Ba kích còn có tên là sâm ba kích, dây ruột gà, ba kích thiên…, có tên khoa học: Morinda officinalis stow, họ cà phê (Rubiaceae). Là cây dây leo bằng thân quấn, sống nhiều năm. Ngọn có cạnh, màu tím, có lông, khi già thì nhẵn. Lá mọc đối, hình mác hoặc bầu dục thuôn nhọn, lá kèn mỏng ôm sát vào thân...
Mùa hoa tháng 5-6, mùa quả tháng 7-10. Cây thường mọc hoang ở vùng đồi, núi thấp các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc.
Bộ phận dùng: Rễ cây đào về cắt bỏ cổ rễ và rễ con, chỉ lấy chỗ có đường kính 0,5cm trở lên, phơi nắng cho héo rồi dùng chày gỗ đập nhẹ cho bẹp phần thịt (tránh dập nát) tiếp tục phơi, sấy khô và cắt thành đoạn ngắn 10cm.
Củ ba kích.
Theo Đông y, ba kích có vị cay, chát, ngọt, tính ôn, vào kinh thận. Có tác dụng ấm thận, tráng dương, khỏe gân cốt, giảm đau nhức xương, khớp: Trừ phong thấp, bổ thần kinh và tinh khí, sớm xuất tinh, di mộng tinh... Ngày uống 12-20g dưới dạng thuốc sắc, cao lỏng, thuốc viên hoặc rượu ngâm. Dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác trong những phương thuốc sau:
- Chữa gân xương yếu, lưng, đầu gối đau buốt: Ba kích, Đỗ trọng bắc (tẩm muối sao), Nhục thung dung, Thỏ ty tử, Tỳ giải (tất cả 400g); hươu bao tử: 1 bộ. Các vị trên làm hoàn cứng to bằng hạt đỗ xanh. Mỗi lần uống 6g thuốc hoàn/3 lần/ngày.
- Chữa đau lưng đau do phong hàn, đi đứng khó khăn: Ngưu tất 120g, ba kích, Khương hoạt, Quế tâm, Ngũ gia bì, Can khương (mỗi vị 60g); Đỗ trọng (bỏ vỏ, sao hơi vàng) 80g, tán bột, trộn mật làm hoàn, uống với rượu ấm.
- Chữa thận hư, thận yếu, nam giới liệt dương, xuất tinh sớm, tiểu đêm nhiều lần; phụ nữ khó thụ thai: Ba kích, Cốt toái bổ, Đảng sâm, Nhục thung dung, Long cốt (tất cả 300g); Ngũ vị tử 150g. Làm hoàn mềm 10g với mật ong. Ngày uống 2-3 lần/1 hoàn hoặc dùng ba kích, Đảng sâm, Phúc bồn tử, Thỏ ty tử, Thần khúc (tất cả 300g); củ mài núi khô (600g). Đem các vị trên, tán bột mịn làm10g/hoàn với mật ong. Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 1 hoàn.
- Chữa chứng phụ nữ tử cung bị lạnh, kinh nguyệt không đều: Ba kích 120g, Lương khương 20g, Tử kim đằng 60g, Thanh diêm 80g, Nhục quế bỏ vỏ 160g, Ngô thù du 160g, tán bột dùng rượu hồ làm hoàn. Ngày uống 20g hồ với rượu pha muối nhạt.
- Chữa liệt dương: Ba kích 60g; Tục đoạn, Cẩu tích, hạt sen (mỗi thứ 40g); Kim anh, tua sen, Hoài sơn (mỗi thứ 20g); Mẫu lệ nướng 10g. Tất cả đem tán thành bột, trộn với mật làm viên bằng hạt ngô.
Mỗi ngày uống 10-20 viên chia làm 2 lần hoặc ba kích 16g; dâm dương hoắc, Sa sâm, Thỏ ty tử, Nhục thung dung, Câu kỷ tử (mỗi thứ 12); Đỗ trọng, Đương quy, Cam thảo (mỗi vị 8g); Đại táo (3 quả). Tất cả thái nhỏ, phơi khô, ngâm với 1 lít rượu 35-40 độ (ngâm trên 1 tháng) uống trong vòng 1 tuần, ngày 2 lần, mỗi lần 15ml. Hoặc sắc với nước uống trong 3 ngày.
Ngoài ra, còn có bài thuốc trị liệt dương như sau: Ba kích 100g, Hà thủ ô đỏ 100g, tắc kè 50g, Hoàng tinh 100g, Đại hồi 10g. Tắc kè ngâm với Đại hồi trong rượu 35 độ để được 500ml. Các dược liệu khác cũng ngâm với rượu 35 độ trong15 ngày được 1.000ml. Hòa lẫn hai rượu với nhau, thêm 100g đường kính . Lọc kỹ. Ngày uống 1-2 lần, mỗi lần 15-20ml sau bữa ăn hay trước khi đi ngủ.
Kiêng kỵ: Người âm hư hỏa vượng (sốt nhẹ về chiều), táo kết không dùng những bài thuốc có vị ba kích...
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317
0 nhận xét:
Đăng nhận xét