Thứ Sáu, 31 tháng 10, 2014

Trị mụn nhọt, mẩn ngứa từ cây có tên "đơn"

"Đơn" theo YHCT thuộc về chứng phong nhiệt, được biểu hiện ở một số triệu chứng như sưng, đỏ, đau, ngứa. Đơn là màu đỏ, màu son, thực chất đó là các bệnh viêm cơ nhục (viêm vú, bắp chuối...), mụn nhọt, dị ứng, ban chẩn, mẩn ngứa... Để trị bệnh đơn, YHCT thường dùng những cây thuốc mang tên đơn. Dưới đây, xin giới thiệu một vài bài thuốc tiêu biểu. Đơn đỏ, còn gọi là bông trang đỏ - là cây vừa làm cảnh vừa làm thuốc. Bộ phận dùng của đơn đỏ là hoa, lá, rễ; thu hái quanh năm, tươi hoặc khô đều được. Trong nhân dân thường dùng lá để chữa các chứng: Mẩn ngứa, dị ứng: lá đơn đỏ 25g, sắc uống ngày 2 - 3 lần, trước bữa ăn...

Cà dại hoa trắng

Cà dại hoa trắng, thuộc họ cà, là loại cây nhỏ, mọc đứng, cao 2-3m, mang cành có gai. Lá mọc so le, có cuống hình trứng rộng, thường có thùy nông (ít khi nguyên), dài 18-25cm và rộng tới 18cm; cuống lá có gai, dài 3-10cm; phiến lá có lông mềm hình sao, gân giữa có gai. Cụm hoa xim ở kẽ lá. Hoa có cuống mang đài hoa 5 thùy có tuyến, có gai dài 3-5mm; tràng 5 thùy trắng, hình bánh xe; 5 nhị dài 5-6mm. Quả mọng hình cầu, khi chín màu vàng đường kính 10-15mm. Cây mọc hoang ở vùng núi. Thu hái quanh năm, khi thu hái về rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô trong râm. Theo y học cổ truyền, cà dại hoa trắng có vị cay, hơi mát, có ít độc; Có tác...

Một số tác dụng chữa bệnh của cây hẹ

Cây rau hẹ còn có tên gọi là cửu thái, khởi dương thảo... là cây thân thảo, có chiều cao khoảng 20-40 cm, giàu dược tính và có mùi thơm rất đặc trưng, không chỉ được dùng nhiều trong các món ăn…, mà còn là cây thuốc chữa được nhiều bệnh. Cây rau hẹ rất dễ trồng và ít phải chăm sóc. Chỉ cần gieo hoặc trồng bằng cây con một lần, là có thể thu hoạch nhiều lứa, nhiều năm. Cây phát triển tốt quanh năm, vừa có thể làm rau ăn, vừa có thể dùng làm thuốc những khi cần thiết. Theo Đông y, cây rau hẹ có tác dụng làm thuốc cụ thể, lá hẹ để sống có tính nhiệt, nấu chín thì ôn, vị cay; vào các kinh Can, Vị và Thận. Có tác dụng ôn trung, hành khí,...

Tử uyển - Vị thuốc nhuận phế, hóa đờm

Tử uyển (Aster tataricú L.J), tên khác là thanh uyển, dã ngưu bàng, là một cây thảo, sống lâu năm, cao 1-1,2m. Bộ phận dùng làm thuốc của tử uyển là rễ, thu hái quanh năm, tốt nhất là vào mùa thu, đào về rửa sạch, phơi hoặc sấy khô. Dược liệu tử uyển có vị đắng, cay, tính ôn, không độc có tác dụng nhuận phế, hóa đờm, chỉ phái, hạ khí, chữa ho có đờm, hen suyễn, viêm họng, viêm phế quản cấp và mạn tính. Liều dùng hằng ngày 6-12g dưới dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán. Thường dùng phối hợp với các vị thuốc khác theo những phương thức sau: Chữa ho, hen có đờm khò khè: tử uyển 12g, bách bộ 12g, cát cánh 8g, mạch môn 8g, kinh giới 8g, trần...

Cây rau hẹ

Cây rau hẹ còn có tên gọi là cửu thái, khởi dương thảo... là cây thân thảo, có chiều cao khoảng 20-40 cm, giàu dược tính và có mùi thơm rất đặc trưng, không chỉ được dùng nhiều trong các món ăn…, mà còn là cây thuốc chữa được nhiều bệnh. Cây rau hẹ rất dễ trồng và ít phải chăm sóc. Chỉ cần gieo hoặc trồng bằng cây con một lần, là có thể thu hoạch nhiều lứa, nhiều năm. Cây phát triển tốt quanh năm, vừa có thể làm rau ăn, vừa có thể dùng làm thuốc những khi cần thiết. Theo Đông y, cây rau hẹ có tác dụng làm thuốc cụ thể, lá hẹ để sống có tính nhiệt, nấu chín thì ôn, vị cay; vào các kinh Can, Vị và Thận. Có tác dụng ôn trung, hành...

Nghệ đen chữa bệnh

Nghệ đen còn có nhiều tên gọi khác nhau như nghệ tím, ngải tím, ngải xanh, nghệ đăm. Trong y học cổ truyền, nghệ đen có tên thuốc là nga truật, là thân rễ phơi khô của cây nghệ đen. Nghệ đen là loại cây thảo cao từ 1 - 1,5m, thân rễ hình nón với nhiều nhánh phụ thon như hình quả trứng tỏa xung quanh như hình chân vịt. Lá có bẹ to ôm vào chân cây ở phía dưới, có đốm tía đỏ ở gần giữa mặt trên, lá dài 30 - 60cm, rộng 7 - 8cm. Cuống lá ngắn hoặc không có. Hoa màu vàng, đài có thùy hình mác tù, dài 15mm, thùy giữa nhọn. Cụm hoa tập trung thành bông hình trụ, mọc lên từ thân rễ. Lá bắc phía dưới hình quả trứng hay hình mác tù, màu xanh...

Cây hẹ - hành khí, kiện vị, giải độc

Cây hẹ còn có tên khác là cửu thái. Hẹ là loại rau gia vị được dùng nhiều trong các món ăn. Ngoài ra, người ta còn dùng hẹ để chữa nhiều bệnh. Bộ phận dùng làm thuốc là toàn cây. Theo Đông y, hẹ vị cay, tính ôn; vào can, vị, thận. Có tác dụng ôn trung hành khí, kiện vị, tán ứ giải độc, bổ thận tráng dương. Dùng cho các trường hợp đau tức vùng ngực, nấc cụt, nôn thổ huyết, niệu huyết, trĩ xuất huyết, bệnh tiểu đường, dị ứng nổi ban, liệt dương di tinh. Theo kinh nghiệm dân gian, lá và thân hẹ chữa ho trẻ em, hen suyễn, giun kim, lỵ amíp, tiêu hóa kém. Hằng ngày có thể dùng 30 - 100g dưới dạng vắt ép lấy nước, xào nấu. Chữa ho trẻ...

Táo mèo phòng chống tăng huyết áp

Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy, táo mèo có tác dụng hạ huyết áp là thông qua cơ chế làm giãn mạch ngoại vi. Mặt khác, công dụng hạ mỡ máu, ức chế quá trình ngưng tập tiểu cầu, làm giãn động mạch vành, cải thiện sức co bóp cơ tim và an thần trấn tĩnh đều trực tiếp hoặc gián tiếp góp phần lập lại cân bằng sinh lý và phòng chống tích cực các biến chứng do tình trạng tăng huyết áp gây ra. Một số cách dùng cụ thể như sau: Bài 1: Táo mèo 15g, hà diệp (lá sen) 20g. Hai thứ tán vụn, hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: Hoạt huyết hóa ứ, thanh dẫn thông trệ, làm giãn...

Dùng chu sa, thần sa thế nào cho đúng?

