nhiều ngày.
Trị viêm đường tiết niệu và sỏi tiết niệu: lõi cành hướng dương 15g sắc uống.
Trị táo bón: lấy lõi cành hoa hướng dương sấy khô, đốt thành than rồi tán bột, mỗi ngày uống chừng 6g với nước ấm.
Hoa hướng dương
Theo Đông y, hoa hướng dương vị ngọt, tính ấm, không độc, có công dụng trừ phong, minh mục (làm sáng mắt). Thường dùng để trị các chứng bệnh như đầu choáng mắt hoa, phù mặt, nặng mặt, đau răng...
Trị đầu đau: đài hoa hướng dương 30 - 60g sắc uống.
Trị đau đầu, ù tai, đau răng, đau gan, đau bụng, đau khớp, viêm vú và tăng huyết áp: dùng 30 - 90g cụm hoa hướng dương sắc uống.
Trị hoa mắt chóng mặt: đài hoa hướng dương 30 - 60g, sắc uống hoặc lấy dịch chiết luộc với 2 quả trứng gà ăn. Cũng dùng hoa hướng dương tươi 60g hầm với thịt gà ăn.
Trị hen suyễn: cánh hoa hướng dương phơi khô trong bóng râm, thái nhỏ thành sợi rồi quấn thành điếu hút như hút thuốc lá.
Trị hen suyễn: hoa hướng dương 12g rửa sạch, giã nát, hòa thêm chút đường phèn rồi uống.
Trị viêm loét âm đạo: dùng 60g hoa hướng dương khô sắc lấy nước ngâm, rửa âm đạo hàng ngày.
Trị bỏng (nước sôi, bỏng lửa): hoa và lá hướng dương sấy khô, tán bột mịn, trộn với dầu thực vật bôi lên vùng da bị bỏng lửa rất tốt.
Trị ban sởi mà sởi mọc chậm: dùng lượng hoa hướng dương vừa đủ sắc lấy nước, để nguội bớt rồi lấy khăn tẩm, chườm suốt dọc cột sống và vùng bụng ngực cho đến khi ban sởi nổi đều thì thôi.
Trị hành kinh đau bụng: dùng 40 - 50g hoa hướng dương nấu nước, gia thêm ít đường, uống trong ngày.
Trị hành kinh đau bụng: hạt hướng dương 20 - 30g, sơn tra 30g đem sao đen tán nhuyễn, rồi hãm với nước sôi, cho thêm vào ít đường để dùng trong ngày. Nên dùng trước chu kỳ kinh vài ngày (độ 2 - 3 ngày), dùng liên tiếp 3 - 4 chu kỳ, nhiều người cho kết quả tốt.
Trị bế kinh, tắt kinh: lấy 100 - 200g móng heo đem sao cho phồng lên, rồi nấu chung với 20 - 30g cành hướng dương, để dùng trong ngày.
Trị tai ù do thận hư: đài hoa hướng dương 15g, hà thủ ô 6g, thục địa 9g, sắc uống.
Trị viêm loét dạ dày tá tràng: đài hoa hướng dương 60g, sắc uống hoặc đem hầm với dạ dày heo 1 cái làm canh ăn.
Trị xuất huyết dạ dày: đài hoa hướng dương 1 cái, sắc uống.
Trị viêm đường tiết niệu và sỏi tiết niệu: đài hoa hướng dương 1 cái sắc uống.
Hạt hướng dương
Một hoa hướng dương có thể cho đến hơn 1.000 hạt. Ngày nay, hướng dương được trồng rộng rãi ở nhiều quốc gia và dầu hướng dương (làm từ hạt) đã trở thành một trong những loại dầu được sử dụng phổ biến trên toàn thế giới. Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về tác dụng của hạt hướng dương.
Theo Đông y, hạt hướng dương có vị ngọt, tính bình, không độc, có tác dụng an thần, chữa tinh thần uất ức, thần kinh suy nhược, chán ăn, đau đầu do suy nhược, đi lỵ ra máu, sởi không mọc được.
Trong Đông y, hạt hướng dương được sử dụng như một liệu pháp thảo dược điều trị cho chứng rối loạn gan và loét dạ dày. Hạt hướng dương cũng phòng ngừa viêm khớp, bệnh tim và nhiều bệnh khác.
Trong hạt hướng dương, nhiều nhất là vitamin E, không chỉ giúp cho việc làm đẹp mà còn ngăn ngừa tiến trình lão hóa. Các thành phần trong loại hạt này có thể thúc đẩy quá trình tái sinh tế bào, bước đầu thu được hiệu quả trong trị liệu thần kinh suy nhược, mất ngủ...
Hạt hướng dương có giá trị dinh dưỡng khá cao, chứa dầu béo, protein, caroten, canxi, sắt, phospho và nhiều loại vitamin. Việc mỗi ngày ăn một nắm hạt hướng dương sẽ giúp tăng cường trí nhớ, ngăn ngừa lão hóa, giúp bạn kéo dài sức khỏe và tuổi thanh xuân.
Hạt hướng dương góp phần phòng ngừa các bệnh mỡ trong máu cao nhờ tác dụng làm giảm cholesterol. Trên động vật thí nghiệm, nó giúp tăng cường miễn dịch để chống trực khuẩn lao. Hạt hướng dương có thể sử dụng để trị một số bệnh như giun kim (ăn hạt sống), kiết lỵ ra máu, đau đầu do suy nhược.
Lượng magie trong hạt hướng dương cũng khá cao. Ngoài việc giúp giảm huyết áp, magie còn có thể làm giảm mức độ tiến triển nặng của bệnh suyễn, phòng ngừa chứng đau nửa đầu, giảm nguy cơ đau tim, đột quỵ.
Selen trong hạt hướng dương là khoáng chất có thể giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh ung thư nhờ vào việc ngăn chặn phản ứng hóa học tạo ra các gốc tự do có thể dẫn đến ung thư, ức chế sự phát triển của khối u, đồng thời làm chậm tiến triển ung thư ở những người đang mắc bệnh.
Tăng sức khỏe tim mạch: ăn hạt hướng dương cũng có lợi cho chức năng hoạt động bình thường của hệ thống tim mạch. Chất beatine có trong hạt hướng dương giúp hạn chế sự sản xuất của homocysteine - một amino acid sulfuric chịu trách nhiệm phát triển các vấn đề như huyết khối tĩnh mạch hoặc động mạch, bệnh mạch vành... Nó cũng chứa arginine - một acid amin đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố các mạch máu và động mạch của cơ thể.
Trị đau đầu, váng đầu: lấy hạt hướng dương đã bỏ vỏ chừng 30 - 40g, gà mái 1 con làm sạch, bỏ ruột hầm cùng hạt hướng dương. Ăn thịt gà và hạt hướng dương, uống nước.
Trị kiết lỵ ra máu: lấy hạt hướng dương đã bỏ vỏ 30g, đổ nước đun sôi hãm trong một giờ sau cho đường phèn vào uống.
Trị giun kim: hạt hướng dương sống, mỗi ngày cần ăn sống bỏ vỏ một nắm (không ăn hạt hướng dương đã chín vì sẽ kém hiệu quả).
Vỏ hạt hướng dương
Trị cao huyết áp: hạt hướng dương bỏ vỏ sao qua, tán bột, mỗi ngày uống 6g trước khi đi ngủ.
Trị tai ù do thận hư: vỏ hạt hướng dương 9 - 15g sắc uống.
Rễ cây hướng dương
Rễ hướng dương có công dụng chữa các chứng đau ngực sườn, đau do viêm loét dạ dày, tá tràng, đại tiểu tiện không thông thoáng, tổn thương do trật đả...
Trị huyết áp cao: rễ hướng dương 60g, thái vụn, sắc uống.
Trị viêm loét dạ dày tá tràng: rễ hướng dương sấy khô, tán bột, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 6g.
Hoặc dùng rễ hướng dương 15g, tiểu hồi hương 9g, sắc uống.
Trị đau tức vùng thượng vị, ăn không tiêu: dùng rễ cây hoa hướng dương, tiểu hồi hương, hạt mùi, mỗi vị 6 - 10g, sắc nước uống.
Trị táo bón: dùng rễ cây hoa hướng dưỡng giã nát, lọc lấy nước cốt, hòa với mật ong. Mỗi lần uống 15 - 30g, ngày uống 2 - 3 lần.
Trị tinh hoàn sưng đau: dùng 30g rễ cây hoa hướng dương sắc với đường đỏ uống.
Trị viêm đường tiết niệu và sỏi tiết niệu: rễ hướng dương tươi 30g sắc uống.
Trị phù thũng, tiểu tiện không thông: rễ hướng dương 15g, vỏ bí đao 30g, sắc uống hằng ngày.
Lưu ý: phụ nữ có thai không được dùng các vị thuốc lấy từ cây hoa hướng dương vì có thể gây sảy thai.
Lương y HOÀNG DUY TÂN