Thứ Ba, 2 tháng 12, 2014

Trái tắc và công dụng đối với sức khỏe

Theo Đông y, trái tắc có mùi thơm, tính ấm, vị chua ngọt, vỏ có tinh dầu thơm cay. Công dụng thanh nhiệt, tiêu thực trừ đờm, rất tốt cho hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, tiêu hạch, an thần….

Ảnh minh họa 
Trái tắc rất giàu vitamin C, A, B2, chất xơ, các khoáng chất cần thiết cho cơ thể và tăng sức đề kháng như pectin, sắt, đồng, mangan, magie... Khi muốn giải khát, có thể pha nước trái tắc với đường hoặc muối để uống.

Vỏ trái tắc có chứa rất nhiều tinh dầu thơm, cay, có tác dụng an thần, thư giãn như a-pinen 0,4%; b -pinen 2,7%; sabinen 2,8%; limonen 8,4%; b-ocimen 0,3%; linalol 1,55… Do đó khi bạn muốn thư giãn, có thể ngâm chân, tay trong nước ấm có pha muối hột và thả trong đó một ít vỏ trái tắc.

 
Trái tắc còn là loại thảo dược có tác dụng chữa ho, long đờm rất tốt, nhất là với trẻ em. Có thể dùng 2-3 trái tắc bổ đôi, bỏ hạt, hấp cách thủy với đường phèn cho bé uống 3-4 lần/ ngày.

 
Khi bị đầy hơi, táo bón, bạn dùng trái tắc xắt lát, để cả hạt đun với nước trên lửa nhỏ khoảng nửa giờ. Sau đó lấy nước này uống khi còn ấm.

 
Chữa tiểu rắt: Dùng 30 gam rễ tắc, 15 gam đường phèn sắc cùng nước. Dùng nước này uống ngày 1-2 lần, 1 tuần sẽ khỏi.

 
Tắc ngâm đường hay muối cũng là loại xi rô pha nước uống rất có lợi cho sức khỏe, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Dùng trái tắc chín vàng, lấy dao khía dọc thân hoặc kim châm quanh traí tắc rồi xếp vào hũ thủy tinh. Cứ một lớp tắc lại phủ một lớp đường (hoặc muối) cho đến hết. Cuối cùng là một lớp đường dày, rồi lấy vỉ nén chặt lại, đậy nắp hũ cho kín. Để 3 tháng là dùng được.

 
Làm trắng da: Lấy múi của bốn trái tắc chín trộn đều cùng bột yến mạch, dầu dừa, mật ong rồi xay nhuyễn. Tiếp đó rửa sạch mặt, đắp hỗn hợp tắc xay lên mặt 10 phút rồi rửa sạch bằng nước hơi ấm. Làm như vậy tuần 2 lần bạn sẽ sớm sở hữu làn da trăng hồng mịn màng.

Theo Pháp luật TPHCM

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons