Theo Đông y, cành, lá cây trâu cổ có vị chua đắng, tính bình có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, trừ phong, giải độc, tiêu viêm. Quả có vị ngọt chát, tính bình, có tác dụng tráng dương, cố tinh, bổ huyết, hoạt huyết, thông sữa,…
Cây trâu cổ.
Cây trâu cổ còn có tên khác là cây xộp, xồm xộp, cây trộp,… là loại cây mọc leo trên đá hoặc các cây cổ thụ, đường kính thân khoảng 1m, vỏ thân xù xì, có từng đốt dài ngắn không đều. Ở đốt mọc ra các rễ. Có 2 loại cành: Cành phía dưới lá nhỏ như vẩy ốc (nên có tên là cây vẩy ốc). Cành trưởng thành phía trên, lá to hơn và dày, ráp như lá duối, (nhưng không có lông) có hoa quả. Thân và lá non khi bẻ có nhựa mủ trắng. Hoa nhiều, đế hoa lõm. Quả - thực ra là một quả giả vì cấu tạo bởi một đế hoa lõm hình chén, miệng khép kín. Trong quả có nhiều hạt, thực ra hạt mới là quả thực, có màu lục, khi chín có màu đỏ, có nhiều nhựa mủ trắng.
Cây trâu cổ mọc hoang ở khắp nơi. Bộ phận dùng làm thuốc là cành lá và quả, thường dùng chữa đau xương, đau nhức mình mẩy, mụn nhọt, lở ngứa, sưng vú, tắc tia sữa,…
Một số đơn thuốc thường dùng
- Chữa đau xương, đau nhức mình mẩy: Quả trâu cổ thái nhỏ, sắc với nước, bỏ bã, cô đặc lại thành cao, ngày dùng 5-10g. Hoặc: Cành lá cây trâu cổ tươi 50g (khô 15g) sắc nước uống hàng ngày có tác dụng tốt đối với trường hợp bị đau nhức chân tay, xương, khớp do phong thấp, chữa các chứng đau xương, nhức mỏi ở người già. Ngoài ra còn có tác dụng điều kinh, dễ tiêu hoá.
Quả trâu cổ nấu với chân giò lợn là món ăn lợi sữa cho sản phụ.
- Hỗ trợ điều trị di tinh, liệt dương: Cành và lá, quả non cây trâu cổ phơi khô 100g, đậu đen 50g, ngâm với 250ml rượu, ngâm trong 10 ngày là có thể dùng được. Ngày dùng 10-30ml rượu này.
- Bồi bổ suy nhược cơ thể sau ốm dậy: Cành lá trâu cổ tươi 120g, nấu với xương lợn, ăn hàng ngày với cơm.
- Mụn nhọt, lợi tiểu, tiêu độc: Cành lá trâu cổ phơi khô, sắc đặc, uống ngày 2-3 chén.
- Tắc tia sữa, sưng vú: Quả trâu cổ 40g, bồ công anh 15g, lá mua 15g, sắc uống; lấy lá bồ công anh giã nhỏ, thêm ít giấm, chưng nóng chườm hay đắp ngoài vú bị sưng.
- Chữa sữa không xuống (hoặc quá ít) sau khi đẻ: Quả cây trâu cổ 7 quả chín, hầm với 1 cái chân giò lợn, ăn và uống hết nước (quả tươi hoặc khô đều được). Dùng 5-7 ngày.
Theo Đông y, cành, lá cây trâu cổ có vị chua đắng, tính bình có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, trừ phong, giải độc, tiêu viêm. Quả có vị ngọt chát, tính bình, có tác dụng tráng dương, cố tinh, bổ huyết, hoạt huyết, thông sữa,…
Cây trâu cổ.
Cây trâu cổ còn có tên khác là cây xộp, xồm xộp, cây trộp,… là loại cây mọc leo trên đá hoặc các cây cổ thụ, đường kính thân khoảng 1m, vỏ thân xù xì, có từng đốt dài ngắn không đều. Ở đốt mọc ra các rễ. Có 2 loại cành: Cành phía dưới lá nhỏ như vẩy ốc (nên có tên là cây vẩy ốc). Cành trưởng thành phía trên, lá to hơn và dày, ráp như lá duối, (nhưng không có lông) có hoa quả. Thân và lá non khi bẻ có nhựa mủ trắng. Hoa nhiều, đế hoa lõm. Quả - thực ra là một quả giả vì cấu tạo bởi một đế hoa lõm hình chén, miệng khép kín. Trong quả có nhiều hạt, thực ra hạt mới là quả thực, có màu lục, khi chín có màu đỏ, có nhiều nhựa mủ trắng.
Cây trâu cổ mọc hoang ở khắp nơi. Bộ phận dùng làm thuốc là cành lá và quả, thường dùng chữa đau xương, đau nhức mình mẩy, mụn nhọt, lở ngứa, sưng vú, tắc tia sữa,…
Một số đơn thuốc thường dùng
- Chữa đau xương, đau nhức mình mẩy: Quả trâu cổ thái nhỏ, sắc với nước, bỏ bã, cô đặc lại thành cao, ngày dùng 5-10g. Hoặc: Cành lá cây trâu cổ tươi 50g (khô 15g) sắc nước uống hàng ngày có tác dụng tốt đối với trường hợp bị đau nhức chân tay, xương, khớp do phong thấp, chữa các chứng đau xương, nhức mỏi ở người già. Ngoài ra còn có tác dụng điều kinh, dễ tiêu hoá.
Quả trâu cổ nấu với chân giò lợn là món ăn lợi sữa cho sản phụ.
- Hỗ trợ điều trị di tinh, liệt dương: Cành và lá, quả non cây trâu cổ phơi khô 100g, đậu đen 50g, ngâm với 250ml rượu, ngâm trong 10 ngày là có thể dùng được. Ngày dùng 10-30ml rượu này.
- Bồi bổ suy nhược cơ thể sau ốm dậy: Cành lá trâu cổ tươi 120g, nấu với xương lợn, ăn hàng ngày với cơm.
- Mụn nhọt, lợi tiểu, tiêu độc: Cành lá trâu cổ phơi khô, sắc đặc, uống ngày 2-3 chén.
- Tắc tia sữa, sưng vú: Quả trâu cổ 40g, bồ công anh 15g, lá mua 15g, sắc uống; lấy lá bồ công anh giã nhỏ, thêm ít giấm, chưng nóng chườm hay đắp ngoài vú bị sưng.
- Chữa sữa không xuống (hoặc quá ít) sau khi đẻ: Quả cây trâu cổ 7 quả chín, hầm với 1 cái chân giò lợn, ăn và uống hết nước (quả tươi hoặc khô đều được). Dùng 5-7 ngày.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét