Thứ Bảy, 29 tháng 11, 2014

Lợi ích sức khỏe của trái kiwi

Trái kiwi có hai loại xanh và vàng, có giá trị dinh dưỡng rất cao. Hãy khám phá những lợi ích sức khỏe của trái kiwi trong bài viết dưới đây bạn nhé.

Trái kiwi - loại quả giàu dinh dưỡng
Theo đánh giá của các chuyên gia dinh dưỡng thế giới thì kiwi có rất nhiều chất dinh dưỡng như: Vitamin C, Vitamin E, Kali, các chất khoáng cần thiết cho cơ thể như canxi, magne, photpho,... và đặc biệt có chứa nhiều Lutein - một trong những chất đóng vai trò quan trọng nhất trong công cuộc chống oxy hóa.
Lợi ích sức khỏe của trái kiwi.
Lợi ích sức khỏe của trái kiwi.
Trái kiwi hỗ trợ quá trình tiêu hóa
Đối với những người có bệnh về đường ruột, đại tràng, bao tử thì kiwi là một liều thuốc thiên nhiên kỳ diệu góp sức vào chức năng tiêu hóa của cơ thể, tăng cường chức năng của dạ dày và giúp làm giảm táo bón.
Ăn kiwi tốt cho quá trình lưu thông máu
Trái kiwi làm giảm đáng kể sự tích tụ các tiểu huyết cầu - phản ứng lại việc phóng thích ra collagen trong máu, giúp làm giảm tỉ lệ máu bị đóng cục, làm cho khí huyết lưu thông, tránh được bệnh tai biến mạch máu não và các bệnh về tim mạch. Đây cũnglà một loại trái cây giàu chất chống oxy hóa và đóng vai trò tiềm năng trong việc phòng ngừa các bệnh về tim mạch.
Trái kiwi tốt cho hệ hô hấp
Trái kiwi đã được chứng minh mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của hệ hô hấp. Một cuộc nghiên cứu được thực hiện trên trẻ em tại Ý thừa nhận, những đứa trẻ ăn càng nhiều trái kiwi, chúng càng ít có khả năng bị các vấn đề về sức khỏe liên quan đến hệ hô hấp như ho, thở nông và khò khè.
Trái kiwi giúp loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể
Hàm lượng chất xơ trong kiwi có tác dụng loại độc tố ra khỏi hệ thống đường ruột.
Trái kiwi thích hợp cho những bệnh nhân tiểu đường
Với hàm lượng thấp glycemic, kiwi không làm tăng lượng đường trong máu một cách đột ngột. Hàm lượng glycemic phù hợp trong loại trái cây này luôn an toàn cho bệnh nhân tiểu đường.
Trái kiwi là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho da
Nguồn vitamin E trong kiwi được biết đến như chất chống oxy hóa, có tác dụng bảo vệ da khỏi tình trạng thoái hóa.

Theo Phương Vũ - Gia đình Việt Nam

Hoắc hương trị bệnh đường tiêu hóa

Đông y cho rằng hoắc hương có vị cay, mùi thơm hắc, tính hơi ấm, có tác dụng làm mạnh dạ dày - ruột, giúp tiêu hóa tốt, hành khí, giảm đau

Hoắc hương trị bệnh đường tiêu hóa

Hoắc hương còn gọi là hợp hương, tô hợp hương, linh lung hoắc khử bệnh, thổ hoắc hương, quảng hoắc hương. Tên khoa học Pogostemon cablin (Blanco) Blanco., họ bạc hà (Lamiaceae).
Là loại cây thảo sống lâu năm, cao 30 - 60 cm. Thân hình trụ vuông, phân nhiều cành, cành hơi cong, dài 30 - 60 cm, đường kính 2 - 7mm, có lông tơ... Mùa hoa quả tháng 5 - 6; nhưng ít gặp cây có hoa.
Đông y cho rằng hoắc hương có vị cay, mùi thơm hắc, tính hơi ấm, có tác dụng làm mạnh dạ dày - ruột, giúptiêu hóa tốt, hành khí, giảm đau. Lá có tác dụng hạ nhiệt thường dùng chữa cảm mạo trúng nắng, nhức đầu, sổ mũi, đau mình, ợ khan, hôi miệng…Bộ phận dùng làm thuốc là phần trên mặt đất (Herba Pogostemonis).
Dưới đây là vài cách trị bệnh từ thuốc hoắc hương:
Trị viêm trường vị cấp tính thuộc hàn thấp: Hoắc hương, bán hạ (chế), mỗi thứ 12g, thương truật, trần bì, mỗi thứ 8g. Sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị đầy tức bụng và vùng vị quản, nôn mửa không muốn ăn: Hoắc hương diệp 12g, trần bì 6g, đảng sâm 12g, bán hạ 6g, xích phục linh 12g, thương truật 12g, hậu phác 12g, cam thảo 4g, sinh khương 3 lát. Sắc uống nóng (Hoắc hương ẩm - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Chữa tiêu chảy do ăn đồ sống lạnh: Hoắc hương 12g, cát căn 12g; nụ sim, đậu ván trắng; sa nhân, mộc hương mỗi vị 8g; cam thảo 4g; gừng nướng 3 lát. Tất cả sắc với 500ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày. Dùng liền 3 ngày
Trị thương thử vào mùa hè thu, ngực tức, chóng mặt, muốn nôn, trong miệng nhớt dẻo, không muốn ăn uống: Hoắc hương, bội lan, mỗi thứ 12g. Sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Chữa phụ nữ có mang, nôn oẹ, ăn uống ít: Hoắc hương, cam thảo mỗi vị 8g, hương phụ 40g; tán nhỏ uống với nước sôi có thêm ít muối.
Trị thai động không yên, khí không lên xuống, nôn ra nước chua: Hương phụ, hoắc hương, cam thảo mỗi vị 8g, tán bột. Mỗi lần dùng 4g, thêm ít muối vào, uống với nước sôi (Thánh Huệ phương).
Trị ho, hàn thấp trở trệ bên trong, vị khí mất chức năng giáng xuống, bụng đầy tức, ăn ít, nôn mửa: Hoắc hương diệp 12g, bán hạ (chế) 12g, đinh hương 2g, trần bì 12g, sắc uống (Hoắc Hương Bán Hạ Thang - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị mũi viêm mạn tính: Dùng hoắc hương 160g, tán bột, trộn mật heo làm viên. Mỗi lần uống 4g với nước, ngày 2 lần, liên tục 2-4 tuần (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Chữa ăn uống không tiêu, sôi bụng: Hoắc hương 12g, thạch xương bồ 12g, hoa cây đại 12g, vỏ bưởi đào sao cháy 6g. Tất cả tán thành bột, trộn đều uống trước bữa ăn nửa giờ, mỗi lần 2g với nước chè nóng, ngày uống 3 lần.
Chữa cảm mạo, sốt ăn không tiêu, đau bụng (Bài Hoắc hương chính khí): Hoắc hương 12g, tô diệp 10g, thương truật 8g, cam thảo 3g, trần bì 5g, đại táo 4 quả, hậu phác 3g, phục linh 8g. Tất cả tán bột đều chia thành từng gói 8 - 10g. Người lớn uống mỗi lần 1 gói, ngày 2 - 5 lần. Trẻ em dưới 1 tuổi không nên dùng, từ 2 - 3 tuổi mỗi lần uống 1/4 gói, từ 4 - 7 tuổi mỗi lần uống 1/3 gói. Từ 8 - 10 tuổi mỗi lần 1/2 gói.
Trị miệng hôi: Sắc lấy nước hoắc hương súc miệng thường xuyên (Trích Huyền phương).
Trị hoắc loạn: Hoắc hương, súc sa mật, sao diêm [muối rang] (Trung Quốc Dược học Đại Từ Điển).
Trị hoắc loạn, thổ tả: Hoắc hương, nhân sâm, quật bì, mộc qua, phục linh, súc sa mật (Trung Quốc Dược học Đại Từ Điển).
Trị trúng phải khí ác, đau bụng như thắt: Hoắc hương, mộc hương, trầm thủy hương, nhũ hương, súc sa mật (Trung Quốc Dược học Đại Từ Điển).
Kiêng kỵ: Cơ thể háo nhược, thiếu máu, huyết áp cao, ngủ kém, đại tiện khó, tiểu tiện ít, vàng đỏ, không nên dùng.

Theo BS Hoàng Tuấn Long - Nông nghiệp Việt Nam

Hừng hực với sùng đất - viagra tự nhiên đất Quảng

Không chỉ sở hữu hương vị đậm đà, sùng đất còn được người dân Cơ Tu, tây Quảng Nam xem như bí kíp cường dương hữu hiệu.


Theo Hải Yến - Kiến thức

Bí ngô chống nhiễm trùng cực tốt

Bí ngô là thực phẩm quen thuộc đối với các bà nội trợ. Ngoài hương vị thơm ngon, bí ngô còn có tác dụng tăng cường miễn dịch.

Bí ngô chống nhiễm trùng cực tốt

Vitamin A
Một chén bí ngô cung cấp cho cơ thể lượng vitamin A dồi dào. Vitamin A vốn được biết là rất tốt cho thị lực, nghiên cứu cũng cho thấy rằng vitamin A và vitamin D còn có vai trò quan trọng trong việc tăng cường hệ miễn dịch, phòng ngừa cảm lạnh và cúm.
Giàu chất xơ
Bí ngô chứa nhiều chất xơ có thể đáp ứng 25% nhu cầu hàng ngày của cơ thể. Nghiên cứu vào năm 2010 chỉ ra rằng chất xơ trong bí ngô có tác dụng tăng cường miễn dịch, giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng.
Acid folic
Acid folic là một vitamin nhóm B rất cần thiết cho sức khỏe hệ miễn dịch. Nghiên cứu cho thấy thiếu hụt acid folic có thể ảnh hưởng tới hệ miễn dịch. Bí ngô nằm trong nhóm thực phẩm giàu acid folic.  
Riboflavin
Riboflavin có trong bí ngô giúp duy trì chức năng miễn dịch. Bạn có thể dùng bí ngô làm món ăn nhẹ hoặc làm nguyên liệu cho món chính để củng cố hệ miễn dịch.

Theo An ninh thủ đô

Đu đủ - "Thuốc quý" bảo vệ tim mạch

Không chỉ có tác dụng bảo vệ tim mạch, đu đủ còn giúp tăng cường sức đề kháng, chống viêm nhiễm, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp.

Đu đủ - "Thuốc quý" bảo vệ tim mạch

Vì đu đủ có chứa nhiều chất chống oxy hóa như vitamin C, E và A.
Các dưỡng chất này có tác dụng ngăn ngừa quá trình oxy hóa cholesterol, hạn chế các mảng tiểu cầu do quá trình oxy hóa cholesterol tạo ra bám vào thành mạch máu, gây tắc nghẽn mạch và làm máu không lưu thông được.
Vitamin E và C của đu đủ kết hợp tạo ra hợp chất có có thể ức chế quá trình oxy hóa.
Đu đủ còn là loại quả giàu chất xơ nên có tác dụng làm giảm mỡ máu (cholessterol), riêng acid folic có trong đu đủ có tác dụng làm chuyển hóa homocysteine thành acid amino.
Nếu không được chuyển hóa thì homocysteine có thể gây phá hủy trực tiếp các mạch máu, thậm chí nếu cao, có thể gây bệnh đau tim hoặc đột quỵ.
Tăng cường sức đề kháng: Vitamin C và A do đu đủ cung cấp cho cơ thể sẽ giúp hệ miễn dịch làm việc tốt hơn, nhất là nguy cơ phòng chống các loại bệnh thường xuất hiện khi giao mùa như: cảm, cúm, viêm tai...
Tăng cường cho hệ tiêu hóa: Chất xơ có trong đu đủ có thể “thu gom” các độc tố gây bệnh trong kết tràng và bảo vệ tế bào khỏe mạnh trước nguy cơ bị nhiễm bệnh.
Ngoài ra, trong đu đủ còn có chứa các dưỡng chất như: có tác dụng giảm thiểu bệnh ung thư kết tràng.
Vì vậy, tăng cường ăn đu đủ cũng là biện pháp phòng ngừa ung thư kết tràng rất tốt cho mọi người.
Thuốc chống viêm nhiễm: Trong đu đủ có chứa hợp chất có tác dụng làm giảm quá trình viêm nhiễm và làm lành các chấn thương.
Ngoài ra, đu đủ còn có chứa nhiều vitamin C, E và betacarotene nên có tác dụng phòng ngừa viêm nhiễm ở mức cao nhất, bởi vậy những người bị bệnh hen suyễn, thấp khớp thường được bác sĩ kê đơn cho dùng các dưỡng chất nói trên.
Giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp: Vitamin C có trong thực phẩm, đặc biệt là trong đu đủ lại có tác dụng bảo vệ cơ thể trước nguy cơ mắc bệnh polyarthiritis, một dạng bệnh viêm khớp dạng thấp.
Tăng cường chức năng phổi: Những người nghiện hút thuốc lá hoặc phải sống trong môi trường có khói thuốc (hút thuốc thụ động) thì nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin A, trong đó có đu đủ.
Tốt cho mắt: Đu đủ giàu beta carotene và vitamin A, tốt cho mắt, đồng thời ngăn chặn chứng thoái hóa điểm vàng, đặc biệt là đối với người có tuổi.
Nếu bạn không muốn một ngày nào đó mắt mình kèm nhèm thì hãy tăng cường ăn đu đủ ngay từ bây giờ, nó sẽ chăm sóc tốt cho đôi mắt của bạn.
Ngăn ngừa đông máu: Nếu bạn dùng thuốc tránh thai và hút thuốc thì sẽ tăng nguy cơ các cục máu đông hình thành trong động mạch.
Để ngăn chặn chứng bệnh này, bỏ hút thuốc là việc đầu tiên bạn phải làm, mặt khác hãy ăn thêm nhiều đu đủ bởi nó có chứa fibrin (một loại enzyme được tìm thấy trong đu đủ) có thể giúp ngăn ngừa các cục máu đông.
Giảm stress: Đu đủ chứa nhiều vitamin C có lợi cho cơ thể, rất hiệu quả trong việc kiểm soát các hormone gây stress.
Vì vậy, sau một ngày làm việc mệt mỏi, nhâm nhi một cốc đu đủ là ý tưởng tuyệt vời để vừa có món ngon, vừa giúp bạn thư giãn, xả stress.

Theo B.T - Lao động

Nhớ lâu nhờ quả óc chó

Có một chế độ ăn uống giàu quả óc chó mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer (một dạng bệnh mất trí nhớ).

Quả óc chó chứa nhiều chất chống ô xy hóa giúp bảo vệ não - Ảnh: Reuters Quả óc chó chứa nhiều chất chống ô xy hóa giúp bảo vệ não - Ảnh: Reuters
“Nghiên cứu của chúng tôi bổ sung thêm bằng chứng cho thấy tác dụng bảo vệ chức năng nhận thức của quả óc chó”, trưởng nhóm nghiên cứu Abha Chauhan thuộc Viện Nghiên cứu bang New York (Mỹ) cho biết.
Nhóm nghiên cứu kiểm tra tác động của việc bổ sung quả óc chó trong chế độ ăn uống trên loài chuột, tương đương 28,3 gr và 42,5 gr óc chó mỗi ngày.
Các nhà khoa học nhận thấy ở chuột bổ sung quả óc chó, kỹ năng học tập, ghi nhớ, khả năng phát triển vận động cải thiện đáng kể. Những con chuột này cũng giảm đáng kể sự lo âu.
Hàm lượng cao chất chống ô xy hóa có trong quả óc chó có thể góp phần bảo vệ não chuột khỏi nguy cơ bị suy thoái vốn thường thấy ở bệnh nhân Alzheimer, các nhà nghiên cứu khẳng định.
“Những phát hiện này là rất hứa hẹn và có thể giúp đặt nền tảng cho các nghiên cứu trong tương lai về công dụng ngừa bệnh Alzheimer của quả óc chó đối với con người”, chuyên gia Chauhan nói thêm.
Nghiên cứu được công bố trên chuyên san Journal of Alzheimer's Disease.


Theo Huỳnh Thiềm - Thanh niên

Cẩn thận hiếm muộn vì cao ích mẫu

Vì cao ích mẫu là thuốc điều hòa kinh nguyệt nên nhiều chị em cho rằng kinh không đều thì đều có thể dùng. Thực chất có những trường hợp, ích mẫu không có tác dụng mà còn gây hại.

Rong kinh hơn vì ích mẫu
Chị M.T. ở đường số 7, Q.2, Tp.HCM thường bị kinh nguyệt kéo dài từ 7-12 ngày, có tháng lên tới 15 ngày, máu kinh ra nhiều và chu kỳ không đều. Mỗi lần đến kỳ kinh là người chị xanh rớt, mệt mỏi, hay ngáp và sụt cân, da khô. Nghe nhiều người mách, chị mua cao ích mẫu về uống. Mỗi ngày chị uống 2 thìa cao ích mẫu (cao nguyên chất do người thân tự nấu, không chế thành thành dạng viên) nhưng tình hình vẫn không giảm.
Tháng vừa rồi, kinh nguyệt của chị kéo dài đến 20 ngày chưa dứt, mỗi lần ra rất nhiều khiến chị T. muốn ngất xỉu. Lo lắng nên chị đi khám. Bác sĩ kết luận chị bị rối loạn nội tiết tố và kê thuốc nội tiết. Chị liền hỏi “Vậy em có thể dùng cao ích mẫu được không?”. Nghe xong, bác sĩ xua tay ngay và tỏ ra không vui: “Ích mẫu hoạt huyết càng làm máu ra nhiều, em càng uống càng bị rong kinh, sao có thể tùy tiện như vậy chứ”. Lúc này chị mới biết ích mẫu giúp điều kinh nhưng không phải cho mọi đối tượng.
Có thể dùng ích mẫu phá thai?
Vì nghĩ là chúng giúp điều kinh và có thể làm sảy thai nên nhiều người còn nghĩ chúng giúp phá thai an toàn ở giai đoạn sớm. 

Thực chất dùng cao ích mẫu để phá thai sẽ dẫn đến nguy cơ chảy máu, khi dùng liều cao kéo dài có thể dẫn đến băng huyết, không cầm được máu gây nguy hiểm đến tính mạng. Dùng ích mẫu phá thai chỉ là tin đồn và là cách làm liều lĩnh.
Nhiều phương tiện truyền thông đại chúng vẫn đang quảng cáo cao ích mẫu trị chứng rối loạn kinh nguyệt nên rất nhiều chị em nghĩ rằng cứ có kinh không đều thì đều dùng được cao ích mẫu.
 PGS.TS. Phùng Hòa Bình, Trưởng Bộ môn Dược học cổ truyền, Đại học Dược Hà Nội cho rằng: Nói cao ích mẫu trị chứng rối loạn kinh nguyệt là một cách nói chung chung nên nhiều người hiểu lầm. 
Ví dụ vòng kinh khoảng 5 ngày hay 50 mới có kinh đều gọi là rối loạn kinh nguyệt. Nhưng trong trường hợp cứ 5-7 ngày lại có kinh thì không cần dùng cao ích mẫu. Đặc biệt ích mẫu không nên dùng cho các trường hợp băng huyết, rong huyết. Nguyên nhân là ích mẫu hoạt huyết nên khi đang chảy máu mà dùng ích mẫu thì làm chảy máu tăng lên. 
Những người kém đông máu mà uống ích mẫu sẽ tăng nguy cơ chảy máu, gây bất lợi cho sức khỏe và có thể xảy ra những biến chứng khó dự đoán. Những trường hợp rong kinh nhưng do cường estrogen thì ích mẫu càng không có tác dụng.
Ích mẫu chỉ nên dùng cho những trường hợp bế kinh (lâu mới có kinh), vô kinh (không có kinh), thống kinh (đau bụng khi có kinh) và nên dùng theo chỉ định cụ thể của bác sỹ.
Dùng nhiều gây mệt mỏi
Mặc dù có nguồn gốc thảo dược nhưng ích mẫu cũng cần được dùng theo liều lượng nhất định. TS. Phùng Hòa Bình cho hay ích mẫu an toàn ở liều điều trị 6-30g/ngày và liều thường dùng 6-12g/ngày. Khi sử dụng quá liều sẽ gây cảm giác mệt mỏi, tăng tiết mồ hôi, tăng cường nhạy cảm đau, tức ngực, khó thở, suy nhược.
Việc dùng quá liều cũng gây kích thích cơ quan tiêu hóa làm tiêu chảy hoặc kích ứng dạ dày. Trên cơ quan sinh dục, liều ích mẫu quá cao có thể làm chảy máu tử cung. Với những chị em có tiền sử hạ huyết áp thì càng phải đặc biệt cẩn trọng khi dùng bởi ích mẫu có tác dụng hạ huyết áp.
Cẩn thận hiếm muộn
Trên nhiều diễn đàn như webtretho, lamchame… đang có nhiều thông tin trái chiều nhau. Một luồng thông tin cho rằng dùng cao ích mẫu khi có thai sẽ làm sảy thai, nhưng một số người khác cho rằng uống ích mẫu giúp trứng rụng đều và hỗ trợ việc mang thai. 
Theo BS Bình thì ích mẫu không tốt cho những người đang muốn sinh con. Thử nghiệm trên chuột cho thấy: Những con chuột uống nước sắc ích mẫu với liều 15-17,5g/1 sau 2-4 ngày các con chuột tham gia thử nghiệm đều bị sảy thai. Vì vậy phụ nữ mang thai không nên dùng ích mẫu và các chế phẩm của nó.
Thử nghiệm trên súc vật còn cho thấy ích mẫu có tác dụng ngừa thai. Do đó, những người hiếm muộn thì thận trọng và không nên dùng. Nếu vì vòng kinh không đều khiến khó có con, bạn nên đến khám bác sĩ để điều trị bằng phương pháp khác chứ không nên trông chờ vào cao ích mẫu.

Theo Sức khỏe gia đình

Tía tô - dược liệu vàng trị bách bệnh

Theo y học cổ truyền tía tô còn là một vị thuốc chữa bệnh và phòng bệnh tuyệt vời mà có thể bạn chưa biết.

Tía tô thường được coi là một thứ rau thơm trong nhiều món ăn quen thuộc của người Việt như, bún chả, cháo trứng, chuối nấu ốc… Theo y học cổ truyền tía tô còn là một vị thuốc chữa bệnh và phòng bệnh tuyệt vời mà có thể bạn chưa biết.
Tía tô - dược liệu vàng trị bách bệnh
Tía tô - dược liệu vàng trị bách bệnh.
Tía tô là vị thuốc được đông phương y dược xếp vào loại giải biểu (làm cho ra mồ hôi) thuốc nhóm phát tán phong hàn (nhóm do lạnh gây bệnh) cần chữa bằng cách cho ra mồ hôi, khỏi sốt.
Tía tô còn có các tên như é tía, tử tô, xích tô (gọi là tử, xích tía vì cây có màu tím). Không nhầm với tía tô tử là hạt của cây tử tô (thận trọng khi viết hai tên này là của 2 vị thuốc không hoàn toàn giống nhau đều cùng lấy từ một cây)
Tía tô có tính ấm, vị cay, vào 3 kinh phế - tâm - tỳ, không độc. Lá dùng làm gia vị rất phổ biến đồng thời là vị thuốc rất hay dùng để trừ cảm mạo. Hạt làm trà uống và thuốc hạ khí, cành làm thuốc an thai. Trường hợp không có thì dùng thay thế cho nhau cũng được.
Giải cảm phong hàn
Trường hợp cảm mạo phong hàn sốt gai rét, đau đầu, ngực đầy tức dùng bài Hương tô tán (lá Tía tô 8g, Hương phụ 8g, Trần bì 6g, Cam thảo 4g, cho thêm Gừng tươi 2 lát sắc nước uống) có thể xông lúc thuốc đang nóng tác dụng làm ra mồ hôi tốt.
Tiêu đờm giảm ho
Trường hợp ho do ngoại cảm phong hàn dùng bài: Tam tử dương thân thang (Tô tử 6-12g, La bạc tử 8-12g, Bạch giới tử 6-8g) gia vị (thường kèm theo thuốc thanh nhiệt hoặc nhuận phế), chữa các chứng bệnh viêm đường hô hấp trên, viêm phế quản cấp mạn ho nhiều đờm.
Lý khí an thai
Trường hợp phụ nữ có động đau bụng, Đau lưng ngực, buồn nôn dùng bài Tử tô ẩm (Tô ngạnh 8g, Đương qui 12g, Bạch thược 12g, Xuyên khung 8g, Đảng sâm 12g, Trần bì 8g, Đại phúc bì 8g, Cam thảo 4g, Sinh khương 8g, sắc nước uống.
Kiện vị cầm nôn
Trường hợp nôn ọe, ăn không tiêu, đầy bụng kèm nôn (dạng hư hàn) dùng nước sắc lá tía tô uống với viên Hương sa lục quân 6-8g có tác dụng cầm nôn, hết đầy bụng. Trường hợp nôn thai nghén dùng nước sắc Tô ngạnh uống tốt.
Giải độc cua cá
Giã lá tía tô vắt nước uống, hoặc nước sắc lá khô 10g uống lúc nóng. Thường ngày ăn ốc cua hoặc gỏi cá nên kèm ăn rau sống có lá Tía tô. Bài thuốc Tử tô giải độc thang gồm Lá tía tô 10g, Gừng tươi 8g, sinh Cam thảo nước 600ml, sắc còn 200ml uống nóng chia 3 lần trong ngày.
Chữa các chứng chảy máu do ho, nôn, tiêu chảy
Lấy nhiều lá tía tô cho vào nồi đun gạn bỏ bã, cô đặc thành cao. Lấy một ít đậu đỏ rang vàng, tán nhỏ trộn với cao trên rồi viên thành từng hạt nhỏ để uống, mỗi lần 50 viên. Thuốc này sẽ hạn chế được phần nào sự chảy máu.
AloBacsi.vn
Theo Thanh Lê - Khỏe và Đẹp

Quả sung ngăn ngừa ung thư

Quả sung được sử dụng như một phương thuốc điều trị chứng rối loạn tình dục, táo bón, viêm phế quản và hen suyễn….

Sung là loại trái cây theo mùa, thành viên trong gia đình họ dâu tằm. Lợi ích của quả sung đến từ các khoáng chất, vitamin và chất xơ có trong quả. Sung chứa các dưỡng chất mạnh có lợi chosức khỏe, bao gồm vitamin A, vitamin B1, vitamin B2, canxi, sắt, phốt pho, mangan, natri, kali và clo.
Ngăn ngừa táo bón
Có khoảng 5 gram chất xơ trong mỗi phần ăn gồm 3 quả sung. Vì vậy quả sung không chỉ giúp ngăn ngừa táo bón mà còn loại bỏ tiêu chảy, nhu động ruột không khỏe hay hoạt động thất thường.
Giảm cân
Chất xơ có trong sung cũng giúp giảm cân và là sự lựa chọn tốt cho những người béo phì. Tuy nhiên, hàm lượng calo cao có trong sung cũng có thể làm tăng cân, đặc biệt là khi sử dụng cùng với sữa. Một ít sung là đủ lượng dinh dưỡng yêu cầu, bởi vậykhông nênlạm dụng nó
Ngăn ngừa một số loại ung thư
Sung chứa pectin, một loại chất xơ hòa tan. Khi chất xơ đi qua hệ tiêu hóa, về cơ bản nó lau dọn các cholesterol dư thừa và mang chúng đến hệ bài điết để loại bỏ ra khỏi cơ thể.
Pectin là một chất xơ hòa tan có trong sung giúp kích thích nhu động ruột khỏe mạnh. Sung có thể có tác dụng nhuận tràng, chúng là một trong những loại trái cây nhiều chất xơ tự nhiên nhất. Hàm lượng chất xơ cao trong sung có thể mang lại lợi ích cho sức khỏe tổng thể của bạn nhờ ngăn cản một số loại ung thư vùng bụng cũng như ung thư ruột kết.
Ngăn ngừa bệnh mạch vành
Sung khô có chứa phenol, omega-3 và omega-6. Các axit béo này giảm nguy cơ mắc bệnh mạch vành. Hơn thế nữa, lá sung còn có tác động đáng kể tới chất béo trung tính có trong hệ thống cơ thể.
Lá sung có tác dụng ức chế tác động của chất béo trung tính, giảm số lượng chất béo này trong cơ thể. Chất béo trung tính là một nguyên nhân chính khác của các bệnh về tim.
Quả ung giúp ngăn chặn ung thư hiệu quả
Quả ung giúp ngăn ngừa ung thư hiệu quả
Ngăn ngừa ung thư ruột kết
Chất xơ có trong sung giúp kích thích việc loại bỏ các gốc tự do và các chất gây ung thư khác, đặc biệt là trong ruột kết, bởi vậy chất xơ tăng sự chuyển động khỏe mạnh của ruột.
Ngăn ngừa ung thư vú hậu mãn kinh
Chất xơ có trong quả sung được biết đến với tác dụng bảo vệ chống lại ung thư vú, và sau khi mãn kinh, cân bằng nội tiết tố ở phụ nữ có thể thường xuyên biến động.
Các hệ thống trong cơ thể liên kết chặt chẽ với nhau, các kích thích tố ảnh hưởng tới hệ miễn dịch có thể có ảnh hưởng tới khả năng chống lại các gốc tự do của các chất chống oxy hóa. Các gốc tự do là nguyên nhân chính trong phát triển bệnh ung thư, bởi vậy sung nhờ vào việc cung cấp chất xơ mạnh mẽ, có thể chăm sóc hệ thống cơ thể.
Tốt cho bệnh nhân tiểu đường
Hiệp hội tiểu đường Mỹ khuyến cáo quả sung có lượng chất xơ cao có thể thúc đẩy chức năng kiểm soát bệnh tiểu đường. Lá sung giảm một lượng insulin đáng kể, cần thiết cho các bệnh nhân tiểu đường, những người thường xuyên phải đi tiêm insulin.
Sung giàu kali, giúp điều chỉnh lượng đường được hấp thụ vào cơ thể sau bữa ăn. Hàm lượng lớn kali có thể đảm bảo việc giảm và đột biến lượng đường trong máu ít xảy ra thường xuyên hơn, bởi vậy sung có thể giúp các bệnh nhân tiểu đường sống một cuộc sống bình thường hơn.
Ngăn ngừa tăng huyết áp
Mọi người thường sử dụng natri dưới dạng muối ăn, nhưng ít kali và hàm lượng natri nhiều có thể dẫn tới tăng huyết áp. Sung giàu kali và ít natri, bởi vậy chúng là món ăn hoàn hảo để chống lại sự xuất hiện cũng như tác động của tăng huyết áp.
Viêm phế quản
Các hóa chất tự nhiên có trong lá sung khiến nó trở thành thành phần lý tưởng trong trà. Trà lá sung đã phổ biến được chỉ định dùng cho các trường hợp mắc bệnh về đường hô hấp như viêm phế quản. Nó cũng được sử dụng như một cách để ngăn ngừa và giảm các triệu chứng của bệnh hen suyễn.
Bệnh hoa liễu
Sung từ xa xưa đã được sử dụng tại Ấn Độ và một số vùng khác trên thế giới như một loại thuốc mỡ làm dịu các bệnh hoa liễu. Ăn hoặc bôi tại chỗ đều có thể có hiệu quả trong việc cứu trợ các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, mặc dù cần có những nghiên cứu sâu hơn về những triệu chứng và bệnh cụ thể mà sung có thể chữa trị.
Rối loạn chức năng tình dục
Trong nhiều thế kỷ, sung đã được sử dụng như một cách để khắc phục rối loạn chức năng tình dục như vô sinh, sức chịu đựng, hay rối loạn chức năng cương dương. Đây là một phần chủ yếu của thần thoại và văn hóa, và nó được xem là một loại thuốc giúp kích thích sinh sản mạnh mẽ, bổ sung tình dục.
Số lượng lớn các vitamin và khoáng chất có giá trị chứa trong sung có thể thúc đẩy năng lượng và sức chịu đựng. Ngâm 2-3 trái sung trong sữa để qua đêm và ăn vào buổi sáng để tăng cường khả năng tình dục của bạn.
Tăng cường hệ thống xương
Sung giàu canxi, một trong những thành phần quan trọng nhất để tăng cường xương và giảm nguy cơ loãng xương. Sung cũng giàu phốt pho, thúc đẩy hình thành và tái sinh xương khi có bất cứ tổn thương hay suy thoái nào từ xương.
Mất canxi trong nước tiểu
Những người có chế độ ăn nhiều natri có thể dẫn tới gia tăng tình trạng mất canxi trong nước tiểu. Hàm lượng kali cao có trong sung giúp tránh và điều chỉnh hàm lượng các chất thải trong nước tiểu. Nó giảm thiểu lượng canxi bạn có thể mất, đồng thời tăng lượng axit uric và các độc tố có hại khác ra khỏi cơ thể bạn.
Ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng
Mất thị lực ở người già thường do thoái hóa điểm vàng. Trái cây và quả sung đặc biệt tốt trong việc giúp bạn tránh khỏi các triệu chứng thông thường của lão hóa.
Giảm đau họng
Sự nhẹ nhàng của sung và nước trái cây tự nhiên từ chúng có thể giảm đau và căng thẳng trên các dây thanh âm trong cổ họng. Sung khá hữu ích trong điều trị nhiều chứng rối loạn hô hấp khác nhau như ho, hen suyễn.
AloBacsi.vnTheo ND - Đất Việt

Thần dược râu ngô: Chữa sỏi đường tiết niệu

Râu ngô là loại dễ kiếm, dễ bảo quản, dễ sử dụng và đặc biệt là mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe con người.

Nhiều người thuờng đi mua những loại thuốc phối hợp các loại vitamin chống oxy hoá khá đắt tiền để làm thuốc bổ nâng cao thể trạng, tăng cuờng sinh lực, chống lão hoá.
Nhưng có một loại thuốc tự nhiên bao gồm nhiều loại vitamin cần thiết cho cơ thể, giúp kéo dài tuổi thanh xuân, không độc hại mà lại rẻ tiền. Ðó chính là râu ngô.
Có thể nói râu ngô chính là một loại thuốc hỗn hợp của nhiều vitamin và các vi chất ở dạng tự nhiên cần thiết cho cơ thể chống oxy hoá tốt hơn bất cứ một loại thuốc bổ nào.
Râu ngô mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe con người
Râu ngô mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe con người

Chữa sỏi đường tiết niệu

Bạn hãy hãm hoặc sắc nước râu ngô uống hàng ngày, có thể dùng nước ngay sau khi luộc bắp ngô để uống cũng phát huy tác dụng rất tốt. Cũng có thể phối hợp với các vị thuốc lợi tiểu khác như rễ tranh, rễ sậy, kim tiền thảo,… để tăng cường hiệu quả tác dụng. Ðối với trường hợp đã bị bệnh sỏi thận hoặc tiết niệu thì có thể làm thuốc điều trị từ râu ngô như sau :
+ Cho 10 gam râu ngô vào 200 ml nuớc sôi, đun cách thủy 30 phút lấy nước hãm.
+ Nếu làm nuớc sắc râu ngô thì lấy 10 gam râu ngô cho vào 300 ml nước rồi đun sôi nhỏ lửa trong 30 phút
Nước hãm , nước sắc râu ngô dùng mỗi lần từ 20 - 60 ml trước các bữa ăn 3 - 4 giờ.
Hạ huyết áp
Râu ngô có công dụng hạ huyết áp đối với người, chó, mèo, thỏ... Cơ chế hạ huyết áp chủ yếu là kết quả của việc mở rộng mạch máu ngoại vi. Với lượng râu ngô nhỏ sẽ không ảnh hưởng đến tim mạch, tuy nhiên nếu lượng râu ngô lớn dễ khiến tim đập nhanh, nhịp tim yếu.
Lợi mật, cầm máu
Thuốc pha chế từ râu ngô có thể làm tăng bài tiết mật, giảm độ nhớt của mật, giảm hàm lượng sắc tố mật…, vì vậy nó đã trở thành loại thuốc lợi mật, chống lại các bệnh viêm túi mật mãn tính, viêm đường mật…
Râu ngô còn giúp làm nhanh quá trình máu đông, làm tăng số lượng tiểu cầu, trở thành loại thuốc cầm máu, thuốc lợi tiểu dùng cho các bệnh nhân mắc bệnh sỏi thận hay sỏi bàng quang và niệu quản.
Ho ra máu
Râu ngô 50g, đường phèn 50g, cho vào nấu canh. Mỗi ngày 1 liều, uống 2 lần sáng, tối. 5 ngày 1 liệu trình.
Trị bệnh tiểu đường
Mỗi ngày dùng 40 - 50g râu ngô sắc lấy nước uống. Có thể phối hợp thêm với các vị thuốc khác: Mạch môn, thiên môn, cỏ ngọt, tri mẫu… hiệu quả sẽ tốt hơn.
Giảm cân
Đối với râu ngô tươi, bạn có thể dùng khoảng 10-20 gram đun sôi với khoảng 200-300 ml nước uống trong một ngày. Với cách đun này bạn có thể cho thêm mía hoặc lá dứa vào để tạo mù thơm và tăng hiệu quả.
Đối với râu ngô đã khô, bạn có thể áp dụng cách pha hãm như hãm trà thường ngày, dùng nước râu ngô để uống thay trà. Dùng nước sôi tráng qua bình trà, cho lượng râu ngô vừa phải (mỗi ngày không được uống quá 20g râu ngô) vào bình, cho một lượng nước sôi đủ ngập râu ngô rồi chắt bỏ lượng nước đó. Châm nước sôi vào đầy bình trở lại, ngâm khoảng 10 phút thì có thể sử dụng.
AloBacsi.vnTheo ND - Đất Việt

Công dụng chữa bệnh của hạt đậu

Đậu là nhóm thực phẩm rẻ tiền lại chứa nhiều lợi ích sức khỏe. Kết quả của nhiều công trình nghiên cứu chứng minh rằng, đậu có thành phần phong phú và tác dụng bảo vệ sức khỏe đa dạng.

Hạt đậu - thực phẩm chứa nhiều lợi ích
Chỉ có chưa đến 2% chất béo gây hại cho cơ thể có trong 100g đậu, trong khi 100g thịt bò thì có đến gần 20g chất béo với 15% là chất làm xơ vữa mạch máu.
Chưa kể đến các loại acid amin cần thiết cho tiến trình kiến tạo trong cơ thể con người cũng như nhiều loại sinh tố và khoáng tố, đậu sở dĩ là thuốc tốt vì chứa nhiều hoạt chất sinh học có tác dụng phòng ngừa ung thư.
Công dụng chữa bệnh của hạt đậu.Công dụng chữa bệnh của hạt đậu
Theo BS Cohen của hội dinh dưỡng ở CHLB Đức, nhờ có nhiều hợp chất (như isoflavon, saponine…) nên đậu vừa ngăn cản sự tăng trưởng của ung bướu, vừa giúp thực bào nhận diện tế bào ung thư.
Theo Geil, chuyên gia dinh dưỡng nổi tiếng ở Đức, có thể giảm đến 30% lượng cholesterol trong máu mà không cần dùng thuốc nếu chịu khó mỗi ngày ăn 250g đậu nấu chín, loại nào cũng được, trong vòng 6 tuần lễ. 
Khảo sát của ĐH Kentucky (Hoa Kỳ) cho thấy chế độ dinh dưỡng với 200g đậu mỗi ngày trong 3 tuần liên tục, không những hạ trigyceride và LDL-cholesterin mà còn giảm thiểu nguy cơ nhồi máu cơ tim ở đối tượng đã bị thiểu năng mạch vành.
Đậu giúp giảm béo, ổn định đường huyết
Đậu thích hợp cho người muốn nhịn ăn giảm béo, nhờ đậu gây cảm giác no lâu. Cũng theo nhận xét của Geil, đậu là món ăn giúp người bệnh tiểu đường vừa no bụng vừa ổn định lượng đường trong máu nhờ biến dưỡng một cách hài hòa nếu so với các loại tinh bột khác.
Thêm vào đó, chất xơ trong đậu giúp tăng cường hoạt tính của insulin. Khi so sánh lượng đường trong máu của một nhóm ăn đậu và một nhóm ăn bánh mì, lượng đường trong máu sau bữa ăn của nhóm ăn đậu chỉ bằng phân nửa của nhóm đối chứng. Một điểm đáng khen nữa của đậu là nhờ có chất sắt và acid folic dồi dào mà chúng trở thành món ăn rất tốt để dưỡng thai.
Dùng đậu để dựng bức tường chặn bệnh là chuyện hoàn toàn thực tế. Giải pháp bảo vệ sức khỏe nhiều khi hóa ra lại rất đơn giản như những… hạt đậu.
AloBacsi.vn
Theo BS Lương Lễ Hoàng - Gia đình Việt Nam

Thứ Sáu, 28 tháng 11, 2014

Sâm đại hành chữa đau lưng, mỏi gối

Theo Đông y, sâm đại hành có vị ngọt, tính bình, có tác dụng giảm ho, cầm máu, tiêu độc, kháng khuẩn, tiêu viêm.

 Sâm đại hành chữa đau lưng, mỏi gối

Sâm đại hành còn gọi là tỏi lào, tỏi đỏ, hành lào, hành đỏ, có tên khoa học là Eleutherine bulbosa, E.longifolia, hay E.Subaphylla; họ Lay ơn (Iridaceae).
Sâm đại hành là loài cây thảo cao 20-30cm. Thân hành (thường gọi là củ) giống củ hành nhưng dài hơn, có vẩy màu đỏ nâu. Lá đơn hình giáo dài, gân lá song song. Hoa trắng mọc thành chùm. Quả nang, chứa nhiều hạt. Bộ phận dùng: Củ (tức thân hành) - Bulbus Eleutherines Bulbosae.
Theo các nhà dược học, dịch chiết củ sâm đại hành có tác dụng ức chế rõ rệt với phế cầu khuẩn, liên cầu tan máu, tụ cầu vàng, chống viêm cấp và mạn tính, không có độc tính, không ảnh hưởng đến thành phần máu và chức năng gan, thận, làm tăng hồng cầu và huyết sắc tố, an thần.
Sâm đại hành có các chất kháng sinh chính là eleutherin, isoeleutherin và eleuthenol có tác dụng làm tăng lượng tuần hoàn ở tim, trị viêm nhiễm đường hô hấp...
Theo Đông y, sâm đại hành có vị ngọt, tính bình, có tác dụng giảm ho, cầm máu, tiêu độc, kháng khuẩn, tiêu viêm. Sâm đại hành dùng để chữa thiếu máu, vàng da, phụ nữ kinh nguyệt không đều, đầu váng, mắt hoa, nhức đầu, mệt mỏi, mất ngủ, chữa suy nhược cơ thể, cầm máu, ho sốt, viêm nhiễm, bổ gan, thận, bổ máu, chữa kinh nguyệt không đều, khó ngủ, rong kinh, băng huyết, lở ngứa, chốc đầu trẻ em…
Ngày dùng 4-12g (khô) hay 15 - 30g (tươi) dạng thuốc sắc hay thuốc hãm. Dùng ngoài, giã đắp (5-10 củ).
Sau đây là một số tác dụng của sâm đại hành:
Chữa vết thương bị bầm dập, trầy xước, chảy máu, ung nhọt: Sâm đại hành tươi (5-10 củ), giã nhuyễn bó hay đắp lên vết thương, rất mau lành.
Chữa cơ thể suy nhược, thiếu máu, vàng da, nhức đầu, kinh nguyệt không đều, khó ngủ, sa trực tràng: Đảng sâm 15g, Huỳnh kỳ 15g, sâm đại hành 15g, Xuyên khung 6g, Đương qui 10g. Sắc uống ngày 1 thang. Liên tục từ 10 - 20 thang.
Chữa đau lưng, mỏi gối, kém ăn, mệt mỏi: Đảng sâm 20g, sâm đại hành 20g, Đương qui 20g, Sanh địa 20g, Huỳnh kỳ 20g, Đỗ trọng 10g, Bạch truật 10g, Nhục quế 5g, Câu kỷ tử 15g, Lộc nhung 15g, Đại hồi 5g, Đại táo 10 quả. Ngâm 2 lít rượu 40 độ. Lần uống 1 ly nhỏ.
Chữa viêm gan, thận, mất ngủ: Sâm đại hành tươi (20g) xắt dọc xào thịt (lợn hoặc bò) ăn rất giòn, thơm ngon.

Theo DS Mỹ Nữ - Nông nghiệp Việt Nam

Khám phá công dụng ngừa ung thư từ cần tây

Ngoài việc sở hữu lượng dinh dưỡng dồi dào, cần tây còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, trong đó có ngăn ngừa ung thư.

Nghiên cứu trước đây từng chứng minh các dưỡng chất trong cần tây có khả năng chống viêm, bảo vệ đường tiêu hóa khá tốt. Không dừng lại ở đó, kết quả nghiên cứu gần đây còn tiết lộ tiêu thụ cần tây có tác dụng ngăn ngừa ung thư buồng trứng, tuyến tụy, gan, ruột non, dạ dày, phổi và vú hiệu quả.
Tiêu thụ apigenin có nhiều trong cần tây góp phần ngăn ngừa ung thư buồng trứng, gan, phổi, dạ dày hiệu quả
Kết luận nghiên cứu được công bố trên tạp chí International Journal of Molecular Sciences. Để đưa ra nhận định trên, các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu tác động của apigenin chứa nhiều trong cần tây trong việc ảnh hưởng đến sự tăng trưởng khối u.
Ban đầu, các nhà khoa học tiêm tế bào ung thư biểu mô buồng trứng (OVCAR - 3) có khả năng phát triển thành khối u vào chuột. Sau 4 tuần, những chú chuột này xuất hiện khối u ở bụng.
Tiếp đến, nhóm nghiên cứu tiến hành bổ sung apigenin vào thức ăn của chuột theo tỉ lệ 75mg/kg và 150mg/kg (tương đương khoảng 0,025%, 0,05% tổng lượng thức ăn hàng ngày).

Kết quả cho thấy, apigenin ức chế sự phát triển của khối u buồng trứng, gan, phổi, ruột non, dạ dày ở mức độ khác nhau. Phát hiện này gợi ý hướng điều trị mới cho việc phòng và điều trị ung thư buồng trứng trong tương lai.
Một nghiên cứu khác được thực hiện cho kết quả tương tự với ung thư tuyến tụy. Các nhà nghiên cứu từ ĐH Missouri (Mỹ) cũng phát hiện apigenin mang lại tác dụng thu nhỏ khối u vú nhờ chúng có khả năng kích thích hormon progestin steroid.
Salman Hyder, một trong những tác giả công trình nghiên cứu nhận định: "Đây là nghiên cứu đầu tiên được thực hiện cho thấy apigenin được chiết xuất từ cần tây, mùi tây mang lại hiệu quả chống lại sự phát triển của tế bào ung thư ở những đối tượng bị ảnh hưởng một hóa chất nhất định được sử dụng trong liệu pháp thay thế hormon".
Các nhà khoa học cũng lưu ý, để tận dụng khả năng ngăn ngừa bệnh hiệu quả, bạn nên sử dụng cần tây được sản xuất theo phương pháp hữu cơ.


Theo Hải Yến - Kiến thức

Đỗ quyên giúp trị rối loạn kinh nguyệt

Đỗ quyên còn có tên là sơn thạch lựu, ánh sơn hồng, mãn sơn hồng, báo xuân hoa, thanh minh hoa, sơn trà hoa.



Ảnh minh họa
Đỗ quyên còn có tên là sơn thạch lựu, ánh sơn hồng, mãn sơn hồng, báo xuân hoa, thanh minh hoa, sơn trà hoa... Hoa và rễ của đỗ quyên có tác dụng điều trị nhiều bệnh, nhất là bệnh của chị em phụ nữ.
Hoa đỗ quyên vị chua ngọt, tính ấm, có công dụng hòa huyết, trừ đàm, làm hết ngứa, được dùng để chữa các chứng rối loạn kinh nguyệt, bế kinh, phong thấp, thổ huyết...

Rễ đỗ quyên vị chua ngọt, tính ấm, có công dụng hòa huyết, trừ phong thấp, giảm đau; được dùng để chữa các chứng xuất huyết, kinh nguyệt không đều, băng lậu, trĩ xuất huyết, lỵ, viêm khớp...

Khí hư: Hoa đỗ quyên trắng 15g, móng giò lợn lượng vừa đủ, hầm nhừ làm canh ăn. Hoặc rễ đỗ quyên 15g, cây hàm ếch (tam bạch thảo) 15g, sắc uống.
Rong kinh: Rễ đỗ quyên 30 - 60g, sắc uống cùng với một chút rượu vang. Hoặc hoa đỗ quyên 60g, sao với rượu rồi sắc uống.
Rối loạn kinh nguyệt: Rễ đỗ quyên 15g, rễ bạc hà 15g, ích mẫu thảo 15g, hoa hồng 9g, sắc uống. Nếu có đau bụng, đau lưng và màu kinh nhợt nhạt thì dùng rễ đỗ quyên 30g, rễ hải kim sa 30g, ô dược 15g, sắc uống trước kỳ kinh 1 - 2 tháng.


Theo BS Khánh Hiển - Kiến thức

Những lợi ích tuyệt vời từ đậu bắp

Ngoài cách sử dụng phổ biến như một loại rau quả hằng ngày, đậu bắp (hay còn gọi là mướp tây), còn có những công dụng đa dạng và hữu ích bất ngờ khác.

Ngăn ngừa bệnh tiểu đường: Quả đậu bắp chứa nhiều chất xơ giúp kiểm soát sự hấp thu đường trong ruột non, từ đó có thể điều chỉnh lượng đường trong máu.

Cải thiện hệ tiêu hoá: Đậu bắp có công dụng nhuận tràng, không chỉ làm giảm nhu động ruột mà còn có khả năng cải thiện hội chứng ruột kích thích, chữa lành các vết loét dạ dày.
Những lợi ích khó ngờ từ đậu bắp - 1
Đẹp da: Đậu bắp giàu vitamin và khoáng chất, giúp ngăn chặn tăng sắc tố da, trẻ hoá làn da, hạn chế mụn trứng cá, bệnh vảy nến.

Hỗ trợ giảm cân: Đậu bắp chứa nhiều chất dinh dưỡng và ít calo - một loại rau quả tuyệt vời dành cho phái đẹp đang có nhu cầu giảm cân. Trong thực tế, đậu bắp là một trong những loại rau chứa lượng calo thấp nhất. Hơn nữa, loại rau này không chứa chất béo bão hoà, và còn có khả năng giảm thiểu chất béo chuyển hoá.

Ngăn ngừa ung thư: Quả đậu bắp chứa nhiều chất chống oxy hoá, tăng cường khả năng miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do gây hại và ngăn chặn sựu đột biến của các tế bào đẫn đến ung thư. Ăn đậu bắp được cho là có khả năng giảm nguy cơ phát triển ung thư phổi, ung thư ruột kết và ung thư vòm họng.

Tốt cho mắt: Vitamin A, chất chống oxy hoá như beta-carotene, lutein và xanthin có nhiều trong đậu bắp giúp cải thiện tầm nhìn, ngăn chặn các vấn đề về mắt như đục thuỷ tinh thể, tăng nhãn áp.

Dưỡng thai: Chất folate có trong đậu bắp là sự lựa chọn ưu tiên dành cho phụ nữ mang thai. Folate được cho là có khả năng giảm thiểu tỷ lệ dị tật ống thần kinh - bệnh gây khiếm khuyết rất nghiêm trọng về thể chất và trí não của thai nhi.

Theo V.Nữ - Người lao động

Điều hòa kinh nguyệt với rau thì là

Rau thì là được người Ấn Độ cổ xưa sử dụng làm bài thuốc chữa nhiễm trùng vết thương, trị đau bụng, hỗ trợ tiêu hóa...

Ngày nay, các nghiên cứu về thảo dược cũng chỉ ra rằng thì là còn có nhiều công dụng khác đặc biệt tốt cho sức khỏe của phụ nữ.
Thì là rất giàu các chất chống ô-xy hóa flavonoid tự nhiên như beta carotene, vitamin C  giúp duy trì thị lực, làn da khỏe mạnh và chất quercetin giúp giảm viêm và chống lại bệnh ung thư.
Mặt khác, thì là có rất nhiều chất chống ôxy như pyridoxine và niacin và chất xơ giúp kiểm soát lượng cholesterol trong cơ thể. Ngoài những lợi ích trên, ăn rau thì là còn mang đến những lợi ích cho sức khỏe của chị em như:

1. Duy trì cân bằng nội tiết tố

Lá thì là có thể giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng thì là làm tăng nồng độ hormone progesterone trong máu, tạo sự ổn định cho kỳ kinh nguyệt và hoạt động như một chất chống vô sinh.

2. Ngăn ngừa loãng xương

Một điều bất ngờ là cứ mỗi 100gr thì là có chứa khoảng 208mg can-xi. Vì vậy, lá thì là không chỉ ngăn ngừa loãng xương mà còn tăng cường độ chắc cho xương. Sử dụng thì là thường xuyên như một phần của chế độ ăn uống sẽ giúp ngăn chặn chứng loãng xương gây ra do sự thiếu hụt can-xi.

rau thi la
 
3. Ngủ ngon

Sự hiện diện của chất flavonoid và vitamin B trong lá thì là biến nó trở thành phương thuốc tự nhiên hoàn hảo cho người bị mất ngủ. Loại rau lá xanh này có thể làm dịu não và cơ thể bằng cách kích hoạt sự tiết kích thích tố khác nhau và enzyme chịu trách nhiệm cho một đêm ngon giấc.

Theo Phi Uyển - Một thế giới

Bài thuốc dân gian chữa bệnh tuyệt vời từ mật ong và quế

Hàng ngày sử dụng mật ong và bột quế để tăng cường hệ thống miễn dịch và bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn và virus tấn công.

sức khỏe, chăm sóc sức khỏe, mật ong, quế, ung thư, bài thuốc dân gian
Bài thuốc dân gian chữa bệnh tuyệt vời từ mật ong và quế.

Giảm cholesterol Hai muỗng canh mật ong pha với ba muỗng cà phê bột quế trộn lẫn trong 1 cốc nước trà sẽ rất có lợi cho bệnh nhân cholesterol, bởi nó sẽ làm giảm mức độ cholesterol trong máu 10% trong vòng hai giờ.
Điều trị bệnh cảm lạnh thông thường Những người bị cảm lạnh thông thường hoặc cảm nặng nên dùng một muỗng canh mật ong ấm với 1/4 muỗng bột quế hàng ngày trong 3 ngày. Quá trình này sẽ chữa bệnh ho mãn tính, cảm lạnh, và kể cả các bệnh xoang.
Nhức răng Dùng 5 muỗng café mật ong, 1 muỗng café bột quế trộn lại với nhau thành hợp chất sền sệt rồi đắp lên chỗ răng đau. Làm như vậy 3 lần trong 1 ngày cho đến khi răng không còn đau nữa.
Tăng cường hệ thống miễn dịch Hàng ngày sử dụng mật ong và bột quế để tăng cường hệ thống miễn dịch và bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn và virus tấn công. Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng mật ong có chứa vitamin và sắt với số lượng lớn. Liên tục sử dụng mật ong sẽ tăng cường corpuscles máu trắng để chống lại vi khuẩn và các bệnh do virus gây ra.
Sống lâu hơn Trà mật ong và bột quế, khi uống thường xuyên, sẽ đẩy lùi được tuổi già. Bốn thìa mật ong, một thìa bột quế và ba chén nước được đổ lẫn vào nhau và đun sôi để làm cho giống như trà.
Uống 1/4 ly, 3-4 lần một ngày. Loại trà này giữ cho làn da tươi sáng và mềm mại, giữ lại nét thanh xuân, kéo dài tuổi thọ.
Giảm nhiễm trùng da Trộn mật ong và bột quế trong với các phần bằng nhau và bôi lên da để chữa trị nấm ngoài da, eczema và tất cả các loại nhiễm trùng da rất hiệu quả.
Mật ong và quế giúp bạn giảm cân Hàng ngày, khi bụng còn rỗng vào buổi sáng hoặc vào ban đêm trước khi đi ngủ, hãy uống một chút mật ong và bột quế đun sôi hòa trong một cốc nước. Nếu uống thường xuyên, nó làm giảm trọng lượng nhanh chóng nếu bạn đang béo phì. Ngoài ra, uống hỗn hợp này thường xuyên không cho phép các chất béo tích tụ trong cơ thể mặc dù người có thể ăn một chế độ ăn uống nhiều calo.
Điều trị ung thư Nghiên cứu gần đây ở Nhật Bản và Australia đã tiết lộ rằng phương pháp tiên tiến chữa trị ung thư dạ dày và xương có thể thành công với việc sử dụng mật ong và quế. Bệnh nhân bị các loại ung thư nên lấy một muỗng canh mật ong pha trộn với một thìa cà phê bột quế và uống ba lần một ngày trong một tháng.
Cung cấp cho bạn năng lượng Những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng hàm lượng đường của mật ong là hữu ích chứ không phải là bất lợi cho sức mạnh của cơ thể. Những người cao tuổi có thể lấy mật ong và bột quế với các phần bằng nhau trộn vào nhau để uống sẽ giúp tỉnh táo và linh hoạt hơn.
Theo Thanh Lê - Khỏe và Đẹp

Su hào - thần dược phòng chống cảm cúm mùa đông

Trong su hào có chứa rất nhiều vitamin C và đây là thần dược giúp miễn dịch khỏe mạnh vào mùa đông.

Su hào là cây thảo có thân phình thành củ hình cầu hay hình hơi dẹp, màu xanh nhạt hoặc xanh tía, cách mặt đất vài cm, cho ta một khối nạc và mềm. Lá có phiến hình trứng, trơn, phẳng, màu lục đậm, có mép lượn sóng, xẻ thuỳ ở phần gốc; cuống lá dài.
Cụm hoa chùm ở ngọn thân, thường chỉ xuất hiện vào năm thứ hai. Quả có mỏ rất ngắn, chứa nhiều hạt nhỏ, có góc cạnh.
sức khỏe, chăm sóc sức khỏe, su hào, vitamin, món ăn, mùa đông
Su hào - thần dược phòng chống cảm cúm mùa đông.
Với người Việt su hào vốn không xa lạ, đây còn là thực phẩm quen thuộc rất được ưa chuộng trong mỗi bữa cơm nhất là vào mùa thu hoạch - mùa đông.
Mùa đông hệ miễn dịch của chúng ta dễ bị tấn công do sự phát triển mạnh của vi rút, do vậy mà chúng ta dễ bị cảm cúm, ho, xổ mũi và mệt mỏi. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, nếu bạn chăm ăn su hào vào mùa đông, nó sẽ giúp bạn tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch.
Lý do là trong su hào có chứa rất nhiều vitamin C. Một bát su hào sống có chứa lượng vitamin C nhiều hơn 1,4 lần so với nhu cầu cơ thể cần mỗi ngày.
Gặp mùa có dịch cúm, ngoài việc giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ sinh môi trường, có thể phòng ngừa bằng cách
Hệ miễn dịch khỏe mạnh cũng giúp bạn chống lại các bệnh như tim mạch và ung thư. Ngoài ra vitamin C còn giúp cải thiện sự hấp thụ và phục hồi nguồn cung vitamin E cho cơ thể. Su hào là thần dược giúp miễn dịch khỏe mạnh vào mùa đông.
Để phòng ngừa cảm cúm, cần lưu ý: - Không để cơ thể quá mệt mỏi do sinh hoạt, lao động, vui chơi quá nhiều, nhất là khi gặp trời mưa to, gió lạnh hoặc nắng nóng.Cần ngủ đủ giấc, không để mất ngủ hoặc thiếu ngủ.
- Nên ăn uống đầy đủ, cân đối các chất dinh dưỡng. Chú ý ăn thường xuyên các loại thực phẩm có tác dụng nâng cao sức đề kháng, chống cảm cúm như: tỏi, hành tím, hành tây, đinh hương (giàu chất allicin), nghệ, gừng, mật ong, các loại rau thơm, các loại trái cây chứa nhiều khoáng chất, nhiều vitamin.
Theo Thanh Lê - Khỏe và Đẹp

Công dụng thần kỳ của vỏ trái cây bạn nên biết

Nhiều người có thói quen ăn nho, táo, lê, dưa... thường bỏ vỏ, nhưng sự thật là với nhiều loại trái, ngoài vỏ có khi lại còn nhiều chất dinh dưỡng hơn phần thịt quả.


Vỏ cam: Tác dụng đẩy lùi chứng đầy hơi, buồn nôn, kích thích thèm ăn. Không những vậy, tinh dầu có nhiều trong vỏ cam cũng có đặc tính chống khuẩn, kháng viêm. Ngoài ra, vỏ cam, quýt cũng là phương thuốc trị ho, tiêu đờm cho trẻ nhỏ. Đun nước vỏ cam, quýt để ngâm tay cũng giúp da tay được mềm mại, chống được bệnh nấm móng. Khi tóc bị gàu, bạn nghiền nát vỏ cam, quýt hãm trong nước sôi 30 phút. Sau đó bôi lên tóc, mát xa đầu đều. Tuần làm 2-3 lần như vậy mái tóc sẽ giã biệt gàu.

Vỏ dưa hấu cũng được coi là vị thuốc bổ dưỡng, hàm lượng đường thấp, có tác dụng thanh nhiệt. Nước uống được nấu từ vỏ dưa hấu hoặc canh nấu từ vỏ dưa hấu là thứ đồ uống rất mát, có tác dụng giải khát, lợi tiểu. Vỏ dưa hấu tươi đắp lên mặt (mặt nạ vỏ dưa hấu) cũng giúp mang lại cho bạn làn da trắng mịn.

Vỏ chuối: Đắp vỏ chuối chín lên mặt sẽ giúp những người có làn da khô có làn da ẩm và mềm hơn. Ngoài ra, vỏ chuối xắt nhỏ, đun với đường phèn cũng là thuốc giảm đau răng, chữa nhiệt miệng, nhuận tràng. Với những người hay nứt gót chân, bàn tay… sau khi rửa sạch tay chân bằng nước ấm, dùng mặt trong của vỏ chuối chín xát lên vùng da bị nứt nhiều lần. Làm mỗi ngày như vậy những vết nứt sẽ chóng lành lại.

Vỏ măng cụt: Vỏ măng cụt xắt nhỏ, phơi khô. Mỗi lần cho một nắm vào nấu với nước sôi chừng 10 phút, nước này uống vừa giúp chống lão hóa lại có tác dụng giảm nếp nhăn trên da. Ngoài ra, vỏ măng cụt xay nhuyễn trộn dầu ô liu cũng là mặt nạ giúp dưỡng ẩm, làm trắng da, giảm nếp nhăn.

Vỏ xoài: Được nhiều người biết tới với tác dụng giảm cân, phá hủy các tế bào mỡ thừa vì trong vỏ xoài có chứa phytochemical – có khả năng phá hủy các tế bào mỡ tự nhiên.

Vỏ lê: Một trái lê trung bình cung cấp 100 calo với nguồn vitamin C dồi dào. Trong trái lê có rất nhiều chất xơ có tác dụng giảm cân, chữa táo bón- chủ yếu nằm ở vỏ lê. Do đó, nếu không ngại, khi ăn lê bạn nên ăn cả vỏ.

Vỏ dưa leo: Nhiều người ăn dưa leo thường gọt vỏ, nhưng sự thật là vỏ dưa leo rất giàu dinh dưỡng và các vitamin. Do đó, khi ăn dưa leo cả vỏ sẽ giúp bạn hấp thụ Vitamin C có trong dưa tốt hơn, chất nhựa trong vỏ dưa cũng giúp tăng cường chức năng giải độc cho cơ thể. Vỏ dưa leo cũng có axit chlorogenic và acid caffeic, có thể kháng khuẩn, chống viêm và kích thích vai trò của bạch cầu. Những người thường xuyên bị đau họng có thể dùng vỏ dưa chuột làm thuốc rất tốt.
Vỏ táo: Trong vỏ táo là nơi tập trung nhiều hợp chất xeton có tác dụng giảm nguy cơ tim mạch tới 50%. Ngoài ra, trong vỏ táo còn có hàm lượng vitamin B, C khá cao. Bạn nên ăn táo cả vỏ để ngừa chứng suy giảm trí nhớ, béo phì, rối loạn tiêu hóa và cả bệnh cảm cúm nữa.

Vỏ bưởi: Có khá nhiều tác dụng như giảm mỡ, làm đẹp tóc, giúp mọc tóc, ngăn ngừa sỏi thận, phòng chống ung thư… Cạnh đó, vỏ bưởi cũng có tác dụng giảm tỷ lệ xuất hiện nếp nhăn, tàn nhang do chứng tăng sắc tố, cũng như mụn đầu đen và trắng, da khô. Bạn có thể dùng vỏ 3 trái bưởi, rửa sạch, xắt nhỏ, sau đó đổ dầu ô liu đun nhỏ lửa 4-5 giờ. Sau đó lọc bỏ bã, chỉ lấy phần dầu còn lại cho vào lọ thủy tinh đậy kín, để ở nơi khô mát để bôi da dần dần.

Vỏ nho đỏ: Trong vỏ của trái nho, đặc biệt là nho đỏ có chứa chất resveratrol- tác dụng chống nấm mốc và ký sinh trùng. Ngoài ra, chất này cũng giúp giảm 40% nguy cơ các bệnh tim mạch, giảm nồng độ triglycerit-ức chế ngưng kết tiểu cầu trong máu và cũng có vai trò hỗ trợ trong giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư.

Vỏ cà tím: Ít ai biết rằng vỏ cà tím là bộ phận giá trị nhất của thực phẩm này. Đơn giản vì trong vỏ của cà tím giàu chất chống oxy hóa, cũng là nơi mà hầu hết các vitamin P tập trung. Chúng có tác dụng tốt trong việc phòng chống các bệnh tim mạch và mạch máu não. Đặc biệt, uống một thìa cà phê vỏ cà tím (hong khô và nghiền nhỏ) mỗi ngày trước bữa ăn có thể chữa bệnh cao huyết áp.

Vỏ cà chua: Chất lycopene trong vỏ cà chua có tác dụng chống oxy hóa mạnh, có thể phòng ngăn ngừa bệnh tim mạch, nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể, phòng chống ung thư. Ngoài ra, vỏ cà chua còn trợ giúp bảo vệ sức khỏe rất tốt. Do vậy, nên ăn nhiều vỏ cà chua hơn bạn nhé!
Theo Pháp luật TPHCM

Thứ Ba, 25 tháng 11, 2014

Công dụng bất ngờ của đường thốt nốt

Đường thốt nốt vị ngọt thanh, dùng nấu ăn rất ngon. Dùng đường thốt nốt để thay thế cho các chất tạo ngọt khác trong chế độ ăn uống hàng ngày sẽ có nhiều lợi ích về sức khỏe.

Được làm từ phần dịch chảy ra ở các bộ phận của cây thốt nốt, chứa nhiều vitamin và khoáng chất, đường thốt nốt là lựa chọn thay thế lý tưởng cho đường cát trắng bởi vì đường thốt nốt giàu dinh dưỡng hơn. 
Tất cả các dưỡng chất từ thực vật có trong đường cát trắng đều đã bị mất trong quá trình tinh chế, do đó, ngoài vị ngọt ra, đường cát trắng không có chất dinh dưỡng.
Trong khi đó, quá trình chế biến đường thốt nốt được thực hiện bằng phương pháp thủ công, không có sự hiện diện của các hóa chất cũng như các thành phần nhân tạo nào khác. Vì vậy, đây được xem là một loại chất tạo ngọt tự nhiên và lành mạnh cho sức khỏe.
Cung cấp nhiều khoáng chất
Đường thốt nốt rất giàu các khoáng chất thiết yếu. Theo một số kết quả nghiên cứu, hàm lượng khoáng chất trong loại đường này cao hơn gấp 60 lần so với đường cát trắng. Đây là nguồn thực phẩm cung cấp nhiều loại vitamin khác nhau.
Khôi phục sức khỏe cho hệ thống tiêu hóa
Nghe có vẻ lạ nhưng đường thốt nốt có khả năng hoạt động như một tác nhân hỗ trợ tiêu hóa. Tại một số nơi ở Ấn Độ, người dân có thói quen nhâm nhi những cục đường thốt nốt nho nhỏ sau bữa ăn chính cho dễ tiêu. Loại đường này khi vào trong dạ dày sẽ kích thích sự hoạt động của các enzyme tiêu hóa và còn giúp tẩy sạch đường ruột.
Giàu chất dinh dưỡng
Trong đường thốt nốt chứa rất nhiều chất sắt. Do đó, tiêu thụ thường xuyên sẽ làm gia tăng lượng huyết sắt tố và trị được chứng thiếu máu. Bên cạnh đó, lượng ma-giê lại có tác dụng điều chỉnh hệ thống thần kinh.
Hàm lượng các chất chống ô-xy hóa dồi dào trong loại chất ngọt tự nhiên này cũng giúp bảo vệ các tế bào của cơ thể không bị tổn hại do các gốc tự do gây ra. Ngoài ra, chúng còn giàu can-xi, ka-li và phốt pho.
Bổ sung năng lượng
Đường thốt nốt chứa các hợp chất carbohydrate giúp cơ thể tiêu hóa nhanh hơn so với đường cát trắng. Do đó, chúng sẽ giải phóng nguồn năng lượng tích trữ nếu bạn dùng loại đường này thường xuyên. Điều này cũng đồng nghĩa với việc là bạn sẽ có cảm giác no lâu và ít thèm ăn hơn sau khi tiêu thụ những món được chế biến từ đường thốt nốt.
Điều trị một số bệnh thường gặp
Từ thời cổ đại, đường thốt nốt đã được dùng để làm thuốc điều trị nhiều căn bệnh thường gặp khác nhau. Cho đến ngày nay, chúng vẫn được xem là một phương thuốc dân gian điều trị cảm lạnh và ho bằng cách phân hủy lượng chất nhầy tích tụ, làm sạch đường hô hấp. 
Nếu mắc phải những căn bệnh về đường hô hấp như ho, hen suyễn…, bạn có thể tham khảo ý kiến tư vấn từ các bác sĩ đông y về việc dùng đường thốt nốt để trị bệnh.
Thanh lọc cơ thể
Đây là một lợi ích tuyệt vời mà đường thốt nốt mang lại. Chúng giúp làm sạch đường hô hấp, hệ thống ruột, thực quản, phổi và dạ dày. Đường thốt nốt còn giúp loại bỏ các độc tố ra khỏi cơ thể, giúp bạn luôn khỏe mạnh và cân đối về vóc dáng.
Chữa chứng đau nửa đầu
Đau nửa đầu là bệnh xảy ra khá phổ biến trong cuộc sống hiện đại. Những hoạt chất tự nhiên có tác dụng trị bệnh hiện diện trong đường thốt nốt sẽ giúp bạn làm dịu cơn đau do chứng bệnh này gây ra. Chỉ cần ăn khoảng 20g đường thốt nốt, bạn sẽ cảm thấy tình trạng đau nửa đầu giảm hẳn.
Hạn chế những tác động theo mùa trong năm lên cơ thể
Đặc tính độc đáo này của đường thốt nốt thể hiện ở việc chúng có tác dụng làm giảm tình trạng nổi mụn nhọt ở mùa hè và dịu cảm giác lạnh giá của mùa đông. Vào mùa hè, loại thực phẩm này sẽ giúp hạ nhiệt, làm mát cơ thể. Trong khi đó, vào mùa đông, đường nốt thốt lại có tác dụng giữ ấm, giúp bạn đỡ bị lạnh hơn.

Theo Hồng Xuân - Phụ nữ thành phố

Ăn thịt rắn có tốt không?

Ăn thịt rắn có tốt không là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Hãy tìm câu trả lời trong bài viết chi tiết dưới đây.

Ăn thịt rắn có tốt không?
Rắn thường được chế biến các món ăn hay dùng để ngâm rượu. Theo y học cổ truyền, rắn là một vị thuốc. Vì thế, ăn thịt rắn rất tốt, có lợi cho sức khỏe của con người.
Ăn thịt rắn có tốt không?Ăn thịt rắn có tốt không?
Ăn thịt rắn để chữa bệnh
Thịt rắn là một vị thuốc quý với tên gọi là xà nhục. Thịt rắn có vị ngọt, mặn, mùi tanh, tính ấm, vào kinh can, có tác dụng khử phong, giảm đau, trừ thấp, tiêu độc chữa các bệnh thần kinh đau nhức, bán thân bất toại, khớp xương sưng đau, chân tay tê mỏi, kinh phong, nhọt độc, lở loét, giang mai, tràng nhạc.
Những món ăn chế biến từ thịt rắnđể chữa bệnh
Từ thịt rắn có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng, và các tác dụng chữa bệnh.Người ta thường dùng thịt rắn (đã bỏ da) để làm ruốc hoặc băm với lá lốt, mùi tàu và xương sông rồi nướng ăn. Cũng có thể rim thịt rắn lên để ăn. Những thành phần trong món ăn từ thịt rắn có nhiều chất như leucin, lysin, arginin, valin, chất mỡ và chất saponosid, là những chất rất cần thiết cho cơ thể.
Thịt rắn xào hoàng kỳ có tác dụng chữa đau lưng mạn tính. Cách làm như sau: Thịt rắn 200g, hoàng kỳ 50g, gừng tươi 3 lát. Cho vào nồi xào chín, ăn nóng.
Rắn tiềm thuốc bắc có tác dụng chống đau nhức xương khớp. Cách làm như sau: rắn bỏ đầu, lột da, mổ bỏ nội tạng cho vào nồi cùng chín vị thuốc bắc đun to lửa cho sôi rồi hạ nhỏ lửa, sôi liu riu. Hương thuốc bắc tỏa nghi ngút, vị hơi ngọt, thịt rắn đủ mềm. Ăn thịt và uống nước.
Rắn là vị thuốc quý của y học phương Đông nếu dùng đúng thì âm cũng bổ và dương cũng lợi.Tuy nhiên, thịt rắn chỉ mới là một vị thuốc trong một bài thuốc. Nếu là chế phẩm để trị chứng phong thấp thì phải kết hợp với các vị thuốc khu phong, tán hà, trừ thấp, hành khí, bổ huyết thì mới có công hiệu.
Theo Phương Vũ - Gia đình Việt Nam

Cây sa kê chữa tiểu đường

Lá sa kê vàng (100 g) đã rụng cùng với đọt ổi tươi (20g) và đậu bắp (100g). Cho vào nồi đun (nhỏ lửa) với 2 lít nước còn lại 500 ml chia uống trong ngày giúp trị tiểu đường.

Cây sa kê có tên khoa học là Artocarpus incia L, thuộc họ Dâu tằm Moraceae, với thân gỗ cao 10-15m, tán lá rất đẹp, phiến lá to, dài 30-50cm, rộng 10-12cm.
Cụm hoa đực có hình chùy và chỉ có một nhụy, cũng có khi hoa đực tụ họp giống như đuôi con sóc dài 20cm. Cụm hoa cái hình cầu hoặc hình ống. Các bộ phận như trái, rễ, lá, vỏ và nhựa của cây sa kê có nhiều dược tính nên được sử dụng làm thuốc trị bệnh.
Theo Đông y, cây sa kê có tác dụng tốt đối với một số bệnh về chuyển hóa. Cụ thể: Thịt của trái sakê có tác dụng bổ tỳ, ích khí; hạt sakê thì có tác dụng bổ trung ích khí, lợi trung tiện; vỏ cây có tác dụng sát trùng tiêu viêm, tiêu độc, dùng để trị ghẻ; 
nhựa cây sa kê pha loãng trị tiêu chảy, lỵ; rễ sa kê có tính làm dịu, sát khuẩn, dùng để trị ho, hen suyễn, các chứng rối loạn dạ dày, đau răng hay bệnh về da rất hiệu quả; lá sa kê phối hợp với lá đu đủ non tươi, giã với vôi để đắp trị mụn nhọt.
Trong dân gian còn sử dụng lá sa kê để trị phù thũng hay viêm gan vàng da bằng cách lấy lá già (còn tươi) nấu uống. Lá sa kê còn có thể phối hợp với một số vị thuốc khác trị sỏi thận, gút, tiểu đường, tăng huyết áp...
Dưới đây xin giới thiệu những phương thuốc trị bệnh từ cây sa kê:
Chữa viêm gan vàng da: Lá sa kê tươi 100g, diệp hạ châu tươi 50g, củ móp gai tươi 50g, cỏ mực khô 20 - 50g. Nấu chung, lấy nước uống trong ngày.
Chữa đau răng: lấy rễ cây sa kê, nấu nước ngậm và súc miệng.
Chữa bệnh gút, sỏi thận: Dùng lá sa kê già (còn tươi) 100g, dưa leo 100g, cỏ xước khô 50g, cho 3 thứ vào nồi nấu lấy nước uống trong ngày.
Chữa chứng tăng huyết áp dao động: Dùng lá sa kê vàng (vừa rụng) 2 lá, rau ngót tươi 50g, lá chè xanh tươi 20g, nấu chung lấy nước uống trong ngày.
Chữa tiểu đường: Lá sa kê vàng (100 g) đã rụng cùng với đọt ổi tươi (20g) và đậu bắp (100g). Ba thứ trên cho vàonồi đun (nhỏ lửa) với 2 lít nước còn lại 500 ml chia uống thường xuyên trong ngày.
Lưu ý, chỉ nên dùng lá sa kê sắc uống trong trường hợp phù thũng, bí tiểu hoặc viêm nhiễm, còn bình thường không nên uống thường xuyên, nhất là uống quá nhiều sẽ không có lợi, bởi vì ngoài tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm, lá sakê còn chứa độc tính nhất định.
Theo BS Mỹ Nữ - Nông nghiệp Việt Nam

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons