Đông y cho rằng cả cây ngũ sắc đều có tác dụng chữa bệnh. Lá có vị đắng, hôi, tính mát, hơi có độc, có tác dụng tiêu viêm sưng, hạ sốt, tiêu độc, chữa ngứa gãi, rắn cắn.
Cây ngũ sắc hay còn gọi tên là bông
ổi, trâm ổi, thơm ổi, tứ quý, Mã anh đơn, ổi nho, người Tày gọi Nhà khí
mu, tên khoa học là Lantana camara L., thuộc họ Cỏ roi ngựa –
Verbenaceae. Tránh nhầm cây này với cây cứt lợn (Ageratum conyzoides L.)
thuộc họ Cúc (Asteraceae) chữa viêm xoang mũi.
Là cây nhỏ, cao tới 1,5 – 2m hay hơn.
Thân có gai; cành dài, hình vuông, có gai ngắn và lông ráp. Lá mọc đối,
hình trái xoan, gốc tròn hoặc hình tim, đầu nhọn, mép khía răng đều mặt
dưới có lông. Mùa hoa, quả từ tháng 4 đến tháng 9.
Cây gốc ở Trung Mỹ, ở nước ta thấy mọc
hoang tại nhiều nơi, thường gặp như các bãi trống, ven rừng, đồi núi,
ven bờ biển. Hiện nay mọi người thường trồng cây để làm cảnh vì có hoa
đẹp và nở bốn mùa.
Quả hạch hình cầu, nằm trong lá đài, khi
chín màu đen; nhân gồm 1 - 2 hạt cứng, xù xì. Các bộ phận của cây thu
hái vào mùa khô, phơi, sấy khô hay dùng tươi.
Đông y cho rằng cả cây ngũ sắc đều có
tác dụng chữa bệnh. Lá có vị đắng, hôi, tính mát, hơi có độc, có tác
dụng tiêu viêm sưng, hạ sốt, tiêu độc, chữa ngứa gãi, rắn cắn.
Hoa có vị ngọt nhạt, tính mát, có tác
dụng cầm máu. Rễ có vị dịu, tính mát, có tác dụng hạ sốt, tiêu độc, giảm
đau… Hoa dùng trị lao hay ho ra máu và hạ huyết áp. Liều dùng 30 – 60g,
dạng thuốc sắc.
Lá dùng ngoài đắp vết thương, vết loét
hoặc dùng để cầm máu; cũng dùng trị ghẻ lở, viêm da, các vết chàm và
dùng chườm nóng trị thấp khớp. Thường dùng tươi giã đắp ngoài hay nấu
nước để rửa. Hoa dùng làm thuốc trị ho với liều 12g, dạng thuốc sắc hay
hâm nóng hoặc chế xi rô.
Dưới đây là một số cách trị bệnh từ cây ngũ sắc
Chữa chứng ho do lạnh: Lấy hoa ngũ sắc
20g để tươi hoặc 10g phơi khô, sắc với 500ml nước còn 100ml, uống trong
ngày. Dùng riêng hoặc phối hợp với hoa hòe sao đen và rễ bạch cập, mỗi
thứ 8g. Có thể thêm đường cho dễ uống. Nước sắc này còn chữa cảm sốt,
tăng huyết áp. Dùng liền 5 ngày.
Ho ra máu và lao phổi: Dùng hoa ngũ sắc khô 6 – 10g nấu nước uống.
Chấn thương bầm giập, vết thương chảy
máu: Giã lá ngũ sắc tươi đắp ngoài. Hoặc dùng 30g lá khô, với 10g gừng
khô tán bột rắc lên vết thương ngày một lần.
Thuốc cầm máu, sát khuẩn, chữa vết
thương nhỏ hẹp: Lá và hoa ngũ sắc 30g phối hợp với gừng tươi 10g, phơi
hoặc sấy khô, tán nhỏ, rây bột mịn, rắc vào vết thương. Ngày thay băng
một lần. Hoặc lá ngũ sắc để tươi, rửa sạch, giã đắp vào vết thương. Nếu
vết thương rộng thì sơ cứu xong sau đó đến cơ sở y tế để được cấp cứu.
Trị chứng tiêu khát của bệnh đái tháo
đường: Lấy toàn bộ cả cành, lá và hoa cây ngũ sắc phơi khô. Thái khúc
cho vào lọ đậy kín. Dùng dần, mỗi ngày lấy khoảng 40g, cho 500ml nước,
sắc còn lại 150ml, uống thay trà hàng ngày. Có thể kết hợp ǎn cháo nấu
từ củ mài và củ súng thì càng tốt. Dùng liền 10 ngày.
Chữa mẩn ngứa: Lá và hoa ngũ sắc khoảng 30 – 50g, nấu lấy nước đặc, tắm, ngâm rửa hằng ngày.
Viêm da, eczema, tinea, mụn nhọt: Nấu lá ngũ sắc tươi để rửa ngoài.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét