Nhện có nhiều loài, trong đó nhện nâu và nhện ôm trứng là thường gặp ở nước ta. Nhện còn là một vị thuốc có nhiều tác dụng chữa bệnh trong y học cổ truyền.
Nhện nâu tên khoa học Aranea ventricosa (L.Kock). Loài nhện này có đầu ngực màu nâu, bụng ngắn nhưng phần trên bụng phình to hơn phần dưới và có màu nâu xám. Khắp nơi ở nước ta đều có loại nhện này. Để làm thuốc người ta dùng toàn con nhện phơi khô gọi là tri thù và màng nhện hay tri thù võng.
Theo Đông y, nhện nâu có vị ngọt, hơi đắng, hơi hàn, có độc; có tác dụng tiêu viêm, giải độc, tiêu thũng, khư phong.
Người bị chứng loa lịch (tràng nhạc) dùng nhện nâu phơi khô tán bột hòa với giấm để bôi vào. Nếu tổn thương đã vỡ miệng chảy mủ thì đốt 14 cái mà tán mịn rắc vào, sau khi đã rửa sạch tổn thương.
Trẻ nhỏ bị chứng đinh hồ cam, 3 năm không đi được, dùng nhện nướng thật chín rồi cho trẻ ăn.
Người bị rết cắn dùng nhện nâu giã lấy nước để bôi vào chỗ đau.
Chữa trẻ hay đái dầm, nướng nhện lên thật chín mà cho trẻ ăn.
Màng tơ nhện tên thuốc tri thù võng hay tri thù ty được dùng trị các loại vết thương chảy máu, đứt tay, thổ huyết và lở độc. Có thể sao vàng tán bột uống, dùng ngoài lấy màng nhện đắp vào vết thương.
Xác nhện tên thuốc tri thù thoái xác dùng trị sâu răng, cam răng. Thường dùng giã lấy bột sát vào răng.
Bao trứng nhện dùng để làm thuốc chữa bệnh.
|
Trị sưng amidan, cam răng, chảy máu cam, trĩ lở chảy máu, nhọt chảy nước vàng, xuất huyết. Dùng con nhện sao hay nướng vàng, tán bột bôi và thổi vào cổ họng. Có khi bắt con nhện sống, ngắt bỏ chân, ấn lên mụn nhọt chưa vỡ rất chóng khỏi.
Bao trứng nhện được dùng trị cam tẩu mã, đau cổ họng, sưng vú, đau răng, đinh nhọt, vết thương chảy máu, ho.
Cam tẩu mã: Giã nát nhện trộn với cặn trắng nước tiểu (nhân trung bạch) đồng lượng, đốt tồn tính, nghiền nhỏ, đắp vào.
Bí đái: Giã nát nhện với củ hành trắng đắp vào vùng bàng quang.
Vết thương chảy máu: Dán tổ nhện vào chỗ vết thương.
Phụ nữ sau khi sinh bị ho sóc ngược: Dùng 5 - 6 tổ nhện nấu kỹ lấy nước cốt mà uống.
Lương y Hoài Vũ
0 nhận xét:
Đăng nhận xét