Quả cam là một trong những loại trái cây quen thuộc có chứa tinh dầu mang mùi thơm và nhiều vitamin C, rất mát và bổ dưỡng cho cơ thể. Ngoài ra, mọi bộ phận của cây cam từ lá, hạt, vỏ… đều có thể làm thuốc.
Theo y học cổ truyền, cam có vị ngọt, chua, tính hơi mát, công năng sinh tân giải khát, khai vị, chữa ho, đùng khi chán ăn, đầy tức ngực sườn, giải độc cá, cua, làm ốm và giải rượu. Vỏ quả cam có vị cay, mùi thơm, tính ẩm, có tác dụng tiêu đờm, thông khí trệ, giúp tiêu hoá...
Sau đây là một số công dụng:
Nước cam
- Quả cam đường dùng để ăn có nhiều tác dụng; lại được dùng làm thuốc giải nhiệt trị sốt, điều trị chứng xuất tiết và giúp ăn ngon miệng. Ngoài ra, còn có tác dụng giải rượu vì chứa nhiều vitamin C, Ca, P, K, caroten, acid citric và aureusidin… rất có ích cho cơ thể.
- Nhiều chứng bệnh như miệng khát họng đau, ho khạc nhiều đờm… dùng cúc hoa rửa sạch, hãm với nước sôi, để nguội; cam tươi vắt lấy nước cốt, thêm vào nước cúc hoa dùng. Bài thuốc này có tác dụng sinh tân giải khát, thanh nhiệt giải độc, sơ tán phong nhiệt, khai vị tiêu thực, lý khí tan đờm.
Vỏ cam
- Vỏ cam hàm lượng caroten nhiều, 0,93 - 1,95% tinh dầu, có thể dùng làm thuốc kiện tỳ và điều tiết hương thơm. tác dụng khoan hung giáng khí, chữa ho, tan đờm… có hiệu nghiệm với viêm phế quản mạn tính.
- Uống nước vỏ cam nấu chín có tác dụng làm tăng nhu động ruột, chống bệnh táo bón.
- Vỏ cam phơi khô, sau đó cho vào túi thơm, treo trong phòng ngủ, nhà bếp hoặc tủ quần áo. Có tác dụng kích thích ngủ ngon giấc, đuổi muỗi, làm sạch không khí.
Hạt cam
- Hạt cam có thể dùng làm mặt nạ: Lấy 2 thìa hạt cam cho vào máy xay nhuyễn, hòa lẫn với nước cất chế thành mặt nạ dạng hồ, dùng đắp mặt giúp nâng cao sức đề kháng của các mao mạch làn da, đạt mục đích co, se niêm mạc và da, hạn chế được mụn trứng cá. Tuần đắp 1-2 lần.
- Hạt cam phơi khô dưới bóng râm mát đem rang vàng, sau đó tán bột hòa uống 3 - 5g với nước đun sôi để nguội giúp điều trị phong thấp.
Lương y Hữu Đức
Nước cam có tác dụng thanh nhiệt giải độc.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét