Thứ Bảy, 14 tháng 8, 2021

Cây rau đắng trị viêm tiết niệu

Tìm hiểu cây rau đắng 

Rau đắng còn gọi là cây càng tôm, cây xương cá... 

Bộ phạn dùng làm thuốc: Cả cây, dùng tươi hoặc phơi khô (sao) có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm. Tên thuốc là biển súc, biển súc thảo.

Biển súc tính bình, không độc, vị đắng, hơi cay vào hai kinh vị, bàng quang; có tác dụng lợi thủy, thông lâm, sát trùng, dùng trong trường hợp thấp nhiệt.

Kinh nghiệm dân gian dùng rau đắng làm thuốc trị tiểu buốt, sạn thận, sạn bàng quang và lợi tiểu. Ngoài ra còn dùng giải độc, chữa rắn cắn, vàng da.

Ngày dùng 6-12g (khô) dưới dạng thuốc sắc. Dùng tươi 30g/ngày. Dùng ngoài giã đắp không kể liều lượng.



Cây rau đắng cho vị thuốc biển súc trị viêm bàng quang cấp

Bài thuốc trị viêm tiết niệu bằng rau đắng

Chữa viêm bàng quang cấp tính

Bài thuốc gồm: Biển súc12g, tỳ giải 12g, bồ công anh 20g, sài hồ 12g, hoàng cầm 12g, hoạt thạch 12g, cù mạch 12g, trạch tả 12g. Sắc uống.

Gia giảm: Nếu tiểu tiện ra máu gia sinh địa 12g, chi tử 12g ( sao đen tồn tính) Bạch mao căn (sao đen tồn tính).

Cách dùng: Hoạt thạch chia làm 2 gói nhỏ. Mỗi gói 6g. Các vị thuốc còn sắc kỹ lấy nước cốt, chia làm 2 phần. Mỗi lần uống hòa thêm 1 gói hoạt thạch khuấy đều. Uống trước bữa ăn.

Trị giun đũa trẻ em: Rau đắng tươi 100g. Sắc với 300ml nước, 100 ml, chia 2 phần. Uống trước bữa ăn. Uống liền trong 3 ngày.

Trị giun đũa chui lên ống mật: Rau đắng ( sao khô) 40g, dấm lâu năm 120ml, thêm 200 ml nước. Sắc uống còn 100ml, chia làm 2 phần, uống trước khi ăn.

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons