This is featured post 1 title
Replace these every slider sentences with your featured post descriptions.Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these with your own descriptions.
This is featured post 2 title
Replace these every slider sentences with your featured post descriptions.Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these with your own descriptions.
This is featured post 3 title
Replace these every slider sentences with your featured post descriptions.Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these with your own descriptions.
Thứ Ba, 19 tháng 5, 2015
Trị ho do lạnh, ngủ không yên với cây hồ đào
Thứ Ba, tháng 5 19, 2015
doanh nhan
1 comment
Theo y học cổ truyền, nhân hồ đào vị ngọt, tính ấm, bổ thận, cố tinh, nhuận phế, định suyễn, nhuận tràng, trị thận hư ho suyễn, eo lưng đau, chân yếu, dương nuy, di tinh, đại tiện táo, bí tiểu luôn. Vỏ cách vị đắng, tính bình, bổ thận, sáp tinh, trị thận hư di tinh, hoạt tinh, đái dầm. Vỏ ngoài quả và cành lá vị đắng, tính bình, trị sưng hết ngứa sần, ngứa da trâu (ngưu bì tiên), ghẻ ngứa.
Cây hồ đào ta gọi là cây óc chó, có tên trong vị thuốc Đông y gọi hồ đào nhục, hạch đào. Cây được trồng ở một số vùng biên giới như Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng. Là loại cây sống lâu năm, có thể cao tới 20m, lá kép lông chim lẻ, thường có từ 7 - 9 lá chét, mép nguyên, không cuống, hình trứng thuôn, khi vò ra có mùi hăng đặc biệt. Hoa đơn tính cùng gốc họp thành đuôi sóc. Quả hạch, bọc trong một lớp vỏ nạc, khi chín không nứt, hạch rất cứng màu vàng, trong có chứa hạt rất nhiều dầu. Bộ phận dùng: nhân, vỏ ngoài quả, lá cành, hạt.
Nếu dùng lá thì hái suốt mùa hè, tốt nhất vào tháng 6 - 7, chọn lá xanh phơi khô có màu lục, mùi thơm và đắng chát. Dùng nhân thì thu hái vào tháng 9 - 10, hái quả chín về bọc lấy vỏ ngoài phơi khô dùng. Hạch gồm nhân và vỏ cứng, phơi khô gọi hồ đào, hạch đào, lấy quả hạch, đập lấy nhân phơi khô gọi hồ đào nhân.
Cây và quả hồ đào.
Một số bài thuốc thường dùng
Bổ huyết, mạnh gân cốt, nhuận cơ thể: Hồ đào nhục 160g, bột bổ cốt chỉ 160g, đỗ trọng 160g, tỳ giải 160g. Tán nhỏ hoàn viên bằng hạt ngô. Mỗi lần uống 20 viên lúc đói với nước đun sôi để nguội, dùng 15 ngày một liệu trình.
Tác dụng chắc răng, đen tóc: Hồ đào nhân sao qua, xuyên bối mẫu mỗi vị 160g. Tán nhỏ dùng hằng ngày 10g với nước ấm, dùng liền 2 tuần.
Bổ thận: Hồ đào cả vỏ 30 quả, thanh diêm 40g, bổ cốt chỉ, đỗ trọng mỗi vị 160g đem tẩm rượu sao, tỏi to 160g trộn nước gừng sao qua. Tất cả nghiền nhỏ rồi nhào thành cao cho ít mật viên như quả táo ta. Ngày uống 1 viên vào lúc đói với nước muối nhạt.15 ngày 1 liệu trình .
Trị cảm phong hàn người nóng không mồ hôi, đau đầu: Hồ đào nhục, trà búp, hành, gừng sống, mỗi vị 15g giã dập. Tất cả cho vào ấm đổ 500ml nước, sắc nhỏ lửa còn 250ml nước nước uống, đắp chăn ra mồ hôi là khỏi.
Trị ho do lạnh, ngủ không yên: Hồ đào nhục bỏ vỏ 40g, gừng sống 40g, hạnh nhân (bỏ vỏ, đầu nhọn) 40g. Nấu cô thành cao cho mật ong hoàn viên như quả táo ta. Mỗi lần nhai 1 viên, uống với nước gừng.
Trị đái buốt, đái rắt do nóng: Hồ đào nhục 100g, gạo 100g. Gạo tẻ ngâm cho nở đem nấu cháo ăn, ăn liên tục từ 5-7 ngày.
Do cơ địa khác nhau nên các vị thuốc có thể gia giảm cho phù hợp vì vậy khi áp dụng cần có sự tư vấn của thầy thuốc.
Bác sĩ Trần Thị Hải
Vị thuốc đa năng từ cây xấu hổ
Thứ Ba, tháng 5 19, 2015
doanh nhan
No comments
Cây xấu hổ thường mọc hoang ở vùng trung du và miền núi. Toàn cây có gai sắc. Cây mọc riêng hoặc dựa vào cây khác thành một mảng um tùm. Cây còn có tên khác là cây thẹn, cây trinh nữ. Khi thu hái xong, mang về thái nhỏ, phơi khô để dùng dần.
Đau lưng.
Theo Đông y, cây xấu hổ có tác dụng trừ phong thấp, bổ tâm an thần, chống viêm, chống sởi... Đặc biệt, cây xấu hổ dùng có hiệu quả nhất trong trị bệnh về thận, tiết niệu và phong tê thấp. Sau đây là một số bài thuốc trị bệnh có cây xấu hổ:
Trị đau mỏi lưng, tiểu buốt, tiểu dắt: xấu hổ, thủy long, biển súc, cây cối xay mỗi vị 20g; thương nhĩ 16g. Sắc uống ngày 1 thang.
Trị khớp gối bị đau nhức kéo dài, hạn chế vận động: rễ cỏ xước, rễ cây xấu hổ, nam tục đoạn mỗi vị 20g; kinh giới, ngải diệp, đơn hoa, mỗi vị 16g; quế vỏ 10g. Các vị cho vào nồi, đổ 1 lít nước, sắc lọc bỏ bã lấy 350ml, chia 2 lần uống trong ngày.
Trị viêm khớp cấp tính: Người bệnh khớp sưng đau đột ngột, sốt, người mệt mỏi, ăn uống kém. Dùng bài: cây xấu hổ, cà gai leo, nam tục đoạn, rễ cỏ xước, rễ cúc tần, thổ phục linh, mỗi vị 20g. Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.
Nếu mất ngủ, gia: hắc táo nhân, lá vông mỗi vị 16g.
Nếu trong bụng đói cồn cào, xót ruột, gia: hoài sơn, liên nhục, mỗi vị 16g; cam thảo 10g.
Nếu người bệnh đau, rát họng, gia: cát cánh, mạch môn, kinh giới mỗi vị 16g.
Đau thần kinh vai, cổ do nhiễm phong hàn: cây xấu hổ, rễ bưởi bung, mỗi vị 20g; phong phong, kinh giới, thiên niên kiện, tất bát, mỗi vị 12g; tục đoạn, ngũ gia bì, rễ cúc tần, mỗi vị 16g; quế vỏ, trần bì, mỗi vị 10g; tế tân 6g. Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.
Trị tiểu buốt, tiểu dắt do bàng quang bị thấp nhiệt: cây xấu hổ, mã đề thảo, đinh lăng, dấp cá, mỗi vị 20g; chi tử, hoàng cầm, mỗi vị 12g. Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.
Trị sỏi thận: rễ cây xấu hổ, ích mẫu, kim tiền thảo, đinh lăng, thài lài tía mỗi vị 20g; cây cối xay 16g. Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần. Nên uống từ 5 - 8 ngày.
Trị căng thẳng thần kinh, stress: cây xấu hổ, tang diệp, đinh lăng, mỗi vị 20g; thảo quyết minh (sao kỹ), xuyên khung, đương quy, mỗi vị 16g; táo tàu 5 quả. Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.
Lương y: Thanh Ngọc
Nghệ vàng – Vị thuốc đa năng
Thứ Ba, tháng 5 19, 2015
doanh nhan
No comments
Từ xa xưa, cây nghệ vàng đã được ông cha ta coi như một loại thảo dược chữa bách bệnh. Nhiều bài thuốc dân gian đã được truyền lại từ nhiều đời nay như: nghệ với mật ong chữa dạ dày, bột nghệ chữa bỏng, làm mờ vết thâm nám…
Đối với phụ nữ, sử dụng nghệ để làm đẹp là phương pháp hữu hiệu: giúp liền sẹo, trị mụn, trắng da… đặc biệt, nghệ là thực phẩm hỗ trợ sức khỏe không thể thiếu đối với phụ nữ sau sinh. Ngoài ra, nghệ hiện hữu trong nhiều món ăn thường ngày như: canh chuối, cá kho, đậu phụ… Chính bởi thế mà cây nghệ trở nên gần gũi, thân thuộc với người dân ta từ bao đời nay.
Là một loại cây dễ trồng và sinh trưởng, phát triển mạnh, nghệ xuất hiện ở hầu khắp các vùng miền. Việt Nam ta có hai vùng có thổ nhưỡng tốt nhất, phù hợp nhất để trồng cây nghệ là Khoái Châu (Hưng Yên) và Thạch Thành (Thanh Hóa). Đây cũng là hai vùng nguyên liệu cung cấp nghệ vàng chất lượng nhất cho việc nghiên cứu khả năng chữa bệnh và hỗ trợ sức khỏe cho con người.
Vùng nguyên liệu huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên
Các nhà khoa học ngày nay đã có nghiên cứu và chứng minh rằng: Tinh chất Cucurmin có trong củ nghệ có tác dụng tích cực trong việc phòng và hỗ trợ điều trị hiệu quả nhiều căn bệnh như: ung thư (Việt Nam hiện đang là nước có tỉ lệ người mắc ung thư cao thứ 2 thế giới), các bệnh về dạ dày, xương khớp…
Tại Trung tâm hóa Thực vật - Viện hóa học Công nghiệp Việt Nam, các nhà khoa học đã nghiên cứu và sản xuất thành công các sản phẩm chăm sóc sức khỏe chiết xuất từ nghệ vàng như: Vh - UBK là sản phẩm hỗ trợ hạn chế ung thư, Vh - Vượng Cốt là sản phẩm hỗ trợ, điều trị các bệnh về xương khớp và Vh - Curcumin sản phẩm hỗ trợ các bệnh về dạ dày. Nhờ áp dụng công nghệ nano tiên tiến nhất thế giới hiện nay, tinh chất curcumin được bào chế với kích thước siêu nhỏ (50-100nm), nhanh chóng hấp thụ vào các tế bào và tăng khả năng hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.
Tinh chất curcumin trong củ nghệ có nhiều tác dụng đối với sức khỏe
Đáng chú ý, các sản phẩm chăm sóc sức khỏe trên đều được sản xuất theo chu trình khép kín: Xây dựng vùng nguyên liệu, sản xuất theo dây chuyền tiên tiến trong nước và trực tiếp phân phối đến tay người tiêu dùng. Theo đó, việc sản xuất khép kín cũng góp phần giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động phổ thông tại các tỉnh, hạn chế tình trạng thất nghiệp, thúc đẩy sự phát triển kinh tế địa phương nói riêng và kinh tế nước ta nói chung.
Nhận thức được giá trị của cây nghệ vàng cũng như ý nghĩa của việc phát triển các sản phẩm chăm sóc sức khỏe từ nghệ tới cộng đồng và tự hào là đơn vị phân phối độc quyền, Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại Con Đường Việt đã và đang nỗ lực đưa các sản phẩm chăm sóc sức khỏe đến tận tay người tiêu dùng. Trong vòng chưa đầy một năm, các sản phẩm đã nhận được nhiều phản hồi tích cực từ người tiêu dùng trong việc hỗ trợ cải thiện sức khỏe.
Với sứ mệnh đưa những sản phẩm mang quốc hồn quốc túy đến tay người tiêu dùng, Con Đường Việt từng bước khẳng định chất lượng sản phẩm của Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế, thúc đẩy tinh thần người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam. Đặc biệt, ngày 26/5 tới, Con Đường Việt sẽ tổ chức đại lễ kỷ niệm ngày thành lập và gửi lời tri ân tới hơn 5.000 khách hàng tiêu biểu cùng sự góp mặt của nhiều ca sỹ, nhóm nhảy nổi tiếng
Sắn dây - vị thuốc trị cảm ngày hè
Thứ Ba, tháng 5 19, 2015
doanh nhan
No comments
Cây sắn dây (Pueraria thomsoni) thuộc họ đậu (Fabacveae), còn gọi là cát căn, cam cát căn, phấn cát căn, củ sắn dây, bạch cát, bẳn mắm kéo (cách gọi của người Thái) và khau cát (Tày), Sắn dây là loài dây leo, sống lâu năm, có thể dài tới 10m. Rễ phình ra phát triển thành củ dài, to.
Dưới đây là vài cách sử dụng sắn dây trị bệnh:
Cảm mạo, sốt, cổ gáy cứng đơ, sợ gió, không mồ hôi: cát căn 8g, ma hoàng 5g, quế chi 4g, đại táo 5g, thược dược 4g, sinh khương 5g, cam thảo 4g; cho 600ml nước, sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày.
Chữa cảm mạo: sốt phiền khát cứng đau gáy, dùng bài: Sài cát giải cơ thang: sài hồ 4g, cát căn 8 - 12g, khương hoạt, bạch chỉ, hoàng cầm, bạch thược mỗi thứ 4 - 8g, cam thảo 2g, cát cánh 4 - 8g, thạch cao 16g, gừng tươi 3 lát, đại táo 2 quả sắc nước uống.
Trẻ nhỏ cảm phong nhiệt, nôn mửa, đau đầu, kinh sợ khóc thét: cát căn 30g giã nát, gạo tẻ 50g. Cát căn sắc với 2 bát nước lớn, đun cạn còn 1 bát, chắt lấy nước nấu cháo với gạo, thêm chút gừng sống và mật ong, cho trẻ ăn trong ngày.
Cảm nắng, sốt nóng, nhức đầu, khát nước, có mồ hôi, nóng ruột, nôn ọe: bột sắn dây 12g hòa đường uống; hoặc dùng cát căn 20g, đậu ván (sao)12g, giã dập, sắc nước uống trong ngày.
Trị cảm nắng đau đầu (khô mũi, tiểu vàng): lấy bột sắn dây hòa trong ly nước pha thêm chanh, đường uống. Ngày uống 3 - 4 lần.
Cảm sốt nóng, nôn ọe, khát nước, nhức đầu: cát căn, sài hồ, chi tử, mỗi thứ 15 - 20g, sắc nước uống trong ngày.
Vùng ngực bụng nóng cồn cào, khát nước: bột sắn dây 120g, gạo tẻ 15g. Gạo tẻ ngâm nước một đêm, chắt bỏ nước, trộn đều với bột sắn dây, nấu cháo ăn trong ngày.
Ngộ độc thức ăn, đại tiện ra máu do ăn phải đồ nóng, độc: củ sắn dây tươi, ngó sen tươi 2 thứ giã nát, vắt lấy 500 ml nước cốt mỗi thứ, hòa đều, uống dần.
Ngộ độc rượu (uống quá nhiều rượu khiến tỳ vị thương tổn, khạc hoặc nôn ra máu, người phát sốt, tiểu tiện đỏ): hoa sắn dây 30g, hoàng liên 4g, hoạt thạch 30g (thủy phi), bột cam thảo 15g; tán thành bột mịn, trộn với nước, hoàn thành viên, mỗi lần uống 3g, chiêu thuốc bằng nước mát. Thủy phi là thêm nước vào vị thuốc cùng tán, hoặc tán xong cho vào nước khuấy lên để bột thuốc lắng xuống; thường áp dụng khi bào chế hoạt
thạch, chu sa, thanh đại. Hoặc lấy hoa sắn dây khô 20 - 40g nấu lấy nước uống làm nhiều lần trong ngày.
Thanh nhiệt và bồi bổ dùng chè bông cau: lấy đậu xanh cà vỡ, ngâm trong nước có chút muối ăn chừng 2 giờ; cho vào nồi khi nước đang sôi cho đến khi đậu xanh mềm, lấy bột sắn dây đã hòa tan trong nước vừa đổ vừa khuấy đều tay và cho tiếp đường cùng hương liệu vào để sôi thêm 2 phút nữa đến khi thấy chè trắng đục sánh là được. Mang ra ăn ngày 1 lần.
Làm ra mồ hôi, hạ nhiệt (dùng trong bệnh ngoại cảm, sốt cao, đau gáy, sưng gáy): chọn 1 trong các cách dưới:
- Giải độc (làm cho sởi mọc hoàn toàn) dùng phương cát căn thang, gồm: cát căn 8g, thược dược 4g, ma hoàng 5g, sinh khương 5g, quế chi 4g, cam thảo 4g, đại táo 5g. Sắc uống ngày 1 thang.
- Sinh tân chỉ khát dùng trong bệnh có sốt cao kèm theo khát nhiều, bụng cồn cào, đại tiện bí kết, đau thượng vị dùng củ sắn dây tươi 40g, mạch môn 40g, cỏ nhọ nồi 40g, lá tre 20g. Sắc uống ngày 1 thang.
Trị viêm họng, viêm thanh quản cấp: lấy dây cây sắn dây đốt tồn tính, tán bột uống chiêu với nước trắng. Ngày 2 lần.
Chữa kiết lỵ do nhiệt: lấy một ít bột sắn dây cùng đường hòa tan trong nước, sau cho lên bếp khuấy chín đặc, mang ra ăn. Ngày 1 - 2 lần. Hay cát căn 30g, rau má 20g, giã nát vắt nước cốt uống trong ngày.
Chữa chứng nhiệt tả (viêm ruột cấp, lị trực khuẩn) dùng bài: cát căn hoàng cầm hoàng liên thang: cát căn 12 - 20g, hoàng cầm 12g, hoàng liên 8g, cam thảo 4g sắc nước uống.
Trị ngực nóng, thổ huyết: lấy củ sắn dây tươi giã nát vắt lấy nước cốt chừng 500ml chia ra uống 2 - 3 lần.
Chữa sởi trẻ em lúc mới mọc, mọc không đều:
- Thăng ma 6 - 10g, cát căn 8 - 16g, thược dược 8 -12g, chích thảo 2 - 4g, sắc nước uống ngày 1 thang. Hoặc dùng bài:
- Cát căn 12g, ngưu bàng tử 12g, kinh giới 8g, thuyền thoái 4g, liên kiều 12g, uất kim 8g, cát cánh 8g, cam thảo 4g sắc nước uống.
Trị chứng đái tháo đường: kết hợp với thuốc tư âm thanh nhiệt, dùng bài: cát căn 16 - 20g, mạch môn 12 - 16g, sa sâm 12g, ngũ vị tử 6 - 8g, khổ qua 12g, thạch hộc 12g, đơn bì 12g, thỏ ty tử 12g, cam thảo 3g sắc nước uống.
Chữa huyết áp cao giai đoạn 1: dùng bài Lục vị hoàn hoặc Kỷ cúc địa hoàng hoàn gia cát căn 20g, có tác dụng giảm bớt triệu chứng hoa mắt, ù tai, chân tay tê dại, ổn định huyết áp.
BS. HOÀNG XUÂN ĐẠI
Đại hoàng - Vị thuốc đa dụng
Thứ Ba, tháng 5 19, 2015
doanh nhan
No comments
Đại hoàng (Rhizoma Rhei) là rễ của cây đại hoàng (Rheum palmatum L. hoặc (Rheum officinale Baillon), là vị thuốc được sử dụng từ lâu trong Đông y.
Đại hoàng chứa các dẫn chất anthranoid: chrysophanol, emodin, physcion,... mang tính chất tả hạ (gây đại tiện lỏng). Tuy nhiên, các thành phần anthraglucosid trong đại hoàng có sức tả hạ mạnh, nếu bị thủy phân thì sức tả hạ giảm đi. Do vậy khi sắc thuốc, cần tránh đun trong thời gian kéo dài.
Đại hoàng là vị thuốc trị nhiều bệnh.
Theo YHCT, đại hoàng có vị đắng, tính hàn, quy vào các kinh tỳ, vị, đại tràng, tâm bào và can. Qua chế biến, tính vị của đại hoàng có thay đổi. Khi chích giấm, vị của nó hơi chua, vào kinh can để tăng tác dụng lợi mật; chế với mật ong thì có vị hơi ngọt, tăng tác dụng vào tỳ vị...; sao cháy tăng tác dụng cầm máu. Đại hoàng có công năng thanh tràng thông tiện, tả hỏa giải độc, trục ứ thông kinh. Liều dùng chung là 4-16g, dạng sắc, hoặc bột. Phụ nữ có thai, hoặc lúc có kinh nguyệt không nên dùng.
Ðại hoàng được dùng làm thuốc trong các trường hợp
Vị tràng thực nhiệt dẫn đến đại tràng bí kết, táo bón nặng, thậm chí có khi dẫn đến sốt cao, nói mê sảng, phát cuồng: đại hoàng (sao vàng), hậu phác mỗi vị 9g; mang tiêu (natrium sulfuricum) 15g; chỉ thực 6g (sao vàng xém cạnh). Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần, uống trước bữa ăn khi thuốc còn ấm. Uống liền vài ngày tới khi hết táo bón.
Nếu táo bón nhẹ hoặc táo bón ở những người sức khỏe yếu, người cao tuổi, phụ nữ sau sinh: đại hoàng (sao vàng), hậu phác, mỗi vị 9g; chỉ thực 6g; hoặc đại hoàng 6g; hỏa ma nhân 15g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần trước bữa ăn, khi thuốc còn ấm. Uống liền vài ngày tới khi hết táo bón.
Người bị táo bón mạn tính, táo bón do nghề nghiệp: đại hoàng (sao vàng) 45g; đào nhân 20g; mộc hương, chỉ thực, sài hồ, cam thảo, mỗi vị 15g. Các vị nghiền bột mịn, thêm mật ong làm hoàn, chia 2 lần uống sáng và tối, mỗi lần 6g. Hoặc uống ngày 1 lần 9g với nước hãm chỉ thực hoặc chỉ xác. Cần lưu ý rằng, để tăng nhu động ruột và làm cho đại tiện thông suốt, bao giờ đại hoàng cũng được dùng kèm với chỉ thực, hoặc chỉ xác: đại hoàng phi chỉ xác bất thông; có nghĩa là đại hoàng làm phân nát ra, song để tống ra ngoài cần phải có chỉ thực hoặc chỉ xác, là những vị thuốc có tác dụng làm tăng nhu động ruột.
Lưu ý: khi dùng đại hoàng trị táo bón không nên dùng thời gian dài, sẽ gây táo bón trở lại; vì trong đại hoàng ngoài các chất gây tẩy còn có các chất tanin gây sáp trường, săn se niêm mạc ruột.
Trị nôn ra máu, chảy máu cam, trĩ ra máu, màng kết hợp sung huyết, sung huyết não, lợi bị sưng phù: đại hoàng (sao cháy); hoàng cầm, hoàng liên, mỗi vị 12g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần trước bữa ăn. Uống liền nhiều ngày tới khi các triệu chứng giảm.
Trị mụn nhọt ở miệng, lưỡi, lỗ mũi, nhọt vú...: đại hoàng (chích rượu) tán bột mịn, uống mỗi lần 9g, ngoài ra có thể dùng bột đại hoàng hòa vào nước làm thành dạng nhão, bôi vào nơi bị bệnh.
Trị kinh nguyệt bế tích; sau đẻ máu xấu bị ứ tích, gây đau bụng; ngã, chấn thương ứ huyết sưng đau: đại hoàng 9g; ngưu tất, ích mẫu, mỗi vị 12g. Sắc uống.
Trị bỏng lửa: đại hoàng (sao cháy) nghiền bột mịn, rắc vào vết thương, hoặc trộn đều vào dầu khuynh diệp, bôi vào nơi bị bỏng nhẹ.
GS.TS. Phạm Xuân Sinh
Món ăn thuốc bổ thận từ hạt dẻ
Thứ Ba, tháng 5 19, 2015
doanh nhan
No comments
Hạt dẻ còn gọi là lật quả, bản lật, đại lật... Tên khoa học: Castanea mollissima Blume. Hạt dẻ hương vị thơm ngon, ngoài việc dùng làm thực phẩm để ăn, còn được xem như một vị thuốc chữa được nhiều bệnh khi phối hợp với các vị thuốc hay thực phẩm khác.
Hạt dẻ có protein, lipid, carbohydrate; nhiều loại sinh tố A, B1, B2, C, caroten, acid nicotinic và Ca, P, Fe, K, selen, kẽm, đồng... Trong hạt dẻ có acid béo chưa no, giàu sinh tố và chất khoáng có tác dụng dự phòng điều trị tăng huyết áp, bệnh mạch vành, xơ vữa động mạch, rất thích hợp cho người cao tuổi; đặc biệt đối với các chứng thận hư cần được bổ thận thì hiệu quả rất rõ rệt.