Chu sa, thần sa hay còn gọi là châu sa, đơn sa (Cinnabaris) là một loại khoáng thạch có màu đỏ, có nguồn gốc ở Trung Quốc. Chu sa, thần sa đã được Ðông y sử dụng tới 2.000 năm nay để làm thuốc trấn kinh, an thần trong các bệnh co giật và mất ngủ. Sau đây là một số lưu ý khi dùng chu sa, thần sa chữa bệnh. rong Đông y, chu sa, thần sa là một thành phần trong nhiều cổ phương nổi tiếng như: Ngưu hoàng trấn kinh tán, Ngưu hoàng thiên kim tán, Ngưu hoàng bào long hoàn, Bá tử dưỡng tâm hoàn, Tiểu nhi kinh phong tán... Về thực chất, chu sa và thần sa chỉ là một, đều là khoáng thạch có chứa sunfua thủy ngân và sunfua selen. Khác là chu sa...

Thứ Năm, 30 tháng 10, 2014

Cá mè bổ não, nhuận phế, ích tỳ vị

Cá mè thịt chắc, vị ngọt, béo nhưng không ngấy. Khéo léo chế biến, các bà nội trợ có thể nấu được những món ngon như cá mè kho tiêu, cá mè kho dưa cải, canh cá mè nấu chua... Thịt cá có nhiều protid; mỡ cá có nhiều acid béo không no; mật cá chứa sterol. Trong Đông y, cá mè còn gọi là liên ngư, bạch cước liên, phường ngư. Bộ phận dùng làm thuốc là thịt, mỡ và mật cá. Cá mè vị ngọt, tính ấm, không độc, có tác dụng bổ não tủy, nhuận phế, ích tỳ vị. Trong sách thuốc cổ có ghi: Thịt cá mà trắng có tác dụng khai vị, hạ khí, điều hòa ngũ tạng, chống hư huyết mạch, bổ gan, sáng mắt. Dùng cho các trường hợp tỳ vị hư hàn, ăn kém, đau bụng,...

Rễ địa hoàng chữa tăng huyết áp

Địa hoàng thuộc họ hoa mõm chó, là một cây thảo có rễ củ mập, một cây thuốc quý trong y học cổ truyền. Rễ địa hoàng thu hái về, rửa nhanh, phân loại củ to, nhỏ để riêng, đem sấy từ từ đến khi củ mềm rồi phơi hay sấy nhanh đến khô. Loại củ to dùng ngay (dạng sống), tên thuốc là sinh địa. Dược liệu sau khi được chế biến có tên thuốc là thục địa. Thục địa có vị ngọt, mùi thơm, có tác dụng tư âm, bổ thận, dưỡng huyết, làm đen râu tóc. Liều dùng hằng ngày từ 9 - 15g. Dùng riêng hoặc phối hợp với nhiều vị thuốc khác trong những trường hợp sau: Chữa suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, tiêu chảy mạn tính ở người cao tuổi: thục địa 16g;...

Thuốc từ dạ dày nhím

Nhím cũng có nhiều tên như dím, hào chư, cao chư, sơn chư hay loan chư, tên khoa học Hystrix hodgsoni. Là loại sống hoang dã ở vùng rừng núi nước ta. Thường được dân thổ cư săn bắt ăn thịt và làm thuốc. Thịt nhím nạc ngon và bổ dưỡng nên đã được thuần dưỡng ở nhiều vùng để cung cấp nguồn thịt cho ẩm thực. Thông thường người ta hay sử dụng dạ dày nhím để làm thuốc trị bệnh đau dạ dày gọi với tên thuốc là "Hào trư đỗ" (Corium Hystrici) của loại nhím Hystixhodgsoni. Theo Đông y, dạ dày nhím có vị đắng ngọt, tính bình; song trong Bản thảo cương mục Lý Thời Trân nói vị ngọt, tính hàn không độc. Quy vào kinh vị và đại tràng. Có tác dụng...

Cây củ mài

Cây củ mài thường mọc hoang ở các vùng rừng miền núi phía. Nhân dân thường đào củ mài về cạo sạch vỏ, luộc, xào hoặc nấu canh ăn. Ngày nay, do nhu cầu dược liệu  nên cây được trồng nhiều ở đồng bằng để làm thuốc. Cây củ mài thuộc họ dây leo quấn, thân nhẵn, hơi có góc cạnh, màu đỏ hồng, thường mang những củ nhỏ ở nách lá (dái mài). Rễ củ đơn độc hoặc từng đôi, ăn sâu vào đất đến hàng mét, hơi phình ở phía gốc, vỏ ngoài có màu nâu xám, thịt mềm màu trắng. Lá mọc so le hay mọc đối, hình tim, cụm hoa đơn tính gồm các bông khúc khuỷu, màu vàng. Để làm thuốc, bà con đào củ vào mùa hè - thu khi cây đã lụi, mang về rửa sạch, gọt...

Cây qua lâu và vị thuốc thiên hoa phấn

Cây qua lâu còn có tên khác là dưa trời, dưa núi, hoa bát, vương qua, dây bạc bát, người Tày gọi là thau ca. Qua lâu thuộc loại dây leo, có rễ củ thuôn dài như củ sắn. Lá giống lá gấc. Hoa đơn tính màu trắng. Quả hình cầu, màu lục có sọc trắng, khi chín có màu đỏ. Thiên hoa phấn là tên thuốc của rễ cây qua lâu. Rễ qua lâu được thu hoạch vào mùa thu - đông, tốt nhất là sau khi thu hái quả được ít ngày. Rễ đào về, cạo bỏ vỏ ngoài, rửa sạch, cắt thành từng đoạn, rễ nhỏ để nguyên, rễ to bổ dọc, phơi hay sấy khô, Theo y học cổ truyền, thiên hoa phấn có vị ngọt, chua, tính hàn, có công dụng thanh phế nhiệt, nhuận phế hóa đờm, sinh tân,...

Chữa viêm họng do lạnh với rau bô binh

Rau bô binh còn có tên gọi là tử tô hoang, tiểu quỷ châm, cương hoa thảo, đơn kim, đơn buốt, cúc áo,... là cây thảo mọc hoang, thường thấy ở ven đường, bờ ruộng, bãi hoang quanh nhà. Thân và cành đều có những rãnh chạy dọc, có lông. Lá mọc đối, cuống dài, lá chét hình mác, phía đáy hơi tròn, cuống ngắn, mép lá chét có răng cưa to thô. Cụm hoa hình đầu, màu vàng, mọc đơn độc hay từng đôi một ở nách lá hay đầu cành. Quả bế hình thoi, 3 cạnh, không đều, dài 1cm, trên có rãnh chạy dọc. Theo y học cổ truyền, rau bô binh có vị ngọt nhạt, tính bình. Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tán ứ, tiêu thũng. Dùng chữa cảm, cúm, họng sưng đau,  viêm...

Trai sông - Món ăn, bài thuốc

Trai sông còn gọi trai nước ngọt, là loại thực phẩm rất quen thuộc trong bữa ăn của người Việt. Trai thường sống ở sông ngòi, đầm, ao, hồ, sông, suối... ở vùng đồng bằng, trung du hay miền núi nước ta.  Thịt trai sông giàu đạm, can xi, phốt pho, một số vitamin như B1, B2, PP, C và đặc biệt là có rất nhiều kẽm. Ngoài làm thực phẩm, trai sông còn có nhiều tác dụng chữa bệnh. Theo Đông y, trai sông vị ngọt mặn, tính hàn. Công năng chủ trị: Tư âm lợi thủy, hóa đàm nhuyễn kiên tán kết. Dùng cho các trường hợp âm hư, sốt nóng (lao phổi, đái tháo đường), ho khan, mất ngủ, đau mỏi thắt lưng, phù nề, tiểu ít, bạch đới, huyết trắng, viêm sưng hạch,...

Thịt ba ba dưỡng âm, lương huyết

Theo y học cổ truyền, thịt ba ba có vị ngọt, tính bình, công dụng dưỡng âm, lương huyết, bổ hư nhuyễn kiên,… thích hợp làm món ăn bồi bổ cho người tạng nhiệt, nóng trong, mồ hôi ra nhiều; người già; người bệnh mạn tính,… Một số món ăn chữa bệnh từ thịt ba ba Hỗ trợ điều trị viêm thận mạn tính: Thịt ba ba 500g, tỏi 50g, một ít đường trắng và một chút rượu trắng. Cho tất cả vào nồi, thêm nước xâm xấp, hấp chín thịt ăn trong ngày. Ăn liền 3-4 ngày. Trị đau nhức xương, người nóng hâm hấp: Lấy 1 con ba ba khoảng 1kg, làm sạch, bỏ nội tạng; địa cốt bì 25g; sinh địa 25g; mẫu đơn bì 15g. Tất cả cho vào nồi, hầm chín, nêm gia vị, ăn trong ngày. Ăn...

Cây ba kích

Ba kích còn có tên khác là ba kích thiên, dây ruột gà. Là cây thảo, sống lâu năm, leo bằng thân quấn. Thân non mầu tím, có lông, phía sau nhẵn. Cành non, có cạnh. Lá mọc đối, hình mác hoặc bầu dục, thuôn nhọn, cứng, dài 6 - 14cm, rộng 2,5 - 6cm, lúc non màu xanh lục, khi già màu trắng mốc. Lá kèm mỏng ôm sát thân. Hoa nhỏ, lúc non màu trắng, sau hơi vàng, tập trung thành tán ở đầu cành, dài 0,3 - 1,5cm, đài hoa hình chén hoặc hình ống gồm những lá đài nhỏ phát triển không đều. Tràng hoa dính liền ở phía dưới thành ống ngắn. Quả hình cầu, khi chín màu đỏ, mang đài còn lại ở đỉnh. Mùa hoa: tháng 5 - 6, mùa quả: tháng 7 - 10. Ba kích mọc hoang,...

Gừng tươi trị cảm lạnh

Củ gừng cho ta nhiều vị thuốc quý: sinh khương (gừng tươi), can khương (gừng khô), bào khương (vỏ củ gừng). Các chất trong gừng có tác dụng hạ nhiệt, giảm đau và giảm ho, chống viêm, chống co thắt, chống nôn, chống loét và tăng kiện vận trong đường tiêu hóa, ức chế thần kinh trung ương... và có hoạt tính miễn dịch. Một số cách dùng gừng tươi làm thuốc: Tán hàn, giải biểu: gừng tươi 12g, tô diệp 8g, phòng phong 12g. Sắc uống. Có thể kết hợp thuốc hạ nhiệt giảm đau Tây y (paracetamol, decolgen, efferalgan, tiffy...). Trị các chứng ngoại cảm phong hàn, đau đầu ngạt mũi. Ấm tỳ, cầm nôn, chỉ tả: Bài 1: tiểu bán hạ thang: gừng tươi 12g,bán hạ 12g. Sắc uống. Chữa chứng dạ dày lạnh, nôn oẹ. Bài 2: gừng nướng 60g, giã  nát, rang, bọc bằng vải đắp lên rốn (phủ trên huyệt đan...

Cá trắm phòng và chữa bệnh

Là loài cá nước ngọt, cá trắm có hai loại: Trắm trắng (hay còn gọi là trắm cỏ) và trắm đen. Cả hai loại đều được dùng làm thực phẩm, được chế biến thành nhiều món ăn ngon, đồng thời có tác dụng phòng và chữa bệnh Theo y học cổ truyền, cá trắm trắng có tác dụng bổ tỳ vị và khí huyết, thích hợp với các chứng tỳ vị hư hàn, biếng ăn, gầy yếu, mệt mỏi, đuối sức. Cá trắm đen tính bình vị ngọt, thích hợp với các trường hợp tỳ vị hư nhược, mất sức, phù nề, viêm gan, thận, tăng cường miễn dịch,… Cá trắm trắng (trắm cỏ). Một số món ăn, bài thuốc từ cá trắm: Cảm nắng, viêm phế quản do nắng nóng, khô họng, ho nhiều, đờm vàng...

Thuốc từ cây vối

Cây vối có tên khoa học là Cleistocalyx operculatus (Roxb.), thuộc họ Sim - Myrtaceae. Từ lâu đời nhân dân ta đã biết sử dụng lá vối hay nụ vối với cách chế biến đơn giản tạo thành loại trà nấu hay hãm lấy nước uống thường ngày, đặc biệt giàu dược tính nên có công hiệu chữa trị nhiều bệnh.  Lá vối nấu nước có tác dụng sát khuẩn ngoài da. Các kết quả nghiên cứu về vối cho thấy, trong lá và nụ vối chứa tannin và acid triterpenic, khoáng chất và vitamin... khoảng 4% tinh dầu với mùi thơm dễ chịu. Đặc biệt chứa một số chất kháng sinh có khả năng diệt được nhiều loại vi khuẩn gây bệnh. Chính vì vậy mà lá vối tươi hay...

Sơn đậu căn trị viêm amidan

Sơn đậu căn là rễ cây sơn đậu, hay còn gọi là cây quảng đậu, khổ đậu, hòe Bắc Bộ. Ở nước ta, đậu căn có nhiều ở một số tỉnh như Cao Bằng, Hà Giang, Quảng Ninh... Vào mùa thu, người ta thu hoạch rễ, rửa sạch, phơi sấy khô. Trước khi dùng, đem cắt đoạn 3 - 5cm, sao vàng. Về mặt hóa học, rễ sơn đậu chứa alcaloid, flavonoid...; matrin, oxymatrin, anagynin, methylcytisin. Ngoài ra còn có pterocarpin, sophoranon,... Theo YHCT, sơn đậu căn có vị đắng, tính hàn, hơi có độc (khi dùng cần sao vàng), nhập vào các kinh tâm, phế, vị, đại tràng. Có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu thũng, lợi hầu họng, dùng trị các bệnh sốt do viêm nhiễm đường...

Tử hoa địa đinh giải độc, tiêu sưng

Tử hoa địa đinh còn gọi là cỏ tím, rau cẩm, lý đầu thảo... Bộ phận dùng làm thuốc là cả cây, thu hái quanh năm; dùng tươi hay phơi khô. Theo Đông y, tử hoa địa đinh vị đắng nhạt, hơi mát; vào kinh phế, tâm và can. Tác dụng làm mát máu, giải nhiệt, giải độc, tiêu sưng. Chữa viêm họng, viêm amidan, viêm quanh răng, quai bị, mụn mủ sưng lở, đau mắt, cảm mạo... Xin giới thiệu một số bài thuốc chữa bệnh có dùng vị tử hoa địa đinh. Tử hoa địa đinh. Phòng và chữa cảm mạo, cúm và nhiễm khuẩn đường hô hấp: tử hoa địa đinh 30g, dã cúc hoa 30g. Sắc uống. Chữa trẻ em viêm phổi, viêm phế quản cấp tính: trần bì 12g, hoàng cầm 8g, ma...

Tía tô trị cảm cúm

Thời tiết “mưa xuống, nắng lên” như hiện nay dễ khiến cho nhiều người bị cảm. lúc này, mọi người có thể nhớ đến tía tô, vị thuốc thích hợp trị chứng cảm mạo thường xảy trong những ngày oi bức bởi nó rất giàu dược tính, trị được nhiều bệnh. Tía tô, còn gọi là tử tô, tô tử, tử tô ngạnh, é tía. Sách“Bản thảo cương mục”gọi tử tô là xích tô, cần phân (Dao), phằn cưa (Tày), hom tô (Thái), tên khoa học là Perilla frutescens (L.) Briton, thuộc họ Hoa môi (Lamaiaceae). Đây là loại cây cỏ cao từ 0,5 - 1,0m, được trồng khắp nơi làm rau thơm gia vị ăn sống cùng các thức ăn khác như đậu phụ, rau trong món bún đậu mắm tôm chanh. Bộ phận chế biến và sử...

Chữa các chứng đau bằng đậu đen

Từ rất lâu, đậu đen đã rất quen thuộc với người dân Việt Nam qua các món ăn ngon, dân dã như: xôi, chè... Hơn thế, đậu đen còn có nhiều công dụng phòng, chữa bệnh rất hiệu quả. Đậu đen có nhiều chất bổ như: glucid 53%, protein 24%, lipid 1,7%, các vitamin A, B1, B2, PP, C; giàu acid amin: lysin, tryptophan, phenylalanin… nên được sử dụng rộng rãi trong việc chế biến các thực phẩm bồi dưỡng sức khỏe.   Đậu đen có nhiều công dụng Thực phẩm giàu chất xơ: trong số những loại thực phẩm giàu chất xơ thì đậu đen được xem là “ứng cử viên” đầu bảng, rất có ích cho quá trình chuyển hóa glucose ở bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường, bằng...
Page 1 of 74612345Next

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons