Thứ Ba, 27 tháng 10, 2015

Cá mực - Món ăn ngon, vị thuốc quý

Cá mực - Món ăn ngon, vị thuốc quý
Mực tươi hấp gừng có tác dụng hạ huyết áp.
Cá mực còn gọi là mực nang, mực mai, mực ván, ô tặc ngư, mặc ngư, thuộc họ mực nang (Sepiidae), tên khoa học là Sepia spp. Cá mực là loại động vật không xương sống, cơ thể chia làm 2 phần: đầu và thân. Phần đầu có 8 – 10 tay với những hàng giác bám, tay xúc giác dài hơn thân. Miệng ở dưới bụng. Phần thân mềm chiếm 70% trọng lượng, có hình bầu dục, mặt lưng có nhiều vân gợn sóng. Mai mực là lớp vỏ trong bằng đá vôi xốp bọc một lớp sừng mỏng. Mực nang có nhiều ở vùng biển nhiệt đới, chúng sống ở tầng nước sâu có độ mặn cao, thành từng đàn ở dưới đáy. Mực nang ăn cá, giun và các động vật nhỏ hơn. Mùa sinh đẻ vào tháng 4 – 9. Bộ phận dùng làm thuốc chủ yếu là mai mực với tên gọi là ô tặc cốt hay hải phiêu tiêu. Mùa khai thác vào tháng 6 – 8. Mực đem về mổ lấy thịt, giữ lại mai, rửa sạch muối bám ở ngoài, phơi khô. Khi dùng cạo sạch vỏ cứng ở ngoài mai, cắt thành miếng nhỏ hoặc tán bột, rây mịn.
Trong mai mực có các muối canxi dưới dạng carbonat, phosphat, sulfat, các chất hữu cơ và chất keo. Mai mực có vị mặn, chát, mùi hơi tanh, tính ấm, không độc, có tác dụng chỉ huyết, làm se.
Thịt cá mực cũng được dùng làm thuốc nhưng không phổ biến. Trong thịt mực có protid, lipid, Ca, p, Fe, vitamin B1, B2, B6, PP. Thịt cá mực có vị ngọt, chua, tính bình, có tác dụng bổ trung, ích khí, điều kinh.
Thuốc chữa bệnh từ mai mực
Chữa ho ra máu, phụ nữ bị băng huyết, trẻ em chậm lớn: Ngày uống 4 – 8g bột mai mực, có thể đến 12g. Dùng liền 7 – 10 ngày, nghỉ một tuần, sau lại tiếp tục nếu cần thiết.
Đại tiện ra máu: Mai mực nướng vàng, tán bột, mỗi lần uống 4 – 8g với nước sắc cây mộc tặc (Nam dược thần hiệu).
Đau mắt hột: Mai mực vót nhọn ngâm vào dung dịch rễ hoàng liên với tỷ lệ 1 – 5%, rồi đánh mắt.
Chữa bỏng: Mai mực đốt thành than, rây bột mịn, trộn với dầu vừng hoặc dầu dừa, bôi ngày 2 lần. 1 tuần sau vết loét sẽ se lại.
- Chữa lở loét ở âm hộ: Mai mực đốt thành than trộn với lòng trắng trứng gà, bôi hằng ngày.
Chữa cam tẩu mã, loét mũi, viêm tai chảy nước: Mai mực 12g, hoàng liên 12g, thanh đại 12g, hồng đơn 12g, ngũ bội tử 12g, tế tân 12g, nhân trung bạch 12g, phèn phi 8g, mai hoa 4g. Sao riêng từng vị (trừ hồng đơn, mai hoa, thanh đại) rồi tán nhỏ mịn, trộn đều. Khi dùng rắc vào vết thương, vết loét.
Thở khò khè, thở gấp, đờm nhiều: Mai mực sấy khô, mỗi lần uống 15g với một ít đường đỏ.
Chữa đau loét dạ dày, tá tràng, ợ chua, đại tiện táo:
+ Mai mực 20g, cam thảo 12g, thổ bối mẫu 6g. Tất cả tán nhỏ, rây bột mịn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 6g vào trước bữa ăn 30 phút.
+ Mai mực 60g, mẫu lệ nung 30g, gạo tẻ 30g (sao vàng), hoàng bá 20g (sao vàng), màng mề gà 20g (sao vàng), cam thảo 20g, hàn the 10g (phi). Tất cả tán nhỏ, rây bột mịn. Ngày uống 2 lần, người lớn mỗi lần 8g, trẻ em 5 – 10 tuổi mỗi lần 2g, trẻ em trên 10 tuổi mỗi lần 4g.
+ Mai mực 120g, cam thảo 200g, màng mề gà 20g, hương phụ 20g, chế với giấm và nước tiểu, sao vàng, lá cà độc dược khô 12g, hàn the 10g (phi), phèn chua 10g (phi), vỏ quýt 8g. Tất cả tán bột, rây mịn. Ngày uống 2 – 3 lần giữa hai bữa ăn. Người lớn mỗi lần 4g chiêu với nước ấm. Lưu ý: phụ nữ và trẻ nhỏ không được dùng.
Thuốc từ thịt cá mực
Chữa tắc kinh: Thịt cá mực tươi 1 con, nhân hạt đào 15g, nấu chín, ăn hết một lần.
Bổ máu, tăng cường thể lực cho phụ nữ sau sinh: Thịt cá mực tươi 250g, rửa sạch, thái nhỏ, xào chín với ít muối và 1 – 2 thìa nước gừng, ăn trong bữa cơm hằng ngày.
Thanh nhiệt, giải độc, giảm mỡ, hạ huyết áp: Thịt cá mực tươi 50 – 100g thái miếng, luộc chín, để ráo, cho vào bát cùng với gừng 5g, hành 10g, giấm 10g, dầu vừng đen 10g, muối ăn 5g. Tất cả trộn đều, ăn trong ngày.


Dùng đu đủ xanh trị nám hiệu quả

Sự thay đổi hoặc suy giảm estrogen (nội tiết tố nữ) là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của vết nám, tàn nhang ở phụ nữ đặc biệt là phụ nữ trung niên hoặc tiền mãn kinh.
Đu đu xanh trị nám, tàn nhang cho làn da tươi trẻ - ảnh 1
Đu đủ xanh có thể dùng để chữa nhiều bệnh (Ảnh minh họa: Internet)
Đông y coi đu đủ xanh là một vị thuốc , một loại mỹ phẩm từ tự nhiên giúp cải thiện làn da, trị nám và tàn nhang hiệu quả.
Theo một nghiên cứu, hàm lượng carotene trong đu đủ nhiều hơn tất cả các loại trái cây khác như ổi, chuối, táo. Cứ 100g đu đủ thì có 500-1250 IU carotene và 74-80mg vitamin C. Loại quả này còn chứa nhiều loại vitamin A, B1, B2 va chất khoáng như magie, sắt, kẽm, canxi, kali rất có lợi cho cơ thể. Vì thế, thường xuyên bổ sung đu đủ trong chế độ ăn giúp cơ thể tăng sức đề kháng, chống oxy hóa, giúp làn da luôn tươi trẻ .
Chưa hết, nước ép và nhựa khô của quả đu đủ còn là thành phần chính để sản xuất các loại kem chống mụn và dầu gội dưỡng tóc. Loại quả này còn là thành phần để làm ra nhiều loại mặt nạ làm đẹp da được phái đẹp nhiều nơi trên thế giới ưa chuộng. Ở Island, phụ nữ thường dùng vỏ quả đu đủ xanh để làm mặt nạ dưỡng da và sở hữu làn da trắng mịn, không mụn trứng cá. Còn phụ nữ Nhật Bản lại tin dùng sản phẩm đu đủ lên men chống lão hóa có tên là 'Immun Age'
Cách làm: Dùng 1/2 trái đu đủ xanh, 1 cốc nước lọc. Đu đủ rửa sạch, gọt vỏ thái thành những khúc nhỏ. Cho thêm chút nước và đu đủ vào máy xay sinh tố nghiền nát. Thoa hỗn hợp đó lên các vết tàn nhang. Sau khoảng 1 tiếng, dùng nước sạch rửa mặt. Nên thực hiện hàng ngày để có hiệu quả tốt nhất.


Ngưu bàng tử - Thuốc thông tiểu, trị cúm

Ngưu bàng tử là quả chín của cây ngưu bàng (Arctium Lappa L.) thuộc họ cúc (Compositiae). Là loại cây có nguồn gốc từ Trung Quốc được di thực sang nước ta. Ở nước ta cây ngưu bàng mọc hoang tại Bát Xát, Lào Cai. Đây là cây thảo lớn, thân thẳng, cao tới 1-2m, sống 2 năm, lá hình trái xoan, mọc thành hình hoa thị ở gốc, so le ở trên thân, có phiến lá to rộng, hình tim, có đường kính chừng 40 - 50cm, mặt dưới lá có nhiều lông trắng, cuống lá dài; cụm hoa hình đầu và mọc ở đầu cành, đường kính 2-4cm, hoa có màu đỏ hay tím nhạt, nở vào tháng 6 - 7 hàng năm, quả bế, màu xám nâu, hơi cong. Cây cho thuốc là ngưu bàng tử (quả ngưu bàng) hay ngưu bàng căn (rễ ngưu bàng) phơi hay sấy khô. Lá cây ngưu bàng non còn gọi là rau cẩm bình nấu canh ăn rất tốt.
Ngưu bàng tử (quả chín của cây ngưu bàng).
Ngưu bàng tử (quả chín của cây ngưu bàng).
Dược liệu ngưu bàng tử (Fructus Arctii Lappae), còn gọi là đại đao tử, hắc phong tử, á thực, thử niệm tử.
Theo Đông y, ngưu bàng tử có vị cay đắng, tính hàn, quy vào các kinh phế và vị; tác dụng trừ phong nhiệt, thanh nhiệt giải độc, thông phổi, làm mọc ban chẩn, tiêu thũng, sát khuẩn... Còn ngưu bàng căn có vị đắng cay, tính hàn, tác dụng lợi tiểu, lợi mật, làm ra mồ hôi, nhuận tràng, hạ đường huyết, có tác dụng trong một số bệnh ngoài da.
Tác dụng dược lý là giải cảm sốt (sơ tán phong nhiệt), lợi tiểu, hạ sốt, kháng khuẩn thể hiện rõ đối với nước sắc của thuốc đối với phế cầu khuẩn, chống giang mai. Ngoài ra thuốc còn tác dụng chống nọc độc, giải độc, thúc sởi mọc, theo dược lý cổ điển, thuốc còn có tác dụng lợi yết tán kết. Liều trung bình cho thuốc dạng sắc là 4 - 12g.
Trong Tây y còn sử dụng rễ cây ngưu bàng làm thuốc thông tiểu ra mồ hôi, lọc máu, chữa tê thấp, sưng đau xương khớp, hắc lào, mụn trứng cá, lở loét, sưng viêm vú, viêm tai, viêm phổi, thúc mụn nhọt mau vỡ mủ. Đặc biệt còn sử dụng cao rễ ngưu bàng trị bệnh tiểu đường vì có tác dụng làm hạ glucoza huyết hoặc trị mụn nhọt... Ở Đức người ta cũng sử dụng rễ ngưu bàng trị nhiều chứng như rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày, ruột, gút, thấp khớp hoặc làm ra mồ hôi, lợi tiểu, lọc máu; vừa uống vừa bôi để trị ngứa, vảy nến, chàm, nhiễm khuẩn da...
Nhờ vậy mà thuốc được sử dụng để trị chứng ngoại cảm phong nhiệt như sốt, ho, đờm vàng (trường hợp viêm amidan, viêm họng, viêm đường hô hấp cấp).
Sử dụng phương Ngân kiều tán (ôn bệnh điều biện) gồm: kim ngân hoa, liên kiều, ngưu bàng tử, đạm đậu xị, mỗi vị từ 8 - 12g, cát cánh, trúc diệp mỗi thứ từ 6 - 12g, kinh giới tuệ 4 - 6g, cam thảo 2 - 4g, sắc uống từ 1-2 thang trong ngày.
Hoặc dùng một trong các phương đơn giản như:
Ngưu bàng tử 12g, kim ngân hoa 12g, liên kiều 8g, kinh giới 8g, bạc hà 8g, gia cam thảo 2 - 4g. Sắc uống ngày 1 thang.
Ngưu bàng tử 12g, bạc hà 6g, thuyền thoái 2 - 4g, sắc uống ngày 1 thang.
Trị cảm cúm: Ngưu bàng tử 24g, cát cánh 24g, bạc hà 24g, kim ngân hoa 40g, liên kiều 40g, cam thảo 20g, đạm đậu xị 20g, hoa kinh giới 16g, lá tre 4g. Tất cả tán bột. Lấy 24g mỗi lần cho hãm với nước sôi uống, ngày uống 3 - 4 lần (tùy bệnh nhẹ).
Trị sởi ở trẻ em: Chậm mọc mề đay dùng phương Ngân kiều tán hoặc sử dụng một trong các phương sau.
- Kim ngân hoa 12g, ngưu bàng tử 12g, thăng ma 8g, cát căn 12g, cam thảo 4g, kinh giới tuệ 4g, sắc uống.
- Ngưu bàng tử 12g, kinh giới 8g, bạc hà 4g, phòng phong 4g, cam thảo 3g, sắc uống.
Trị phù do dị ứng hoặc viêm cầu thận cấp.
Ngưu bàng tử (nửa sao, nửa để sống), bèo cái sao khô, cả hai vị lượng như nhau. Tán nhỏ trộn đều, mỗi lần uống 5g, chiêu với nước nóng, ngày uống 3 lần. Phương này có thể trị cả viêm họng sưng đau.
Trị mụn nhọt: Dùng cao rễ ngưu bàng hoặc bột rễ ngưu bàng mỗi ngày uống 0,6g cao thuốc hoặc bột thuốc trong 3 ngày liền.
Phòng trị một số bệnh ung thư: Dùng canh dưỡng sinh gồm ngưu bàng căn, nấm hương, cà rốt, nấu thành canh ăn hằng ngày.
Trị rắn cắn, côn trùng đốt: Lấy lá thân rễ giã nát đắp vào nơi rắn cắn hoặc ong, sâu bọ, muỗi, rết cắn. Có lẽ do tác dụng của men oxydaza có nhiều trong lá và thân cây ngưu bàng.

Lưu ý: Không sử dụng đối với người bị tiêu chảy do tỳ hư.


Kinh giới tuệ cầm máu, tiêu viêm

Kinh giới tuệ là những cụm hoa của cây kinh giới (hoa đã nở, bông còn xanh) kèm theo 1-2 lá ngọn. Kinh giới tuệ vị hơi chát, cay và mát, mùi thơm, cuống nhỏ, bông to, nhiều hoa là loài tốt. Được dùng làm thuốc trong y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian như sau:
Kinh giới tuệ sao đen: Dược liệu được rang nhỏ lửa cho đến khi có màu đen sém tồn tính, có tác dụng cầm máu, chữa chảy máu cam, đại tiện ra máu, nôn ra máu, băng huyết. Dùng riêng mỗi ngày 12g dưới dạng nước sắc hoặc thuốc bột.
Kinh giới tuệ cầm máu, tiêu viêm
Cây, vị thuốc kinh giới tuệ.
Chữa rong huyết: kinh giới tuệ 12g, gương sen 20g, ngải cứu 12g, cỏ nhọ nồi 12g, rau má 20g, bách thảo sương 12g. Sắc uống.
Chữa đại tiện ra máu: kinh giới tuệ, hoa hòe lượng bằng nhau, sao đen, tán bột, mỗi lần uống 12g với nước sắc lá bạc hà.
Chữa kinh nguyệt ra nhiều không dứt: kinh giới tuệ, bồ hóng (sao cháy, hết khói) lượng bằng nhau, tán bột, mỗi lần uống 8g.
Kinh giới tuệ sao vàng: tán bột, được dùng chữa cảm cúm, sốt, nhức đầu, viêm họng. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 6-8g.
Kinh giới tuệ dùng sống: có tác dụng thanh nhiệt, tán ứ, giải độc, tiêu viêm.
Chữa nhức đầu, chảy nước mũi, cảm lạnh: kinh giới tuệ, rễ bạch chỉ lượng bằng nhau, phơi khô, tán bột ngày uống 2 lần, mỗi lần 4-8g.
Chữa mụn nhọt: kinh giới tuệ 12g, mã đề, bồ công anh, kim ngân, thổ phục linh, ké đầu ngựa, cam thảo nam, mỗi vị 10g, thái nhỏ, sắc với 400ml nước, còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày.
Chữa bệnh trĩ: Dùng ngoài: kinh giới tuệ 12g, vỏ hoàng bá 12g, ngũ bội tử 12g, phèn phi 4g. Sắc lấy nước ngâm rửa hậu môn hàng ngày.

Chữa viêm họng, khản tiếng: kinh giới tuệ 12g, nhân hạt gai dầu 12g, tán nhỏ rây bột mịn trộn với mật hoàn viên, ngậm làm nhiều lần trong ngày.


Hạt bí ngô chữa bệnh

Từ lâu, trong dân gian người ta thường dùng hạt bí ngô (pumpkin seed) để ăn trong các dịp lễ tết. Đây là loại hạt thơm ngon, dễ ăn và có tác dụng chữa bệnh rất tốt. Bí ngô có thể gieo trồng và thu hoạch quanh năm nhưng thu hoạch vào mùa thu và đông, hạt sẽ có tác dụng cao nhất.
Tác dụng chữa bệnh ung thư tuyến tiền liệt
Bệnh u tuyến tiền liệt lành tính (BPH) là căn bệnh thường xuất hiện ở nhóm đàn ông trên 50 tuổi, đặc thù là tuyến tiền liệt bị sưng to. Theo nghiên cứu các nhà khoa học phát hiện thấy có một yếu tố làm tăng bệnh, đó là sự kích thích quá mức của các tế bào tiền liệt tuyến do testosterone và sản phẩm phụ của nó là dihydrotestosterone (DHT) gây ra. Dưỡng chất có trong hạt bí ngô hay còn gọi là dầu bí ngô, có khả năng làm giảm quá trình kích hoạt của hai hợp chất nói trên. Cơ chế trên hiện đang được khoa học nghiên cứu tiếp, người ta gọi những hợp chất hữu ích này là chất hỗ trợ, bao gồm ceratenoids, mỡ omega-3, kẽm…
Hạt bí ngô chữa bệnh
Tác dụng bảo vệ xương
Hạt bí ngô có chứa kẽm, có tác dụng làm tăng tỷ trọng khoáng chất cho xương, đặc biệt là đối với nhóm đàn ông trung niên. Một nghiên cứu công bố trên Tạp chí Y học dinh dưỡng CAN của Mỹ mới đây cho biết, sau khi nghiên cứu ở 400 người đàn ông từ 45-92 tuổi, các nhà khoa học đã phát hiện thấy nhóm người có khẩu phần ăn kẽm thấp thì mức độ gãy xương háng và cột sống rất cao, vì vậy hạt bí ngô là “ứng viên” rất tốt cho việc ngăn ngừa căn bệnh nói trên ở đàn ông.
Chống viêm trong bệnh thấp khớp
Qua nghiên cứu cho thấy, hạt bí ngô có chứa nhiều dưỡng chất có tác dụng tốt ở bệnh nhân thấp khớp, đặc biệt là có những chất giống như thuốc indomethacine, một loại kháng viêm none-steroid, nhưng nó lại không tạo ra các phản ứng phụ như indomethacine do không làm tăng mỡ xấu (lipid peroxide) trong lớp lót khuỷu gối, hiện tượng thường gặp ở những người thấp khớp dùng thuốc indomethacine.
Giàu các chất hữu ích
Đặc biệt là những nguồn dưỡng chất hữu ích như magie, manggan, photpho, sắt, đồng, protein và kẽm như đã đề cập. Theo đó, 1/4 bát nhỏ có chứa tới 46,1% dưỡng chất magie, 28,7% sắt, 52% manggan và 24% đồng cho nhu cầu cơ thể trong một ngày.
Tác dụng làm giảm cholesterol
Hợp chất có tên là phytosterol có trong cây trồng và trong bí ngô có cấu trúc tương tự như cholesterol và khi được cung cấp ở mức hợp lý thông qua ăn uống, nó sẽ có tác dụng tích cực làm giảm hàm lượng cholesterol trong máu (dân gian gọi là mỡ máu), tăng cường miễn dịch trong cơ thể và làm giảm nguy cơ mắc một số loại bệnh về ung thư. Phytosterol không chỉ có ở trong hạt bí mà còn có trong đậu nành, ngũ cốc, dầu dứa và một số loại quả khác. Riêng phytosterol có nguồn gốc từ các loại hạt được ví như “bơ” tự nhiên tốt nhất. Trung bình, cứ 100g hạt bí có tới 265mg phytosterol, còn ở lạc là 270 289mg/100g hạt.
Cách bảo quản và sử dụng hạt bí ngô

Hạt bí ngô thường được thu hoạch từ sản phẩm quả già đủ tuổi, nhất là vào mùa thu - đông. Hạt phơi khô, chứa vào bình kín để tránh ẩm và tránh mối mọt. Sản phẩm hạt phải trắng, phồng và có mùi thơm tự nhiên. Có thể bảo quản nơi kín gió hoặc trong tủ lạnh để dùng trong nhiều tháng. Nếu để rời bên ngoài có thể dùng 1-2 tháng sau khi thu hoạch. Trường hợp dùng hạt bí ngô tươi thì làm như sau: dùng tay bóc hết các loại hạt bí trong vỏ, dùng khăn tay mềm bọc hạt xoa để loại bỏ hết thịt dính bên ngoài, trải đều ra giấy phơi qua đêm. Sau đó cho vào chảo rang với nhiệt độ không quá 750C, thời gian từ 15-20 phút. Chú ý giữ lửa, quấy đều để hạt chín mà không bị cháy. Nên nhớ rang ở nhiệt độ nhỏ và lâu sẽ giữ được hàm lượng dầu hữu ích có trong hạt. Có thể ăn trực tiếp, dùng hạt làm xúp, nộm xa-lát, bổ sung thêm gia vị hành tỏi, dầu ô liu, chanh… cho dậy mùi. Hạt bí ngô không phải là thực phẩm gây dị ứng và không có chứa các chất gây bệnh như goitrogen, uxalates hoặc purine.


 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons