This is featured post 1 title
Replace these every slider sentences with your featured post descriptions.Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these with your own descriptions.
This is featured post 2 title
Replace these every slider sentences with your featured post descriptions.Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these with your own descriptions.
This is featured post 3 title
Replace these every slider sentences with your featured post descriptions.Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these with your own descriptions.
Thứ Năm, 26 tháng 3, 2015
Chữa đau bụng kinh với mò hoa đỏ
Thứ Năm, tháng 3 26, 2015
doanh nhan
No comments
Theo y học cổ truyền, mò hoa đỏ có vị đắng nhạt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, giải độc, khu phong, trừ thấp, tiêu viêm, lợi tiểu... Thường được dùng chữa khí hư, kinh nguyệt không đều, vàng da, khớp xương đau nhức,… Dùng dưới dạng thuốc sắc hoặc giã tươi đắp ngoài.
Mò hoa đỏ còn có tên gọi là xích đồng nam, lẹo cái, người Thái gọi là co púng pính. Là loài cây bụi mọc hoang ở nhiều nơi cao 1,5 - 2 m, cành non vuông, thân già hình tròn, đường kính 0,3-0,8 cm. Mặt ngoài thân màu nâu bạc hoặc nâu xám. Lá mọc đối hình tim, cuống dài 10 - 19 cm, đầu nhọn, mép có răng cưa nông. Phiến lá dài 10 - 20 cm rộng 8 - 15 cm, gân nổi rõ. Cụm hoa có màu đỏ, dài 10 - 20 cm.
Cây mọc hoang khắp nơi trên đất nước ta. Bộ phận dùng làm thuốc là rễ và lá. Thu hái rễ và lá quanh năm; rễ rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô dùng dần.
Các bộ phận của cây mò hoa đỏ.
Bài thuốc thường dùng
Bài 1: Chữa đau bụng kinh: Lá mò hoa đỏ, hương phụ, ích mẫu, ngải cứu, mỗi vị 6g; nước 700ml, sắc trong nửa giờ, chia 2 - 3 lần uống trong ngày, khi uống có thể cho thêm ít đường cho dễ uống. Uống trước khi có kinh khoảng 10 ngày, sau đó có thể uống liền từ 2 - 3 tháng, có tác dụng lưu thông khí huyết và giảm đau.
Bài 2: Hỗ trợ điều trị thấp khớp sưng đau thuộc thể nhiệt: Mò hoa đỏ 80g, dây gắm 120g; đơn tướng quân, đơn mặt trời, đơn răng cưa, cà gai leo, cành dâu, cây tầm xuân, mỗi vị 8g. Cho 700ml nước, sắc trong nửa giờ, chia 2 - 3 lần uống trong ngày, dùng liền 1 tuần.
Bài 3: Chữa rối loạn kinh nguyệt, kinh không đều: Mò hoa đỏ, hương phụ, ngải cứu, ích mẫu, mỗi vị 10 - 12g (khô). Cho 700ml nước, sắc trong nửa giờ, chia 2 - 3 lần uống trong ngày, khi uống có thể cho thêm ít đường cho dễ uống. Uống sau khi sạch kinh khoảng 5 - 7 ngày. Uống liền 2 - 3 tuần lễ.
Bài 4: Chữa khí hư thể can uất: (biểu hiện ra khí hư màu đỏ nhợt, hoặc trắng, chất đặc dính, dai dẳng không dứt, hành kinh không đúng ngày ngày miệng đắng, cổ khô, tiểu tiện vàng,… ): Mò hoa đỏ (sao vàng) 40g, thanh bì 20g, bạch đồng nữ (sao vàng) 40g, dái nghệ vàng 20g, quả dành dành (sao cháy) 20g, cam thảo dây 16g. Các vị sao chế xong, cho vào ấm, đổ 800ml nước, sắc lấy 250ml uống. Uống 10 ngày là một liệu trình.
Bài 5 Chữa tiểu buốt, tiểu rắt do nhiệt: Mò hoa đỏ, bạch đồng nữ, cỏ chỉ thiên, rễ tranh, cỏ bấc, mỗi thứ khoảng 16 - 20g. Sắc với 1 lít nước, còn lại 350ml, chia 2 lần uống lúc đói. Uống 5 - 7 ngày.
Bài 6: Chữa khí hư bạch đới: Mò hoa đỏ, ích mẫu, ngải cứu, hương phụ, trần bì, mỗi vị 10g. Sắc uống ngày 1 thang. Uống liền 2 - 3 tuần sau chu kỳ kinh nguyệt. Dùng nhắc lại liệu trình thứ hai vào sau kỳ kinh tháng sau.
Bác sĩ Thu Vân
9 bài thuốc từ rau diếp cá cực hay
Thứ Năm, tháng 3 26, 2015
doanh nhan
No comments
Từ xa xưa diếp cá đã được sử dụng rộng rãi như một loại rau gia vị giúp kích thích tiêu hóa, tăng thêm mùi vị món ăn, tạo cảm giác ngon miệng…
Theo Đông y, rau diếp cá vị cay, hơi lạnh, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi thuỷ tiêu thũng... Chính vì vậy, trong các tài liệu Y học cổ truyền cũng đã lưu lại nhiều tác dụng quý từ rau diếp cá.
1. Chữa bệnh trĩ bằng cách ăn rau diếp cá hàng ngày
Hằng ngày nên ăn sống diếp cá, ngoài ra có thể dùng lá diếp cá nấu nước để xông, ngâm, rửa lúc còn ấm. Bã còn lại dịt vào hậu môn.
2. Chữa táo bón bằng rau diếp cá khô hãm lấy nước uống
Sao khô 10g diếp cá, hãm với nước sôi khoảng 10 phút, uống thay trà hàng ngày. Uống trong 10 ngày.
3. Chữa sốt ở trẻ em bằng rau diếp cá giã nát
Rau diếp cá 30g để tươi, rửa sạch, giã nát, thêm nửa bát nước nguội vào đun sôi, để nguội và uống làm một lần; đồng thời, lấy bã đắp vào thái dương.
4. Chữa kinh nguyệt không đều bằng rau diếp cá và ngải cứu
Cây diếp cá 40g, ngải cứu 30g (cả hai đều dùng tươi). Rửa sạch cây diếp cá và ngải cứu, giã nhỏ lọc bằng nước sôi để nguội, lấy một bát nước thuốc, uống làm 2 lần trong ngày, uống liền 5 ngày, uống trước kỳ kinh 10 ngày.
5. Chữa viêm âm đạo với rau diếp cá + bồ kết + tỏi
Cây diếp cá 20g, bồ kết 10g, tỏi 1 củ (vừa). Cho tất cả vào nồi cùng với 5 bát nước đun sôi thật kỹ. Cho bệnh nhân xông hơi nóng vào chỗ đau, sau đó dùng nước đã nguội để ngâm, rửa chỗ đau. Ngày làm 1 lần, làm trong 7 ngày liền thì bệnh sẽ thuyên giảm hẳn.
6. Điều trị sỏi thận bằng rau diếp cá + rau dệp + cam thảo đất
20g diếp cá, 15g rau dệu, 10g cam thảo đất. Sắc uống ngày một thang, uống trong 1 tháng. Hoặc 100g diếp cá, sao vàng, hãm với 1 lít nước sôi trong 20 phút, uống thay nước hàng ngày, uống trong 2 tháng.
7. Chữa ho với rau diếp cá và nước vo gạo
1 nắm là diếp cá đã rửa sạch xay nhỏ ra. Tiếp theo là dùng nước vo gạo đặc đun sôi cùng rau diếp cá. Sau đó chắt nước cốt uống.
Chỉ cần làm như vậy sau bữa ăn, 2 đến 3 lần là khỏi. Hỗn hợp nước trên cũng rất mát cho cơ thể, vì vậy, bạn nên uống từ 5 lần trở lên cho khỏi hẳn.
8. Chống lão hóa bằng rau diếp cá và mật ong
Lấy 1 thìa mật ong nguyên chất trộn với 1 thìa nước cốt diếp cá.
Mật ong giúp da dưỡng ẩm, kháng khuẩn, chống lão hóa, làm giảm vết mụn sưng tấy, giúp da sáng và mịn màng hơn. Khi dùng chung với diếp cá, bạn sẽ cảm nhận được sự tươi mát và căng mịn.
Để mặt nạ lá diếp cá phát huy hiệu quả tốt nhất, bạn nên dùng trước khi đi ngủ vì lúc đó làn da đã được nghỉ ngơi và có thể hấp thụ dưỡng chất nhiều nhất.
9. Ngăn ngừa mụn với rau diếp cá và muối
Để xử lý tình trạng da dầu của mình bạn có thể giã nát diếp cá rồi trộn với một chút muối hạt rồi bôi lên mặt.
Muối giúp da săn chắc hơn, điều tiết chất nhờn, đặc biệt là vùng chữ T (trán, mũi, cằm).
Ngoài ra, nó còn có tính sát khuẩn cao, giúp da thải độc, ngăn ngừa và điều trị mụn trứng cá rất hiệu quả nữa đấy.
Mai mực làm thuốc
Thứ Năm, tháng 3 26, 2015
doanh nhan
No comments
Con mực là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng và làm thuốc tốt, nhất là mai mực. Theo y học cổ truyền, mai mực còn có tên là ô tặc cốt, hải phiêu tiêu, có vị mặn, chát, mùi hơi tanh, tính ấm, không độc, có tác dụng chỉ huyết, giảm đau, làm se, chống loét, chữa được nhiều bệnh thông thường.
Cách chế biến mai mực để làm thuốc rất đơn giản: Lấy mai mực, cạo sạch vỏ cứng ở ngoài, ngâm nước cho đến khi hết mặn, sau đó phơi hoặc sấy khô. Dược liệu mai mực nguyên bản có hình bầu dục dài, dẹt, ở giữa dày, mép mỏng. Mặt lưng màu trắng hoặc ngà, lấm tấm những nốt nhỏ chi chít, có một lớp màng cứng giòn. Mặt bụng màu trắng đôi khi phủ một lớp màng mỏng trong suốt màu vàng, có nhiều vân.
Mai mực phối hợp với kê nội kim, mật ong chữa viêm loét dạ dày.
Để có mai mực có phẩm chất tốt nhất nên dùng những mai dày, màu trắng như phấn, không gãy vỡ. Loại vàng hoặc thâm đen là kém phẩm chất. Khi dùng, cạo sạch vỏ cứng ở ngoài mai, cắt thành miếng nhỏ hoặc tán bột, rây mịn. Trong nhân dân, mai mực được dùng chủ yếu làm thuốc chữa bệnh viêm loét dạ dày, bỏng nhẹ, trĩ...
Một số đơn thuốc thường dùng:
Chữa bỏng nhẹ: Mai mực đốt thành than, rây bột mịn, trộn với dầu vừng hoặc dầu dừa thành một hỗn hợp sền sệt, bôi ngày hai lần. Khoảng một tuần, vết bỏng sẽ se lại và lành.
Hỗ trợ điều trị bệnh trĩ, đại tiện ra máu: Mai mực nướng vàng, tán bột, mỗi lần uống 4 - 8g với nước sắc cây mộc tặc.
Hỗ trợ điều trị hen suyễn: Mai mực 300g, rửa sạch, nung trên hòn ngói cho vàng, tán mịn. Người lớn uống mỗi lần 8g, chia 2 lần. Trẻ em ngày uống 2 lần, mỗi lần 3g.
Chữa viêm loét dạ dày, tá tràng, ợ chua, đại tiện táo:
- Bột mai mực 85%, bột bối mẫu 15%, trộn đều. Mỗi lần uống 4 g với nước ấm trước bữa ăn.
- Mai mực 20g, cam thảo 12g, thổ bối mẫu 6g, tán nhỏ, rây bột mịn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 6g trước bữa ăn khoảng nửa giờ.
- Bột mịn mai mực 4g, bột mịn kê nội kim 4g, bột gạo nếp rang thơm 2g, bột cam thảo 0,2g. Tất cả trộn đều, gói thành 1 gói, mỗi ngày uống 2 gói sau bữa ăn. Có thể trộn bột thuốc này với một ít mật ong (hai thìa cà phê) khuấy kỹ để uống hàng ngày. Bài thuốc này vừa chữa được bệnh đau dạ dày, vừa có tác dụng làm tăng hồng cầu.
Bác sĩ Thanh Xuân
Chữa viêm họng với cây lá bỏng
Thứ Năm, tháng 3 26, 2015
doanh nhan
No comments
Theo y học cổ truyền, cây lá bỏng có vị nhạt, hơi chua, chan chát, có tính mát, không độc, có tác dụng tiêu viêm, giảm đau, tiêu độc, giúp vết thương chóng lên da non… Thường được dùng chữa bỏng, cầm máu, giải độc,...
Cây lá bỏng còn có tên khác là sống đời, trường sinh, diệp sinh căn, mọc hoang và được trồng phổ biến ở khắp nơi để làm cảnh và làm thuốc. Cây sống rất lâu, lá rụng xuống mặt đất là mọc rễ phát triển thành một cây con. Đây là một loại cây thường được trồng trong vườn nhà làm cảnh và làm thuốc. Cây cao cỡ 40 - 60cm, thân tròn, nhẵn, mọng nước, có đốm tía. Lá mọc đôi, chéo chữ thập, đơn hoặc gồm 3 - 4 lá chét dầy; mép khía răng cưa tròn. Hoa màu đỏ hay vàng cam, rủ xuống trên một cán dài ở ngọn thân hay ở lá bên cạnh. Mùa hoa vào tháng 2 đến tháng 5.
Cây và hoa lá bỏng.
Tác dụng chữa bệnh của cây lá bỏng:
Chữa bỏng nhẹ, bỏng nông: Lá bỏng không kể liều lượng, rửa sạch, giã nát đắp lên vết bỏng 3 - 4 lần mỗi ngày.
Cầm máu khi bị đứt tay, chân: Lấy 3 - 4 lá bỏng rửa sạch, giã nát, đắp lên vết thương có tác dụng cầm máu rất tốt, có thể kết hợp lấy một nắm lá rửa sạch, giã nát hòa với nước sôi để nguội, lọc lấy nước cốt để uống. Nếu vết thương có bầm tím: Lấy một nắm lá bỏng rửa sạch, giã nhuyễn, cho thêm ít rượu và đường để uống.
Hỗ trợ điều trị bệnh trĩ: Rửa sạch hậu môn bằng nước muối. Lá bỏng rửa sạch, giã nát, vắt bớt nước và đắp vào hậu môn, dùng miếng gạc băng vào. Mỗi ngày làm 3 lần với liều lượng sáng 4 lá, chiều 4 lá và tối 2 lá. Làm liên tục trong khoảng 1 tháng.
Chữa mụn nhọt khi chưa có mủ: Lấy 30g lá bỏng, 15g lá đại, 20g lá táo. Tất cả rửa sạch, giã nát đắp vào mụn ngày 1 - 2 lần.
Chữa viêm họng: Lấy 3 - 4 lá bỏng, rửa sạch, nhai ngậm trong họng rồi nuốt dần. Ngày làm 3 lần sẽ có tác dụng giảm đau họng rất tốt. Hoặc: Lấy 10 lá sống đời rửa sạch, chia nhai sáng 4 lá, chiều 4 lá, tối 2 lá. Nhai kỹ, ngậm một lúc rồi nuốt cả bã, dùng khoảng 3 - 5 ngày sẽ có kết quả tốt.
- Giải rượu: Khi bị say rượu dùng 10 lá bỏng rửa sạch, nhai sống rất hiệu nghiệm.
Bác sĩ Nguyễn Thị Nga
Quy bản và cao quy bản
Thứ Năm, tháng 3 26, 2015
doanh nhan
No comments
Còn có tên là yếm rùa, kim quy, quy giáp, cao yếm rùa.
Tên khoa học Chinemys (Geoclemsys) recvesil (Gray).
Thuộc họ Rùa Testudinidae.
Người ta dùng yếm của con rùa hay quy bản Carapas testudinis và cao chế từ yếm rùa (Colla carapacis Testudinis) còn gọi là cao quy bản hay quy bản giao.
Mô tả con rùa
Con rùa là một con vật thường sống ở dưới nước có 4 chân, đuôi ngắn, khi gặp nguy hiểm, có thể rụt cả đầu, chân và đuôi vào trong mu (lưng) và yếm (bụng) rùa. Mu rùa hay mai rùa cũng như yếm rùa là những vỏ rất cứng. Con rùa thường ăn cá con hoặc sâu bọ. Nhưng con rùa có thể nhịn ăn rất lâu mà không chết.
Phân bố, săn bắt và chế biến
Trong nước ta, đâu cũng có rùa, nhưng nhiều nhất tại các tỉnh có nhiều ao hồ.
Rùa còn sống ở nhiều nước như: Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên…
Khi bắt được rùa có khi người ta đập chết, bóc lấy yếm, cạo hết thịt, rửa sạch, phơi khô, trên thị trường Trung Quốc, người ta gọi loại yếm rùa này là “huyết bản”; còn nếu bắt được rùa, nấu chín rồi mới bóc lấy yếm lọc bỏ hết gân thịt thì người ta gọi là “thang bản”.
Yếm rùa
Có thể thu hoạch quy bản quanh năm, nhưng nhiều nhất vào các tháng 8 -12.
Muốn chế cao quy bản, người ta tiến hành như sau: trước hết ngâm yếm rùa vào nước để gân thịt còn sót lại rữa ra rồi cạo cho tróc hết. Có khi đun chín để loại thịt cho dễ. Sau đó dùng nước rửa sạch cho đến hết mùi. Phơi khô, đập nhỏ, đun với nước ba ngày 3 đêm như nấu cao ban long. Lọc loại bỏ bã, nước lọc được đem cô đặc, đổ vào khuôn, để nguội cắt thành từng miếng to nhỏ tùy ý.
Có khi người ta phối hợp quy bản với gạc nai, gạc hươu nấu cao họi là “nhị tiên giao”. Để nấu cao nhị tiên giao này, ngoài quy bản và gạc hươu nai, người ta còn thêm khởi tử, đảng sâm cùng nấu cao. Cách nấu cũng như trên.
Công dụng và liều dùng
Quy bản hay cao quy bản còn là một vị thuốc dùng trong phạm vi nhân dân. Theo kinh nghiệm Đông y, quy bản là một vị thuốc bổ thận âm chữa ho lâu, di tinh, bạch đới, khí hư, chân tay, lưng gối đau nhức.
Còn dùng chữa lỵ kinh niên, sốt rét lâu ngày, cơ thể suy nhược, băng huyết, các bệnh trước và sau khi sinh nở, trẻ con yếu xương.
Về mặt kinh lạc, theo Mậu Hy Ung (một tác giả cổ) quy bản đi vào kinh túc thiếu âm, là thuốc bổ tâm kinh.
Liều dùng ngày uống 12 - 24g quy bản dưới dạng thuốc sắc, thuốc viên hay thuốc bột.
Cao quy bản ngày uống 10 - 15g, chia 3 lần uống.
Theo tài liệu cổ, quy bản có vị ngọt, mặn, tính hàn, vào 4 kinh thận, tâm, can, và tỳ. Có tác dụng bổ tâm thận, tư âm, dùng chữa thận âm không đủ, trong xương đau nhức, di tinh, đới hạ, băng lậu, lưng gối đau yếu, lỵ lâu ngày. Những người âm hư không nhiệt không dùng được.
Đơn thuốc có quy bản:
Đơn thuốc bổ chữa bệnh ho lâu ngày
Quy bản sao cát cho dòn, tán nhỏ 100g, đảng sâm 100g sao thơm tán nhỏ. Hai vị trộn đều ngày uống 3 lần mỗi lần 1 - 2g.
Đơn thuốc chữa sốt rét lâu ngày
Quy bản 200g, sao vàng dòn tán nhỏ, hùng hoàng 50g tán nhỏ, hà thủ ô 200g. Trộn đều thêm mật ong làm thành viên 0,30g. Ngày uống 5 - 10g chia 3 lần uống trong ngày.
(Theo Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam)
của GS. ĐỖ TẤT LỢI
Hết đau đầu, chóng mặt nhờ thạch quyết minh
Thứ Năm, tháng 3 26, 2015
doanh nhan
No comments
Thạch quyết minh còn gọi cửu khổng quyết minh, phục ngư giáp, vỏ bào ngư, vỏ ốc xà cừ chín lỗ... Thạch quyết minh là xác vỏ một số loài bào ngư: bào cửu khổng; thường được nung thành vôi hay tẩm nước muối nung kỹ. Thạch quyết minh hoặc vỏ ốc bào ngư chứa 90% calcium carbonate (CaCO3), ngoài ra còn một số thành phần vô cơ khác.
Theo Đông y, thạch quyết minh vị mặn, tính bình; vào can thận. Có tác dụng bình can tiềm dương, thanh can minh mục. Dùng cho các trường hợp can dương vượng, can phong nội động gây đau đầu chóng mặt, đau mắt đỏ viêm kết mạc cấp tính, giảm thị lực do viêm thị thần kinh. Hằng ngày dùng 10 - 50g.
Thạch quyết minh tán bột nấu cháo với cúc hoa tốt cho người đau đầu, ù tai hoa mắt chóng mặt, mắt sưng đỏ đau cấp...
Món ăn thuốc có thạch quyết minh:
Cháo thạch quyết minh: thạch quyết minh (tán bột) 25g, thảo quyết minh (sao vàng) 10g, cúc hoa 15g, gạo tẻ 100g. Dược liệu sắc lấy nước bỏ bã; gạo nấu cháo, khi được cháo, cho nước sắc thuốc vào khuấy đều, thêm 6g đường phèn khuấy tan cho ăn. Dùng cho các trường hợp đau đầu, ù tai hoa mắt chóng mặt, tê bại tay chân, mắt sưng đỏ đau cấp.
Gan lợn hầm thạch quyết minh xương truật: thạch quyết minh 30g, xương truật 90g, gan lợn 80g. Thạch quyết minh nung tán mịn; xương truật gọt vỏ ngoài sấy khô tán mịn, cả hai thứ trộn đều, mỗi lần lấy 10g đem nhét vào giữa miếng gan lợn đã rạch mở sẵn. Đặt gan lợn trong nồi chưng cách thủy hầm cho chín. Dùng cho các trường hợp viêm thị thần kinh, mờ mắt, giảm thị lực.
Thạch quyết minh cúc hoa cam thảo ẩm: thạch quyết minh 12g, cúc hoa 12g, cam thảo 4g. Cho vào ấm pha trà, hãm bằng nước sôi. Uống ngày 2 ấm, cho nước nhiều lần để thay cho nước uống hàng ngày. Dùng cho các trường hợp viêm kết giác mạc cấp, chói mắt sợ ánh sáng.
Ba ba hầm thạch quyết minh: ba ba 1 con (khoảng 500g) làm sạch, thạch quyết minh 20g, cốc tinh thảo 15g, sinh địa hoàng 12g. Ba ba làm sạch; dược liệu cùng gói trong vải xô, đặt trong nồi, hầm chín, lấy bỏ bã thuốc, thêm gia vị phù hợp. Ăn ngày 1 lần, liên tục 5 - 7 ngày. Dùng cho các trường hợp đục nhân mắt, tăng nhãn áp (thiên đầu thống).
Ngoài ra, phần thịt (nhuyễn thể) của bào ngư hoặc cửu khổng bào hay ốc xà cừ chín lỗ là hải sản quý trong nhóm bổ âm thanh nhiệt.
Canh bào ngư: bào ngư 50g, sò huyết 20g, sơn tra 10g. Bào ngư xào với hành tỏi tới chín, cho sò huyết, sơn tra và nước vào. Nấu kỹ, ăn 1 lần trong ngày. Bổ khí huyết, hạ huyết áp.
Canh bào ngư củ cải: bào ngư 50g (hoặc 25g khô), cải củ 100 - 150g. Cải củ rửa sạch, bổ thái miếng, nấu cùng bào ngư. Cho ăn cách ngày. Chữa bệnh đái tháo đường.
Kiêng kỵ: Người tỳ vị hư hàn hoặc không thuộc chứng bệnh thực nhiệt cấm dùng.
TS. Nguyễn Đức Quang
Cảm mạo phong hàn có được dùng nhân sâm?
Thứ Năm, tháng 3 26, 2015
doanh nhan
No comments
Nhân sâm là một vị thuốc rất đặc biệt, mặc dù vẫn phải nhập từ Hàn Quốc, Trung Quốc... nhưng trên thị trường Việt Nam cũng rất dễ mua. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu đúng về nhân sâm và không phải bệnh nào cũng dùng được vị thuốc này.
Huyền sâm
Nhân sâm tên khoa học là Panax ginseng C. A. Mey., họ ngũ gia bì, được bào chế dưới nhiều dạng như bạch sâm, hồng sâm... Trong Đông y, mọi vị thuốc đều được phân vào từng nhóm theo tính vị, công năng của chúng. Tuyệt nhiên không có vị thuốc nào được gọi theo cách chung chung, như “đại bổ” cả, mà phải là bổ khí, hay bổ huyết, bổ dương, hay bổ âm. Nhân sâm được xếp vào nhóm “bổ khí”, với tính chất đại bổ nguyên khí, ích huyết, sinh tân, định thần ích trí. Dùng khi chân khí trong cơ thể bị suy yếu, biểu hiện người mệt mỏi, rã rời.
Nhân sâm
Đừng ngộ nhận về nhân sâm
Về tính, vị: Nhiều người thường ngộ nhận, nhân sâm có tính lạnh, hơi lạnh, hay hàn. Vì vậy, khi dùng phải chích với nước cốt của sinh khương (gừng tươi: tính ôn). Trên lâm sàng, đôi khi nhân sâm vẫn được chích với nước gừng tươi để làm tăng thêm tính ấm (tính ôn) của vị thuốc. Theo các tài liệu khoa học, nhân sâm có vị ngọt, hơi đắng, tính ôn (hoặc tính bình). Chỉ có tây dương sâm, sâm Mỹ, cùng họ ngũ gia bì là có vị ngọt, hơi đắng, tính lương (tính mát), cũng có tác dụng bổ khí dưỡng âm, thanh nhiệt, sinh tân. Dùng trị khí hư, âm hao, cơ thể hư nhiệt.
Về thành phần hóa học: thành phần chính của nhân sâm là saponin triterpenic tetracyclic, nhóm dammaran, gọi chung là ginsenosid, bao gồm tới 28 thành phần khác nhau. Có nghĩa là nhân sâm không chứa saponin steroid như một số người lầm tưởng.
Sâm bố chính
Nhân sâm có được dùng khi cảm mạo phong hàn?
Khi bị cảm mạo phong hàn (cảm lạnh), chỉ cần sử dụng một số vị thuốc mang tính chất phát tán giải biểu hàn như tía tô, hành ăn với cháo nóng để làm ra mồ hôi là được.
Hoặc dùng thuốc sắc: ma hoàng, quế chi, mỗi vị 9g; hạnh nhân, cam thảo, mỗi vị 6g, sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần, trước bữa ăn 1,5 giờ. Hoặc: quế chi, gừng tươi, bạch thược, táo thuốc, mỗi vị 9g; cam thảo 4g, sắc uống như bài trên.
Tuy nhiên, khi sức đề kháng của cơ thể kém, hàn tà xâm nhập gây sốt cao, không có mồ hôi, rét rất nhiều, đau đầu, đau gáy, cứng gáy, mũi ngạt tắc, ho nhiều, cơ thể và chân tay nhức mỏi, đau đớn, toàn thân mệt mỏi thì có thể dùng nhân sâm phối hợp với khương hoạt, độc hoạt, sài hồ, tiền hồ, xuyên khung, chỉ xác, cát cánh, bạch linh, mỗi vị 30g; cam thảo 15g.
Các vị tán thành bột mịn, mỗi lần uống 6 - 9g với nước sắc gừng tươi, ngày 2 - 3 lần, trước bữa ăn 1,5 giờ. Phương thuốc này chỉ phát huy tốt khi dùng dạng thuốc tán, có các vị độc hoạt, khương hoạt, tiền hồ, xuyên khung, trong thành phần chủ yếu là tinh dầu, sẽ bị bay hơi khi sắc thuốc.
Như vậy, chỉ có thể dùng nhân sâm khi bị cảm mạo phong hàn kèm theo chứng thấp. Đây là phương thuốc có tính ích khí vừa làm ra mồ hôi, vừa phù chính, vừa trừ thấp, rất phù hợp với chứng phong hàn hiệp thấp, nhất là khi thời tiết lạnh.
GS.TS. Phạm Xuân Sinh
Rau dừa nước chủ trị bệnh thận
Thứ Năm, tháng 3 26, 2015
doanh nhan
No comments
Rau dừa nước còn có tên thủy long, là loại cây mọc bò ở ao hồ đầm lầy, có nơi người ta dùng ngọn và lá rau ăn sống cho mát. Công dụng quan trọng nhất của dừa nước là chữa các bệnh về thận: tiểu đục, tiểu buốt dắt, viêm cầu thận, viêm bể thận, sỏi đường tiết niệu, sỏi mật... Những người suy thận biểu hiện tiểu đục, tiểu ra dưỡng chấp, uống nước sắc rau dừa nước từ 5 - 7 ngày bệnh đỡ, nước tiểu trong trở lại. Ngoài ra, uống nước rau dừa nước còn giúp ổn định huyết áp.
Rau dừa nước chữa các bệnh về thận.
Khi thu hái rau dừa nước cần loại bỏ phần gốc và rễ, rửa thật sạch, thái ngắn khoảng 1,5 - 2cm, phơi ra nong đặt trên giàn. Thỉnh thoảng dùng đũa trộn đều để rau nhanh khô và đẹp dược liệu. Phơi khoảng 4 - 6 nắng, rau đã khô đẹp là được, đóng gói bảo quản để dùng dần, có thể dùng dạng tươi hoặc khô dạng thuốc sắc, dùng tươi 30 - 40g/ngày, khô 10 - 20g/ngày. Dùng ngoài không kể liều lượng. Rau dừa nước được dùng làm thuốc trong các trường hợp:
Trong vú có u cục đau nhức, người sốt: rau dừa nước tươi rửa sạch, thêm vài hạt muối giã nhỏ, đắp vào vú băng lại, người bệnh thấy dễ chịu, vài hôm thì u cục sẽ tiêu.
Trong bụng nóng, đại tiện bí kết: rau dừa nước tươi 100g, rửa sạch giã vắt lấy nước, pha thêm một chén mật mía, uống hết một lần trong bụng thấy mát, đại tiện thông là được. Có thể uống thêm mấy ngày nữa.
Viêm đường tiết niệu dai dẳng gây ngứa và tiểu buốt: rau dừa nước tươi 50g, kim ngân 30g, đinh lăng 30g, rau dấp cá 20g, mã đề 20g. Sắc uống ngày 1 thang, dùng liên tục 5 - 7 ngày liền.
Phụ nữ khí hư bạch đới: rau dừa nước 40g, cây chó đẻ 30g, mẫu lệ chế 20g, thổ phục linh 20g, nam hoàng bá 20g, trạch lan 16g, bạc sau 16g. Sắc uống ngày 1 thang.
U xơ tiền liệt tuyến: rau dừa nước phơi khô 24g, cỏ xước 16g, thương nhĩ (sao) 12g, đinh lăng 20g, hoàng cung trinh nữ (khô) 5g, huyền sâm 10g, hoàng kỳ 16g, trần bì 10g. Sắc uống ngày 1 thang, điều trị 1 tháng là một liệu trình.
Đau dạ dày lâu ngày, có biến chứng hẹp môn vị, chất nôn màu vàng đậm: rau dừa nước (khô) 20g, hoàng kỳ 16g, đinh lăng 20g, bạch truật 16g, chỉ xác 8g, cam thảo 10g, mẫu lệ chế 16g, hạt sen 16g. Sắc uống ngày 1 thang, dùng 10 ngày, nghỉ 3 ngày rồi dùng tiếp đợt 2.
Viêm đại tràng, rối loạn tiêu hóa, phân sống, đại tiện nhiều lần: rau dừa nước (khô) 24g, hoài sơn 20g, liên nhục 16g, ngũ gia bì 12g, cao lương khương 16g, sơn thù 12g. Sắc uống ngày 1 thang. Công dụng: chống viêm, bổ thổ, sáp trường.
Trẻ nhỏ bị đái đục (nước tiểu trắng đục như nước vo gạo): rau dừa nước (khô) 12g, rễ cỏ tranh (khô) 10g. Hai thứ sắc uống, dùng 10 - 15 ngày liền.
Hội chứng tiền mãn kinh (có cơn bốc hỏa, toát mồ hôi, đau đầu, khó ngủ): rau dừa nước khô 24g, bán hạ 10g, hậu phác 10g, quy 16g, ngưu tất 16g, mẫu lệ 16g, hắc táo nhân 16g, thục 12g, cam thảo 10g, ích mẫu 16g, táo tàu 5 quả. Sắc uống ngày 1 thang.
Lương y Thanh Ngọc
Tác dụng chữa bệnh của cây cối xay
Thứ Năm, tháng 3 26, 2015
doanh nhan
No comments
Theo Đông y, cây cối xay có vị hơi ngọt, tính bình, tác dụng tán phong, thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, long đờm, lợi tiểu nên thường được dùng điều trị cảm mạo phong nhiệt, sốt, đau đầu, tiểu tiện vàng đỏ, đái rắt buốt, phù thũng, lở ngứa, dị ứng,…
Cây cối xay còn có tên khác là đằng xay, kim hoa thảo, ma mãnh thảo, nhĩ hương thảo, quỳnh ma, co to ép (Thái), Phao tôn (Tày). Là loại cây nhỏ, mọc thành bụi, sống hàng năm hay lâu năm, cao 1 - 2m. Toàn thân và các bộ phận của cây có lông mềm. Lá mọc so le, có hình tim, mép lá có khía răng, hoa vàng, mọc riêng lẻ ở kẽ lá, có cuống dài bằng cuống lá. Quả gồm tới 20 lá noãn dính nhau trông giống như cái cối xay. Mỗi lá noãn chứa 3 hạt hình thận, nhẵn, màu đen nhạt. Mùa hoa vào tháng 2 - 4, mùa quả vào tháng 4 - 6.
Các bộ phận của cây cối xay.
Cây mọc hoang và được trồng ở khắp nơi trong cả nước. Thường gặp ở các bờ rào, bãi hoang, chân đồi, nương rẫy. Dược liệu được thu hái về đem rửa sạch đất, cắt khúc ngắn, dùng tươi hoặc phơi sấy khô để dùng dần.
Một số đơn thuốc có sử dụng cây cối xay
Trị cảm sốt, nhức đầu do phong nhiệt: Cây cối xay 12 - 16g, lá tre 8g, bạc hà 6g, kinh giới 8g, kim ngân hoa 12g, nấu với 750ml nước, sắc còn 250ml, chia 2 lần, uống trước bữa ăn. Hoặc: Lá cối xay 20g, chỉ thiên 20g, bạc hà 10g, cam thảo 5g, gừng tươi 3 lát, sắc nước uống trong ngày. Dùng 3-5 ngày.
Chữa tiểu tiện bí, tiểu rắt, tiểu buốt do thấp nhiệt: Cây cối xay 30g, bông mã đề 20g, rễ tranh 20g, râu ngô 12g, cỏ mần trầu 8g, rau má 12g, nấu với 650ml nước, sắc còn 250ml, chia 2 lần, uống trước bữa ăn. Dùng 10 ngày.
Hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp: Lá cối xay khô 5g, rễ cây xấu hổ 5g, rau muống biển 3g, rễ cỏ xước 3g, lá lạc tiên 3g, lá lốt 3g. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, hãm nước uống thay trà trong ngày. Dùng liên tục 1 tháng.
Hỗ trợ điều trị bệnh trĩ: Rễ cối xay 200g, sắc đặc, uống 1 chén thuốc (bằng chén trà), còn lại thừa lúc nóng xông hậu môn, khi nước còn ấm thì dùng rửa, ngày xông rửa 5-6 lần.
Mày đay do dị ứng: Toàn cây cối xay 30g, thịt lợn nạc 100g, hầm chín, ăn thịt lợn và uống nước thuốc. Dùng 7 - 10 ngày.
Lưu ý: Phụ nữ có thai không nên dùng.
Bác sĩ Thúy An
Trị đau nhức xương khớp do thay đổi thời tiết với cây hàm ếch
Thứ Năm, tháng 3 26, 2015
doanh nhan
No comments
Cây hàm ếch còn có tên là trầu nước, Đông y gọi là tam bạch thảo. Theo y học cổ truyền, tam bạch thảo có vị ngọt, cay, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt lợi niệu, giải độc tiêu thũng. Dùng chữa sỏi bàng quang, viêm amidan, viêm đường tiết niệu, viêm thận cấp phù thũng, bạch đới, đau xương khớp, ...
Hàm ếch là loại cây thảo sống dai, có thân rễ ngầm, mọc rễ ở đốt, phần thân mọc đứng cao 30 - 80cm. Thân phân đốt, có gờ ở xung quanh. Lá mọc so le, phiến lá hình trứng, đầu nhọn, gốc tròn hay hình tim; cuống lá dài 3 - 6cm, gốc cuống có bẹ. Hoa nhỏ màu trắng, mọc thành lông dài 3 - 6cm, thõng xuống. Hoa trần, nhỏ. Khi cây ra hoa, thường có 1 - 3 lá màu trắng ở ngọn kèm theo bông hoa. Quả nang hình cầu; hạt hình trứng, nhọn đều. Mùa ra hoa tháng 4 - 8, quả tháng 8 - 9. Cây mọc dại ở ruộng trũng, nơi ẩm ướt và ven suối ở rừng, thường gặp nhiều ở các tỉnh phía Bắc. Bộ phận được dùng làm thuốc là toàn cây. Dược liệu thu hái quanh năm, tốt nhất là vào mùa hè thu, dùng tươi hay phơi khô.
Cây hàm ếch.
Một số bài thuốc thường dùng
Bài 1: Chữa mụn nhọt sưng tấy (chưa vỡ mủ): Lá hàm ếch, rửa sạch giã nhỏ đắp vào tổn thương (sau khi đã rửa sạch, lau khô), sau đó băng lại, đắp ngày 3 lần, mỗi lần 2 giờ. Dùng liền 3 ngày.
Bài 2: Hỗ trợ điều trị sỏi bàng quang: Hàm ếch 20g, dây tơ hồng xanh, bòng bong, kim tiền thảo, cỏ tháp bút, mỗi vị 15g. Tất cả rửa sạch cho vào ấm, đổ 750ml, sắc còn 500ml, uống thay trà hàng ngày. Mỗi liệu trình 15 ngày.
Bài 3: Hỗ trợ điều trị khí hư bạch đới: Hàm ếch 60g, thịt lợn nạc 70g. Thịt lợn băm nhỏ, ướp xào cho vừa, thêm nước đun thành canh; hàm ếch thái nhỏ cho vào nấu chín ăn cả cái lẫn nước. Cách ngày ăn một lần, dùng liền 10 lần.
Bài 4: Chữa chảy máu cam do nhiệt: Hàm ếch 15g, rễ đỗ quyên 15g, cho tất cả vào ấm, đổ 700ml nước sắc còn 250ml, chia 2 lần uống trong ngày. 10 ngày là một liệu trình.
Bài 5: Trị đau nhức xương khớp do thay đổi thời tiết: Hàm ếch 30g, rửa sạch cho vào ấm đổ 500ml đun sôi, uống thay trà hàng ngày. 1 tuần là 1 liệu trình.
Bác sĩ Thúy Anh
Hoa đào - Vị thuốc quý
Thứ Năm, tháng 3 26, 2015
doanh nhan
No comments
Hoa đào ngoài ý nghĩa tạo cho những ngày xuân Tết thêm hương sắc còn có nhiều tác dụng chữa bệnh rất hiệu quả. Theo Đông y, hoa đào tính bình, vị đắng, không độc. Lợi đại tiểu tiện, trục giun sán, tan sỏi thận, thông kinh huyết, hóa đàm, chữa điên loạn... Có thể sắc uống hoặc tán bột 4-8g/ngày. Dùng ngoài tán bột rắc lên vết thương hoặc giã đắp. Sau đây là một số cách dùng hoa đào chữa bệnh.
Hoa đào ngoài ý nghĩa tạo cho những ngày xuân Tết thêm hương sắc còn có nhiều tác dụng chữa bệnh rất hiệu quả.
Chữa thủy thũng: hoa đào lượng vừa đủ, nghiền bột mỗi lần lấy 6g cho vào nước cháo loãng, uống lúc đói. Ngày 3 lần hoặc nấu cháo hoa đào ăn.
Chữa táo bón: bột hoa đào 30g, bột mì 100g làm bánh ăn hoặc bột hoa đào 10g chia 2 lần hòa nước ấm uống lúc đói.
Đau eo lưng: hoa đào 100g, gạo nếp 500g, hoa đào giã vụn, trộn gạo nếp cho nước nấu thành cơm khô để nguội rồi cho men rượu ủ thành cơm rượu dùng dần.
Sỏi thận: hoa đào, hổ phách lượng bằng nhau. Nghiền hoa đào trộn đều với hổ phách mỗi lần 6g cho vào 1 tô lớn nước, nấu trong nửa giờ, lọc lấy nước uống. Ngày 2 lần.
Liệt dương: hoa đào, hoa hồng, hoa tường vi, hoa mai, hoa hẹ, trầm hương mỗi thứ 30g, nhân hạt đào 240g, rượu gạo, rượu cồn mỗi thứ 1.250ml. Hòa trộn với nhau 7 vị trên cho vào túi lụa treo vào trong 1 hũ sành sứ bịt kín miệng hũ. Ngâm 1 tháng, mỗi lần uống 20ml ngày uống 2 lần vào 2 bữa ăn chính.
Bế kinh: hoa đào 25g ngâm vào 250ml rượu trong 1 tuần. Mỗi lần uống 10ml hòa với nước ấm hoặc hoa đào 10g cho vào cơm rượu 50g trộn đều, chưng cách thủy cho nhừ hoa để bớt nóng, ăn cả cơm và hoa. Ngày 1 lần, liền 1 tuần.
Lưu ý: Không dùng cho người có thai.
BS. Hoàng Thuần
Thứ Tư, 18 tháng 3, 2015
Sắc nhân sâm thế nào là tốt nhất?
Thứ Tư, tháng 3 18, 2015
doanh nhan
No comments
Thông thường trước khi sắc, nhân sâm phải được cắt thành lát càng mỏng càng tốt. Muốn vậy, nhất thiết phải làm cho nhân sâm mềm ra bằng cách cho củ sâm vào bát hoặc đĩa rồi bỏ vào nồi hấp cách thủy nhỏ lửa sao cho mềm là được. Sau đó dùng dao mỏng và sắc thái nhân sâm khi còn đang nóng. Trước khi thái nhân sâm nên bôi vào lưỡi dao một chút dầu thực vật đề phòng chất dính trong củ nhân sâm làm mút dao. Không nên thái ngang hay bổ dọc, mà nên nghiêng lưỡi dao 45 độ so với thân củ sâm nằm ngang, như vậy lát cắt mới mỏng và rộng, sợi chất xơ trong lát cắt ngắn, các thành phần hữu ích dễ dàng được chiết xuất ra ngoài khi sắc.
Trước khi sắc, nhân sâm phải được cắt thành lát mỏng.
Sắc nhân sâm tốt nhất là dùng loại cốc chuyên dụng có hai nắp. Trước tiên, lấy một nhúm gạo ngâm vào nước. Nước sắc tốt nhất là nước sôi để nguội vì trong quá trình đun sôi đã loại bỏ hết chất khí và khoáng chất hoà tan trong nước, nên nước khá tinh khiết. Nhưng chú ý phải đợi nước thật nguội mới cho vào, để tránh khi lát sâm bị nóng đột ngột một số chất trên bề mặt đông kết lại làm ảnh hưởng đến sự hoà tan của các chất bên trong lát sâm. Lượng nước đổ vào cốc do mục đích sử dụng khác nhau nên cũng không giống nhau. Thông thường nếu dùng với mục đích tăng cường sức khoẻ, trí não thì nên đổ lượng nước đủ để một người uống hết trong một lần. Sau khi đổ nước vào cốc thì bỏ lát sâm vào và đậy nắp trong, trên nắp trong phủ hai lớp giấy ăn, vẩy một chút nước cho giấy ẩm, trên lớp giấy ăn này rắc một lớp gạo đã ngâm từ trước và một chút nước, sau đó đậy nắp ngoài vào, như vậy coi như đã chuẩn bị xong cốc sắc nhân sâm.
Nếu không có cốc chuyên dụng thì có thể cho nhân sâm vào cốc pha trà, lấy một cái đĩa sứ nhỏ đậy lên, trên đĩa lót giấy ăn, rắc gạo ngâm như trình tự trên, sau đó đậy nắp ngoài của cốc lại.
Tiếp đó có thể dùng nồi cơm hoặc nồi cơm điện thông thường để sắc nhân sâm trong cốc. Trước tiên cho lượng nước vừa phải vào nồi, trên mặt nước đặt một cái giá, trên giá đặt một cái bát tô trong có nước và gạo, sau đó đặt cốc đựng nhân sâm vào bát tô, đậy nắp nồi lại là có thể bắt đầu hấp.
Cách sắc này có hai ưu điểm, thứ nhất là nắp trong đã lót giấy ướt và rắc gạo ngâm, vậy nên khi muốn kiểm tra xem canh nhân sâm đã được hay chưa thì chỉ cần quan sát xem gạo trong tô và gạo trên nắp cốc đã chín thành cơm chưa, “cơm chín thì canh cũng được”; thứ hai, do cốc đựng nhân sâm được bỏ trong bát tô chứa gạo, khi gạo chín thành cơm thì nó sẽ bao bọc lấy cốc, vậy nên cho dù nhiệt độ ngoài cốc lên xuống đột ngột thế nào thì nhiệt độ trong cốc vẫn giữ được ổn định, vì vậy canh sắc nhân sâm cũng đảm bảo được chất lượng tốt nhất.
Thạc sĩ Hoàng Khánh Toàn
Món ăn, bài thuốc từ chim sẻ
Thứ Tư, tháng 3 18, 2015
doanh nhan
No comments
Một số món ăn - bài thuốc thường dùng:
Dùng cho bệnh nhân ho gà, ho do viêm phế quản mạn tính: Thịt chim sẻ 2 con, đường phèn 10g. Cách làm: Thịt chim sẻ làm sạch, cho đường phèn vào hầm cách thủy cho chín nhừ, ăn nóng ngày 1 lần, ăn liền 7 ngày.
Hỗ trợ điều trị xuất tinh sớm: Chim sẻ 2 con, dây tơ hồng 10g, câu kỷ tử 10g. Cách làm: Chim sẻ làm sạch, bỏ nội tạng, rửa sạch, chặt miếng rồi nấu cùng các vị thuốc trên. Uống nước và ăn hết thịt chim. Dùng 10 ngày là một liệu trình.
Cháo chim sẻ.
Dùng cho bệnh nhân dương hư, suy nhược: Chim sẻ 5 con, gạo lứt 100g. Cách làm: Chim sẻ làm sạch, rán chín rồi cho cùng gạo và nước nấu thành cháo. Khi cháo chín cho hành và gia vị vừa ăn, ăn khi đói. Dùng 10 ngày là một liệu trình.
Trường hợp thận hư, liệt dương, phụ nữ lãnh cảm: Chim sẻ 5 con, câu kỷ tử 20g, thỏ ty tử 10g, phúc bồn tử 10g, ngũ vị tử 6g. Cách làm: Chim sẻ làm sạch, băm nhỏ, tẩm rượu. Các vị thuốc sắc lấy nước bỏ bã. Lấy nước sắc nấu với thịt chim đến nhừ. Thêm gia vị cho vừa, ăn trong ngày. Dùng 10 ngày là một liệu trình.
Bồi bổ cơ thể, bổ thận, tráng dương: Dùng một trong các món ăn sau:
- Chim sẻ 5 con, gạo tẻ 100g, hành trắng 3 củ. Cách làm: Chim sẻ làm sạch, dùng dầu ăn rán vàng rồi cho vào nồi cùng với gạo tẻ và một chén rượu trắng nấu thành cháo, khi chín bỏ hành, thêm đủ gia vị, ăn nóng.
- Chim sẻ 3 con, thỏ ty tử 10g, kỷ tử 10g, hạt hẹ 10g, ba kích 10g. Cách làm: Chim sẻ làm sạch. Các vị thuốc cho vào túi vải buộc kín miệng. Cho tất cả vào nồi hầm đến khi nhừ, vớt bỏ bã thuốc, nêm gia vị, ăn nóng.
- Chim sẻ 5 con, hành 5 củ, rau hẹ 50g, gạo 50g, rượu 30ml, gia vị vừa đủ. Cách làm: Chim sẻ làm sạch ướp gia vị, cho vào rượu đem hấp cách thủy. Hành, rau hẹ rửa sạch thái nhỏ, gạo xay bột mịn cho vào nồi thêm 350ml nước quấy thành cháo, cho hành, hẹ vào đảo đều, cháo chín cho chim sẻ vào quấy đều, cho bệnh nhân ăn ngày 1 lần lúc đói, ăn liền 15 ngày.
Chú ý: Người mắc chứng âm hư hỏa vượng không nên dùng.
Bác sĩ Thu Vân