Dùng mật chữa bệnh là cách nhiều người sử dụng nhằm giúp tăng cường sức khỏe, chữa bệnh sỏi mật, sỏi thận, đau nhức… đúng sai ra sao.
Nuốt mật để khỏe?
- Ở các quán nhậu, rắn được làm tại chỗ. Mật rắn tươi được quý ông nuốt “trọn gói”, hoặc pha với rượu, được cho là để chữa chứng nhức xương, phong thấp.
- Mật gấu được dùng phổ biến nhất vì có công dụng tan máu bầm, chữa đau nhức… Phần lớn các anh uống rượu pha mật gấu với hy vọng… khỏe như gấu. Mật được lấy trực tiếp từ gấu đang sống, sau đó cho vào rượu.
- Mật cá trắm được dân vùng sông nước sử dụng để điều trị một số loại bệnh như nhức mỏi, giảm thị lực, hen suyễn, mề đay… Cách dùng mật cá trắm chữa bệnh rất đơn giản, chỉ cần làm cá, moi ruột, giữ nguyên túi mật rồi “nuốt trọng”, sau đó chờ “thuốc” phát huy tác dụng.
- Mật vịt, mật gà cũng được sử dụng để trị bệnh chỉ vì vịt, gà ăn sạn sỏi, tôm, cua… đều được tiêu hóa hết.
Khuyến cáo
Theo BS Nguyễn Cao Cương - BV Bình Dân TP.HCM, hiện chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh việc sử dụng mật động vật sẽ điều trị được sỏi mật. Mật người không bị sỏi thì vô trùng, khi túi mật có sỏi mật thì mật đã nhiễm trùng từ 50-90%. Mật của động vật chắc chắn có vi trùng và siêu vi, vì thức ăn, nhất là những động vật hoang dã sống vùng rừng núi, có những siêu vi lây cho người như chim, vịt trời gây cúm gà, tinh tinh gây nhiễm HIV, dơi gây nhiễm Ebola…
Với mật cá trắm, loại to trên 3kg, sau khi nuốt vào vài giờ, người nuốt đã thấy đầy hơi, đau bụng, khó thở, ói mửa, nóng trong bụng, dễ ngất xỉu. TS Trần Quang Bính - Khoa Nhiệt đới BV Chợ Rẫy TP.HCM, từng điều trị các trường hợp ngộ độc mật cá nhận xét: “Cách dùng mật tươi chữa bệnh là phản khoa học, chẳng những không chữa được bệnh mà còn mắc bệnh nguy hiểm như: suy thận, nhiễm trùng huyết…”.
Thức ăn lợi mật
Việc sử dụng mật của một số loài thú hoang dã là vi phạm pháp luật. Riêng mật cá trắm, do có nhiều người sau khi dùng bị ngộ độc phải nhập viện điều trị, thậm chí tử vong nên Cục An toàn thực phẩm đã yêu cầu không nên dùng mật cá trắm để chữa bệnh dưới bất kỳ hình thức nào.
Theo Đông y, các loại mật vịt, gà, heo… cung cấp thêm dịch mật cho cơ thể. Lương y Đinh Công Bảy - Hội Dược liệu TP.HCM hướng dẫn “Không nuốt mật tươi hoặc cho cả túi mật vào ly rượu, vì dễ bị nhiễm độc. Dùng đúng cách là phơi khô cả túi mật. Khi dùng cắt ra từng khúc nhỏ, nấu chín. Có thể nấu với cháo, canh… Một túi mật chia ra làm nhiều lần để ăn. Tuy nhiên, việc sử dụng mật nên hỏi ý kiến lương y trước khi sử dụng”.
Những món lợi mật thường có vị đắng như rau đắng, cải đắng, khổ qua… Vì vậy, nên bổ sung những món như: cháo cá rau đắng, lẩu mắm ăn với rau đắng, canh khổ qua nhồi thịt, khổ qua xào trứng, canh cải nấu gà, cải xào bò… vào danh sách món ăn thường ngày, vừa giúp thay đổi khẩu vị, vừa hỗ trợ gan mật. Trong các gia vị người xưa sử dụng làm món ăn có nghệ. Nghệ được coi như kháng sinh thiên nhiên vì có tính kháng khuẩn. Diệt khuẩn hệ tiêu hóa giúp hạn chế sỏi xuất hiện do nhiễm trùng. Có rất nhiều món ăn có nghệ như: cá kho nghệ, thịt heo xào nghệ…
Về nước uống, atiso và nhân trần có thể dùng khi suy giảm chức năng gan, không đủ mật nên khó hấp thu (ăn không tiêu, ăn dầu mỡ nhiều thấy ứ, khó chịu, đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy…). Dùng 15-20g atiso, nhân trần khô nấu nước uống như uống nước trà. Người khỏe mạnh thỉnh thoảng dùng để tăng cường sức khỏe cho gan mật.
Tây y cũng có một số thuốc giúp lợi gan tốt mật như cốm nghệ, BAR, Chophytol, Sulfarlem Choline… giúp mật bài tiết nhiều hơn, dễ tiêu hóa hơn và có thể làm mật ít kết tụ thành sỏi hơn.
- Ở các quán nhậu, rắn được làm tại chỗ. Mật rắn tươi được quý ông nuốt “trọn gói”, hoặc pha với rượu, được cho là để chữa chứng nhức xương, phong thấp.
- Mật gấu được dùng phổ biến nhất vì có công dụng tan máu bầm, chữa đau nhức… Phần lớn các anh uống rượu pha mật gấu với hy vọng… khỏe như gấu. Mật được lấy trực tiếp từ gấu đang sống, sau đó cho vào rượu.
- Mật cá trắm được dân vùng sông nước sử dụng để điều trị một số loại bệnh như nhức mỏi, giảm thị lực, hen suyễn, mề đay… Cách dùng mật cá trắm chữa bệnh rất đơn giản, chỉ cần làm cá, moi ruột, giữ nguyên túi mật rồi “nuốt trọng”, sau đó chờ “thuốc” phát huy tác dụng.
- Mật vịt, mật gà cũng được sử dụng để trị bệnh chỉ vì vịt, gà ăn sạn sỏi, tôm, cua… đều được tiêu hóa hết.
Khuyến cáo
Theo BS Nguyễn Cao Cương - BV Bình Dân TP.HCM, hiện chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh việc sử dụng mật động vật sẽ điều trị được sỏi mật. Mật người không bị sỏi thì vô trùng, khi túi mật có sỏi mật thì mật đã nhiễm trùng từ 50-90%. Mật của động vật chắc chắn có vi trùng và siêu vi, vì thức ăn, nhất là những động vật hoang dã sống vùng rừng núi, có những siêu vi lây cho người như chim, vịt trời gây cúm gà, tinh tinh gây nhiễm HIV, dơi gây nhiễm Ebola…
Với mật cá trắm, loại to trên 3kg, sau khi nuốt vào vài giờ, người nuốt đã thấy đầy hơi, đau bụng, khó thở, ói mửa, nóng trong bụng, dễ ngất xỉu. TS Trần Quang Bính - Khoa Nhiệt đới BV Chợ Rẫy TP.HCM, từng điều trị các trường hợp ngộ độc mật cá nhận xét: “Cách dùng mật tươi chữa bệnh là phản khoa học, chẳng những không chữa được bệnh mà còn mắc bệnh nguy hiểm như: suy thận, nhiễm trùng huyết…”.
Thức ăn lợi mật
Việc sử dụng mật của một số loài thú hoang dã là vi phạm pháp luật. Riêng mật cá trắm, do có nhiều người sau khi dùng bị ngộ độc phải nhập viện điều trị, thậm chí tử vong nên Cục An toàn thực phẩm đã yêu cầu không nên dùng mật cá trắm để chữa bệnh dưới bất kỳ hình thức nào.
Theo Đông y, các loại mật vịt, gà, heo… cung cấp thêm dịch mật cho cơ thể. Lương y Đinh Công Bảy - Hội Dược liệu TP.HCM hướng dẫn “Không nuốt mật tươi hoặc cho cả túi mật vào ly rượu, vì dễ bị nhiễm độc. Dùng đúng cách là phơi khô cả túi mật. Khi dùng cắt ra từng khúc nhỏ, nấu chín. Có thể nấu với cháo, canh… Một túi mật chia ra làm nhiều lần để ăn. Tuy nhiên, việc sử dụng mật nên hỏi ý kiến lương y trước khi sử dụng”.
Những món lợi mật thường có vị đắng như rau đắng, cải đắng, khổ qua… Vì vậy, nên bổ sung những món như: cháo cá rau đắng, lẩu mắm ăn với rau đắng, canh khổ qua nhồi thịt, khổ qua xào trứng, canh cải nấu gà, cải xào bò… vào danh sách món ăn thường ngày, vừa giúp thay đổi khẩu vị, vừa hỗ trợ gan mật. Trong các gia vị người xưa sử dụng làm món ăn có nghệ. Nghệ được coi như kháng sinh thiên nhiên vì có tính kháng khuẩn. Diệt khuẩn hệ tiêu hóa giúp hạn chế sỏi xuất hiện do nhiễm trùng. Có rất nhiều món ăn có nghệ như: cá kho nghệ, thịt heo xào nghệ…
Về nước uống, atiso và nhân trần có thể dùng khi suy giảm chức năng gan, không đủ mật nên khó hấp thu (ăn không tiêu, ăn dầu mỡ nhiều thấy ứ, khó chịu, đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy…). Dùng 15-20g atiso, nhân trần khô nấu nước uống như uống nước trà. Người khỏe mạnh thỉnh thoảng dùng để tăng cường sức khỏe cho gan mật.
Tây y cũng có một số thuốc giúp lợi gan tốt mật như cốm nghệ, BAR, Chophytol, Sulfarlem Choline… giúp mật bài tiết nhiều hơn, dễ tiêu hóa hơn và có thể làm mật ít kết tụ thành sỏi hơn.
Theo Phương Nam - Phụ Nữ Online
0 nhận xét:
Đăng nhận xét