Theo Đông y, hạt dẻ vị ngọt, tính ấm; vào tỳ, vị, thận, hạt dẻ có tác dụng dưỡng vị kiện tỳ, bổ thận; hoạt huyết, chỉ thống. Dùng cho các trường hợp thận hư (bổ thận cường thận), hen suyễn, tiêu chảy do tỳ vị hư, loét miệng, cơ thể suy nhược sau bệnh nặng dài ngày, chấn thương đụng giập, chảy máu cam, xuất huyết dưới da, nôn, trào ngược dạ dày - thực quản. Hằng ngày dùng 30-100g bằng cách rang, sao, xào nấu. Sau đây là một số món ăn thuốc có hạt dẻ:
Hạt dẻ hầm thịt nạc: hạt dẻ (đập bỏ vỏ cứng) 100g, thịt nạc 100g, thêm gừng, hành, gia vị; nấu chín nhừ, mỗi ngày ăn 1 lần. Dùng cho các trường hợp thận khí hư, hen suyễn.
Hạt dẻ ướp đường: hạt dẻ (đã đập bỏ vỏ) 50-100g. Giã, nghiền vụn, trộn thêm đường, ngày ăn 2 lần. Dùng cho trẻ em chân yếu, chậm biết đi.
Hạt dẻ rang: hạt dẻ rang chín một vốc nhỏ, ăn ngày 3 lần. Dùng cho trẻ em viêm loét miệng, họng, lưỡi.
Bột cháo hạt dẻ: hạt dẻ (bóc bỏ vỏ cứng), nghiền bột, liều lượng thích hợp, nấu dạng bột cháo, thêm đường. Dùng cho trẻ em bị tiêu chảy.
Chim tần hạt dẻ: hạt dẻ (bóc bỏ vỏ cứng) 100g, nấm hương 5-10 cái, chim câu non 1 con. Chim làm sạch, ướp gia vị (rượu, nước gừng, hạt tiêu), rán qua, cho tất cả vào xoong, thêm 2 bát nước (nếu có nước luộc thịt càng tốt), ninh chín, cho gia vị vừa ăn. Dùng cho người thận hư suy nhược, cơ thể suy nhược sau bệnh nặng dài ngày, mất ngủ hay quên.
Gà tần hạt dẻ: hạt dẻ (bóc bỏ vỏ cứng) 100g, nấm hương 10 cái, gà trống choai 1 con. Gà làm sạch, lấy phần thân, cho tất cả vào xoong, thêm 2 bát nước (nếu có nước luộc thịt càng tốt), ninh chín, cho gia vị (xì dầu, hành, gừng) vừa ăn. Dùng cho người tỳ vị hư yếu, bồi dưỡng cho phụ nữ sau sinh.
Kiêng kỵ: Người ăn kém chậm tiêu, bụng thường đầy trướng, dễ bị tiêu chảy không nên dùng nhiều.
Lương y Thảo Nguyên
Lợi và hại từ củ sen
Thứ Ba, tháng 5 19, 2015
doanh nhan
No comments
Lợi: Củ sen chứa lượng lớn sắt, có tác dụng bổ huyết; giàu vitamin C; chứa vật chất chống oxy hóa, có chất polysaccharide và polyphenol tác dụng phòng chống ung thư.
Củ sen tươi vị ngọt tính hàn, thanh nhiệt làm mát máu; còn được dùng để chữa trị bệnh lao phổi, và cầm máu đối với người thường chảy máu cam. Với người lo lắng, mất ngủ hay thần kinh căng thẳng, nước củ sen tươi có tác dụng an thần. Trong khi đó, củ sen chín có lợi cho lá lách và dạ dày, thích hợp cho người già, bổ dưỡng đối với trẻ nhỏ.
Hại: Do củ sen giàu tinh bột nên người tiểu đường không nên ăn nhiều. Củ sen nhiều chất xơ, người bị chứng kích thích đại tràng, chướng bụng và viêm loét đại tràng nên tránh ăn.
Lá giang giải độc, tiêu thũng
Thứ Ba, tháng 5 19, 2015
doanh nhan
No comments
Lá giang còn gọi cây chua méo, chua khan, dây cao su hồng. Tên khoa học: Ecdysanthea rosea Hook. et Arn.
Lá giang
Lá giang là cây mọc hoang nhiều ở nước ta, họ dây leo. Bà con thường dùng lá giang để nấu canh hoặc xào với thịt gà, cá nước ngọt, thịt bò... Canh chua lá giang là một món ăn ngon. Thân, rễ và lá của cây lá giang đều được dùng làm thuốc.
Theo Đông y, lá giang có vị chua, tính mát; vào kinh can. Có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, giải độc, tiêu thũng, chỉ khát, bài thạch. Dùng chữa ăn uống không tiêu, bụng đầy trướng, đau dạ dày, đau nhức xương khớp.
Thân lá giang làm thuốc chữa sỏi tiết niệu, viêm đường tiết niệu, viêm thận mạn tính. Dùng ngoài chữa mụn nhọt, lở ngứa ngoài da.
Một số bài thuốc có lá giang
Chữa sỏi đường tiết niệu: thân lá giang (hoặc lá) 20 - 50g. Sắc uống nhiều lần trong ngày.
Chữa ăn không tiêu, bụng trướng đầy: lá giang 30 - 50g. Sắc uống.
Chữa đau nhức xương khớp, đau dạ dày: rễ hoặc lá 20 - 40g. Sắc uống, thường kết hợp với một số vị thuốc khác.
Chữa mụn nhọt: lá giang tươi, rửa sạch, giã nát, đắp lên vết thương.
Món ăn - bài thuốc có lá giang
Cá chuồn nấu lá giang:
Cá chuồn 3 - 5 con, lá giang 100g.
Cá chuồn bỏ vảy, chặt vây, cắt làm 2 - 3 khúc; lá giang rửa sạch, vò giập.
Nước đun sôi, cho cá vào, sau đó cho lá giang và bột canh (muối, mì chính), có thể thêm nắm gạo làm tăng phần đậm đặc của nồi canh. Khi bắc ra cho thêm trái ớt đập giập.
Cá chuồn nấu lá giang là món canh chua hạ nhiệt trong những ngày hè oi bức. Bổ hư tổn, khu phong trừ thấp, cường kiện cân cốt; có tác dụng phòng chữa viêm đường tiết niệu với các triệu chứng đái dắt, đái buốt.
Lươn hấp lá giang:
Lươn 300g, lá giang 200g.
Lươn làm sạch, ướp muối, bột ngọt và mỡ trong 10 phút; chọn lá giang bánh tẻ, rửa sạch, vò nát, rải 1 lớp mỏng phía dưới, số còn lại đắp lên, hấp chín.
Khi ăn chấm với nước chấm gừng tỏi. Bổ thận, bổ tỳ, điều hòa khí huyết.
Canh gà nấu lá giang
Canh gà lá giang: gà 600g, lá giang 100g, gia vị vừa đủ.
Gà rửa sạch, để ráo chặt miếng; lá giang bánh tẻ rửa sạch.
Cho thịt gà cùng 1 lít nước, đun sôi, vớt bọt, thêm mắm và gia vị vừa ăn. Khi thịt gà chín mềm, cho lá giang đã vò nát vào, đun sôi; trước khi bắc ra thêm ít rau thơm vừa ăn.
Có tác dụng thanh nhiệt giải độc. Dùng cho các trường hợp lao thương khí huyết, phong hàn thấp tý; sản hậu băng huyết, huyết trắng, hội chứng lỵ xuất huyết, trĩ xuất huyết, suy nhược cơ thể.
Lương y Thái Hoè
Cây sóng rắn
Thứ Ba, tháng 5 19, 2015
doanh nhan
No comments
Sóng rắn còn gọi là sóng rận, sóng rắn nhiều lá.
Tên khoa học Albizzia myriophylla Benth.
Thuộc họ Trinh nữ (Mimosaceae).
Từ sau ngày miền Nam được hoàn toàn giải phóng, ở nhiều tỉnh phía Nam người ta dùng cây này thay vị cam thảo. Chúng tôi giới thiệu ở đây để tránh sự nhầm lẫn.
Mô tả cây
Cây bụi mọc cao 2 - 4m, tựa hay leo, thân có vỏ màu nâu, cành non có lông màu hung. Lá kép có cuống chung dài 9cm, với 9 - 16 cặp lá chét, mỗi lá chét lại có từ 20 - 40 cặp lá chét thứ cấp, dài 5 - 8mm, rộng 1mm, có lông ở dưới và ở dìa. Cụm hoa hình tán, mang hoa hình bán cầu, dài 1mm, vành 4mm, có lông vàng, 15 tiểu nhụy, quả giáp dài 12cm, rộng 2cm, chứa 4 - 9 hạt, dài 6mm, màu nâu.
Phân bố, thu hái và chế biến
Mọc hoang dại ở các tỉnh phía Nam, trước đây không thấy khai thác, chỉ những năm gần đây dựa vào vị ngọt của vỏ thân và vỏ rễ người ta khai thác với mục đích dùng thay cam thảo. Thực tế đây là một sự nhầm lẫn giả mạo. Có thể phát hiện sự giả mạo này bằng cách soi bột và vi phẫu, hình dạng, mùi vị. Rễ cam thảo có đường kính đều 5 - 20mm, màu đỏ nâu, nơi vỏ nứt lộ ruột màu vàng, còn sóng rắn có đường kính to nhỏ không đều 50 - 70mm, vỏ rễ màu xám nhạt, vỏ rễ có lốm đốm trắng. Rễ cam thảo có vị ngọt thấm lâu và dịu còn vỏ sóng rắn có vị gắt làm hắt hơi, ngọt ít hơn nhưng sau đó làm tê lưỡi và mất vị giác. Vi phẫu sóng rắn có vòng cương mô liên tục ở miền vỏ rễ tia tủy nhỏ nên các chùy libe không rõ, còn cam thảo không có vòng cương mô liên tục, tia tủy lớn nên các chùy libe phân cách rõ ràng.
Thành phần hóa học
Trong rễ cây sóng rắn có 0,035% ancaloit, màu trắng ngà vị rất đắng, 6% saponin thô màu vàng, nâu nhạt, vị gắt cây, hút ẩm ở ngoài không khí. Ngoài ra còn có cho phản ứng flavonoit và steroit.
Cho chuột nhắt (trọng lượng 20g) uống dung dịch nước với liều 18g/kg thể trọng đến 20g/kg chuột chết sau 2 - 3 ngày. Tỉ lệ tử vong 10% (với liều 18g/kg), đến 25% (với liều 20g/kg).
Công dụng và liều dùng
Chỉ mới thấy dùng với mục đích thay cam thảo do sự nhầm lẫn cố ý. Cần có sự nghiên cứu sâu hơn để hoặc cho phép dùng hoặc cấm hẳn.
(Theo Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam)
GS. ĐỖ TẤT LỢi
Ké đầu ngựa chữa nhiều bệnh
Thứ Ba, tháng 5 19, 2015
doanh nhan
No comments
Đông y gọi ké đầu ngựa là Thương nhĩ tử. Bộ phận dùng làm thuốc là quả, thu hái về rửa sạch, phơi khô, sao cháy hết gai bên ngoài, xát bỏ vỏ, giã giập. Ké đầu ngựa có vị ngọt, hơi đắng, tính ôn, vào kinh phế. Có tác dụng: thanh nhiệt, giải độc, phát tán, trừ phong. Điều trị các bệnh: đau đầu, viêm xoang, viêm mũi dị ứng, quáng gà, mụn nhọt, sang lở, dị ứng, nổi mày đay, trị phong thấp, chân tay đau tê mỏi. Liều dùng: Ngày dùng từ 6 - 12g, có thể dùng đến 40g.
Ké đầu ngựa tuy là một vị thuốc quí nhưng dùng độc vị không có tác dụng chữa bệnh mà phải kết hợp với các vị thuốc khác điều trị mới có kết quả.
Những bài thuốc có ké đầu ngựa:
Chữa dị ứng: ké đầu ngựa 15g, khổ sâm 8g, hoàng cầm 8g, chi tử 8g, phòng phong 8g, cam thảo 4g, sinh địa 12g… Sắc uống ngày 1 thang.
Ké đầu ngựa.
Bài thuốc chữa mụn nhọt: ké đầu ngựa 12g, sài đất 16g, bồ công anh 12g, kim ngân hoa 12g… Sắc uống ngày 1 thang.
Chữa viêm xoang: ké đầu ngựa 12g, bạc hà 6g, thương truật 8g, kim ngân hoa 12g, bồ công anh 12g, cam thảo 4g… (nếu dùng cho trẻ em thì giảm số lượng tùy theo tuổi và sức khỏe của trẻ). Sắc uống ngày 1 thang.
Chữa thấp khớp: ké đầu ngựa 16g, độc hoạt 8g, rễ cỏ xước 40g, hy thiêm thảo 30g, thổ phục linh 16g, cỏ nhọ nồi 16g, quế chi 12g… Sắc uống ngày 1 thang.
Ghi chú: Trong ké đầu ngựa có độc ở gai nên phải sao cháy loại bỏ hết gai. Thuốc đã bào chế chỉ dùng trong 30 ngày.
Kiêng kỵ: Người mắc chứng huyết hư hay đau đầu không được dùng ké đầu ngựa.
BS. Nguyễn Trung
Thứ Năm, 14 tháng 5, 2015
Dưa hấu chữa say nắng, nóng
Thứ Năm, tháng 5 14, 2015
doanh nhan
No comments
Dưa hấu đuợc coi là một trong những loại trái cây hết sức thông dụng trong đời sống hàng ngày của mọi gia đình, đặc biệt khi tiết trời oi bức, nóng nực.Dưa hấu không những ngon ngọt dễ ăn mà còn cung cấp cho cơ thể một lượng nước khá lớn và không ít các vitamin A, B, C; các nguyên tố vi lượng như Fe, Ca, Mg... Ngoài ra, dưa hấu còn được dùng làm thuốc chữa bệnh.
Dưa hấu có vị ngọt, tính hàn; vào tâm, vị, bàng quang. Vỏ quả có vị ngọt tính mát; vào kinh tâm và vị. Hạt dưa vị ngọt tính bình. Dưa hấu có tác dụng thanh nhiệt giải thử, trừ phiền chỉ khát, lợi thủy; dùng cho các trường hợp say nắng, say nóng gây sốt nóng mất nước, thần kinh kích ứng, miệng khô, họng khát, tiểu ít, đái buốt, đái dắt. Vỏ quả thanh giải nóng nực, lợi niệu. Hạt dưa hấu tác dụng hạ nhiệt, lợi tiểu, hạ huyết áp, tăng sinh lực.
Một số bài thuốc chữa bệnh có dưa hấu:
Chữa say nắng, miệng khô, khát nước, tiểu tiện không thông, trạng thái kích ứng thần kinh: dưa hấu bổ ra ép lấy nước uống.
Chữa nóng nực ra mồ hôi nhiều, đầu váng, mắt hoa đau nhức: vỏ quả dưa hấu 20g, lá sen tươi 12g, kim ngân hoa tươi 16g, hoa biển đậu tươi 12g, ty qua bì 12g, trúc diệp tâm tươi 12g. Sắc uống.
Chữa cảm nắng, sốt cao: vỏ dưa hấu 20g, kim ngân hoa 20g, trúc diệp 10g, nước 500ml. Sắc trong 15 phút, lấy nước chia làm 3 lần uống trong ngày.
Chữa đái tháo đường: vỏ dưa hấu 30g, kỷ tử 30g, đảng sâm 10g. Sắc uống.
Chữa loét miệng: vỏ dưa thái nhỏ, phơi khô, sao cháy, nghiền bột mịn. Rắc vào vết loét.
Chữa phù thũng do viêm thận cấp:
Bài 1: rễ cỏ tranh tươi 40g, vỏ dưa hấu 40g, đậu nhự 12g, xích tiểu đậu 20g. Sắc uống.
Bài 2: cùi trắng dưa hấu 40g, bạch mao căn tươi 40g, xích tiểu đậu 20g. Sắc uống.
Chữa tăng huyết áp: vỏ dưa hấu 12g, thảo quyết minh 10g. Sắc uống.
Món ăn có dưa hấu:
Nước ép dưa hấu: nước ép dưa hấu (chủ yếu phần cùi) 200ml để sẵn; chi tử 12g, xích thược 2g, hoàng liên 2g, cam thảo 2g. Sắc lấy nước cho thêm chút đường phèn khuấy tan đều. Uống dần ít một, ngậm giữ trong miệng khoảng vài phút trước khi nuốt. Ngày 1 lần, liên tục trong ngày. Dùng cho các bệnh nhân viêm họng loét miệng.
Vỏ dưa xào cà rốt: vỏ dưa 300g, cà rốt 200g, gừng tươi 15g. Vỏ dưa hấu thái lát; cà rốt thái lát, gừng tươi đập giập. Xào với dầu thực vật, thêm gia vị. Cho ăn thành bữa phụ hoặc ăn trong bữa chính. Ngày 1 lần, đợt dùng 7-10 ngày. Dùng cho các bệnh nhân viêm xoang, tắc ngạt mũi tiết đờm vàng đục hoặc lẫn tia huyết.
Cháo vỏ dưa: 40g, mạch nha 20g, ý dĩ 20g. Nấu thành cháo đặc ăn trong ngày, ăn liền trong 5-7 ngày. Món này tốt cho người ăn uống kém trong mùa hè, tiêu hóa không tốt, đầy bụng, người mệt mỏi.
Nước sắc tỏi, dưa hấu: dưa hấu 1 quả, tỏi 30-60g. Khoét một miếng tạo ra lỗ hổng, cho tỏi đã bóc vỏ giã nát vào, đặt miếng dưa vừa khoét cho kín, cho vào nồi, đun cách thủy, lấy ra ép lấy nước cho uống. Dùng cho các bệnh nhân có các chứng bệnh xơ gan cổ trướng, viêm thận cấp, viêm thận mạn.
Kiêng kỵ: Người tỳ vị hư hàn, có bệnh hàn thấp kiêng dùng.
Lương y Thảo Nguyên
Thiên lý - món ăn chữa bệnh
Thứ Năm, tháng 5 14, 2015
doanh nhan
No comments
Theo Đông y, hoa thiên lý có vị ngọt tính bình, giải nhiệt, chống rôm sảy, là một vị thuốc an thần, làm ngủ ngon giấc, tư bổ tâm, thận, đỡ mệt mỏi đau lưng, có tác dụng chống viêm, thúc đẩy chóng lên da non,… Thông thường nhân dân vẫn dùng hoa thiên lý để nấu canh ăn, có công hiệu mát bổ, an thần, giúp dễ ngủ, ngủ ngon giấc, bớt mệt mỏi, chữa sốt nhẹ, lao lực…
Hoa thiên lý còn có tên khác là dạ lý hương, dạ lài hương, là loài cây dây leo, vào loại nhỡ, phân chia làm nhiều nhánh, non có lông và nhựa nước. Lá mọc đối, gốc hình tim, có màu xanh lục bóng. Hoa mọc thành xim dạng tán ở nách lá, có nhiều hoa màu vàng lục nhạt, cánh hoa hợp thành ống dài, trên chia thùy hẹp dài, quả hạt dài.
Cây thiên lý thường ra hoa vào mùa hè. Nhân dân thường trồng thiên lý để làm cảnh và lấy hoa, lá nấu canh ăn, vừa là món ăn ngon lại có tác dụng giải nhiệt, phòng ngừa rôm sảy, mụn nhọt và chữa mất ngủ.
Một số món ăn chữa bệnh từ hoa thiên lý
Phòng chống rôm sảy mùa nóng: Nấu canh hoa thiên lý ăn hằng ngày. Với trẻ có thể nghiền lá và hoa thiên lý ra nấu lẫn với bột, cháo.
Hỗ trợ điều trị giun kim: Lấy lá thiên lý non nấu canh cho trẻ ăn liền từ 7 - 10 ngày sẽ hiệu quả.
Giảm đau mình mẩy, nhức xương cốt: Hằng ngày lấy hoa thiên lý xào với thịt bò hoặc chấm với muối vừng ăn sẽ tác dụng tốt.
Chữa mụn nhọt: Lấy lá cây thiên lý 30 - 50g giã nhỏ đắp vào chỗ mụn nhọt, ngày thay 1 lần, đắp 2- 3 ngày sẽ khỏi.
Người mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt: Hoa thiên lý, bạch cúc, mỗi vị 10g; ngải cứu 12g; rau má, lá đinh lăng, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày một thang chia 3 lần, uống liền 5 ngày.
Hỗ trợ điều trị mất ngủ: Hoa thiên lý 30g, hoa nhài 10g, tâm sen 15g. Sắc lấy nước uống trong ngày, cần uống liền 5 - 7 ngày. Hoặc dùng hoa thiên lý nấu canh với thịt lợn nạc hoặc với cá diếc, ăn ngày một lần trong 1 tuần liền. Hoặc dùng hoa thiên lý nấu canh cùng lá vông nem, mỗi vị 30g, ăn ngày một lần trong 1 tuần liền. Công dụng: giảm mệt mỏi, an thần, giúp ngủ ngon giấc.
Bác sĩ Nguyễn Thị Nga
Cây đẹn ba lá
Thứ Năm, tháng 5 14, 2015
doanh nhan
No comments
Theo y học cổ truyền, đẹn ba lá có vị cay đắng, tính hơi hàn, vào 3 kinh can, phế và bàng quang. Có tác dụng phát tán phong nhiệt, thanh can, trừ tê thấp, chân tay giá lạnh, co rút, hạ huyết áp. Dùng khi cảm mạo phong nhiệt, đau đầu, đau vùng thái dương, hoa mắt, chóng mặt, tăng huyết áp…
Cây đẹn ba lá là loại cây cao đến 6m; cành non vuông, có lông màu xám. Lá mang 3 - 5 lá chét, không có lông ở mặt trên, có lông dày trắng ở mặt dưới, cuống phụ 2 - 8mm. Chùm hoa hẹp dày lông trắng, cao 5 - 20cm ở ngọn cành, hoa màu lam tím, quả hạch tròn, to, màu vàng đỏ rồi xám đen. Hoa quả ra quanh năm, nhưng chủ yếu vào tháng 4 - 7. Quả đẹn ba lá có hình dáng rất đặc biệt, mặt ngoài màu nâu đỏ đen, hơi phủ lớp phấn màu trắng tro (nếu soi kính sẽ thấy lông). Trên đỉnh có chỗ hơi hõm xuống. Phía cuống có đài tồn tại 1/2 - 2/3 quả, phía trên đài chia 5 hay 2 thùy. Vỏ ngoài mỏng, vỏ giữa xốp, vỏ trong màu xám vàng, chất nhẹ nhưng chắc, cắt ngang trông như có dầu, màu trắng có 4 ngăn, mỗi ngăn có 1 hạt. Vị đắng mùi thơm đặt biệt.
Đẹn ba lá vị cay đắng, tính hơi hàn có tác dụng trị cảm mạo phong nhiệt, đau đầu...
Cây đẹn ba lá mọc hoang ở các bãi ven biển, đảo... Để làm thuốc, Đông y sử dụng quả của cây đẹn ba lá, đến mùa quả chín, người ta thu hái về phơi khô hoặc sấy khô ở nhiệt độ không quá 60o C.
Một số bài thuốc thường dùng:
Bài 1: Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp: Đẹn ba lá, hoa hòe, cát căn, mỗi vị 8 - 10g, hãm uống thay chè. Uống nhiều ngày tới khi các triệu chứng thuyên giảm.
Bài 2: Điều trị tiểu tiện không thông do nóng nhiệt: Đẹn ba lá 10g, nghiền bột, chia 2 lần uống trong ngày với nước ấm. Uống nhiều lần tới khi các triệu chứng thuyên giảm.
Bài 3: Trị chứng đau nửa đầu (can phạm vị) với triệu chứng đau một bên đầu, ăn ít, bứt rứt,..: Đẹn ba lá 100g, sao qua, tán nhỏ, ngâm với 500ml rượu trắng. Khoảng 3 tuần chiết lấy nước thuốc lần 1 ra chai khác. Đổ tiếp 500ml rượu ngâm tiếp lần 2. Sau đó, gộp 2 nước thuốc vào với nhau lắc đều, uống ngày 2 lần, mỗi lần 20ml - 30ml trước bữa ăn. 10 ngày một liệu trình.
Bài 4: Chữa cảm nhiệt, đau đầu: Đẹn ba lá 16g, cúc hoa, chi tử mỗi vị 12g, kinh giới 10g, xuyên khung 4g. Tất cả vị thuốc rửa sạch, cho vào ấm đổ 700ml nước sắc còn 250ml, chia 2 lần uống trong ngày. Dùng liền 3 ngày, kết hợp với cháo giải cảm thì hiệu quả càng cao.
Lưu ý: Những người huyết hư mà đau đầu thận trọng khi sử dụng đẹn ba lá.
Lương y Hữu Đức