Thục Địa là loại dược liệu có tên gọi khác là sao tùng thục địa, địa hoàng thán (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Tên khoa học: Rehmania glutinosa Libosch. Họ Hoa Mõm Chó (Scrophulariaceae).
Mô tả cây thuốc Thục địa :
Thục địa là phần rễ của địa hoàng, là cây cỏ, cao 20 - 30cm, sống nhiều năm, thường lụi vào mùa khô. Rễ mập thành củ.Lá hình bầu dục, gốc thuôn, đầu tròn, mọc tập trung thành hình hoa thị, mép khía răng tròn không đều.Gân lá hình mạng lưới nổi rất rõ ở mặt dưới làm cho lá như bị rộp. Hoa hình ống, màu tím đỏ, mọc thành chùm trên một cuống chung dài. Quả nang, nhiều hạt.Toàn cây có lông mềm.
Bộ phận dùng của Thục địa :
Củ đã chế biến (radix rehmanniae). Loại chắc, màu đen huyền, mềm, không dính tay, thớ dai là tốt.
Bào chế Thục địa :
Củ địa hoàng khi mua về được rửa sạch, phơi khô. Sau đó, cứ 10kg sinh địa cho thêm 1kg sa nhân, 2kg gừng khô bỏ vào nồi áp suất nấu với nhiệt độ từ 200 - 2200C. Nấu nồi áp suất giúp dược liệu giữ được tinh dầu, hương vị.Sau 12 tiếng, lấy dược liệu ra để nguội, phơi khoảng 2 - 3 ngày cho khô.Dịch còn lại trong nồi được cô bớt rồi thêm một chút rượu, rồi đưa đi ủ vào số thục địa, cho nguyên liệu khô hút dịch này. Sau đó lại đem số thục địa và nước dịch còn lại vào nồi áp suất… Quy trình nấu thuc địa như vậy lặp đi, lặp lại khoảng 4 - 5 lần là được.Lần cuối cùng dược liệu được phơi hoặc sấy khô.Chu trình nấu khoảng 15 ngày cho một mẻ dược liệu, thành phẩm là thục địa màu đen huyền, cứng và dẻo (khi gặp không khí), thơm.Thục địa qua chế biến như vậy mới trở nên bổ thận, không còn tính nê trệ của sinh địa nữa.
Cây Địa hoàng
Bảo quản:
Đựng trong thùng kín, tránh sâu bọ.Khi dùng thái lát mỏng hoặc nấu thành cao đặc hoặc đập cho bẹp, sấy khô với thuốc khác để làm thuốc hoàn, thuốc tán.
Mô tả dược liệu Thục địa :
Vị thuốc thục địa là loại sinh địa đã chế biến thành, là phần rễ hình thoi hoặc dải dài 8 - 24cm, đường kính 2 - 9cm. Phiến dày hoặc khối không đều. Mặt ngoài bóng. Chất mềm, dai, khó bẻ gẫy. Mặt cắt ngang đen nhánh, mịn bóng.Không mùi, vị ngọt.
Tính vị: Vị ngọt, tính hơi ôn.
Quy kinh: Vào 3 kinh Tâm, Can, Thận.
Thành phần hóa học: B-sitosterol, mannitol, stigmasterol, campesterol, rehmannin, catalpol, arginine, glucose.
Những công dụng bổ thận của Thục địa
Theo GS.TS. Đỗ Tất Lợi, sinh địa và thục địa đều là thần dược (thuốc quý rất tốt) để chữa bệnh về huyết, nhưng sinh địa thì mát huyết, người nào huyết nhiệt nên dùng, thục địa ôn và bổ thận, người huyết suy nên dùng. Thục địa bổ tinh tủy, nuôi can thận, sáng tai mắt, đen râu tóc là thuốc tư dưỡng, cường tráng. Những người thần trí lo nghĩ hại huyết, túng dục hao tinh nên dùng thục địa.
Thục địa là vị thuốc chủ yếu để bổ thận, thuốc tốt nhất để dưỡng âm. Thục địa là thuốc vị “quân” trong nhiều cổ phương, như: Lục vị địa hoàng hoàng hoàn(thục địa, hoài sơn, sơn thù, đơn bì, trạch tả, bạch linh) hay bài Tứ vật (thục địa, bạch thược, đương quy, xuyên khung)...
Thục địa vị thuốc bổ thận âm
Bài thuốc bổ thận dùng thục địa
Cụ thể bài thuốc bổ thận sinh tinh nam: Thục địa 100g, nhục thung dung 50g, huỳnh tinh 100g, kỷ tử 50g, sinh địa 50g, dâm dương hoắc 50g, hắc táo nhân 40g, quy đầu 50g, cam cúc hoa 30g, cốt toái bổ 40g, xuyên ngưu tất 40g, xuyên tục đoạn 40g, nhân sâm 40g, bắc kỳ 50g, phòng đảng sâm 50g, đỗ trọng 500g, đảng sâm 40g, trần bì 20g, đại táo 30 quả, lộc giác giao 40g.
Thận âm không đủ, nóng trong xương cốt, mồ hôi trộm, di tinh, lưng đau, gối mỏi.
Hoàn tả quy: thục địa 20g, sơn thù 12g, câu kỷ tử 12g, thỏ ty tử 12g, cao ban long 12g, sơn dược 16g, ngưu tất 12g. Nghiền thành bột mịn, luyện với mật làm hoàn.Ngày 2 lần, mỗi lần 12g.
Hoàn đại bổ âm: thục địa 20g, quy bản 20g, hoàng bá 12g, tri mẫu 12g. Nghiền thành bột, trộn với tủy xương sống lợn, luyện với mật làm hoàn.Ngày 2 lần, mỗi lần 12g.Uống lúc đói, chiêu với nước gừng hoặc nước muối nhạt.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét