Thứ Hai, 29 tháng 12, 2014

Bài thuốc chữa bệnh từ cỏ seo gà

Theo Đông y, cỏ seo gà có vị ngọt nhạt, hơi đắng, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt trừ thấp, mát máu giải độc, cầm máu sinh cơ.

Cỏ seo gà trong Đông y thường gọi là Phượng vĩ thảo, có tên khoa học là Pteris multifida Poir., thuộc họ Cỏ seo gà - Pteridaceae.
Đây là loài cây thảo nhỏ, mọc thành bụi, cao tới 35-50cm. Thân rễ ngắn mọc bò. Cuống lá kéo dài, màu gụ bóng. Lá được chia ra làm nhiều đoạn xòe ra như đuôi gà, đuôi phượng, mép lá các đoạn có khía răng.
Có hai loại lá: Lá không sinh sản ngắn có mép nhăn nheo; lá sinh sản dài nhưng hẹp hơn, lá chét cuốn men theo sống lá, mép lá gập lại, mang túi bào tử dày đặc ở trong. Cây được thu hái quanh năm, dùng tươi hoặc phơi khô trong râm.
Theo Đông y, cỏ seo gà có vị ngọt nhạt, hơi đắng, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt trừ thấp, mát máu giải độc, cầm máu sinh cơ. Thường dùng trị kiết lỵ mạn tính, lỵ trực khuẩn, viêm dạ dày- ruột, viêm gan thể vàng da, viêm phổi khạc ra máu, viêm đường tiết niệu, đái ra máu, viêm họng, viêm tuyến nước bọt, đinh nhọt, ngứa lở ngoài da, rắn độc cắn, ăn nấm dại trúng độc; còn dùng trị bệnh phụ khoa.
Dưới đây là các bài thuốc dùng cỏ seo gà:
- Chữa kiết lỵ thần diệu, phương cực hay trong “Nam dược thần hiệu”: Cỏ seo gà, dây mơ lông, rễ cỏ tranh, cây phèn đen, bằng nhau mỗi vị 20-30g, gừng sống 3 lát. Sắc đặc để nguội, uống vào lúc đói.
- Chữa kiết lỵ ra máu, mủ: Cỏ seo gà 40g, dây mơ lông 30g, Binh lang 10g, phèn đen 30g, hàn thẻ 10g. Sắc với 4 bát nước, còn 1 bát rưỡi chia 2 lần uống. Ngày uống 4-5 lần. Kiêng mỡ, cá tanh.
- Chữa lở loét, bệnh ngoài da: Cỏ seo gà đốt thành than tán bột, trộn với dầu vừng rồi bôi. Có thể dùng cây tươi giã đắp.
- Bỏng lửa, bỏng nước sôi (cấp độ 1): Dùng 150g cỏ seo gà sao qua than tồn tính, tán nhuyễn thành bột mịn, thêm dầu vừng và bôi vào vết bỏng.
- Mày đay: Dùng 150g cỏ seo gà, 10g muối ăn, nấu lấy nước rửa chỗ bệnh.
- Đao thương xuất huyết, chó nhà cắn bị thương: Dùng 30g lá cỏ seo gà, 30g lá Tử hoa địa đinh, tất cả đem giã nhuyễn bôi vào vết thương.
- Rết cắn, sâu róm đốt bị thương: Dùng 60g lá cỏ seo gà tươi, 30g lá non chua me đất hoa vàng. Tất cả đem giã nhuyễn, đắp lên chỗ bị thương.
- Thống kinh: Cỏ seo gà 30g, gừng tươi 15g, trứng gà 1 quả, đường cát trắng 15g. Đem cỏ seo gà và gừng tươi cùng chưng với nước, bỏ bã, nhân lúc còn sôi cho trứng gà, đường trắng vào đảo đều. Ngày uống 1 lần, liên tiếp trong 3 ngày.
- Xích bạch đới: Cỏ seo gà 30g, Bòng bong Nhật (Hải kim sa) 15g, rau mã đề 15g, rễ Ý dĩ 15g. Nấu lấy nước uống.
- Sa tử cung: Cỏ seo gà, lá Bạc thau, lớp da mỏng trong vỏ cây vông, Kim ngân hoa, Bấc lùng (Đăng tâm thảo), vỏ quả bầu nậm, sáp ong. Sáu vị trên đều bằng nhau, cho vào nồi đất, đổ nước ngập thuốc, sắc còn 1/3 rồi hòa sáp ong vào nước thuốc đang nóng, cho tan ra rồi uống.
LƯƠNG Y NGUYỄN THỊ HOÀN

Theo Lương Y Nguyễn Thị Hoàn - Nông nghiệp Việt Nam

Bài thuốc chữa bệnh từ cây sói rừng

Đông y cho rằng, sói rừng có vị đắng, cay, tính hơi ấm, hơi có độc. Có tác dụng kháng khuẩn tiêu viêm, khu phong trừ thấp, hoạt huyết chỉ thống.

Sói rừng còn gọi là “sói nhẵn”, “cửu tiết trà”, “thảo san hô”, “quan âm trà”, “tiếp cốt mộc”, “cửu tiết phong”, “cửu tiết lan”, “sơn hồ tiêu”, “cốt phong tiêu”, “mãn sơn hương”, “kê cốt hương”, “tiếp cốt trà”…, tên khoa học là Sarcandra glabra (Thunb) Nakai, thuộc họ Hoa sói (Chloranthaceae).
Cây mọc hoang ở nhiều nơi, từ các tỉnh Lạng Sơn, Thái Nguyên, Hoà Bình, Hà Tây (cũ) đến Kon Tum, Lâm Đồng… Hay gặp nhất ở các vùng núi đất, bìa rừng và ven đồi ẩm ướt. Một số nơi cũng trồng sói rừng để lấy hoa ướp trà.
Sói rừng là loại cây giàu dược tính nên được khai thác để sử dụng làm thuốc chữa trị nhiều bệnh. Để làm thuốc, có thể thu hái toàn cây vào mùa hạ, dùng tươi hay phơi khô trong râm (âm can). Rễ thu hái quanh năm, rửa sạch, cắt đoạn phơi trong râm, cũng được dùng tươi làm thuốc.
Là loài cây nhỏ, cao 1 - 2m; đốt phồng to, nhánh tròn, không lông, mọc đối. Lá mọc đối, có phiến dài xoan bầu dục, dài 7- 18cm, rộng 2 - 7cm, đầu nhọn, mép có răng nhọn, gân phụ 5 cặp; cuống ngắn 5-8mm.
Bông kép, ít nhánh, nhánh ngắn; hoa nhỏ, màu trắng, không cuống; nhị 1. Quả nhỏ, đỏ gạch, mọng, gần tròn 6x4mm. Mùa hoa vào tháng 6 - 7, mùa quả tháng 8 - 9.
Đông y cho rằng, sói rừng có vị đắng, cay, tính hơi ấm, hơi có độc. Có tác dụng kháng khuẩn tiêu viêm, khu phong trừ thấp, hoạt huyết chỉ thống. Chủ trị viêm phổi, viêm phế quản, viêm ruột thừa cấp tính, viêm dạ dày ruột cấp tính, lỵ nhiễm khuẩn, phong thấp đau nhức, đòn ngã tổn thương, gãy xương…
Trong dân gian, thường dùng rễ cây này ngâm rượu uống để chữa tức ngực, đau nhức xương khớp; còn dùng toàn cây sắc uống trị cảm mạo, kinh nguyệt không đều và viêm phổi. Lá sắc uống trị ho, giã đắp chữa rắn cắn.
Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy, sói rừng có tác dụng ức chế đối với tụ cầu khuẩn vàng staphylococcus aureus, trực khuẩn lỵ, trực khuẩn bacillus coli, trực khuẩn mủ xanh bacillus pyocyaneus; trực khuẩn thương hàn và phó thương hàn salmonella typhosa…
Lá có tác dụng kháng khuẩn mạnh nhất; rễ và cành tươi có tác dụng mạnh hơn rễ và cành đã khô. Đối với các loại tụ cầu khuẩn và trực khuẩn đều có tác dụng ức chế ở mức độ nhất định. Thử nghiệm đối với các bệnh nhân viêm phổi, viêm phế quản, viêm dạ dày ruột cấp tính, lỵ trực trùng… hiệu suất trung bình tới 75 - 80%.
Một số bệnh nhân, chỉ sau 1 - 2 ngày dùng thuốc, thân nhiệt khôi phục bình thường.
Liều dùng hàng ngày: Dưới dạng sắc nước uống từ 10 - 15g khô (30 - 40g tươi). Hoặc ngâm rượu. Dùng ngoài giã đắp hoặc nấu nước rửa.
Kiêng kỵ dùng với người âm hư hỏa vượng và phụ nữ có thai.
Dưới đây là cách trị bệnh từ cây sói rừng:
- Phòng cảm mạo: Dùng sói rừng 10 - 15g, mùa đông thêm tía tô 6g, mùa hè thêm kim ngân hoa 6g, sắc nước uống thay trà trong ngày.
- Chữa các chứng viêm nhiễm (có tác dụng chống viêm rất tốt): Mỗi ngày dùng 30 - 40g cành lá sói rừng tươi, sắc lấy nước, chia 3 lần uống, liên tục 2 - 3 ngày hoặc có thể kéo dài ngày hơn.
- Chữa đau lưng: Dùng cành lá sói rừng 10 - 15g, sắc với nửa rượu nửa nước, chia ra uống trong ngày.
- Chữa đòn ngã tổn thương, gãy xương, viêm khớp xương do phong thấp: Dùng cây tươi, giã nát, sao rượu, đắp; hoặc dùng 15 - 30g rễ sắc với nước hoặc ngâm rượu uống.
- Chữa ngoại thương xuất huyết: Dùng cây tươi, giã nát, đắp; hoặc dùng 15-30g rễ, ngâm rượu uống.
- Chữa vết thương loét, không liền miệng: Dùng cành lá, lượng thích hợp, nấu nước rửa, ngày 1- 2 lần.
- Chữa trị bỏng: Dùng lá sói rừng, phơi khô, tán mịn, trộn thêm 2 phần dầu hạt sở hoặc dầu vừng; hàng ngày bôi vào chỗ bị bỏng.

Theo BS Hoàng Tuấn Linh - Nông nghiệp

Mẫu đơn chữa kiết lỵ

Đơn đỏ còn gọi là mẫu đơn, trang son, bông trang đỏ. Bên cạnh được trồng làm cảnh, đơn đỏ còn được thu hái rễ làm thuốc quanh năm.

 
Đơn đỏ có vị đắng, tính mát, vào kinh tâm can tỳ. Công dụng chủ trị thanh nhiệt giải độc, hành khí giảm đau, hoạt huyết tán ứ. Ở Ấn Độ, người ta dùng như thuốc làm dịu, làm săn da, lợi tiểu, kháng sinh. 

Mẫu đơn rễ thường phối hợp vị thuốc khác gồm: Lá trị cảm sốt, nhức đầu, phong thấp đau nhức. Kinh nguyệt không đều, đau bụng do tích huyết, kiết lỵ, huyết nhiệt mụn nhọt lở ngứa, tiểu đục ra máu. 

Liều dùng 6 - 12g rễ, 20 - 30g lá. Rễ được dùng trị sốt, lậu, ăn kém ngon, ỉa chảy và kiết lỵ, còn được dùng trị chỗ đau và loét mạn tính. Lá cũng được dùng trị lỵ, khí hư. Hoa được dùng trị lỵ, khí hư, thống kinh, ho ra máu và viêm phế quản xuất huyết. Người ta còn dùng nước sắc hoa hay vỏ cây để rửa mắt đau, vết thương và loét.

Bài thuốc hay dùng:

* Chữa mẩn ngứa: Đơn đỏ 25g, dùng riêng hay phối hợp với đơn tướng quân, ké đầu ngựa, mã đề, mỗi vị 15g, sắc uống.

* Kiết lỵ: Rễ tươi đơn đỏ 120g ngâm trong 47g rượu trong 15 ngày, chiết ra uống hàng ngày.

Theo Kiến thức

Nguy hại khôn lường nếu lạm dụng trà atisô

Từ quan điểm “mát gan”, nhiều người sử dụng trà atisô thay cho nước lọc uống hàng ngày. Việc này không khiến gan mát, tốt cho gan mà còn gây nguy hiểm cho gan.


Atisô đúng là vị thuốc rất tốt để nhuận gan, lợi mật và để phục hồi nhu mô gan nên được dùng để giải độc cho cơ thể, nhất là ở đối tượng hút thuốc, uống rượu, làm việc trong môi trường ô nhiễm, người bị tăng mỡ máu…
Người bị viêm loét dạ dày, tá tràng cũng nên dùng atisô hỗ trợ chức năng biến dưỡng chất béo nhằm giảm bớt gánh nặng cho lá gan, trái thận và khung ruột.
Nhưng không nên vì thế mà tự đầu độc bằng lượng atisô quá cao. Bởi cũng vì tác dụng tiết mật và co thắt túi mật để đẩy mật từ gan xuống ruột mà atisô nếu lạm dụng vì dùng quá thường xuyên hoặc mỗi lần dùng quá nhiều thì có thể gây co thắt toàn bộ cơ trơn của đường tiêu hóa. Cứ co vào dãn ra thì vết loét khó lành đồng thời đầy hơi trướng bụng.
Có hai điểm bất lợi thấy rõ khi chúng ta uống hơn 1 lít nước trà atisô trong ngày.
- Chất chát trong trà khiến khung ruột co thắt rồi đến lúc thành co cứng.
- Ẩm khách vì quá yêu trà sau đó sẽ trở thành nạn nhân của chứng táo bón; lượng sắt trong trà bao giờ cũng chiếm ưu thế khi tương tranh với các khoáng tố khác. Người yêu trà vì thế tuy thừa sắt nhưng lại thiếu nhiều khoáng tố vi lượng khác như kẽm, crôm, mangan… Đây lại là những nhân tố cần thiết cho hệ miễn dịch, biến dưỡng, thần kinh giao cảm.

Lạm dụng nước trà atisô vì thế có thể dẫn đến mệt mỏi, biếng ăn, buồn chán…
Lạm dụng nước trà atisô vì thế có thể dẫn đến mệt mỏi, biếng ăn, buồn chán…
Theo Lương y Vũ Quốc Trung, atisô có tác dụng thông mật, lợi tiểu, bổ gan thận, an thần, giảm cholesterol trong máu nên thường được sử dụng để chữa các bệnh do rối loạn chức năng của gan
Một ngày chỉ nên dùng 10 - 20 gram sắc với nước nếu dùng tươi, 5 - 10 gr nếu dùng khô.
Với loại trà đóng gói, các bác sĩ cũng khuyến cáo chỉ nên uống 2 - 3 túi mỗi ngày là đủ

như: vàng da, viêm thận, xơ vữa động mạch…
Tuy nhiên, nếu lạm dụng atisô sẽ gây co thắt toàn bộ cơ trơn của đường tiêu hóa. Đây chính là nguyên nhân gây đầy hơi, trướng bụng sau một thời gian dài uống atiso quá nhiều.
Mặt khác, atisô còn có tính lạnh nên những người có cơ địa "tỳ vị hư hàn" ăn uống khó tiêu, cơ quan tiêu hóa có tính lạnh thì dùng atiso lại thêm hại.
Bên cạnh đó, khi uống quá nhiều mà cơ thể không hấp thu hết thì gan, thận phải làm việc nhiều hơn để đào thải phần dư thừa.Do vậy, cứ tưởng uống nhiều là tốt cho gan nhưng thực ra lại là hại.
Về khía cạnh dinh dưỡng, BS Vũ Thị Thanh, Phó phòng Dinh dưỡng điều trị, Trung tâm dinh dưỡng lâm sàng (BV Bạch Mai) cho biết: “Trong trà atiso có chứa nhiều sắt nhưng lại thiếu các khoáng chất khác như kẽm, crom… Vì vậy, lạm dụng atiso có thể dẫn đến chán ăn, ăn không thấy ngon miệng”.

Theo Lao Động

Sung hỗ trợ trị hen phế quản

Trong dân gian quả sung còn được gọi là vô hoa quả, thiên sinh tử, ánh nhật quả, văn tiên quả, phẩm tiên quả, nãi tương quả, mật quả.

 Ảnh minh họa.

Theo nghiên cứu hiện đại, quả sung có chứa glucose, saccarose, quinic acid, shikimic acid, oxalic acid, citric acid, malic acid, auxin, các nguyên tố vi lượng như canxi, photpho, kali... và một số vitamine như C, B1... Kết quả nghiên cứu dược lý thực nghiệm bước đầu cho  thấy, quả sung có tác dụng nhuận tràng, hạ huyết áp và phòng chống ung thư.

Trong y học cổ truyền, quả sung vị ngọt, tính bình, có công dụng kiện tỳ ích vị, nhuận phế lợi hầu, nhuận tràng thông tiện, tiêu thũng giải độc, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như viêm ruột, kiết lỵ, táo bón, trĩ xuất huyết, sa trực tràng và đặc biệt là chữa viêm họng, ho... 

Liều lượng: Uống trong, mỗi ngày 30 - 60g sắc uống hoặc ăn sống từ 1 - 2 chùm nhỏ; dùng ngoài thái phiến dán vào huyệt vị châm cứu hay nơi bị bệnh, nấu nước rửa hoặc sấy khô tán bột rắc hay thổi vào vị trí tổn thương. 

Viêm họng: Sung tươi sấy khô, tán bột rồi lấy một chút thổi vào họng. Hoặc sung tươi gọt vỏ, thái phiến, sắc kỹ lấy nước, cho thêm đường phèn rồi cô nhỏ lửa thành dạng cao, ngậm hằng ngày.

Ho khan không có đờm: Sung chín tươi 50 - 100g gọt bỏ vỏ, đem nấu với 50 - 100g gạo thành cháo, chia ăn vài lần trong ngày. Có thể cho thêm ít nho khô hoặc đường phèn cho dễ ăn.

Hen phế quản: Sung tươi lượng vừa đủ, rửa sạch, giã nát, ép lấy nước cốt uống mỗi ngày 1 lần.

Theo Kiến thức

Quả sung hầm thịt nạc: Bài thuốc giúp bạn hết cơn đau khớp

Chữa đau khớp bằng quả sung rất đơn giản và hiệu quả.

Căn bệnh viêm khớp gây ảnh hưởng tới cuộc sống và sức khỏe của bạn. Có rất nhiều cách để chữa căn bệnh khớp này. Trong đó, có phương thức chữa đau khớp bằng quả sung hầm thịt lợn nạc.
Đau khớp
Căn bệnh gây ảnh hưởng tới cuộc sống và sức khỏe của bạn.
Nguyên nhân chính đưa đến bệnh đau khớp là lớp sụn ở khớp xương bị thoái hóa và ăn mòn, thiếu chất nhờn ở các khớp xương, điều này tạo nên đau nhức khi cử động hoặc vận động. Tình trạng này là do lớn tuổi các tế bào bị suy thoái, ảnh hưởng nhất là các tế bào ở đầu khớp xương để tạo chất sụn và chất nhờn ở đầu khớp xương (sụn ở khớp xương được cấu tạo như một lớp đệm giữa hai đầu khớp xương để tránh va chạm khi cử động, còn chất nhờn ở trong khớp xương giúp cho trơn trượt dễ dàng khi chúng ta cử động). 
Dấu hiệu điển hình nhất của viêm khớp dạng thấp là viêm đa khớp, diễn biến kéo dài. Không chỉ bị đau, sưng tấy các khớp tay, chân mà người bệnh còn bị viêm nhiều khớp khác trên cơ thể. Các khớp viêm bị sưng, nóng, đỏ, đau, khó cử động.
Tình trạng khớp bị cứng, khó cử động thể hiện rõ nhất vào sáng sớm và có thể kéo dài hàng giờ. Cùng với các triệu chứng tại khớp là hiện tượng toàn thân như sốt, mệt mỏi, người xanh xao, gầy sút.
Viêm khớp dạng thấp diễn biến theo từng đợt. Ở giai đoạn đầu, khi khớp mới bị sưng nóng nếu được phát hiện sớm và chữa trị tích cực, đúng cách, bệnh có thể diễn biến tốt. Nếu bệnh đã chuyển sang giai đoạn hai, xuất hiện tổn thương ở sụn khớp và đầu xương, người bệnh có nguy cơ bị biến dạng khớp, dính khớp, cứng khớp và mất khả năng vận động.
Bệnh đau khớp (viêm khớp) là một dạng rối loạn tại khớp được đặc trưng bởi hiện tượng viêm dẫn đến tình trạng sụn ở khớp xương bị ăn mòn. Nếu bệnh tiến triển nặng hơn, khi vận động các khớp xương người bệnh sẽ cảm thấy đau ở các khớp xương, nắn chung quanh các khớp xương sẽ thấy đau, có khi bị sưng, cử động các khớp xương bị hạn chế, nhiều khi phát ra tiếng kêu răng rắc trong khớp xương.
Thường thì khớp xương nào cũng có thể bị ảnh hưởng, nhưng phần lớn bệnh đau khớp ảnh hưởng tới các khớp xương, đau khớp tay, đau khớp vai, đau khớp đầu gối, đau khớp xương chậu và đặt biệt nhất là trên xương sống.
Để loại bỏ căn bệnh gây ảnh hưởng tới cuộc sống và sức khỏe của bạn, có rất nhiều cách để chữa căn bệnh khớp này. Trong đó, có phương thức chữa đau khớp bằng quả sung rất đơn giản và hiệu quả, đó là chữa đau khớp bằng quả sung.
Chữa đau khớp bằng quả sung
chữa đau khớp bằng quả sung rất đơn giản và hiệu quả 2
Dược liệu tốt.
Cây sung có tên khoa học là Ficus racemosa L., thuộc họ dâu tằm (Moraceae). Cây thân gỗ, gồm nhiều loại, phổ biến nhất ở nước ta là sung vè, sung xanh, sung nòi...
Đông y cho rằng, quả sung có tính bình, vị ngọt chát có công hiệu kiện tỳ, thanh tràng (tăng cường tiêu hóa, sạch ruột), tiêu thũng, giải độc, có thể sử dụng chữa viêm đau khớp, viêm ruột, kiết lỵ, bí đại tiện, trĩ, đau họng, mụn nhọt, mẩn ngứa...
Lá sung có vị ngọt, hơi đắng, tính bình có tác dụng giải độc, tiêu thũng nên có thể sử dụng chữa trị sưng thũng, lở loét ngoài da... Theo "Bản thảo cương mục" thì nó trị được các chứng như trĩ, đau cổ họng.
Còn "Giang Tô thực vật chí" cho rằng, chất nhựa trắng trong quả sung tươi có thể bôi ngoài da trị khỏi mụn cóc. Theo Vân Nam trung thảo dược thì sung bổ tỳ vị, chữa đi ngoài, tiêu viêm, thông khí...
Lấy quả sung hầm với thịt lợn nạc ăn trị chứng viêm khớp.
Cách chế biến: Quả sung tươi 500g, thịt lợn nặc 100g, hầm trong 30 phút, ăn cả cái và uống nước canh. Hoặc lấy sung tươi 2 - 3 quả rửa sạch thái vụn rồi tráng với trứng gà ăn. Ăn hằng ngày có thế chữa bệnh đau khớp rất hiệu quả!

Theo PhunuToday

Chùm ngây: Cây thuốc quý

Chùm ngây không chỉ là thực phẩm tốt dành cho mọi gia đình mà còn là dược liệu quý.

Cây chùm ngây có tên khoa học là Moringa Oleifera, hiện được nhiều quốc gia trồng và sử dụng trong công nghệ dược phẩm, mỹ phẩm, nước giải khát dinh dưỡng và thực phẩm chức năng, trong đó có Việt Nam. Các bộ phận của cây chứa nhiều khoáng chất quan trọng, chùm ngây là một nguồn cung cấp chất đạm, vitamin, beta-carotene, axít amin và nhiều hợp chất phenolics…
Theo kết quả nghiên cứu của Bộ Y tế: Cây chùm ngây chứa lượng vitamin A gấp 4 lần so với cà rốt, canxi gấp 4 lần sữa, chất sắt gấp 3 lần so với cải bó xôi, lượng vitamin C gấp 7 lần so với cam, kali gấp 3 lần chuối và chất đạm nhiều gấp 2 lần sữa chua. 
Đối với trẻ em từ 1-3 tuổi, ăn 20 g lá tươi chùm ngây thì được cung ứng 90% lượng canxi; 100% vitamin C, vitamin A; 15% chất sắt; 10% chất đạm cần thiết và vitamin B bổ sung cần thiết cho trẻ. 
Đối với các bà mẹ đang cho con bú, chỉ cần dùng 100 g lá tươi mỗi ngày là đủ bổ sung calcium, vitamin C, vitaminA, sắt, kẽm, magiê và các vitamin cần thiết. Với người cao tuổi, uống nước từ chùm ngây thay trà mỗi ngày sẽ giúp an thần, ngủ sâu, kích thích tiêu hóa, giảm cholesterol, thanh nhiệt và giải độc.
Chùm ngây vừa là thực phẩm vừa là dược phẩm dành cho mọi gia đình
Chùm ngây vừa là thực phẩm vừa là dược phẩm dành cho mọi gia đình
Ngoài lá, các bộ phận của cây như rễ, hạt, vỏ, quả và hoa có những hoạt tính như kích thích hoạt động của tim và hệ tuần hoàn, hoạt tính chống ung bướu, hạ nhiệt, chống kinh phong, chống sưng viêm, trị ung loét, chống co giật, lợi tiểu, hạ huyết áp, hạ cholesterol, chống ôxy hóa, trị tiểu đường, bảo vệ gan, kháng sinh và chống nấm. Riêng hạt và hoa chùm ngây có tác dụng chữa các triệu chứng về gout, huyết áp, giảm stress, tăng cường sinh lực.
Hiện nay, tuy chưa có báo cáo về những nguy hại đối với sức khỏe trong việc sử dụng hạt và rễ chùm ngây theo các liều lượng trị liệu. Tuy nhiên, dùng liều quá cao có thể gây ra buồn nôn, chóng mặt và ói mửa. Đặc biệt, không nên dùng rễ chùm ngây cho phụ nữ có thai vì có khả năng gây trụy thai.

Theo Thanh Nguyên - Sức khỏe và Dinh dưỡng

Những lợi ích tuyệt vời của cây vối

Cây vối có rất nhiều tác dụng cho sức khỏe, tuy nhiên khi sử dụng cần dựa trên tính năng của từng bộ phận trên cây để đạt kết quả tốt nhất.

Vậy, sử dụng cây vối như thế nào? Các bộ phận trên cây vối có tác dụng gì cho sức khỏe?
Tìm hiểu về cây vối
Cây vối có tên khoa học là Cleistocalyx operculatus, thuộc họ Sim (Myrtaceae), là loại cây mọc nhiều ở nhiệt đới. Vối thuộc loại cây thân mộc cỡ vừa, có thể cao tới 12 -15m.
Vỏ cây màu nâu đen, nứt dọc, cành cây tròn hay đôi khi có hình 4 cạnh, nhẵn. Lá hình trái xoan ngược hay bầu dục, hình trứng rộng, giảm nhọn ở gốc, có mũi nhọn ngắn, hai mặt cùng màu nhạt có đốm màu nâu, phiến dày, dai, cứng, lá già có chấm đen ở mặt dưới.
Cuống lá ngắn tầm 1-1,5 cm. Hoa nhỏ, màu trắng lục, họp thành cụm 3-5 hoa ở nách lá. Nụ hoa dài, 4 cánh, nhiều nhị. Cụm hoa hình tháp, trải ra ở kẽ các lá đã rụng. Cây ra hoa tháng 5-7. Quả hình cầu hay hình trứng, nhăn nheo, đường kính 7-12mm, nháp, có dịch, khi chín màu tím. Lá vối, cành non và nụ có mùi thơm dễ chịu.
Vối mọc hoang và được trồng ven bờ ao, bờ suối ở nhiều nơi đặc biệt là tại miền Bắc, miền Trung.
Cây vối có tác dụng rất tốt cho sức khỏe con người (Ảnh minh họa)
Cây vối có hai loại
+ Một loại lá nhỏ hơn bàn tay, màu vàng xanh gọi là vối kê hay vối nếp.
+ Một loại lá to hơn bàn tay, hình thoi, màu xanh thẫm gọi là vối tẻ.
Thành phần hoá học chính:
+ Trong lá vối có: tanin, một số chất khoáng, vitamin và khoảng 4% tinh dầu với mùi thơm dễ chịu, có một chất kháng sinh diệt được nhiều loại vi khuẩn gây bệnh.
+ Các bộ phận khác chứa sterol, chất béo…
Tác dụng:
+ Thanh nhiệt giải biểu.
+ Sát trùng.
Cây vối có tác dụng thanh nhiệt, sát trùng, tiêu trệ….(Ảnh minh họa)
+ Chỉ dương.
+ Tiêu trệ…
Các bộ phận được sử dụng
+ Nụ hoa.
+ Vỏ.
+ Thân.
+ Lá.
+ Rễ.
Lợi ích của cây vối trong cuộc sống
1.Nụ vối và lá vối
Tác dụng:
+ Giải khát.
+ Kích thích tiêu hóa.
+ Giúp ăn ngon miệng.
+ Chống đầy bụng.
+ Dự phòng các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp và tiêu hóa…
Trà nụ vối chống đầy bụng, kích thích tiêu hóa… (Ảnh minh họa)
Cách sử dụng:
Dùng để pha trà, uống thay nước lọc
+ Rửa sạch lá vối, nụ vối.
+ Cho nụ vào nồi đun hoặc hãm như nước chè (có thể dùng 6-12g nụ vối/ngày)
+ Lá vối trần qua rồi cho lá vào ấm hãm như nước chè (lá vối có thể dùng khô hoặc tươi, trần lá vối khi uống nước sẽ xanh và ngon hơn)
Dùng để chữa mụn nhọt lở loét ngoài da
+ Rửa sạch lá vối (khô hoặc tươi)
+ Cho vào nồi đun lấy nước đặc.
+ Dùng hỗn hợp nước để gội đầu chữa chốc lở..
+ Gội 2 lần/tuần đến khi vết chốc lở khô và khỏi hẳn.
Lá vối sắc đặc dùng gội đầu để chữa chốc lở….(Ảnh minh họa)
Dùng để chữa viêm họng, bệnh đường ruột
+ Dùng dưới dạng thuốc sắc.
+ Thuốc cao.
+ Thuốc viên.
+ Muối natri.
2. Vỏ cây vối
Tác dụng:
Chữa bỏng, giảm tiết dịch, hết phồng, dịu đau, hạn chế sự phát triển của vi trùng…
Cách sử dụng:
+ Vỏ cây vối cạo bỏ vỏ thô, rửa sạch.
+ Cho vào cối giã nát sau đó hòa với nước sôi để nguội.
+ Lọc lấy nước, bôi lên khắp chỗ bỏng.
+ Bôi ngày 2 lần cho đến khi vết bỏng lành.
3. Rễ cây vối
Tác dụng:
Hỗ trợ điều trị bệnh viêm gan, vàng da
Cách sử dụng:
+ Rửa sạch rễ vối.
+ Đun lấy nước uống (cần tham khảo ý kiến của bác sỹ)
Rễ cây vối hỗ trợ điều trị viêm gan…(Ảnh minh họa)
Một số bài thuốc trị liệu từ vối
Chữa đầy bụng, không tiêu:
+ Vỏ thân cây vối 6 - 12g, sắc kỹ lấy nước đặc uống 2 lần trong ngày.
+ Nụ vối 10 - 15g, sắc lấy nước đặc uống 3 lần trong ngày.
Giúp giảm mỡ máu:
+ Nụ vối 15 - 20g, hãm lấy nước uống thay trà trong ngày hoặc nấu thành nước đặc chia 3 lần uống trong ngày.
+ Lưu ý sử dụng thường xuyên, lâu dài thuốc sẽ có tác dụng.
Hỗ trợ điều trị tiểu đường:
+ Nụ vối 15 - 20g, sắc lấy nước chia 3 lần uống trong ngày hay hãm uống thay trà.
+ Cần uống thường xuyên.
Kết quả nghiên cứu từ Đông y
Viện nghiên cứu Đông y
Nụ vối và lá vối có tác dụng kháng sinh đối các nhiều loại vi khuẩn như Gram+, Gram-, Streptococus (hemolytic và staman), vi trùng bạch hầu, Staphyllococcus, Pneumcoccus, phế cầu, Salmonella, Bacillus subtilis, ... và không gây độc hại đối với cơ thể.
Lá vối tươi hay khô sắc đặc được coi như một loại thuốc sát khuẩn dùng trị liệu các bệnh ngoài da như ghẻ lở, mụn nhọt hoặc lấy lá vối tươi nấu lấy nước đặc để gội đầu chữa chốc lở rất hiệu nghiệm. Sau khi thử nghiệm dùng nụ vối, lá vối chữa một số bệnh đường ruột, viêm họng, bệnh ngoài da đạt kết quả tốt.
Người ta còn phát hiện trong nụ vối chứa một hàm lượng polyphenol cao (tương đương 128mg catechin/gam trọng lượng khô) và hoạt chất ức chế men alpha-glucosidase nên có thể hỗ trợ phòng và điều trị chứng tiểu đường.
Các kết quả được tiến hành trong phòng thí nghiệm cũng cho thấy nụ vối có khả năng triệt tiêu các gốc tự do, chống ô xy hoá mạnh. Khả năng chống ô xy hoá (antioxydants) của nụ vối đã làm giảm sự hình thành đục thuỷ tinh thể, bảo vệ sự tổn thương tế bào bê-ta tuyến tuỵ, phục hồi các men chống ô xy hoá trong cơ thể.
Viện dinh dưỡng quốc gia và Đại học phụ nữ Nhật Bản
Nụ vối có khả năng hạn chế tăng đường huyết sau ăn và hỗ trợ ổn định đường huyết, hỗ trợ giảm lipid máu, phòng ngừa biến chứng của đái tháo đường khi điều trị lâu dài mà được sử dụng nước nụ vối uống thường xuyên.
Kinh nghiệm dân gian cho biết lá vối tươi có công hiệu trị bệnh cao hơn hẳn lá vối đã ủ. Do vậy lá vối nấu nước uống có khả năng trợ giúp chữa trị các bệnh chứng hoặc các tổn thương như bỏng, viêm gan, vàng da, viêm da lở ngứa. 
Đông y còn dùng vỏ cây vối làm thuốc gọi là hậu phác; được sử dụng để trị đau bụng, đầy trướng ăn không tiêu, nôn mửa...Nước vối còn là loại có công hiệu giải khát trong những ngày hè nóng nực, làm mát và lợi tiểu, đào thải các độc chất trong cơ thể qua đường niệu.
Nước vối có tác dụng giải khát, thanh lọc các chất độc ra khỏi cơ thể….(Ảnh minh họa)
Các nghiên cứu còn cho thấy nếu chỉ uống nước lọc hoặc nước trắng thì sau 30 - 40 phút là cơ thể đào thải hết nhưng nếu uống nước lá vối hoặc nụ vối thì cũng trong thời gian ấy cơ thể chỉ thải loại 1/5 lượng nước đã uống, phần còn lại sẽ được đào thải từ từ sau đó.
Lời kết
Vối là một loại cây mộc, dễ trồng và thích nghi trong mọi điều kiện thời tiết. Vối mọc nhiều nhất ở miền Bắc và miền Trung Việt Nam.
Các bộ phận của cây vối như lá, vỏ cây, nụ và rễ đều được sử dụng với mục đích phục vụ cuộc sống, phòng bệnh và chữa các bệnh như vàng da, gan, ghẻ lở, các bệnh tiêu hóa, tiểu đường… 
Vì vậy, để giữ sức khỏe cho bản thân và gia đình, chúng ta nên sử dụng vối làm nước uống hàng ngày, giúp thanh lọc các chất độc hại, bảo vệ cơ thể, kích thích tiêu hóa.

Theo Benh.vn

Chủ Nhật, 28 tháng 12, 2014

Công dụng chữa bệnh tuyệt vời của hoa hồng

Ít ai biết hoa hồng không chỉ dùng để ngắm, nó còn có hiệu quả trong việc chữa nhiều loại bệnh

Theo Mi Trần - Kiến thức

Vỏ trứng gà có công dụng chữa bách bệnh

Sau khi ăn trứng chúng ta thường bỏ vỏ đi. Tuy nhiên, vỏ trứng gà có công dụng chữa bệnh thần kỳ mà không phải ai cũng biết.

Chữa ho gà
Lấy vỏ trứng sống 1 cái, rễ cỏ ga, lá chanh, lá táo, mỗi thứ 20 g, vỏ quýt 10 g. Tất cả thái nhỏ, sao vàng, sắc với 400 ml nước còn 100 ml, uống làm hai lần trong ngày.
Chữa hôi miệng
Vỏ trứng sống rửa sạch, đập vỡ vụn, rang cho khô giòn, rây bột mịn, uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 2 g với nước sôi để nguội.
vỏ trứng gà
Vỏ trừng gà có công dụng chữa bệnh tuyệt vời
Chữa chứng sưng mắt đỏ, sợ ánh sáng
Lấy vỏ trứng đã nở con 50 g sao vàng, bạch chỉ, cam thảo, mỗi vị 12 g, tán bột, rây mịn, uống mỗi lần 1-4 g với nước nóng.
Ra mồ hôi trộm
Màng trong vỏ trứng 10 cái, hạt vải 10 hạt, hồng táo 5 quả. Nấu lấy nước đặc uống. Ngày uống 2 lần sáng và tối vào lúc bụng đói.
Nôn và tiêu chảy
Vỏ trứng 1 quả sao tán bột, uống với nước ấm. Còn dùng bột này cho người bị ợ chua, viêm loét dạ dày.
Viêm họng mạn
Màng vỏ trứng 5 quả, thiên môn 12 g, mật ong 1 thìa. Nấu cách thủy uống.
Bệnh sởi
Vỏ trứng 50 g sao khô, tán bột, uống mỗi lần 2 g. Ngày 3 lần với nước ấm.
Theo Vân Anh - Khỏe và đẹp

Chuối xanh "thần dược" chữa nhiều bệnh

Chữa sỏi bàng quang, đau dạ dày, viêm hang vị... là những bệnh mà chuối xanh có thể chữa rất tốt.

Chữa sỏi bàng quang
Quả chuối hột xanh đem thái mỏng, sấy khô, sao vàng, hạ thổ trong vài ngày. Mỗi lần lấy 50-100g sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2-3 lần vào lúc no. Có thể dùng dạng nước hãm như pha trà uống. Hoặc tán dược liệu thành bột, rây mịn, uống mỗi ngày 30-50g chia làm hai lần.
chuối xanh chữa bệnh
Chuối hột xanh chữa sỏi bàng quang rất tốt
Trị tiêu chảy
Lấy quả chuối tây già chưa chín, gọt bỏ vỏ, rửa sạch bằng nước muối, cắt thành miếng mỏng, phơi hoặc sấy cho thật khô, tán nhỏ, rây bột mịn. Dùng bột này trộn với bột gạo, quấy cho trẻ ăn.
Chữa viêm hang vị
Chuối hột xanh 12 quả xắt lát mỏng, sao vàng khử thổ trong 60 phút; 50gr kim tiền thảo, 100gr rễ cỏ tranh, 50gr bông mã đề. Tất cả sắc chung với 0,5 lít nước còn 200ml. Chia 4 phần. Uống trong ngày. Liên tục 7 ngày.
Chữa đau dạ dày
Chuối tiêu xanh rửa sạch, bỏ vỏ và ngâm qua nước muối rồi xắt thành những lát mỏng đem phơi hoặc sấy khô. Tán chuối thành bột mịn và cất vào hũ xài dần
Mỗi ngày bạn lấy khoảng 20-30g bột chuối ra uống với nhiều nước sẽ có tác dụng phòng và trị đau dạ dày rất tốt.
Theo Vân Anh - Khỏe và đẹp

Nần vàng - dược liệu quý cho bệnh mỡ máu và tim mạch

uối những năm 70 thế kỷ trước, ở Liên xô cũ đã lưu thành các chế phẩm Diosponin, Polysponin là thuốc giảm mỡ máu (giảm cholesterol).

TS lương y Nguyễn Hoàng kể: "Đầu những năm 1970, trong lúc đi sưu tầm cây thuốc, tôi có gặp một số người Dao và một cụ già chỉ cho tôi một dây leo cuốn, thân cây sắn, củ có màu vàng, nhấm có vị đắng và chỉ mọc ở độ cao trên 1500m so với mặt nước biển.
Cụ bảo cây này quý lắm đấy, nhưng chỉ làm thuốc thôi không ăn được đâu, nó giúp một số cán bộ bụng to đã bé lại và chữa đau nhức xương khớp rất hiệu nghiệm, dân ở đây gọi nó là mài đắng. Về mặt thực vật học, tôi nhận ra nó thuộc họ củ nâu, thuộc chi Dioscorea mà tôi đã lưu ý sưu tầm từ vài năm trước".
Các công trình nghiên cứu khoa học chứng minh tác dụng của cây thuốc quý Nần nghệ
Cây thuốc này sau đó đã xác định được tên khoa học là Dioscorea collettii, đã chiết xuất saponin steroid từ củ với hàm lượng khá cao. (Những năm sau đó trong các công trình khoa học đăng trên tạp chí Dược học trong nước và ở Liên Xô cũ, tôi đặt tên cho cây này là Nần nghệ).
Vấn đề về thuốc hạ mỡ máu, giảm cholesterol (do rối loạn chuyển hóa lipid) được cả thế giới quan tâm vì hàm lượng mỡ trong máu cao là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, nghẽn mạch gây tai biến mạch máu não, đột quỵ, nhồi máu cơ tim.… 

Những loại thuốc này lúc đầu được tổng hợp từ hóa chất, nhưng do vấn đề tác dụng phụ và nguy cơ gây độc với gan thận. Nên về sau các nhà khoa học hướng vào nghiên cứu các thuốc có nguồn gốc thảo mộc.
Cuối những năm 70 thế kỷ trước, ở Liên xô cũ đã lưu thành các chế phẩm Diosponin, Polysponin là thuốc giảm mỡ máu (giảm cholesterol). Hoạt chất của các thuốc này là saponin tan trong nước chiết xuất từ Dioscorea caucasica;Dioscorea nipponica là những loài thực vật rất gần gũi, cùng chi với cây Nần nghệ - Dioscorea collettii.
Năm 1985 tại trường Đại học y số 1 Xêtrênốp - Matxcơva, luận án PTS về cây Nần nghệ cùng 5 cây thuốc khác đều thuộc chi Dioscorea ở Việt Nam đã được bảo vệ thành công.
Sau khi được về nước, cùng với sự cộng tác của cố giáo sư Phạm Khuê (viện lão khoa), GS.BS Nguyễn Trung Chính, các thầy thuốc ở bệnh viện Hữu Nghị Việt Xô, PGS.TS Hoàng Kim Huyền cùng các đồng nghiệp tại trường ĐH Dược Hà Nội. 

Kết quả là thuốc Diosgin đã ra đời vào năm 1995; từ quy mô la-bô đến nghiên cứu lâm sàng đánh giá trên người bệnh một cách cẩn trọng, đã được hội đồng nghiên cứu của trường ĐH Dược Hà Nội đánh giá xuất sắc; công trình cũng được vinh dự đạt giải nhất hội nghị khoa học Y Dược trẻ toàn quốc. 

Sử dụng trên 500 người có rối loạn chuyển hóa lipid, kết quả xét nghiệm sinh hóa trên 5 chỉ tiêu về lipoprotein trong máu cho thấy tất cả các chỉ số lipid máu đều có xu hướng trở lại bình thường, đặc biệt hạ rất mạnh lipoprotein tỷ trọng thấp (Mỡ xấu LDL-c) và có xu hướng tăng lipoprotein tỷ trọng cao (Mỡ tốt HDL-c), do đó hạ được tỷ số CT/HDL (CT-cholesterol toàn phần). 

Đặc biệt cholesterol toàn phần trong máu của ~100% người bệnh đều giảm. Thuốc còn có tác dụng hạ huyết áp trên hầu hết các bệnh nhân có huyết áp cao. Trong điều trị không thấy có tai biến và tác dụng xấu nào.
Kết quả của quá trình nghiên cứu về cây thuốc quý Nần nghệ
Kết quả nghiên cứu dược lý cho thấy thuốc có tác dụng chống viêm mạnh, đa số bệnh nhân bị viêm, sưng khớp sau khi dùng thuốc đã khỏi. Nghiên cứu dược lý cũng cho thấy thuốc có tác dụng điều hòa nhịp tim.
Vậy là sau 40 năm nghiên cứu, chúng tôi thấy cây Nần nghệ có 3 tác dụng:
Một là hạ mỡ dư thừa trong máu (giảm cholesterol, giảm mỡ máu)
Hai là giúp bình ổn huyết áp và điều hòa nhịp tim
Ba là chống viêm khớp (Hiệu quả cao với viêm khớp dạng thấp)
Cải tiến công nghệ, phát triển mô hình dược liệu theo GACP, tối ưu hóa công thức, dạng dùng tiện lợi, đóng gói phù hợp, bảo quản tốt hơn, tinh chất thảo dược 100%.

Theo PV - Kiến thức

Giải nhiệt, trị ho hiệu quả bằng quất hồng bì ngâm

Trong Đông y, quất hồng bì được dùng như vị thuốc, chữa nhiều chứng viêm họng, khó tiêu, cảm sốt rất hiệu quả. Nước hồng bì uống rất mát và tốt.

Tác dụng của quất hồng bì đối với sức khỏe
Quất hồng bì, còn gọi là kim quất, thuộc họ cam, quýt, được trồng nhiều ở miền Bắc. Từ tháng 12 đến tháng 1 là quất hồng bì vào mùa sai quả, những trái quất hồng bì vàng ươm, quả không mọng nước như cam hay quýt nhưng có vị chua ngọt rất đặc biệt. 
Vị ngọt của quất hồng bì không gắt mà dễ chịu, ăn như trái cây hoặc dùng để chế biến món ăn đều ngon. Vỏ quất hồng bì giàu vitamin và chất xơ, dùng cả vỏ sẽ rất tốt cho cơ thể.
quất hồng bì
Tất cả các bộ phận của cây quất hồng bì đều có thể sử dụng làm thuốc chữa bệnh
Trong Đông y, quất hồng bì còn được dùng như vị thuốc, chữa nhiều chứng viêm họng, khó tiêu, cảm sốt rất hiệu quả. Quất hồng bì dùng làm ô mai rất ngon, có vị ngọt hơi chua và chát, cắn vào vẫn cảm thấy cái ram ráp của vỏ quất, cái ấm áp của hương quất hồng bì lan toả khắp người. Nhất là trong tiết trời se lạnh, ăn một miếng quất hồng bì xào thấy ấm áp cả lòng.
Tất cả các bộ phận của cây quất hồng bì đều có thể sử dụng làm thuốc chữa bệnh.
Lá có vị đắng và cay, tính bình hơi ấm; Có tác dụng giải cảm, hạ sốt, long đờm và giảm ho. Dùng chữa cảm mạo, sốt, sốt rét, ho. Dân gian thường dùng để nấu nước gội đầu, cho sạch gầu và mượt tóc. Liều dùng hàng ngày 20-40g.
Quả có vị ngọt và chua, tính bình hơi ấm. Có tác dụng chống ho, long đờm, kích thích tiêu hóa, cầm nôn. Dùng chữa tiêu hóa kém, buồn nôn, ho, ho gà. Liều dùng hàng ngày 6-10g quả khô.
Hạt và rễ có vị đắng, cay, the, tính ấm. Có tác dụng giảm đau, xúc tiến tiêu hóa, dùng chữa đau dạ dày, đau vùng thượng vị, đau bụng co thắt. Hạt còn chữa rắn cắn.
Rễ còn dùng chữa cảm mạo, thấp khớp, dùng cho phụ nữ sau khi đẻ. Liều dùng hàng ngày: hạt 6-10g; rễ 10-20g.
Chữa ho do ngoại cảm (ho gió): Dùng vài quả hồng bì (khoảng 20-30g), bổ đôi, hấp với đường, chia ra ăn trong ngày. Giải cảm, hạ sốt: Lá quất hồng bì tươi 30g, rửa sạch, phơi khô, sắc uống cho ra mồ hôi.
Để kích thích tiêu hóa và phòng bệnh cho phụ nữ sau đẻ: Lấy vỏ thân hoặc rễ cây quất hồng bì 30g, rễ sử quân 20g, quả khế chua 20g. Các vị sao vàng, sắc đặc, chia uống nhiều lần trong ngày. Có thể dùng trong nhiều ngày liền.
Cách ngâm quất hồng bì 

Nguyên liệu:

1kg quất hồng bì
1kg đường phèn
quất hồng bì
Những trái quất hồng bì vàng ươm, quả không mọng nước như cam hay quýt nhưng có vị chua ngọt rất đặc biệt
1. Rửa quất hồng bì với nước đun sôi để nguội, rồi đợi ráo nước.
2. Dùng kéo cắt cuống hồng bì. Chú ý không nên dùng tay bứt vì sẽ làm nát quả
3. Cho quất hồng bì vào lọ, phủ đường phèn lên. Buộc nút chặt lọ
4. Để ngâm trong vòng 3 tháng, lớp đường phèn tan đi ta sẽ có một hũ quất hồng bì ngọt thanh thơm mát
Lưu ý: Nhớ rửa hồng bì bằng nước đun sôi để nguội và khi ngâm, cho lớp đường phèn lên trên. Lớp đường ở trên sẽ giữ chặt hồng bì, không cho hỗn hợp nổi váng sau ngâm.
quat hong bi
Món nước quất hồng bì ngâm, thơm nức mũi và rất dễ làm
Cách 2
Nguyên liệu:
Quất hồng bì 1kg
Đường 1kg
quất hồng bì
Đây là một bài thước chữa ho hiệu quả cho trẻ
Cách làm:
Quất hồng bì mua về, dùng kéo, cắt sát cuống. (Chú ý là cắt chứ không được bứt)
Đem rửa sạch 2 lần với bước lã và một lần với nước đun sôi để nguội rồi đem phơi cho quất hồng bìráo nước.
Cho quất và đường vào một cái lọ to. Ba tháng sau mở ra là có nước quất hồng bì ngâm dùng được.
Chú ý: Để không nổi váng. Cho 3 lạng quất hồng bì vào lọ trước rồi đổ 3 lạng đường vào. Đổ tiếp lượng quất hồng bì còn lại vào rồi đổ 7 lạng đường lên trên. Lớp đường nặng ở trên sẽ đè quất hồng bì xuống không cho chúng nổi váng.
quat hong bi
Ngâm khoảng 1 năm thì sẽ có nước quất hồng bì thơm ngon hơn
Tốt nhất là ngâm khoảng 1 năm thì sẽ có nước thơm ngon hơn.
Theo Anh Thơ - Khỏe và đẹp

Các bài thuốc cực hay từ bưởi

Bưởi là loại quả lành tính và có nhiều công dụng tốt, từ lá, đến vỏ bưởi. Lá bưởi tươi có khả năng sát khuẩn, chữa cảm cúm. Vỏ quả khô chữa ăn uống không tiêu, đầy bụng, ho.

1. Bài thuốc trị cúm bằng cách xông lá bưởi
Công dụng: trị nhức đầu, sốt ho, sổ mũi, ngạt mũi, không ra mồ hôi
Nguyên liệu: lá bưởi 50g, lá sả, lá hương nhu, lá tre mỗi thứ 20g. Tất cả cho vào nồi, lấy lá chuối bịt kín miệng nồi, đun sôi 5 phút rồi đem xông.
Cách làm: Khi xông cần chú ý rạch lá chuối từ từ cho hơi nóng bốc vừa phải. Trùm chăn kín cho người bệnh, xông trong vòng 10 phút, đến khi mồ hôi ra nhiều thì thôi và mở chăn ra từ từ. Sau đó dùng khăn mặt khô lau hết mồ hôi, tránh hướng gió lùa và đề phòng bỏng. Nhớ không được xông khi người bệnh yếu quá và khi mồ hôi ra nhiều.
Bài thuốc trị đái tháo đường tuýp 2 hoặc giảm béo từ hạt bưởi
Cách làm: Cho hạt bưởi vào cốc, rót nước sôi (khoảng 70-800C) ngập hạt, dùng dĩa nhiều răng đánh liên tục chừng 5-6 phút rồi gạn hết nước nhầy vào một cốc riêng. Tiếp tục làm như vậy cho đến khi lấy hết nước nhầy (sờ tay vào vỏ hạt thấy hết nhầy).
Cách dùng: Uống 50ml trước bữa ăn 10 phút, ngày 3 lần. Dùng liên tục đến khi xét nghiệm máu, đường huyết trở về bình thường cho người tiểu đường. Người giảm béo, mỗi tuần cân kiểm tra một lần, khi đạt yêu cầu thì thôi dùng thuốc.
Bài thuốc trị đau đầu từ múi bưởi
Công dụng: Người bị đau đầu nặng, buồn nôn, hoa mắt, chóng mặt, rêu lưỡi.
Cách làm: 500g múi bưởi, mật ong 350g, đường trắng. Thái vụn múi bưởi rồi ướp với đường trắng trong liễn sành 1 đêm, sau đó cho vào nồi chưng kỹ, cho mật ong vào quấy đều, để nguội rồi đựng trong bình gốm kín dùng dần.
Cách dùng: Mỗi lần uống 3g, ngày dùng 3 lần.
Bài thuốc chữa viêm loét dạ dày hành tá tràng với hạt bưởi
Cách làm: Hạt bưởi để cả vỏ cứng 100g rửa sạch, cho vào một cốc thủy tinh to, rót vào 200ml nước sôi, đậy kín, ủ nóng trong 2-3h.
Cách dùng:
Hạt bưởi sẽ tiết ra một chất nhầy làm cho cốc nước đặc, sánh như nước cháo, gạn bỏ hạt lấy nước uống sau bữa ăn khoảng hai giờ.
Mỗi ngày uống một lần. Hằng ngày làm và uống liên tục đến khi nào thấy hết đau thì thôi. Thường uống như vậy từ 5-7 ngày người bệnh sẽ thấy dễ chịu và hết đau.
Theo Sức khỏe và đời sống

Rau sam - thảo dược giá siêu rẻ trị bách bệnh

Rau sam có nhiều acid béo Omega-3 có tác dụng rất tốt trong việc ngăn ngừa bệnh tim mạch và tăng cường sức miễn dịch của cơ thể.

Theo Đông y, rau sam có vị chua tính lạnh, không có độc tính, vào ba kinh Tâm, Can và Đại trường, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết tiêu viêm, nhuận trường lợi tiểu, thường được dùng trong các chứng viêm nhiễm, lở ngứa, kiết lỵ.
sức khỏe, chăm sóc sức khỏe, rau sam, thảo dược, bài thuốc dân gian, bệnh tim
Rau sam - thảo dược giá siêu rẻ trị bách bệnh.
Rau Sam là loại cây có nhiều dinh dưỡng. Theo Viện Vệ sinh dịch tễ: Rau sam có 1,4% protit, 3% gluxit, 1,3% tro, 85mg% canxi, 56mg% P, 1,5mg% Fe, 26mg% Vitamin C, 0,32mg% caroten, 0,03mg% Vitamin B1, 0,11mg% Vitamin B2 và 0,7mg% Vitamin PP.
Nghiên cứu ở Đài Loan cho thấy: trong rau sam tươi có 1% muối kali, trong rau khô có 10%.Các nhà Dược học Pháp phát hiện trong rau sam có nhiều axit béo đa dạng không no Omega 3 nhất là axit alpha-linolenic.
Các axit béo Omega 3 cải thiện trạng thái lỏng các màng tế bào - yếu tố chủ yếu của sức sống trong cơ thể.
Gần đây, các nhà khoa học còn cho biết, trong rau sam có nhiều acid béo Omega-3 có tác dụng rất tốt trong việc ngăn ngừa bệnh tim mạch và tăng cường sức miễn dịch của cơ thể.
Rau sam là một nguồn kháng sinh tự nhiên rất quý trong các chứng viêm nhiễm đường ruột và đường sinh dục, tiết niệu, viêm cầu thận, viêm bàng quang, đường niệu đạo với liều khoảng 500g rau tươi một ngày.
Phòng ngừa bệnh tim mạch
Theo Đông y, rau sam có vị chua, hơi đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc. Hàm lượng kali và acid omega-3 trong rau sam tương đối cao, rất cần cho việc điều hòa cholesterol trong máu, đồng thời làm tăng sức bền của thành mạch, giúp huyết áp ổn định.
Tác dụng diệt khuẩn
Rau sam có tác dụng diệt được các loại vi khuẩn như Shigella (gây bệnh lỵ), Salmonella typhi (gây bệnh thương hàn), Staphylococcus aureus (tụ cầu vàng thường gây mụn nhọt). Ngoài ra cũng diệt được một số nấm gây bệnh.
Các bài thuốc
Đại tiện ra máu tươi
Lá rau sam (300g), lá đậu ván (200g). Giã nát, vắt lấy nước cốt uống trong ngày.
Lỵ ra máu mủ
Rau sam (100g), cỏ sữa (100g). Dùng nước sắc uống. Nếu đại tiện ra máu nhiều thì thêm: Rau má (20g), cỏ nhọ nồi (20g). Dùng 4 - 5 ngày.
Chữa sỏi thận
Uống nước nấu lá sam và cố nhịn tiểu đến khi không nhịn được nữa hãy đi. Khi đó, các hạt sỏi sẽ bị tống hết ra ngoài.
Chữa xơ vữa động mạch, làm hạ độ cholesterol trong máu
Rau sam tươi (100g) và gừng sống 3 lát. Luộc hoặc nấu canh ăn hàng ngày. Ăn cả nước lẫn xác. Nên mỗi đợt từ 5 đến 7 ngày.
Chữa khí hư, bạch đới ở phụ nữ
Rau sam tươi (100g) giã nát vắt lấy nước, hoà với 2 lòng trắng trứng gà, khuấy đều, hấp chín. Mỗi ngày ăn 2 lần, ăn từ 3-5 ngày.
Theo Thanh Lê - Khỏe và Đẹp

Dừa cạn - thảo dược quý chữa bệnh siêu hiệu quả

Trong dừa cạn có thành phần hạn chế được việc hình thành bạch cầu thừa ở bệnh nhân ung thư máu, ngoài ra còn làm thuốc lợi tiểu, chữa huyết áp.

Dừa cạn còn gọi là trường xuân, hoa hải đằng, bông dừa, dương giác, pervenche de Madagascar.
Theo Đông y và kinh nghiệm dân gian, dừa cạn có tính có tính mát, vị đắng, tác dụng hoạt huyết, tiêu thũng, trị viêm, hạ huyết áp. Vì vậy chúng được phơi hãm trà để điều trị chứng huyết áp cao, bệnh mạch vành.
sức khỏe, chăm sóc sức khỏe, dừa cạn, có thể bạn chưa biết, thảo dược
Dừa cạn - thảo dược quý chữa bệnh siêu hiệu quả
Còn với khoa học hiện đại, từ năm 1952, y học đã phát hiện ra dược tính của dừa cạn. Xuất phát từ việc BS Clark Noble ở Canada đã nhận được một gói chuyển phát nhanh loại cây này do một người dân gửi tới với lời giới thiệu "dân địa phương đã dùng chúng trị bệnh tiểu đường" nên ông đã đưa vào phân tích.
Trị bệnh ung thư bạch cầu
Kết quả khá bất ngờ, thay vì tác dụng hạ đường huyết trong máu, ông lại phát hiện ra hoạt tính trị bệnh ung thư bạch cầu của loại cây này. Dừa cạn đã được đưa vào bệnh viện thử nghiệm và trở thành cây dược liệu chính thức theo y khoa hiện đại.
Trong đó thành phần vincristin, vinblastin khi tách chiết thành dạng thuốc tiêm sẽ có tác dụng lớn trong ức chế tế bào hoặc sự phân bào. Cho nên chúng hạn chế được việc hình thành bạch cầu thừa ở bệnh nhân ung thư máu.
Đặc biệt đến nay, y khoa vẫn chưa tìm ra phương pháp gì điều trị bệnh bạch cầu tốt hơn nên chiết xuất dừa cạn càng trở nên quý với bệnh nhân ung thư máu.
Tuy nhiên không phải cứ dùng trà dừa cạn thì chữa được ung thư, bởi một liều tiêm vincristin, vinblastin có hàm lượng rất cao, việc dùng các thành phần này cũng dễ bị ngộ độc nên cần có sự hướng dẫn của bác sĩ điều trị.
Hoạt chất trong dừa cạn phụ thuộc vào nơi trồng và thu hái. Giống trồng ở Việt Nam được đánh giá là thảo được tốt tương đương dừa cạn ở Madagascar, chứa khoảng 0,1-0,2% alkaloid toàn phần.
Tỷ lệ alkaloid trong rễ (0,7-2,4%) cao hơn trong thân (0,46%) và lá (0,37-1,15%). Các nước Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc… cũng đang ra sức bào chế thuốc từ loại cây này
Ở nước ta, nhân dân dùng dừa cạn dưới dạng thuốc sắc để làm thuốc lợi tiểu, chữa huyết áp, , tiểu đường. Ngày dùng 10-16g.
Điều trị zona
Dừa cạn (sao vàng hạ thổ) 16gam, thổ linh 16gam, bạch linh 10gam, kinh giới 12gam, chi tử 10gam, nam tục đoạn 16gam, cam thảo đất 16gam, hạ khô thảo 16gam. Sắc uống ngày 1 thang, sắc ba lần, uống ba lần
Trị tăng huyết áp
Dừa cạn 160gam, lá đinh lăng 180gam, hoa hòe 150gam, cỏ xước 160gam, đỗ trọng 120gam, chi tử 100gam, cam thảo đất 140gam. Các vị sao giòn tán vụn trộn đều, bảo quản trong hộp kín tránh ẩm. Ngày dùng 40gam. Hãm nước sôi vào ấm chuyên, sau 10 phút có thể dùng được. Uống thay trà trong ngày.
Theo Thanh Lê - Khỏe và đẹp

Công dụng chữa bệnh tuyệt vời của nhót

Nhót được trồng ở khắp các vùng miền trong cả nước. Lá nhót chứa tanin, saponosid, polyphenol. Thông thường, người ta chỉ trồng nhót để lấy quả hoặc nấu canh chua.

Khám phá công dụng chữa bệnh của nhót
Lá nhót có vị chua, tính bình, vô độc,dùng tươi hay sấy khô chữa lỵ, cảm sốt, hen xuyễn, nhiều đờm với liều 6 -10g mỗi ngày, dưới dạng bột hay thuốc sắc.
Công dụng chữa bệnh tuyệt vời của nhót.Công dụng chữa bệnh tuyệt vời của nhót
Quả nhót có vị chua, chát, tính bình. Có tác dụng thu liễm, trừ ho suyễn (chỉ khái bình suyễn), chống chảy máu (chỉ huyết). Dùng chữa tiêu hoá kém (tiêu hoá bất lương), lị, ho suyễn, băng huyết, sán khí, trĩ lở loét (trĩ sang).
Rễ nhót nấu nước tắm chữa mụn nhọt, không kể liều lượng.
Những bài thuốc hay từ nhót
Trị lỵ trực khuẩn và bệnh tiêu chảy, viêm đại tràng mạn tính: 20 - 30g lá nhót tươi hoặc 6 - 12g lá nhót khô, sao vàng, sắc với 400ml nước còn 100ml, chia 2 lần uống trong ngày, trước các bữa ăn 1,5h. Có thể uống liền 1 - 2 tuần đến khi hết các triệu chứng. Hoặc dùng dưới dạng bột khô lá nhót, ngày 2 - 3 lần, mỗi lần 8 - 12g, uống với nước cơm; hoặc phối hợp đồng lượng với bột của vỏ cây đỗ trọng nam. Lưu ý: khi uống cần kiêng các thức ăn tanh, lạnh: cá cua, ốc, ếch...
Trị ho, nhiều đờm, hen suyễn: lá nhót 16g sao vàng, lá táo ta (táo chua) 12g sao vàng; hạt cải củ, hạt cải bẹ, mỗi thứ 6g, sao vàng, giã giập. Hạt cải củ, cải bẹ gói vào miếng vải sạch, cho vào cùng sắc nước với lá nhót và lá táo. Sắc 2 - 3 lần, gộp dịch nước sắc lại, chia 3 lần uống trong ngày trước bữa ăn 1,5 giờ. Uống liền 2 - 3 tuần đến khi các triệu chứng thuyên giảm.
Trị ho, hen, khó thở: có thể dùng quả nhót 6 - 12g/ngày, dưới dạng thuốc sắc, thuốc hãm, hay thuốc bột. Uống nhiều ngày, tới khi các triệu chứng thuyên giảm.
Trị ho ra máu, hoặc nôn ra máu, chảy máu cam: rễ nhót 16g sao đen, sắc uống ngày một thang. Có thể phối hợp với cỏ nhọ nồi, ngải diệp, trắc bách diệp. Tất cả đều sao đen, sắc uống ngày một thang, chia 3 lần uống trước bữa ăn 1,5h. Trong khi uống thuốc, cần kiêng các thứ cay nóng: rượu, bia, ớt...
Theo Phương Vũ - Gia đình Việt Nam

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons