Thứ Tư, 11 tháng 11, 2020

Cây tam giác mạch làm thuốc

 - Vào những ngày cuối năm, khi tiết trời se lạnh, người dân ở nhiều nơi háo hức, muốn đến tận nơi để chiêm ngưỡng vẻ đẹp mê hồn của những cánh đồng hoa tam giác mạch ở vùng núi cao tỉnh Hà Giang 

Cây tam giác mạch: 

còn gọi mạch ba góc (Fagopyrum sagitratum Gilib.), họ nghể (Polygonaceae). Ở Việt Nam, tam giác mạch mọc phổ biến ở một số tỉnh miền núi phía Bắc như Hà Giang, Lào Cai, Cao Bằng... Tam giác mạch chứa hợp chất rutinosid, nhiều nhất trong lá, còn có trong hoa và thân cây. Ngoài ra, còn có các chất quercetin, hyperin, tanin... Tam giác mạch giàu rutin tác dụng làm giảm tính thấm của mạch máu, làm bền mao mạch, hạ huyết áp, phòng các tai biến về mạch máu. Ngoài ra, chất quercetin, các acid protocatechic, protoanthocyanin trong tam giác mạch còn có tác dụng chống oxy hóa rất tốt.

 

Tam giác mạch không chỉ là loài hoa đẹp mà còn là vị thuốc quý, có tác dụng chống oxy hóa. (Ảnh: Nam Thắng)

Tam giác mạch vị thuốc quý chống oxy hóa.

Theo y học cổ truyền, tam giác mạch có vị ngọt, tính mát, quy vào các kinh tỳ, vị và đại tràng. Có tác dụng khai vị, khoan tràng, hạ khí, tiêu tích.

Lá non tam giác mạch làm rau ăn sống hoặc nấu canh rất ngon và còn giúp cải thiện thị lực, thính lực. Hạt tam giác mạch xay lấy bột làm bánh hoặc nấu rượu, chăn nuôi gia súc.

Lá, thân và hoa tam giác mạch chứa rutin, dùng trị xơ vữa mạch máu, xuất huyết, tăng huyết áp: lá 8-10g, hoa tam giác mạch 12g, hãm hoặc sắc uống nhiều lần trong ngày.

Cây tam giác mạch Chữa viêm ruột, lỵ, đường ruột bị tích trệ: 

nhân hạt tam giác mạch 10-15g, sao vàng, nấu cháo ăn.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons