Thứ Hai, 2 tháng 11, 2020

Đương quy vị thuốc trị thiếu máu, đau nhức xương khớp

 Đương quy còn có tên xuyên quy, là rễ đã phơi hay sấy khô của cây đương quy (Angelica sinensis (Oliv.) Diels.), thuộc họ Hoa tán (Apiaceae). Đương quy di thực đang trồng ở Việt Nam là loài (Angelica acutiloba (Sieb. Et Zucc.) Kitagawa.) có nguồn gốc từ Nhật Bản.

Về thành phần hóa học, đương quy chứa tinh dầu, coumarin, đường saccharose, acid amin, polyacetylen, sterol... Theo Đông y, đương quy vị ngọt cay, tính ôn; vào kinh tâm, can và tỳ. Có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, điều kinh chỉ thống, nhuận tràng thông tiện. Dùng cho các trường hợp huyết hư (thiếu máu) đau đầu chóng mặt xây sẩm choáng váng, hồi hộp đánh trống ngực, kinh nguyệt không đều, thống kinh; phong thấp, đau bụng do tỳ vị hư hàn, đau nhức sưng nề, lở ngứa; là thuốc tốt cho người cao tuổi và phụ nữ sau sinh bị táo bón. Liều dùng cách dùng: ngày dùng 10 - 20g; bằng cách nấu, sắc, ướp, ngâm rượu...

Đương quy tác dụng bổ huyết hoạt huyết, điều kinh chỉ thống. Trị thiếu máu, kinh nguyệt không đều, đau nhức xương khớp...

Đương quy tác dụng bổ huyết hoạt huyết, điều kinh chỉ thống. Trị thiếu máu, kinh nguyệt không đều, đau nhức xương khớp...

Đương quy được dùng làm thuốc trong các trường hợp

Đương quy vị thuốc Bổ huyết điều kinh

Trị kinh nguyệt không đều, thấy kinh đau bụng, huyết hư kinh bế.

Bài 1: Cao Đương quy: cao long đương quy tỷ lệ 1/1. Ngày uống 2 - 3 lần, mỗi lần 2 - 3ml.

Bài 2: Thang tứ vật: thục địa 20g, đương quy 12g, bạch thược 12g, xuyên khung 6g. Sắc uống.

Đương quy vị thuốc Tán ứ giảm đau:

Thang phục nguyên hoạt huyết: sài hồ 20g, thiên hoa phấn 12g, đương quy 12g, hồng hoa 8g, xuyên sơn giáp 8g, cam thảo 4g, đại hoàng 12g, đào nhân 12g. Sắc uống. Trị các chứng té ngã sưng đau, ứ huyết, đau buốt hai bên sườn.

Hoạt lạc hiệu linh đơn: đan sâm 20g, đương quy 12g, nhũ hương 6g, một dược 6g. Sắc uống. Trị các chứng tim, bụng đau do huyết ứ khí trệ.

Nhuận táo thông tiện: Dùng trong trường hợp thiếu máu làm đại tràng không mềm ướt nên đại tiện táo.

Bài 1: đương quy (sao với dầu vừng): 40g, sắc uống.

Bài 2 - Hoàn Đương quy: quy vĩ 20g, đại hoàng 20g, đào nhân 63g, ma nhân 63g, khương hoạt 20g. Tất cả nghiền thành bột mịn, luyện với mật làm hoàn. Ngày 2 lần, mỗi lần 8g, chiêu với nước.

Một số thực đơn chữa bệnh có đương quy

Nước sắc đương qui - hoàng liên món ăn thuốc: 

đương qui 16g, hoàng liên 3g đập vụn, ngâm rượu. Sau 25 - 30 phút đem tất cả đun sôi cho uống. Dùng cho người bệnh đau mắt do tăng nhãn áp (thiên đầu thống).

Đương qui hầm rượu món ăn thuốc: 

đương qui 30g, rượu lượng thích hợp, đun sôi nhỏ lửa trong 15 phút, cho uống. Dùng cho người bị đau đầu dữ dội.

Canh đương qui thịt dê món ăn thuốc:

 đương qui 15g, hoàng kỳ 45g, đảng sâm 30g, thịt dê 400g. Các dược liệu cho vào túi vải xô, cùng nấu với thịt dê đến khi thịt dê chín nhừ, bỏ bã thuốc, thêm gia vị. Chia làm 2 lần ăn trong ngày. Dùng tốt cho người bị thiếu máu suy nhược, sau khi bị bênh lâu ngày cơ thể suy kiệt, hồi hộp đánh trống ngực, ăn kém.

Đương qui hầm gà món ăn thuốc: 

đương qui 30g, gà mái 1 con (làm sạch chặt khúc). Cho gà, đương qui, gừng, hành, gia vị đặt trong nồi, đậy kín. Đun trong 2 - 3 giờ. Dùng cho phụ nữ kinh nguyệt không đều, hoa mắt chóng mặt, hồi hộp đánh trống ngực.

Đương qui tứ vị món ăn thuốc: 

đương qui 12 - 16g, thục địa 12g, long nhãn 9g, đại táo 30g, nước lượng thích hợp, đun nhỏ lửa. Gạn nước uống 2 - 3 lần trong ngày. Dùng tốt cho người bị đau đầu hoa mắt, chóng mặt, mỏi mệt, da xanh tái, hồi hộp mất ngủ, phụ nữ kinh nguyệt không đều.

Kiêng kỵ: Người có chứng tỳ thấp, tiêu chảy, nóng sốt (lao đang tiến triển, u thượng thận, bướu độc giáp trạng) không được dùng. 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons