Hoa đỗ quyên vị chua ngọt, tính ấm dùng để chữa các chứng viêm khí phế quản, nôn ra máu, viêm dạ dày đặc biệt là bệnh ở phụ nữ.
Ảnh minh họa. |
Đỗ quyên còn có tên là sơn thạch lựu, ánh sơn hồng, mãn sơn hồng, báo xuân hoa, thanh minh hoa, sơn trà hoa... Hoa đỗ quyên vị chua ngọt, tính ấm, có công dụng hòa huyết, trừ đàm, làm hết ngứa, được dùng để chữa các chứng viêm khí phế quản, nôn ra máu, viêm dạ dày và đặc biệt là bệnh ở phụ nữ...
Khí hư: Hoa đỗ quyên trắng 15g, móng giò lợn lượng vừa đủ, hầm nhừ làm canh ăn. Hoặc rễ đỗ quyên 15g, cây hàm ếch (tam bạch thảo) 15g, sắc uống.
Rong kinh: Hoa đỗ quyên 60g, sao với rượu rồi sắc uống. Hoặc rễ đỗ quyên 30 - 60g, sắc uống cùng với một chút rượu vang.
Rối loạn kinh nguyệt: Rễ đỗ quyên 15g, rễ bạc hà 15g, ích mẫu thảo 15g, hoa hồng 9g, sắc uống. Nếu có đau bụng, đau lưng và màu kinh nhợt nhạt thì dùng rễ đỗ quyên 30g, rễ hải kim sa 30g, ô dược 15g, sắc uống trước kỳ kinh 1 - 2 tháng.
Áp xe vú giai đoạn viêm tấy: Rễ đỗ quyên 15 - 30g, sắc uống. Bên ngoài dùng lá đỗ quyên tươi và hương phụ giã nát đắp vào nơi bị áp xe.
Sản hậu đau bụng: Rễ đỗ quyên tươi 30 - 60g sắc uống.
Sản hậu xuất huyết: Lá đỗ quyên 1 nắm, sắc với chút rượu rồi uống.
Theo BS Khánh Hiển - Kiến Thức
Theo BS Khánh Hiển - Kiến Thức
0 nhận xét:
Đăng nhận xét