Thứ Bảy, 6 tháng 6, 2015

Cá trắm đen chữa bệnh

Ngoài công dụng là thực phẩm bổ dưỡng, món ăn từ cá trắm đen còn là bài thuốc chữa bệnh độc đáo. Theo y học cổ truyền, cá trắm có vị ngọt, tính bình, công năng bổ thận khí, mạnh tỳ dưỡng vị, bình can sáng mắt. Thích hợp với người tỳ vị hư nhược, mất sức, phù nề, viêm gan, thận, tăng cường sức đề kháng,…
Một số món ăn chữa bệnh từ cá trắm đen
Bổ thận khí, dưỡng tỳ vị: Cá trắm đen 1 con khoảng 1kg, cạo vẩy, bỏ ruột, rửa sạch, khứa rãnh 2 bên thân cá, để lên đĩa hấp gần chín cho gừng tươi, hành, rượu, ít mì chính chưng tiếp cho chín, ăn nóng. Có thể ăn thường xuyên.
Cá trắm đen chữa bệnh
Món ăn từ cá trắm đen có rất tốt với người suy nhược, ăn không ngon, tỳ vị hư nhược…
Tỳ vị hư nhược, hay đau bụng lâm râm, chán ăn: Thịt cá trắm đen 500g, đẳng sâm 10g, thảo quả 1g, trần bì 1,5g, quế bì 1,5g, gừng khô 3g, hồ tiêu 5 hạt, muối vừa đủ. Cá làm sạch, cho vào nồi cùng các vị thuốc và gia vị, thêm nước nấu chín, ăn thịt cá, uống canh, bỏ bã thuốc. Ngày ăn 1 lần. Ăn liền 1 tuần.
Thận yếu, tình dục suy giảm, mất ngủ, ăn không ngon: Cá trắm đen 500g, lòng trắng trứng gà 1 quả, phục linh 50g, sơn dược 50g, gừng 3g, hành hoa 10g, dấm, rượu vừa đủ. Phục linh, sơn dược, tán thành bột rây mịn rồi trộn với lòng trắng trứng gà, muối, rượu để 20 phút. Cá trắm đen đánh vảy bỏ ruột, bỏ mang, rửa sạch, thái lát mỏng. Gừng và hành rửa sạch, cho vào chảo dầu xào thơm, lại cho cá trắm vào xào đến khi thịt chín trắng, cho tiếp phục linh, sơn dược và lòng trắng trứng vào đảo nhanh, múc ra đĩa. Ăn nóng, cách ngày ăn 1 lần, ăn trong 1 tháng.
Chữa khí hư, mệt mỏi, ăn không ngon: Cá trắm đen 150g, lọc da, bỏ xương, băm nhỏ, đập một quả trứng gà vào, trộn đều, nêm gia vị, cho vào hầm cách thủy, chín mang ra ăn, ngày 1 lần, ăn trong 10 ngày liền
Suy nhược cơ thể, mất sức, chóng mặt: Thịt cá trắm đen 300g, gạo 100g, nấu cháo ăn. Ăn liền 1 tuần.
Lưu ý: Tuyệt đối không uống mật cá trắm để chữa bệnh vì có thể gây ngộ độc.

Bác sĩ Thúy Hường

Cà pháo chữa bệnh

Theo y học cổ truyền, cà pháo vị ngọt, tính hàn, có tác dụng tán huyết, tiêu viêm, chỉ thống, nhuận tràng, lợi tiểu, trị thũng thấp độc, ho lao… Y học cổ truyền sử dụng quả già và toàn cây để làm thuốc với các vị thuốc nhiều tên khác nhau như: di tử, giả tử, ải qua.
Cà pháo còn có tên gọi là cà dưa, cà gai hoa trắng… rất quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày. Là loại cây thân thảo nhẵn nhụi, cao tới 1,5m với thân màu tím đen, hóa gỗ ở gốc. Các lá hình mác thuôn dài, hoa từ trắng đến tím, quả hình cầu hơi nén xuống, có nhiều hạt nhỏ.
Cà pháo chữa bệnh
Không ăn cà pháo tái sống vì có thể gây ngộ độc.
Cà pháo nhiều dinh dưỡng như: magiê; kali; natri; sắt; mangan; kẽm; Iốt; caroten (tiền vitamin A); vitamin B1, B2, C, P và chất nhầy.
Bài thuốc theo kinh nghiệm dân gian
Bài 1: Chữa tiểu khó, tiểu rắt do nóng: Lá tươi cà pháo hoa trắng 20g, lá của cây đơn buốt 15g, rửa sạch cho hãm như trà uống hàng ngày, uống liền 5 ngày.
Bài 2: Trị ho do lạnh: Cà pháo tươi 60g, bổ đôi, rửa sạch nấu chín cho vào bát, thêm mật ong vừa đủ, nấu lại, ngày ăn 2 lần, dùng liền 5 ngày.
Bài 3: Chữa ăn uống kém, tỳ vị suy yếu: Cà pháo tươi 250g, bổ đôi, rửa sạch có thể nấu cùng với thịt lợn, rau tía tô, gia vị vừa đủ… Cách ngày ăn 1 bữa, 10 ngày 1 liệu trình.
Bài 4: Hỗ trợ điều trị trĩ giai đoạn đầu mới mắc: Lá cà đốt tồn tính trên gạch hoặc ngói sạch, nghiền thành bột, mỗi lần 6g, ngày 2 lần, uống với nước cháo gạo, ngày ăn 1 lần, 10 ngày 1 liệu trình.
Bài 5: Chữa chân tay bị nứt nẻ: Dùng rễ hoặc cả cây cà khô nấu nước ngâm rửa chân hàng ngày rất hiệu nghiệm.
Bài 6: Trị mụt nhọt sưng tấy khó chịu: Cà pháo tươi, rửa sạch để ráo nước giã nát, cho vào một ít đường đắp ngay chỗ đau, có thể chống sưng, giảm đau nhức.
Bài 7: Giảm ngứa, đau buốt do ong đốt (tổn thương ít): Quả giã nát với lá lốt, lấy nước bôi vào nơi thương tổn ngày 3 lần sẽ giảm cảm giác ngứa, đau buốt.
Cà pháo chữa bệnh
Lưu ý: Để tránh nhầm lẫn và ngộ độc, ở miền núi có cây cà gai hoa tím có hình dáng tương tự như cây cà gai hoa trắng, chỉ khác là hoa màu tím. Quả màu vàng khi chín đổi sang màu đỏ. Quả này có độc không ăn.
Do cà pháo có tính hàn vì vậy người hư hàn, người mới ốm dậy, suy nhược không nên ăn cà, đặc biệt không nên ăn tái, sống vì có hàm lượng solanin trong quả cà xanh rất cao. Chất solanin rất độc, thậm chí với hàm lượng rất nhỏ. Ngộ độc solanin chủ yếu gây rối loạn tiêu hóa và thần kinh. Triệu chứng bao gồm buồn nôn, tiêu chảy, đau rút ở dạ dày, khô rát cổ họng, đau đầu...

Bác sĩ Nguyễn Thị Hương

Công dụng tuyệt vời của thảo quyết minh

Thảo quyết minh còn gọi là quyết minh, hạt muồng, đậu ma, giả lục đậu, giả hoa sinh, lạc giời.
Tên khoa học Cassia tora L.
Thuộc họ Vang Caesalpiniaceae.
Ta dùng thảo quyết minh (Semen Cassiae) là hạt phơi hay sấy khô của cây thảo quyết minh.
Mô tả cây
Thảo quyết minh là một cây nhỏ, cao 0,30 - 0,90m, có khi cao tới 1,5m. lá mọc so le, kép lông chim, dìa chẵn, gồm 2 - 4 đôi lá chét. Lá chét hình trứng ngược lại, phía đầu lá nở rộng ra, dài 3 - 5cm, rộng 15 - 25mm. Hoa mọc từ 1 đến 3 cái ở kẽ lá, màu vàng tươi. Quả là một giáp hình trụ dài 12 - 14cm, rộng 4mm, trong chứa chừng 25 hạt, cũng hình trụ ngắn chừng 5 - 7mm, rộng 2,5 - 3mm, hai đầu vắt chéo, trông hơi giống viên đá lửa, màu nâu nhạt, bóng. Vị nhạt hơi đắng và nhầy.
Phân bố thu hái và chế biến
Cây mọc hoang khắp nơi ở Việt Nam, khả năng thu mua rất lớn. Vào tháng 9 - 11 quả chín hái về phơi khô, đập láy hạt, lại phơi nữa cho thật khô.
Công dụng và liều dùng
Theo tài liệu cổ thảo quyết minh vị mặn, tính bình vào hai kinh can và thận. Có tác dụng thanh can, ích thận, khử phong, sáng mắt, nhuận tràng, thông tiện. Dùng chữa thong manh có màng, mắt đỏ, nhiều nước mắt, đầu nhức, đại tiện táo bón. Người ỉa lỏng không dùng được.
Hiện nay nhân dân dùng thảo quyết minh làm thuốc chữa bệnh đau mắt, người ta cho rằng uống thảo quyết minh mắt sẽ sáng ra, do đó đặt tên (quyết minh là sáng mắt), còn dùng ngâm rượu và dấm để chữa bệnh hắc làobệnh chàm mặt ở trẻ em. Qua nghiên cứu hiện nay người ta dùng thảo quyết minh làm thuốc bổ, lợi tiểu và đại tiện, ho, nhuận tràng và tẩy, cao huyết ápnhức đầu, hoa mắt. Uống thảo quyết minh, đại tiện dễ dàng mà không đau bụng, phân mềm không lỏng. Lá có thể dùng thay vị phan tả diệp.
Liều dùng hàng ngày 5 - 10g hay hơn, dưới dạng thuốc sắc hay thuốc bột hoặc thuốc viên.
Đơn thuốc có thảo quyết minh
Chữa hắc lào:
Thảo quyết minh 20g, rượu 40 - 50ml, dấm 5ml. Ngâm trong 10 ngày. Lấy nước này bôi lên các chỗ hắc lào đã rửa sạch.
Đơn thuốc chữa đau mắtcao huyết áp:
Thảo quyết minh 15g, long đờm thảo 3g, hoàng bá 5g, nước 300ml. Sắc còn 150ml. Chia 3 lần uống trong ngây.
Thảo quyết minh rang hơi đen dùng pha nước uống thay nước chè dùng cho những người không chịu được nước chè, cao huyết áp mất ngủ.
(Theo Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam)
GS. ĐỖ TẤT LỢI

Cây duối chữa bệnh

Theo y học cổ truyền,  duối có vị đắng, chát, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, thông huyết, cầm máu và sát khuẩn. Nhiều nơi đã sử dụng cây duối để chữa các bệnh, đau răng, tiêu chảy, vỏ duối dùng chữa bệnh phong thấp đau nhức, sâu răng, đau bụng, sốt, tiêu chảy…
Cây duối còn gọi là duối nhám, người Tày gọi là mạy xói, cây mọc hoang nhiều nơi nước ta. Là loại cây thân gỗ, cao đến 10m, toàn cây có nhựa mủ trắng. Lá cứng, mọc so le, hình trứng ngược, dài khoảng 3 - 7cm, rộng 3cm, mép khía răng, mặt lá rất nhám. Hoa đơn tính khác gốc, cụm hoa đực dạng đầu có cuống ngắn, mang 10 - 12 hoa. Hoa cái màu lục, mọc đơn lẻ, hoặc từng cặp. Quả mọng hình cầu hơi dẹt, kích thước từ 8 - 10mm, có lá đài tồn tại và bao bọc một phần quả, khi chín màu vàng, ăn được, có vị ngọt. Mùa hoa quả tháng 6 - 11. Các bộ phận của cây có thể thu hái quanh năm, dùng tươi hoặc thái ngắn, phơi khô, sao vàng để làm thuốc.
Cây duối chữa bệnh
Các bộ phận của cây duối
Bài thuốc theo kinh nghiệm dân gian
Chữa mụn nhọt sưng đau (chưa vỡ mủ): Nhựa duối tẩm vào giấy bản rồi dán vào mụn 3 giờ, ngày thay 2 lần.
Chữa bí tiểu, nước tiểu sẻn đỏ do nóng: Cành và rễ duối 20g, rửa sạch, thái mỏng cho vào ấm đổ 500ml nước, sắc còn 250ml nước, chia 3 lần uống trong ngày, 10 ngày 1 liệu trình. Có thể dùng bài thuốc sau: Vỏ rễ duối, rễ nhót, mỗi vị 20g, sao vàng. Đổ 750ml nước, sắc còn 300ml, chia 3 lần uống trong ngày. 10 ngày 1 liệu trình.
Nếu kèm theo đái buốt, đái đục: Vỏ rễ cây duối, rễ cây nhót rừng mỗi thứ 20g, (sao vàng), bạch mao căn 30g, râu ngô 30g, bông mã đề 30g, cỏ nhọ nồi 20g. Đổ 750ml nước, sắc còn 300ml, chia 3 lần uống trong ngày. 10 ngày 1 liệu trình.
Trị đau nhức răng do sâu răng: Vỏ cây duối 20g, thái mỏng, sắc lấy nước đăc ngậm.
Trị đau đầu, nhức hai bên thái dương, nhức trán do thay đổi thời tiết: Phết nhựa  duối lên hai miếng giấy trắng, có đường kính 3cm, cho lên lớp nhựa một chút vôi tôi (bằng hạt đỗ xanh), trộn đều vôi vào nhựa, rồi dán hai miếng giấy đó vào hai bên thái dương. Cũng làm tương tự với một miếng giấy có đường kính 1cm, dán vào huyệt ấn đường (điểm giữa hai đầu lông mày). Ngày làm 1 - 2 lần. Có tác dụng giảm đau rõ rệt.
Ngoài ra, một số địa phương bà con còn dùng lá duối sao vàng chữa băng huyết, kiết lỵ và làm thuốc lợi sữa.

Lương y  Nguyễn Hữu

Công dụng chữa bệnh của cây đại ngải

Theo Đông y, đại ngải có công năng khu phong, tiêu thũng, hoạt huyết, tán ứ. Công dụng chữa cảm sốt, ho, đầy bụng khó tiêu,... Dùng ngoài chữa đinh nhọt, ghẻ, ngứa,...
Đại ngải còn có tên khác là mai hoa băng phiến, long não hương, từ bi, đại bi, mai phiến, mai hoa não, ngải nạp hương, co nát (Thái), phặc phà (Tày). Cây nhỏ, cao khoảng 1 - 3m, thân phân cành ở phía ngọn, nhiều lông. Lá mọc so le, phiến lá có lông, mép có răng cưa hay nguyên. Cụm hoa hình ngù ở nách lá hay ở ngọn, gồm nhiều đầu, trong mỗi đầu có nhiều hoa màu vàng. Quả bế có lông. Toàn cây có mùi thơm của long não. Cây ra hoa tháng 3 - 5, có quả tháng 7 - 8.
Công dụng chữa bệnh của cây đại ngải
Lá và hoa cây đại ngải.
Cây mọc hoang ở khắp nơi. Bộ phận dùng làm thuốc là lá, tinh dầu chưng cất từ lá (còn gọi là mai hoa băng phiến). Có thể thu hái lá quanh năm, chủ yếu vào mùa hè. Thu hái toàn cây vào mùa Hạ và Thu, dùng tươi, hoặc phơi hay sấy khô.
Một số đơn thuốc thường dùng
Chữa cảm sốt, bí mồ hôi: Dùng riêng lá đại ngải 5 - 10g sắc uống, hoặc phối hợp với các loại lá có tinh dầu khác để xông chữa cảm. Cách làm như sau: Lá đại ngải, lá bưởi, lá chanh, lá sả, mỗi thứ một nắm, rửa sạch, cho tất cả vào nồi đun sôi. Để nồi nước trước mặt người bệnh, trùm chăn kín, lấy đôi đũa khuấy đều nước để hơi  nước bốc lên cho ra mồ hôi. Xông 2 - 3 lần 1 tuần. Cần chú ý khi xông phải ở nơi kín gió vì khi xông xong, ra nhiều mồ hôi nếu gặp gió lùa dễ bị cảm lạnh.
Công dụng chữa bệnh của cây đại ngải
Đại ngải phối hợp với ích mẫu chữa đau bụng kinh.
Chữa đầy bụng, khó tiêu: Lá đại ngải 20 - 30g sắc uống trong ngày. Uống 3- 5 ngày.
Chữa đau bụng kinh: Rễ đại ngải 30g, ích mẫu 15g sắc uống. Dùng 1 tuần trước kỳ kinh.
Chữa ghẻ: Lá đại ngải tươi, lá hồng bì dại, mỗi thứ một nắm, rửa sạch, giã nát vắt lấy nước cốt đặc bôi đến khi khỏi.
Chữa ho do viêm họng: Lá đại ngải 200g, lá chanh 50g, rễ cà gai leo 100g, rễ thủy xương bồ 100g, củ sả 100g, trần bì 50g. Tất cả các vị thuốc phơi khô, cắt nhỏ nấu với nước 2 lần chắt lấy 700ml nước thuốc, rồi thêm 300ml sirô để được 1 lít cao. Người lớn ngày uống 40ml, chia làm 2 lần.

Bác sĩ Thu Vân

Công dụng không ngờ của hạt vải

Vải là loại trái ngon, lại là thứ “dược thực lưỡng dụng” - vừa là thức ăn vừa là thuốc. Tuy nhiên, khi nói đến tác dụng làm thuốc của trái vải, người ta chỉ hay nhắc tới cùi vải, rất ít khi nói đến hạt vải. Trên thực tế, hạt vải là vị thuốc đã được sử dụng trong dân gian và Đông y từ rất lâu đời. Tác dụng chữa bệnh của hạt vải đã được ghi chép đầu tiên trong sách “Bản thảo diễn nghĩa” của danh y Khấu Tông Thích từ năm 1116.


Trong Đông y, hạt vải có tên lệ chi hạch; còn gọi là lệ nhân, đại lệ hạch,... Trong sách thuốc Đông y, hạt vải được xếp vào loại Thuốc lý khí (lý = chỉnh lý, lý khí = chữa trị các chứng bệnh liên quan đến chức năng của khí), cùng với những vị thuốc quen thuộc như hương phụ (củ gấu), trần bì (vỏ quít chín để lâu ngày), thanh bì (vỏ quít xanh), chỉ thực, mộc hương, ô dược,...
Theo Đông y, lệ chi hạch (hạt vải) có vị cam sáp (ngọt chát), tính ôn (ấm), vô độc (không độc); quy kinh vào 3 kinh can, vị và thận. Có tác dụng hành khí tán kết, tán hàn chỉ thống. Trong Đông y cổ truyền, chủ yếu dùng để chữa “sán khí thống” (thoát vị, đau) do hàn ngưng khí trệ, tinh hoàn sưng đau, đau dạ dày thể can vị bất hòa, thống kinh và sản hậu đau bụng do can uất khí trệ, huyết ứ.
Kết quả nghiên cứu về hóa học và dược lý đã phát hiện thêm một số tác dụng mới của hạt vải. Cụ thể: Thuốc chế từ hạt vải có tác dụng ức chế rõ ràng đối với kháng nguyên bề mặt của virut viêm gan B; có tác dụng phòng ngừa hình thành sỏi mật, có khả năng chữa trị một số thể bệnh đau dạ dày.
Đặc biệt, kết quả nghiên cứu trên động vật thí nghiệm đã cho thấy, tiêm hoạt chất chiết từ hạt vải cho chuột nhắt có tác dụng giảm đường huyết và làm cho lượng glycogen ở gan giảm rõ ràng. Kết quả nghiên cứu lâm sàng đã chứng thực: Hạt vải có tác dụng cải thiện quá trình chuyển hóa đường, có khả năng phòng trị đái tháo đường, cũng như phòng ngừa các biến chứng thận ở những người mắc đái tháo đường; Cơ chế tác động đối với đường huyết của hạt vải tương tự như tác dụng của biguanide.
Cách dùng hạt vải chữa tiểu đường typ 2:
Để chữa trị và phòng ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường typ 2, hạt vải thường được sử dụng hai cách:
Cách thứ nhất: hạt vải phơi khô, thái nhỏ, sắc lấy nước, cô lại thành cao rồi chế thành viên; mỗi viên 0,3g. Uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 4-6 viên; Liên tục 3 tháng (một liệu trình).
Cách thứ hai: hạt vải đem sấy khô, tán mịn. Cho vào lọ nút kín dùng dần. Mỗi ngày uống 3 lần, trước bữa ăn nửa tiếng, mỗi lần uống 10g. Liệu trình 3 tháng.
Hạt vải còn có thể sử dụng để chữa trị một số bệnh khác:
Đau dạ dày mạn tính: hạt vải sấy khô, tán mịn, cất vào lọ nút kín để dùng dần. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 6g. Chiêu bằng rượu trắng pha loãng hoặc nước ấm.
Phòng sỏi mật: hạt vải và hạt quít - mỗi thứ 20g, trần bì 10g, hồng táo 2 trái, nước 3 bát, đun sôi, uống thay trà trong ngày.
Chữa tinh hoàn sưng đau
Bài 1: hạt vải thiêu tồn tính, nghiền mịn; Ngày uống 3 lần, mỗi lần 4 - 6g; chiêu thuốc bằng rượu trắng hoặc nước ấm.
Bài 2: hạt vải, trần bì, hồi hương; ba vị liều lượng bằng nhau, tất cả tán thành bột mịn, trộn đều. Ngày uống 3 lần; mỗi lần uống 4 - 6g, dùng rượu hoặc nước ấm chiêu thuốc.
Phụ nữ thống kinh, sản hậu đau bụng: dùng hạt vải 15g, (thiêu tồn tính), hương phụ (củ gấu) 30g. Hai thứ nghiền mịn, trộn đều. Ngày uống 3 lần, mỗi lần uống 6g. Chiêu bằng nước muối nhạt hoặc nước đun sôi.
Lương y Thái Hư

Muốn tránh ung thư, đột quỵ hãy ăn vải thiều

Muốn tránh ung thư, đột quỵ hãy ăn vải thiều
Vải thiều giúp tăng cường hệ miễn dịch: Dưỡng chất quan trọng nhất trongquả vải là vitamin C với 71,5 mg trong 100 g. Đây là hợp chất giúp chống oxy hóa mạnh, cải thiện chức năng miễn dịch, bảo vệ cơ thể chống lại các bệnh thông thường như ho, cảm lạnh, cúm. Ngoài ra, trẻ nhỏ được khuyến khích ăn vải, giúp phòng tránh và điều trị căn bệnh suy dinh dưỡng, thấp còi do thiếu vitamin C.
Muốn tránh ung thư, đột quỵ hãy ăn vải thiều
Vải thiều chữa nấc: Vải cả quả đốt thành than, tán bột, hòa với nước nóng uống.
Muốn tránh ung thư, đột quỵ hãy ăn vải thiều
Chữa đau răng, mụn nhọt: Dùng múi vải giã nát đắp lên vùng đau, bổ sung hồ nếp cán thành cao dán lên mụn nhọt.
Muốn tránh ung thư, đột quỵ hãy ăn vải thiều
Giảm đau: Để giảm đau người ta dùng hạt quả vải to, bổ đôi, đồ qua nước sôi rồi phơi khô, có tác dụng giảm đau, sưng tinh hoàn, hệ thống thần kinh, dạ dầy, thoát vị bẹn, giảm sưng các tuyến trong cơ thể.
Muốn tránh ung thư, đột quỵ hãy ăn vải thiều
Ngăn ngừa ung thư: Theo hai nghiên cứu của các chuyên gia ở Đại học Zhejiang Gon Shang và Đại học Tứ Xuyên (Trung Quốc) cho thấy: Trong quả vải thiều chứa chất flavonoid có tác dụng rất tốt trong việc phòng ngừa nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ. Ngoài flavonoid, trong quả vải còn chứa các loại vitamin C, đây là nguồn dưỡng chất mà cơ thể không thể sản xuất được, có tác dụng giúp cơ thể ngăn ngừa bệnh ung thư.
Muốn tránh ung thư, đột quỵ hãy ăn vải thiều
Tuần hoàn máu: Cùi quả vải có chứa nhiều hợp chất hữu ích giúp máu tuần hoàn. Nếu ăn vải thường xuyên sẽ giúp máu tuần hoàn tốt, tốt cho người bị suy nhược. Cùi vải khô là thuốc bổ nguyên khí có lợi cho sức khỏe phụ nữ và nhóm người cao niên. Theo nghiên cứu thì vải có tác dụng hạn chế tắc nghẽn mạch máu, phá hủy tế bào và giảm nguy cơ đột quỵ hơn 50%.
Muốn tránh ung thư, đột quỵ hãy ăn vải thiều
Chữa tinh hoàn sưng đau: Hạt vải đốt thành than, nghiền nhỏ, hòa với rượu cho uống ngày 4-6 g. Hoặc: Hạt vải, trần bì, hồi hương 3 vị bằng nhau, tán nhỏ, ngày uống 4-6 g.
Muốn tránh ung thư, đột quỵ hãy ăn vải thiều
Tăng cường trao đổi chất: Với hàm lượng chất xơ và vitamin B cao, quả vải có khả năng tăng cường sự trao đổi chất giúp cơ thể làm sạch hệ thống các cơ quan, tế bào bằng cách loại bỏ các chất dinh dưỡng dư thừa như đường, chất béo và protein.
Muốn tránh ung thư, đột quỵ hãy ăn vải thiều
Ngăn ngừa bệnh tim mạch, kiểm soát huyết áp: Kali trong vải giúp kiểm soát huyết áp, nhịp tim, nhờ đó ngăn ngừa đột quỵ và các bệnh về tim mạch. Đây cũng là dưỡng chất hỗ trợ làm giảm co thắt mạch máu và động mạch, điều tiết các chức năng của cơ bắp. Ngoài ra, khoa học cũng đã chứng minh quả vải có khả năng loại bỏ các cholesterol xấu và làm tăng cholesterol tốt trong máu.
Muốn tránh ung thư, đột quỵ hãy ăn vải thiều
Hỗ trợ tiêu hóa: Sự kết hợp của pectin, chất xơ và nước trong vải rất có lợi cho nhu động ruột, duy trì hệ thống tiêu hóa khỏe mạnh. Chúng cũng giúp làm sạch ruột, ngăn ngừa táo bón và ung thư ruột kết.
Muốn tránh ung thư, đột quỵ hãy ăn vải thiều
Giúp xương chắc khỏe: Vải rất giàu phốt pho, magiê và các chất khoáng như đồng, mangan, do đó hỗ trợ xương chắc khỏe và ngăn ngừa tình trạng giòn, dễ gãy. Kẽm, đồng trong vải làm tăng hiệu quả của vitamin D, đồng hóa canxi hiệu quả, duy trì sức khỏe của xương.

Quả bầu - lợi tiểu giải độc

Cây bầu còn gọi là bầu nậm, bầu đất, bầu canh, tên khoa học Lagenaria siceraria (Molina) Standl, thuộc họ bầu bí (Cururbitaceae). Là loại cây dây leo thân thảo, được trồng ở vùng nhiệt đới, cây có tua cuốn phân nhánh và phủ nhiều lông mềm màu trắng.
Theo Đông y, bầu vị hơi nhạt, tính mát (có tài liệu lại cho là vị ngọt, tính lạnh), có công hiệu giải nhiệt, giải độc, lợi tiểu, nhuận phổi, trừ ngứa; chủ trị các chứng như trướng bụng, phù thũng, tiểu tiện ít, phổi nóng, ho...
Quả bầu hồ lô
Quả bầu hồ lô
Cụ thể là thịt quả bầu vị ngọt, tính hàn, có tác dụng giải nhiệt, trừ độc, được dùng trị chứng đái rắt, phù nề, đái tháo, mụn lở... Vỏ bầu vị ngọt, tính bình, lợi tiểu, tiêu thũng nên cũng được dùng cho các chứng bệnh phù thũng, bụng trướng. Hạt bầu đun lấy nước súc miệng chữa bệnh sưng mộng răng lợi răng lung lay, tụt lợi. Lá bầu có vị ngọt, tính bình có thể làm thức ăn chống đói. Tua cuốn và hoa bầu có tác dụng giải thải nhiệt độc, nấu tắm cho trẻ em phòng ngừa đậu, sởi, lở ngứa. Quả bầu già sắc lấy nước uống có tác dụng lợi tiểu, chữa bệnh phổi phù nước (nhưng chỉ nên dùng kết hợp trị liệu trong bệnh phù nước khi ở cơ sở cấp cứu). Ngoài ra ở Ấn Độ người ta dùng hạt bầu trong trị bệnh phù và làm thuốc trị giun; hay dầu hạt bầu sử dụng trị chứng đau đầu. Còn loại bầu đắng thì tính lạnh, hơi độc, tác dụng lợi tiểu, thông đái rắt, tiêu thũng.
Tuy nhiên không sử dụng bầu cho những người bị phong hàn, ăn không tiêu vì bầu có tính mát nên sẽ gây đau bụng nếu ăn nhiều.
Dưới đây xin giới thiệu những phương thuốc tiêu biểu chữa bệnh từ bầu:
Dùng trong đái tháo đường, đái rắt hay máu nóng sinh lở: Thịt bầu 50 - 100g nấu thành canh ăn hằng ngày.
Trị chứng vàng da: Rễ bầu sắc lấy nước thêm chút đường uống (theo kinh nghiệm ở Ấn Độ).
Ảnh minh họa: internet
Ảnh minh họa: internet
Phổi nóng, sinh ra ho: Quả bầu 50g đun lấy nước uống thay trà trong ngày.
Trị răng lung lay, viêm tụt lợi: Hạt bầu 20g, ngưu tất 20g, nấu lấy nước ngậm và súc miệng ngày 3 - 4 lần.
Bụng trướng tích nước, tiểu tiện ít: Lấy quả bầu tươi 50 - 100g, đun lấy nước uống nhiều lần trong ngày. Hoặc lấy vỏ bầu 30g, vỏ dưa hấu 30g, vỏ bí ngô 30g, hợp lại sắc lấy nước uống nhiều lần trong ngày.
Báng nước do côn trùng đốt thời kỳ cuối: Vỏ bầu 15g đun lấy nước súc miệng ngày 3 - 4 lần.

Viêm gan, vàng da, sỏi đường niệu, tăng huyết áp: Quả bầu tươi 500g, rửa sạch vắt lấy nước cốt và trộn đều với 250ml mật ong rồi uống ngày 2 lần, mỗi lần 30 - 50ml.

Quả mơ - vị thuốc sạch phổi, trừ ho

Quả mơ là một loại quả quen thuộc, được ứng dụng nhiều trong đời sống. Quả mơ ngâm với đường là loại nước uống giải khát tuyệt vời trong mùa hè, có tác dụng giải nhiệt, giải cảm nắng, cảm nóng. Không những thế, mơ còn có nhiều tác dụng trị bệnh quý giá.
Quả mơ cho ta nhiều vị thuốc: khổ hạnh nhân là nhân hạt khô của quả mơ; nước cất hạt mơ, ô mai là quả chín được chế biến thành mơ trắng (bạch mai) hoặc mơ đen (ô mai); có thể kết hợp mơ với gừng tươi, cam thảo và muối làm ô mai cam thảo; dầu hạnh nhân là dầu ép từ hạt mơ
Trong thịt quả có chứa acid xitric, acid tactric; đường; dextrin, tinh bột, caroten, lyponen, tanin,... Trong nhân hạt có chất dầu, chất amygdalin. Quả mơ vị chua chát, tính ôn; vào kinh can, tỳ và phế. Có tác dụng làm săn ruột, sạch phổi, sinh tân dịch, tiêu mụn nhọt, trừ giun. Dùng chữa ho tức, hư nhiệt, phiền khát, giảm đau, chữa tiêu chảy lâu ngày. Trị lỵ ra máu, băng huyết, trừ giun, gây nôn. Liều dùng: 6g - 12g. Sau đây là một số bài thuốc có ô mai.
Quả mơ - vị thuốc sạch phổi, trừ ho
Ô mai là quả mơ chín qua chế biến, là vị thuốc Đông y được dùng phổ biến.
Liễm phế chỉ khái (làm sạch phổi, trừ ho):
Bài 1: ô mai liều lượng tuỳ ý, sắc, cô đặc thành cao. Trước khi đi ngủ, thêm mật ong để uống. Chữa chứng ho lâu ngày.
Bài 2: ô mai 12g, bán hạ 12g, hạnh nhân 12g, a giao12g, sinh khương 12g, tô diệp 8g, cù túc xác 6g, cam thảo 4g. Sắc uống. Trị phế hư, ho lâu ngày không khỏi.
Sinh tân chỉ khát, trị chứng phiền nhiệt, miệng khô do hư: ô mai 12g, thiên hoa phấn 12g, cát căn 12g, hoàng kỳ 12g, mạch đông 12g, cam thảo 4g. Các vị nghiền thành bột, luyện với mật làm hoàn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 8g; hoặc sắc uống.
Săn ruột, trị lỵ lâu ngày, đại tiện lỏng: ô mai 12g, nhục đậu khấu 12g, kha tử 12g, thương truật 12g, phục linh 12g, đảng sâm 12g, anh túc xác 6g, mộc hương 6g, cam thảo 4g. Các vị nghiền chung thành bột, làm hoàn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 8g; hoặc sắc uống.
Trừ giun giảm đau, trị giun đũa:
Bài 1: ô mai 12g, phụ tử chế 12g, hoàng liên 6g, hoàng bá 6g, can khương 6g, xuyên tiêu 6g, quế chi 8g, tế tân 4g, đương quy 12g, đảng sâm 12g. Các vị tán thành bột mịn, luyện với mật ong làm hoàn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 8g; hoặc sắc uống. Trị các chứng nôn ra giun đũa, giun đũa chui ống mật, chân tay lạnh toát, bụng đau dữ dội.
Bài 2: ô mai 12g, đại hoàng 12g, mang tiêu 12g, binh lang 12g, chỉ thực 12g, vỏ rễ xoan 12g, xuyên tiêu 4g, mộc hương 6g, can khương 6g, tế tân 4g. Sắc uống. Trị đau bụng do giun đũa.
Bài 3: ô mai 12g, binh lang 12g, vỏ rễ xoan 12g, sử quân tử 12g. Sắc uống. Trị giun đũa chui ống mật.
Dầu hạt mơ làm thuốc nhuận tràng với liều 5 - 15 ml, dạng sữa và làm thuốc chữa nẻ, trơn và bóng tóc
Rượu ngâm quả mơ làm thuốc bổ, giúp ăn ngon cơm, giải khát, giải nhiệt.
Kiêng kỵ: Người bị sốt rét hoặc kiết lỵ mới phát; biểu tà chưa giải hoặc lý thực đều cấm dùng. Không nên ăn nhiều dễ bị tổn thương răng.

TS. Nguyễn Đức Quang

Những tác dụng không ngờ của bạch cúc

Bạch cúc còn có tên khác: tiết hoa (Bản kinh), nữ hoa, nữ tiết, nữ hành, nhật tinh, cảnh sinh, truyền diên niên, âm thành, chu doanh (Biệt lục), mẫu cúc, kim nhị (Bản thảo cương mục)…, tên khoa học Chrysanthemum morifolium Ramat (Chrysanthemum sinese Sabine), họ Cúc (Asteraceae).
Bạch cúc thân đứng, nhẵn, có rãnh. Mặt dưới lá có lông và trắng hơn mặt trên có 3 - 5 thùy hình trái xoan, đầu hơi nhọn, có răng cưa ở mép. Cuống lá có tai ở gốc. Đầu to, các lá bắc ở ngoài hình chỉ, phủ lông trắng, các lá trong thuôn hình trái xoan. Trong đầu có 1 - 2 hàng hoa hình lưỡi nhỏ, màu trắng, các hoa ở giữa hình ống, màu vàng nhạt. Không có mào lông. Tràng hoa hình ống có tuyến, 5 thùy, nhị 6, bao phấn ở tai ngắn, nghiêng. Quả bế gần hình trái xoan, bông thường ướp trà và hiếm.
Thường được thu hái vào mùa thu, đầu mùa đông, khoảng tháng 9 - 11 hàng năm khi hoa nở. Cắt cả cây, phơi khô trong bóng râm mát (âm can), rồi ngắt lấy hoa; cũng có khi chỉ hái lấy hoa, phơi hay sấy khô ở nhiệt độ thấp. Bộ phận dùng làm thuốc là hoa khô (Flos Chrysanthemi). Loại hoa đóa nguyên vẹn, màu tươi sáng, thơm, không lẫn cành, cuống, lá, là loại tốt. Dùng hoa tươi sẽ tốt hơn.
Người ta thấy trong bạch cúc chứa các chất borneol, camphor, chrysanthenone, lutein-7-ramnoglucoside, cosmoiin, apigenin-7-O-Glucoside.
Các y thư cổ cho rằng: bạch cúc vị đắng, tính bình (Bản kinh); vị ngọt, không độc (Biệt lục); vị đắng mà ngọt, tính hàn (Thang dịch bản thảo)… Thuốc quy vào kinh Phế, Tỳ, Can, Thận.
Thuốc có công hiệu dưỡng huyết mục, minh mục, sơ phong, thanh tán phong nhiệt, bình can, thanh nhiệt, giải độc. Dùng trị chóng mặtđau đầumắt đỏ, hoa mắt, các chứng du phong do phong nhiệt ở can gây nên, nặng một bên đầu… Liều dùng trung bình cho mỗi thang từ 6 - 20g.
Tuy nhiên cần lưu ý không dùng cho trường hợp khí hư, vị hàn, ăn ít, tiêu chảy không dùng (Bản thảo hội ngôn). Dương hư hoặc đầu đau sợ lạnh kiêng không dùng (Đông dược học thiết yếu). Tỳ, Vị hư hàn không dùng (Lâm sàng thường dụng Trung dược thủ sách).
Những tác dụng không ngờ của bạch cúc
Để tham khảo và áp dụng, dưới đây xin giới thiệu những phương thuốc trị liệu từ hoa bạch cúc:
Trị chóng mặt, uống lâu làm đẹp nhan sắc, không già: bạch cúc chọn vào ngày 9 - 9 (âm lịch), lấy hoa 2 cân, phục linh một cân, tán bột. Mỗi lần uống 8g với rượu nóng, ngày 3 lần (Thái Thanh Kinh Bảo phương).
Trị ban đậu chạy vào mắt sinh ra màng mộng: bạch cúc hoa, cốc tinh thảo, vỏ đậu xanh, lượng bằng nhau, tán bột. Mỗi lần dùng 4g, lấy 1 quả thị, 1 chén cơm nếp, nấu cho đến khi cơm cạn thì ăn hết, ngày ăn 3 trái. Bệnh nhẹ ăn chừng 5 - 7 ngày, bệnh nặng dùng chừng nửa tháng (Nhân Trai trực chỉ phương luận).
Trị mắt có màng mộng sau khi bị bệnh: bạch cúc hoa, thuyền thoái, 2 vị bằng nhau, tán bột. Mỗi lần dùng 2 - 12g trộn với một ít mật, sắc uống (Cấp cứu phương).
Trị âm hộ sưng đau: cúc hoa ngọn non, giã nát, sắc lấy nước xông, còn nước dùng để rửa (Thế y đắc hiệu phương).
Trị hoa mắt, chóng mặt: cam cúc hoa 1 cân (tức lấy bạch cúc hoặc cúc hoa vàng), hồng tiêu (bỏ mắt) 240g, tán bột, trộn với nước địa hoàng, làm thành viên, to bằng hạt ngô đồng. Mỗi lần uống 50 viên với nước trước khi đi ngủ (Song mỹ hoàn - Thụy Trúc Đường kinh nghiệm phương).
Trị mắt đau do phong nhiệt: cúc hoa, hoàng liên, hoàng cầm, cam thảo, sinh địa hoàng, kinh giới tuệ, quyết minh tử, liên kiều, cát cánh, sài hồ, xuyên khung, khương hoạt, đồng tiện (Trung Quốc Dược học đại từ điển).
Phục linh và cúc hoa trị chóng mặt, uống lâu làm đẹp nhan sắc.
Phục linh và cúc hoa trị chóng mặt, uống lâu làm đẹp nhan sắc.
Trị đinh nhọt: cam cúc (tức có thể lấy bạch cúc hoặc cúc hoa vàng) để nguyên cả rễ, dùng sống, tử hoa địa đinh, ích mẫu thảo, kim ngân hoa, bán chi liên, bối mẫu, liên kiều, sinh địa hoàng, qua lâu căn, bạch chỉ, bạch cập, thương nhĩ tử, hạ khô thảo. Nếu bệnh nặng quá thì dùng “thiềm tô hoàn” để phát hãn. Nếu táo bón sau khi ra mồ hôi: dùng “ngọc xu đơn” để uống cho hạ, nếu không có ngọc xu đơn, lấy đại kích thêm tảo hưu, táo nhục làm viên, uống 12g sẽ xổ ngay. Kiêng cam thảo (Trung Quốc Dược học đại từ điển).
Trị đinh nhọt, mụn nhọt có mủ: bạch cúc hoa 160g, cam thảo 20g, sắc uống (Lâm sàng thường dụng Trung dược thủ sách).

BS. TUẤN LONG

Sắn dây trị cảm sốt, mụn nhọt

Bột sắn dây từ lâu được nhiều người biết tới như một thực phẩm giải nhiệt rất tốt. Thế nhưng ít ai biết toàn bộ cây sắn dây, từ dây leo tới hoa, củ đều có thể dùng làm thuốc. Xin giới thiệu một số món ăn thuốc trị bệnh từ củ sắn dây.
Rễ sắn thu hoạch từ tháng 12 đến tháng 3, 4 năm sau. Rễ đào về rửa sạch, loại bỏ rễ con và chế biến ngay.
Chế biến cát căn phiến: Cắt các củ thành từng đoạn 10 - 20cm (nếu củ to thì bổ đôi) hoặc thái thành lát mỏng 0,3 - 0,5cm. Tiến hành xông diêm sinh một ngày; lấy ra phơi khô là được. Bảo quản nơi khô ráo, kín; thỉnh thoảng phơi sấy lại để loại mọt. Cát căn phiến dùng trong các đơn thuốc Đông y.
Sắn dây trị cảm sốt, mụn nhọt
Cháo bột sắn dây rất tốt cho người tăng huyết áp, bệnh mạch vành, đái tháo đường týp II...
Chế biến bột sắn dây: Cạo bỏ lớp vỏ ngoài, xay hoặc mài, vò nát và vắt kiệt lớp xơ với nhiều lần nước sạch để lấy hết tinh bột; dồn các nước lọc lại, để lắng, gạn bỏ lớp nước trong, cho tiếp nước sạch vào, khuấy đều, để lắng. Lọc và gạn nhiều lần (khoảng 3 - 5 ngày) đến khi có bột trắng thì đổ bột lên lớp vải sạch mịn cho ráo nước. Phơi hay sấy khô. Bột sắn pha uống sống hay nấu chín làm nước giải khát trị sốt nóng, nhức đầu, mẩn ngứa, mụn nhọt, rôm sảy, kiết lỵ ra máu.
Theo Đông y, củ sắn dây vị ngọt, cay, tính bình; vào các kinh tỳ và vị. Có tác dụng giải biểu thanh nhiệt, giải cơ thấu chẩn chỉ khát, sinh tân chỉ tả. Dùng cho các trường hợp cảm sốt đau đầu, đau cứng vùng đầu cổ vai, sốt nóng khát nước, lỵ, tiêu chảy, ban sởi mọc chậm không đều. Hằng ngày có thể dùng 6 - 16g bằng cách nấu luộc, chưng hầm, vắt lấy nước. Sau đây là các bài thuốc trị bệnh có dùng vị sắn dây.
Song cát thang: Khổ qua tươi 150 - 200g, sắn dây tươi 150 - 200g. Rửa sạch thái lát sắc hãm cho uống. Ngày 1 lần, đợt 2 - 3 ngày. Dùng thích hợp cho người bị cảm mạo phong nhiệt, đau đầu sốt nóng, vã mồ hôi, tắc ngạt mũi, đau sưng họng, viêm khí phế quản, ho có đờm vàng, sốt xuất huyết (mới sốt nóng hay đã có xuất huyết dưới da và niêm mạc).
Cháo sắn dây gạo tẻ: Bột sắn dây 30g, gạo tẻ 50g. Gạo ngâm nước 1 đêm, đem nấu cháo cùng với bột sắn, thêm chút muối và đường để ăn. Món này tốt cho người tăng huyết áp, bệnh mạch vành, bệnh tiểu đường týp II, tiêu chảy mạn tính do tỳ hư, còn làm thức ăn giải nhiệt giải khát khi nắng nóng mùa hè.
Nước ép sắn dây ngó sen: Sắn dây tươi, ngó sen liều lượng như nhau, ép lấy nước uống. Dùng thích hợp cho người bị xuất huyết dưới da, rong kinh, rong huyết, chảy máu chân răng, niệu huyết, đại tiện xuất huyết.
Nước rau má sắn dây: Rau má tươi 20 - 30g, bột sắn 10g. Rau má rửa sạch, giã nát, thêm 150 - 200ml nước sôi, để nguội gạn lấy nước; hòa bột sắn, thêm đường vừa uống. Bài này làm nước giải khát trị sốt nóng, nhức đầu, mẩn ngứa, mụn nhọt rôm sảy, kiết lỵ ra máu
Hoa sắn dây gọi là cát hoa có vị ngọt, tính bình. Có tác dụng giải ngộ độc rượu, chữa phiền khát, tràng phong hạ huyết (đại tiện ra máu).

BS. Tiểu Lan

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons