Thứ Năm, 17 tháng 9, 2015

"Đánh bay" 10 bệnh thường gặp chỉ với vị thuốc cỏ nhọ nồi

Đặc tính thực vật của cỏ nhọ nồi
Cỏ nhọ nồi hay còn gọi là cỏ mực, thuộc thân thảo, mọc hàng năm, chiều cao trung bình từ 0.2-0.4 m, có khi đến 0.8 m, mọc bò theo đám. Đôi khi có thân thẳng đứng, cây và lá có lông trắng cứng, thưa.
Thân cỏ nhọ nồi màu nâu nhạt hoặc hơi đỏ tía, lá mọc đối, phiến dài và hẹp tầm cỡ 2,5cm x 1,2cm. 2 mặt lá đều có lông, mép lá có khi có răng cưa cạn hoặc có khi không.
Hao màu trắng mọc thành đầu, mọc ở kẽ lá hoặc đầu cành, hoa lưỡng bên trong và hoa cái bên ngoài. Quả thuộc loại bế quả cụt đầu, có 3 cạnh màu đen dài chừng 3mm.
Công dụng chữa bệnh của cỏ nhọ nồi
Theo y học hiện đại thì cỏ nhọ nồi có chứa tinh dầu, chất đắng, carotene, tannin và ancaloit gọi là ecliptin. Có tài liệu nói trong cỏ nhọ nồi có chứa chất wedelolacton là một chất curmarin lacton và tách được chất demetylwedelacton và một flavonozit.
Các nhà khoa học ví cỏ nhọ nồi như vitamin K có tác dụng chống lại tác dụng của discumarin, chống chảy máu tử cung (thí nghiệm trên động vật) . Không gây tăng huyết áp và giãn mạch.
Cỏ nhọ nồi trong Đông Y thường được gọi là Hạn Liên Thảo (Han Lian Cao), hay Mặc Hạn Liên cỏ mực có vị ngọt, chua, mát máu, cầm máu, vào 2 kinh can và thận, tác dụng bổ thận âm, thanh can nhiệt.
Cỏ nhọ nồi là 1 vị thuốc không thể thiếu trong việc chữa trị các bệnh như: bệnh bạc tóc sớm, tiểu ra máu, chảy máu dạ dày, kiết lỵ, mẩn ngứa,…
Cỏ nhọ nồi mọc hoang ngoài đường
Cỏ nhọ nồi mọc hoang ngoài đường
10 bài thuốc chữa bệnh hữu dụng từ cây nhọ nồi
1. Chữa gan nhiễm mỡ
Bài 1: 30g cỏ nhọ nồi, 20g nữ trinh tử, đương quy, trạch tả mỗi vị 15g. Sắc lấy nước uống trong ngày.
Bài 2: Cỏ nhọ nồi, cát căn mỗi vị 30g, 20g nữ trinh tử, đương quy, trạch tả, chỉ củ tử, bồ công anh mỗi vị 15g. Sắc lấy nước uống hết trong ngày.
Bài thuốc này dùng cho người mắc gan nhiễm mỡ do nghiện rượu bia.
Bài 3: 30g cỏ nhọ nồi, 20g nữ trinh tử, đương quy, trạch tả mỗi vị 15g, đại hoàng 6g, lá sen 15g. Sắc lấy nước uống, mỗi ngày 1 thang.
Bài thuốc chữa gan nhiễm mỡ do tăng cân, béo phì.
2. Chữa chảy máu cam
Lấy 20g cỏ nhọ nồi, 20g hoa hòe sao đen, 16g cam thảo đất sắc lấy nước uống trong ngày. Mỗi ngày 1 thang. Uống liên tục 2-3 ngày sẽ khỏi.
3. Chữa viêm họng
Lấy 20g cỏ nhọ nồi, 20g bồ công anh, 16g kim ngân, 12g hạt rẻ quạt, 16g cam thảo đất. sắc uống mỗi ngày 1 thang. Dùng liên tục 3-5 ngày.
4. Chữa sốt cao
Cỏ nhọ nồi, củ sắn dây, sài đất mỗi vị 20g, 12g ké đầu ngựa, cây cối xay và cam thảo đất mỗi vị 16g. Sắc uống ngày 1 thang.
5. Chữa mề đay
Lấy hỗn hợp mỗi thứ 1 ít bao gồm: cỏ nhọ nồi, lá xương xông, lá huyết dụ, lá diếp cá, lá dưa chuột, lá khế, lá nhài đem giã nát rồi vắt lấy nước cho người bệnh uống, bã dùng để xoa hoặc đắp lên người.
Hoa nhọ nồi
Hoa nhọ nồi
6. Chữa sốt phát ban
Lấy 60g cỏ nhọ nồi sắc lấy nước uống ngày 1 thang, uống làm 2-4 lần trong ngày.
7. Chữa cơ thể suy nhược, thiếu máu, ăn không ngon
Cỏ nhọ nồi, mần trầu mỗi vị 100g, gừng khô 50g, đem thái nhỏ các vị, sao vàng hạ thổ. Cho 3 bát nước dừa vào nấu còn 8 phân, chia làm 2 lần uống hết trong ngày.
8. Chữa bạch biến, lang ben
Cỏ nhọ nồi, hà thủ ô mỗi thứ 30g, đương quy, xích thược, bạch truật mỗi vị 10g, 12g bạch chỉ, đan sâm đảng sâm mỗi loại 15g, thiền thoái 6g.
Đem rửa sạch các vị sắc lấy nước uống mỗi ngày 1 thang. Uống 1 liệu trình 15 ngày.
9. Trị Eczema trẻ em
Lấy 50g cỏ nhọ nồi 50g sắc lấy nước cô đặc, rồi bôi trực tiếp lên chỗ đau. Sau 2-3 ngày bệnh sẽ chuyển, các dấu hiệu dịch rỉ giảm, bớt ngứa, đóng vẩy sau 1 tuần là khỏi.
10. Chữa sốt xuất huyết nhẹ
Cỏ nhọ nồi, củ hoặc lá sắn dây mỗi vị 20g, lá trắc bá, hoa hòe đều sao đen mỗi vị 12g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày 1 thang.

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons