Thứ Tư, 15 tháng 4, 2015

Rượu tỏi chữa bệnh

Trong cuốn Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của GS-TS Đỗ Tất Lợi có ghi: Tỏi vị cay, tính ôn, hơi độc vào 2 kinh can và vị. Tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, tẩy uế, chữa tả, lỵ, hạch phổi, tiêu nhọt, tiêu đờm, bụng chướng, đại tiểu tiện khó khăn, thông khiếu... Những chứng âm hư, nội nhiệt, thai sản, đau mũi, răng, cổ lưỡi, viêm thận thì không nên dùng.
Tác dụng của rượu tỏi
Trong tỏi có chứa 3 hoạt chất chính là allicin, liallyl sunfid, ajoen. Trong đó allicin là hoạt chất mạnh nhất. Allicin là một kháng sinh tự nhiên rất mạnh, mạnh hơn cả penicillin. Ngoài ra trong tỏi còn chứa canxi, phốt pho, selen, vitamin B6, vitamin C và mangan. Rượu tỏi có tác dụng như sau:
Diệt khuẩn: Đối với một số bệnh do vi khuẩn gây nên như lỵ trực trùng, thương hàn, viêm phổi, viêm màng não... thì rượu tỏi có tác dụng kìm khuẩn hoặc diệt khuẩn.
Ngừa ung thư: Rượu tỏi chống ôxy hóa mạnh, trung hòa các gốc tự do là những chất làm hư hại tế bào, ngăn chặn sự hình thành và phát triển của các khối u ác tính. Trong tỏi chứa nhiều germanium. Hiện tại, các nhà khoa học đang nghiên cứu germanium làm một tác nhân hóa trị liệu chống ung thư. Germanium còn có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch của các bệnh nhân ung thư.
Làm giảm mỡ máu: Rượu tỏi làm giảm mỡ máu bằng cách giảm sự hấp thu LDL-cholesterol (cholesterol xấu) qua niêm mạc ruột và tăng sự đào thải cholesterol, giảm lượng cholesterol máu và lượng cholesterol bám trên thành mạch máu. Có hiệu quả trong việc ngăn chặn cao huyết áp, đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, đột qụy.
Ngăn cản huyết khối: Tinh dầu trong rượu tỏi có tác dụng chống kết dính tiểu cầu, do đó ngăn cản hình thành huyết khối, phòng ngừa nhồi máu cơ tim và đột qụy.
- Bảo vệ tim mạch: Trong rượu tỏi có hoạt chất tương tự prostaglandin I2 (prostacyclin) vừa ức chế quá trình kết tập tiểu cầu vừa giãn mạch mạnh. Từ đó hạn chế nghẽn mạch do tiểu cầu, giúp giảm đột qụy, nhồi máu cơ tim, hạ huyết áp. Chất ajoen làm giảm nồng độ fibrinogen trong máu, dẫn đến giảm nguy cơ nghẽn mạch. Trong cơ chế hình thành bệnh xơ vữa động mạch, các gốc tự do làm gia tăng quá trình ôxy hóa các LDL-cholesterol ở thành mạch máu, tạo thành mảng bám vào thành mạch làm cứng động mạch. Rượu tỏi ngăn chặn được quá trình này nhờ chứa những chất chống ôxy hóa cực mạnh.
- Các tác dụng khác: Uống rượu tỏi giúp chống ung thư dạ dày, ung thư da, giảm viêm khớp, dưỡng nhan, ích thọ.
Bài thuốc
- Tỏi già khô 200 g, bóc vỏ rồi thái nhỏ, đập nát. Rượu trắng 45 độ: 400 ml. Tất cả cho vào lọ, đậy kín, để nơi thoáng mát.
- Sau 10 ngày ngâm, lấy rượu ra uống. Mỗi lần 40 giọt rượu tỏi pha với 5 ml nước đun sôi. Uống 2 lần/ngày, buổi sáng trước khi ăn và buổi tối trước khi ngủ.
- Uống trong một thời gian dài (khoảng 1 năm). Lượng rượu vào cơ thể không đáng kể (mỗi ngày 5 ml). Rượu chỉ để dẫn các hoạt chất của tỏi vào cơ thể tôt hơn. Không nên ăn tỏi chín.
Bác sĩ Ngô Văn Tuấn

Da lừa chữa bệnh

Da lừa nấu thành cao gọi là a giao, thường được dùng làm thuốc bổ. Theo Đông y, a giao có vị ngọt, tính bình, không độc, vào 3 kinh: phế, can, thận. Chữa hư hao gầy gò, xuất huyết tiêu hóaho ra máuchảy máu cam...
Cao chế từ da lừa cho vị thuốc a giao
Cao chế từ da lừa cho vị thuốc a giao
Xin giới thiệu một số cách dùng a giao trị bệnh đường tiêu hóa, thiếu máu.
Chữa có thai huyết ra không cầm: a giao 300g, rượu 10ml. A giao sao khô tán bột, rượu pha thêm 30ml nước sôi, lấy 1 thìa cà phê bột a giao cho vào rượu đã pha nước quấy đều uống, ngày 2 lần.
Chữa táo bón của người già: a giao 20g, hành 3 củ, rượu 15ml, mật ong. Cho a giao, hành sắc lấy 150ml nước thuốc; cho rượu, mật ong quấy đều chia 3 lần uống trong ngày. Uống liền 3 - 5 ngày.
Chữa kiết lỵ (phân trắng lẫn đỏ) lâu ngày: a giao 150g, hoàng liên (sao) 160g, phục linh 140g. Các vị thuốc tán bột, luyện bằng nước cháo đặc viên bằng hạt ngô, phơi khô. Ngày uống 2 lần mỗi lần 30 viên với nước sôi để ấm.
Chữa xuất huyết đường tiêu hóa: a giao 200g, sâm cát lâm 100g, táo tầu 16 quả. Các vị thuốc sấy khô tán bột mịn, mỗi lần uống 9g với nước sôi để nguội, ngày 3 lần.
Hoặc a giao 150g, ngó sen 240g, trắc bách diệp 160g. Các vị thuốc sấy khô, tán bột mịn, dùng như bài trên.
Chữa thiếu máu: a giao 12g, sinh địa 10g, ngó sen 14g, dây máu gà 12g, hoàng kỳ 9g, bạch thược 8g, địa cốt bì 9g, nhân sâm 8g, mạch môn 9g, đương quy 10g, hồng hoa 6g. Các vị thuốc sắc lấy 200ml nước thuốc chia 3 lần uống trong ngày. Uống 10 - 12 ngày liền.
Hoặc đẳng sâm 12g, hoàng kỳ 24g, quy thân 12g, hà thủ ô 50g, bạch truật 6g, mạch môn 12g, a giao 15g, táo nhân 12g, tử hà sa 12g, viễn chí 12g, đại sinh địa 18g. Sắc và uống như bài trên.
Chữa nôn ra máu do phổi: a giao 100g, mộc hương 30g, gạo nếp 50g, gạo nếp sao thơm, cùng các vị thuốc tán bột, mỗi lần uống 20g với nước sôi để nguội, ngày 3 lần, uống liền 3 ngày.
Hoặc a giao 20g, bồ hoàng 5g, sinh địa 30g cho 3 nguyên liệu trên sắc với 6 bát nước, khi còn 3 bát, chắt lấy nước chia 3 lần uống trong ngày, uống 4 - 5 ngày.
Kiêng kỵ: Không dùng a giao với những người có tỳ vị suy nhược, đại tiện chảy, nôn, tiêu hóa kém; không dùng cùng với đại hoàng.

BS. Hoàng Đức Thuần

Thiên ma - Vị thuốc trị đau đầu

Thiên ma còn có tên khác là minh thiên ma, xích tiễn, định phong thảo, là rễ củ của cây thiên ma (astrodia elata Blume). Người ta thường để cả củ khô, khi dùng đem ngâm nước gừng thái lát. Theo y học cổ truyền, thiên ma vị cay, tính bình, vào kinh can, có tác dụng bình can tức phong, hoạt lạc, thông tý. Dùng cho các trường hợp đau đầu hoa mắt chóng mặt (can phong huyễn vững, đầu phong, đầu thống), tay chân tê bì, liệt nửa người, chứng phong thấp dính cứng khớp... Hằng ngày, dùng 4 - 12g bằng cách nấu, sắc, ngâm, hãm.
Trị đau đầu: Dùng cho các chứng do can phong bốc lên quấy nhiễu gây nhức đầu chóng mặt.
Bài 1: Hoàn thiên ma: thiên ma 20g, xuyên khung 6g. Chế thành hoàn. Mỗi lần uống 4 - 8g, ngày 3 lần. Trị thiên đầu thống, hoa mắt, váng đầu.
Thiên ma - Vị thuốc trị đau đầu
Cây và vị thuốc  thiên ma (củ thiên ma).
Bài 2: Thang bán hạ bạch truật thiên ma: thiên ma 12g, bán hạ 12g, bạch truật 12g, phục linh 12g, quất hồng 8g, cam thảo 4g. Sắc uống. Trị nhức đầu, hoa mắt do phong đàm.
Trị đau khớp, tê bại do phong hàn thấp:
Bài 1: thiên ma 12g, ngưu tất 12g, bọ cạp 4g, nhũ hương 6g. Nghiền thành bột mịn, trộn với hồ làm hoàn hoặc sắc uống.
Bài 2: thiên ma 12g, đỗ trọng 12g, ngưu tất 12g, tỳ giải 12g, phụ tử 12g, đương quy 12g, sinh địa 12g, huyền sâm 16g. Nghiền thành bột mịn, luyện với mật làm hoàn.  Ngày uống 3 lần, mỗi lần 8g. Trị đau khớp, người yếu mất sức do phong hàn thấp.
Ngoài ra, thiên ma còn có tác dụng tức phong, cắt cơn kinh giật: dùng cho các chứng bệnh: trúng phong, động kinh, sài uốn ván, chân tay tê bại hoặc co quắp. Dùng bài Thuốc bột ngọc trân gồm: thiên ma, phòng phong, khương hoạt, bạch phụ chế, nam tinh chế với liều lượng như nhau nghiền chung thành bột mịn. Mỗi lần uống 4 - 8g, ngày 2 - 3 lần, uống với nước đun sôi hoặc rượu trắng. Trị sài uốn ván.

TS. Nguyễn Đức Quang

Nghệ đen hoạt huyết, giảm đau

Trong dân gian, củ nghệ rất được trọng dụng trong việc chữa bệnh. Nghệ đen và nghệ vàng là 2 loại nghệ được sử dụng chữa bệnh nhiều nhất. Bài viết này xin được giới thiệu một số cách dùng nghệ đen chữa bệnh.
Theo Đông y, nghệ đen vị đắng cay, tính ôn; vào kinh can. Có tác dụng hoạt huyết phá ứ, hành khí giảm đau, còn có tác dụng tiêu thực hóa tích. Dùng cho các trường hợp đau tức vùng ngực bụng, đầy bụng không tiêu, các chứng u bướu kết tụ, chấn thương sưng bầm đụng giập. Hằng ngày dùng 3 - 10g bằng cách nấu hầm, pha hãm.
Một số bài thuốc trị bệnh có dùng nghệ đen
Phá ứ, thông kinh: nghệ đen 8g, xuyên khung 6g, thục địa 12g, bạch thược 12g, bạch chỉ 12g. Các vị sấy khô, nghiền thành bột. Mỗi lần 12g, ngày uống 3 lần, chiêu bằng nước muối loãng. Dùng cho phụ nữ khí huyết kết trệ, tắc kinh trướng đau, bụng thành cục.
Hành khí giảm đau:
Thang kim linh tả can: kim linh tử 20g, nhũ hương 6g, một dược 6g, tam lăng 6g, nghệ đen 6g. Sắc uống. Trị ngực bụng đau do khí huyết ứ trệ, mạng sườn trướng đau.
Nghệ đen, điền thất, nghiền thành bột, để riêng, uống thay phiên nhau.
Đài ô dược 8g, đào nhân 8g, thổ miết 4g, tam lăng 4g, uy linh tiên 4g, sinh địa 12g, xích thược 4g, cốt toái bổ 4g, tục đoạn 4g, hồng hoa 4g, trạch lan 4g, quy vĩ 16g. Sắc uống ngày 1 thang, uống với bột nghệ đen hoặc điền thất, với rượu loãng. Trị chấn thương gãy xương.
Tiêu thực hóa tích: nghệ đen 6g, tam lăng 6g, trần bì 12g, hương phụ 8g, hạt củ cải 6g, sa nhân 4g, thanh bì 8g, chỉ xác 8g, hồ hoàng liên 4g, lô hội 4g, hồ tiêu 6g. Tất cả nghiền thành bột mịn làm hoàn hồ. Mỗi lần uống 4 - 12g, ngày uống 2 lần, chiêu với rượu đun ấm. Khi uống thuốc không ăn thức ăn lạnh sống. Trị trẻ em uống sữa không tiêu, bụng đầy trướng.
Món ăn thuốc có nghệ đen:
Rượu xào nghệ đen: nghệ đen 15g cho vào nồi, đổ rượu nấu, gạn lấy nước uống. Dùng cho các trường hợp hen suyễn khó thở gấp.
Tim lợn hầm nghệ đen: nghệ đen 25g, tim lợn 1 cái. Làm sạch thái lát, nấu chín, thêm gia vị cho ăn. Liên tục 1 đợt 5 - 7 ngày. Dùng cho các trường hợp trướng bụng đầy tức, ăn không tiêu.
Nga truật tán: nghệ đen tán mịn, mỗi lần uống 4g, uống với chút rượu và ăn mấy nhánh hành. Dùng cho các trường hợp trướng bụng đầy hơi đau quặn.
Nước sữa nga truật: nghệ đen 4g, sữa tươi 50ml. Nghệ đen tán mịn hòa với sữa, thêm chút muối đun sôi cho uống. Dùng cho trẻ sơ sinh bị nôn trớ khi bú sữa mẹ hoặc ăn sữa ngoài.
Kiêng kỵ: Người khí huyết hư, phụ nữ có thai không dùng.
Lương y Thảo Nguyên

Bài thuốc từ tổ rồng

Theo y học cổ truyền, tổ rồng có vị đắng, tính ấm, có tác dụng bổ can thận, mạnh gân cốt, hành huyết, phá ứ, cầm máu, khu phong, trừ thấp và giảm đau. Có công dụng chữa thận hư (suy giảm chức năng nội tiết), tiêu chảy kéo dài, đòn ngã chấn thương, bong gân tụ máu, sai khớp gãy xương, đau nhức xương khớp,...
Bài thuốc từ tổ rồng
Tổ rồng còn có tên là tổ phượng, tắc kè đá vì cây thường sống trên các hốc đá hoặc trên đám rêu, đông y gọi là bổ cốt toái hay cốt toái bổ. Là loại cây sống lâu năm, có thân rễ dạng mầm, phủ nhiều vẩy màu vàng bóng. Có 2 loại lá: lá không cuống, màu nâu, hình trứng, dài 5 - 8 cm, rộng 3 - 6 cm, phía cuống hình tim có gân nổi rõ; loại lá màu xanh nhẵn, đơn, xẻ thùy lông chim, dài 25 - 40 cm, cuống lá có dìa, có thùy thuôn, tù ở đầu, có mang ổ bào tử xếp thành hàng ở mỗi bên gân chính. Cây mọc hoang ở khắp núi đá, trên cây hay dọc suối ở rừng núi nước ta.
Để làm thuốc, khi thu hái mang về phải rửa sạch đất cát, bóc bỏ lá, phơi khô ngay. Sau khi khô, hơ qua lửa cho cháy hết lông nhỏ phủ xung quanh là được. Khi dùng, thái thành lát nhỏ.
Một số bài thuốc có tác dụng bổ thận
Bài 1: Chữa ù tai, đau lưng do chứng thận hư: Tổ rồng, thái nhỏ tán bột 4 - 6g, bầu dục lợn 1 cái. Đổ tổ rồng đã tán nhỏ nhồi vào trong bầu dục lợn, nướng hoặc đem hấp cách thủy chín. Ăn ngày 1 quả, ăn cách ngày, 5 ngày 1 liệu trình.
Bài 2: Chữa nhức răng chảy máu chân răng (Trường hợp thận hư, dương phù sinh đau răng, chảy máu chân răng, răng lung lay): Tổ rồng khoảng 16g (có thể hơn để dùng dần), giã nhỏ, sao đen, tán thành bột mịn, xát vào lợi, ngày 2 lần, sáng và tối trước khi đi ngủ đã chải sạch răng.
Bài thuốc từ tổ rồng
Tổ rồng qua sơ chế.
Ngoài ra, dùng thêm bài thuốc: Tổ rồng 16g, thục địa 16g, đơn bì 12g, sơn dược 12g, tế tân 2,4g, bạch linh 12g, trạch tả 12g, sơn thù 12g. Tất cả rửa sạch, cho vào ấm đổ 700ml nước sắc còn 250ml, chia 2 lần uống trong ngày. Dùng 10 ngày một liệu trình.
Bài 3: Chữa mỏi gối, nhức xương khớp do thận hư: Tổ rồng 16g, rễ cỏ xước 12g, cẩu tích 20g, dây đau xương 12g, rễ gối hạc 12g, thỏ ty tử 12g, hoài sơn 20g, tỳ giải 16g, đỗ trọng 16g. Tất cả cho vào ấm, đổ 550ml nước sắc còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày. 10 ngày 1 liệu trình.
Bài 4: Đau người ê ẩm do ngã: Tổ rồng 15g,  sinh địa 10g, lá sen tươi 10g,  trắc bá tươi 10g. Tất cả rửa sạch, cho vào ấm đổ 500ml nước, sắc còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày. Dùng liền 5 ngày.
Lưu ý: Người âm hư, huyết hư đều không dùng được.

Bác sĩ Nguyễn Thị Hương

Thạch quyết minh giúp sáng mắt

Bào ngư là một trong những hải sản rất bổ dưỡng, chứa nhiều magiê, vitamin B, E, protein... có lợi cho sức khỏe của con người. Cùng với yến sào và vi cá mập, bào ngư cũng được xem là món ăn quý trong các bữa tiệc sang trọng. Trong y học cổ truyền, cả vỏ và thịt bào ngư, đặc biệt là vỏ bào ngư nung có tên thuốc là thạch quyết minh.
Thạch quyết minh giúp sáng mắt
Vỏ bào ngư nung cho vị thuốc thạch quyết minh.
Theo Đông y, thạch quyết minh vị mặn, tính bình; vào can thận. Có tác dụng bình can tiềm dương, thanh can minh mục. Dùng cho các trường hợp can dương vượng, can phong nội động gây đau đầu chóng mặt, đau mắt đỏ, viêm kết mạc cấp tính, giảm thị lực do viêm thị thần kinh. Liều dùng và cách dùng: 10 - 50g/ngày bằng cách sắc thời gian lâu.
Bổ tâm an thần: thạch quyết minh 16g, sinh địa 16g, mẫu lệ 16g, bạch thược 12g, nữ trinh tử 12g, ngưu tất 12g, cúc hoa 8g. Sắc uống. Dùng cho chứng bệnh do phần dương trong gan bốc lên, sinh ra chóng mặt, hoa mắt...
Tan màng mộng, sáng mắt: Dùng cho bệnh mắt mờ cộm và các bệnh về mắt do nóng trong gan (can nhiệt).
Thạch quyết minh 16g, xà thoái 4g, cam thảo 3g, câu kỷ tử 12g, mộc tặc 12g, tang diệp 12g, bạch cúc hoa 8g, thương truật 8g, kinh giới 8g, toàn phúc hoa 8g, cốc tinh thảo 12g. Sắc uống hoặc nghiền thành bột, uống sau khi ăn, uống với nước đun sôi khi còn ấm. Chữa mắt kéo màng mộng, mắt đỏ, nhìn không rõ.
Thạch quyết minh, cúc hoa vàng, cam thảo; liều lượng bằng nhau. Sấy khô, tán bột. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 4g với nước ấm. Chữa đau mắt đỏ, mắt kéo màng, đau nhói về đêm.
Thạch quyết minh, mộc tặc, liều lượng bằng nhau. Sấy khô tán bột. Mỗi lần uống 12g; uống với nước hãm gừng tươi 3 lát, hồng táo 1 quả, thái nhỏ. Ngày uống 2 lần. Chữa đau mắt đỏ, mắt kéo màng, đau nhói về đêm (Nam dược thần hiệu).
Thạch quyết minh 16g, sơn thù 16g, hoài sơn 16g, bạch thược 12g, cúc hoa 12g, kỷ tử 12g, bạch tật lê 12g, trạch tả 12g, phục linh 12g, đơn bì 12g, thục địa 12g. Sấy khô tán bột, luyện với mật làm hoàn. Ngày uống 20 - 30g, chia uống 2 lần. Chữa quáng gà.
Thạch quyết minh 30g, huyền hồ 10g, thuyền thoái 15g, xà thoái 15g, đại hoàng 5g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần. Chữa đục thủy tinh thể.
Kiêng kỵ: Người tỳ vị hư hàn hoặc không thuộc chứng bệnh thực nhiệt cấm dùng.

TS. Nguyễn Đức Quang

Công dụng làm đẹp ‘thần kì’ của lá bạc hà

Se khít lỗ chân lông: Đập dập vài lá bạc hà, trộn chúng với mật ong và bôi hỗn hợp này lên da của bạn để làm cho sạch và se khít lỗ chân lông của bạn.
Trị mụn: Bạc hà rất giàu axit salicylic, giúp điều trị mụn trứng cá hiệu quả. Xay bạc hà lá với nước hoa hồng và bôi hỗn hợp này lên mặt. Nếu bạn cómụn trứng cá nặng, hãy để nó qua đêm.
Công dụng làm đẹp ‘thần kì’ của lá bạc hà
Điều trị sẹo mụn : Thực hiện trộn nước ép lá bạc hà, nước ép cà chua và đất sét (multani mitti), dùng hỗn hợp này để đắp mặt để trị mụn trứng cá và loại bỏ các vết sẹo mụn trứng cá.
Làm sạch da: Đun sôi lá bạc hà trong nước và đun đến khi nước bốc hơi còn một nửa, để nguội và sử dụng nước đó như nước hoa hồng, để làm sạch da và loại bỏ dầu trên da.
Loại bỏ đốm, tàn nhang do độ tuổi: Trộn nước ép bạc hà và nước ép dưa chuột và bôi chúng lên da của bạn để loại bỏ các đốm đồi mồi, chữa trị nám.
Ngăn ngừa nếp nhăn: Trộn một lòng trắng trứng, sữa đông, mật ong và nước ép bạc hà với nhau để tạo ra một mặt nạ. Dùng mặt nạ này mỗi tuần một lần để ngăn ngừa nếp nhăn.
Công dụng làm đẹp ‘thần kì’ của lá bạc hà
Tẩy tế bào chết : Trộn nước ép bạc hà với bột yến mạch sau đó nhẹ nhàng bôi lên da của bạn để loại bỏ các tế bào da chết, bụi bẩn, vi khuẩn và dầu thừa.
Xoa dịu vết côn trùng cắn: Thoa một ít nước chút bạc hà vào vết côn trùng cắn hay đốt để làm dịu ngứa và làm mát làn da của bạn.
Ngăn ngừa mùi hôi chân: Nếu bạn có xu hướng bị hôi chân, đun sôi lá bạc hà trong nước, và sau đó dùng nước này để ngâm chân sẽ giúp chữa trị mùi hôi chân.
Làm mềm chân của bạn: Nếu bạn bị nứt gót chân, nên dùng hỗn hợp nước ép bạc hà và dầu ô liu bôi vào chân sau đó đi tất chân và để qua đêm.
Làm tóc sáng bóng: Đun sôi cần tây và bạc hà lá trong 20 phút, sau đó lấy nước để gội đầu, sẽ giúp làm sạch và tăng cường sức khỏe tóc.
Trị gàu: Thực hiện một gói lá bạc hà, nước cốt chanh và đất sét (multani mitti) sau đó bôi lên mái tóc của bạn để thoát khỏi gàu.
Dưỡng tóc: Hương bạc hà thơm tự nhiên, dùng nước ép bạc hà để mái tóc của bạn luôn mượt mà và đẹp tự nhiên.
Thoát khỏi chấy rận: Nếu con của bạn bị có chấy trên tóc, điều cần làm là thoa dầu bạc hà lên tóc ba hoặc bốn lần một tuần.

Nâng cao thể lực nhờ nhộng

Nhộng là một trong số côn trùng trước khi biến thái thành cá thể trưởng thành, đã được sử dụng làm thuốc trong y học cổ truyền.
- Nhộng ong: có hai loại được sử dụng là nhộng ong nuôi (ong mật) và nhộng ong bò vẽ. Nhộng ong nuôi có vị hơi ngọt, lạnh, không độc, có tác dụng sát khuẩn, chống tổn thương suy yếu nội tạng, ích khí, chống lão suy, làm nhan sắc tươi nhuận, da dẻ mịn màng. Nhộng ong nuôi dưới dạng sống hoặc tẩm bột và bơ rồi chiên vàng làm thuốc bồi dưỡng, nâng cao thể lực. Nhộng ong nuôi 3 - 5 con, nghiền nát với ít đường trắng, ăn chữa xuất huyết; nếu phối hợp với tầng sáp 10g, sắc uống chữa ho gà.
Nâng cao thể lực nhờ nhộng
Nhộng tằm là vị thuốc quý trong y học cổ truyền.
- Nhộng ong bò vẽ (ong bắp cầy, ong khổng lồ): có thân mềm, màu trắng ngà, chứa nhiều acid amin, chất béo, vitamin, đường và muối khoáng. Dược liệu có vị ngọt, mặn, tính mát, có độc, tác dụng giảm đau, chống nôn, tăng lực, bền cơ. Nhộng ong bò vẽ 3 - 5g sắc với 200ml nước còn 50ml, uống trong ngày chữa ngực bụng đau, nôn khan. Có thể sao vàng, tán bột, trộn với mật mà uống. Dịch chiết từ nhộng ong bò vẽ được pha chế thành dạng nước uống có tác dụng làm giảm mỏi cơ bắp, nâng cao thể lực và sức bền. Thuốc được dùng cho những vận động viên chạy đường dài (marathon).
- Nhộng tằm: Thu hoạch ở những kén đã chín vàng, thường dùng tươi, có thể phơi hay sấy khô, tên thuốc là tàm dũng, có vị mặn, ngọt, bùi béo, tính bình, không độc, có tác dụng bổ dưỡng, nhuận tràng, mạnh gân xương. Trẻ em ăn nhộng tằm rất tốt vì calci và phospho trong nhộng rất cần cho cơ thể đang lớn của trẻ chống còi xương. Người già yếu, thận hư, liệt dương, đái són, đái nhiều lần, táo bón cũng nên dùng nhộng tằm thường xuyên. Dạng dùng thông thường là cho nhộng vào cháo nóng, nhất là cháo nấu chim sẻ, chim cút (cho trẻ em) hoặc rang nhộng với hành mỡ hay xào nhộng với lá hẹ, mộc nhĩ, ăn với cơm (với người già yếu). Liều dùng hằng ngày: 50 - 100g, chia làm 2 - 3 lần.
- Nhộng ve (ve sầu): Người ta thu hoạch nhộng ve bằng cách tìm vào những khu vườn hoặc khu rừng ẩm có nhiều cây to, rợp bóng râm mát mẻ, đất quanh gốc cây tơi, xốp, mềm. Dùng thuổng xắn xung quanh lỗ đến độ sâu 30 - 40cm, rồi bứng cả cột đất lên, bắt lấy nhộng. Những con nhộng ở lỗ gần mặt đất to và béo mập hơn những con ở sâu trong lòng đất. Đem về, nhúng nhộng vào nước ấm cho sạch đất cát rồi dùng ngay. Dùng sống, đem tẩm nhộng với bột, chiên giòn mà ăn hoặc ngâm nhộng vào rượu thuốc trong nhiều ngày mới uống. Theo Đông y, nhộng ve là thuốc bổ cho người cao tuổi và trẻ nhỏ. Đàn ông tuổi trung niên dùng nhộng ve thấy cơ thể sung mãn, tinh lực dồi dào, thần khí mạnh mẽ.         

   DS. Huyền Hoa

Những tác dụng phụ kinh hoàng của hạt tiêu

Hạt tiêu đen từ lâu đã được sử dụng để thêm hương vị cho thực phẩm. Bên cạnh việc làm món ăn thơm ngon hơn, hạt tiêu còn được sử dụng để để điều trị một số bệnh như tiêu chảy hoặc một loạt các rối loạn khác.
Mô tả ảnh.
Hạt tiêu đen chỉ an toàn khi sử dụng với một số lượng vừa phải.
Tuy nhiên, hạt tiêu đen chỉ an toàn khi sử dụng với một số lượng vừa phải. Và khi tiêu thụ hạt tiêu đen quá mức có thể dẫn đến những tác dụng phụ nghiêm trọng cho sức khỏe:
Nguy cơ gây tử vong cho trẻ nhỏ:
Một lượng lớn hạt tiêu vào cơ thể qua đường uống có thể lẫn vào bên trong phổi. Tai nạn này có thể gây ra cái chết, đặc biệt ở trẻ nhỏ.
Tác dụng phụ ở đường tiêu hóa:
Khi tiêu thụ với số lượng bình thường, hạt tiêu rất tốt cho quá trình tiêu hóa nhưng nếu tiêu thụ với lượng lớn có thể dẫn đến đau bụng hoặc các hiệu ứng đường tiêu hóa khác. Bệnh nhân bị rối loạn tiêu hóa càng nên hạn chế tiêu thụ hạt tiêu.
Có thể phản ứng với các loại thảo mộc:
Hạt tiêu có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa và tác dụng làm giảm đau trên cơ thể. Vì vậy, bạn nên thận trọng khi sử dụng các loại thuốc có tác dụng tương tự.
Cần thận trọng khi ăn hạt tiêu và dùng các loại thảo mộc, thuốc bổ sung, vì hạt tiêu có thể làm thay đổi thời gian hấp thụ các loại thảo mộc và thuốc bổ sung trong cơ thể và có thể cản trở sự hấp thụ các loại thuốc này.

Cỏ mực: Vị thuốc tuyệt vời

Cỏ mực hay còn gọi cỏ nhọ nồi, hạn liên thảo có tên khoa học là Eclipta alba Hassk thuộc họ cúc Asteraceae. Cỏ mực mọc thẳng đứng có thể cao tới 80cm, thân có lông cứng. Lá mọc đối có lông 2 mặt, dài 2 - 8cm, rộng 5 - 15mm. Cụm hoa hình đầu màu trắng ở kẽ lá hoặc đầu cành, lá bắc thon dài 5 - 6mm, cũng có lông. Quả bế 3 cạnh, hoặc dẹt, có cánh, dài 3mm, rộng 1,5mm, đầu cụt, mọc hoang khắp nơi ở nước ta. Gọi là cỏ mực vì khi vò nát có nước chảy ra như mực đen.
Cỏ mực: Vị thuốc tuyệt vời
Những công dụng
Thành phần hóa học: có ít tinh dầu, tannin, chất đắng, caroten và chất ancaloit gọi là ecliptin. Có tài liệu nói trong cỏ mực có chứa chất wedelolacton là một chất curmarin lacton và tách được chất demetylwedelacton và một flavonozit.
Cỏ mực cũng giống như vitamin K có tác dụng chống lại tác dụng của discumarin, chống chảy máu tử cung trên động vật thí nghiệm. Cỏ mực không gây tăng huyết áp, không làm giãn mạch, không độc.
Theo y học cổ truyền, cỏ mực có vị ngọt, chua, tính lương (mát huyết), chỉ huyết (cầm máu) vào 2 kinh can và thận, tác dụng bổ thận âm, thanh can nhiệt, làm đen râu tóc, chỉ huyết lỵ, dùng chữa can thận âm kém, xuất huyết nội tạng (chảy máu dạ dày, tiểu tiện ra máu, thổ huyết do lao, rong kinh), kiết lỵ, viêm gan mạn, chấn thương sưng tấy lở loét, mẩn ngứa… Trong dân gian thường dùng cỏ mực giã vắt lấy nước để uống cầm máu trong rong kinh, trĩ ra máu, bị thương chảy máu. Còn dùng chữa ho hen, ho lao, viêm cổ họng. ngày dùng 6 - 12g dước dạng thuốc sắc hay làm thành viên mà uống. Có người dùng chữa nấm ngoài da, làm thuốc mọc tóc (sắc uống hoặc ngâm vào dầu dừa mà bôi), nhuộm tóc.
Sách Nam dược thần hiệu cỏ mực dùng để chữa chứng chảy máu mũi đêm ngày không dứt, lấy cỏ mực giã nát, đắp vào giữa mỏ ác và trên trán.
Sách Thần nông bản thảo gọi cỏ mực là “thuốc cầm máu nổi tiếng”.
Sách Đường bản thảo viết, người bị chảy máu dữ dội dùng cỏ mực đắp sẽ cầm, bôi nước lên đầu thì tóc sẽ mọc lại nhanh chóng.
Điền nam bản thảo cho rằng, cỏ mực làm chắc răng, đen tóc, chữa khỏi 9 loại trĩ.
Bản kinh (ra đời cách đây 2000 năm) viết: “Máu chảy không cầm, đắp cỏ mực cầm ngay”.
Ngày nay, vị thuốc này được dùng nhiều trong điều trị sốt xuất huyết muỗi truyền, ung thư và nhiều bệnh khác.
Viện Dược liệu từng nghiên cứu tác dụng cầm máu và độc tính của cỏ mực và nhận thấy nó có khả năng chống lại tác dụng của dicumarin (thuốc chống đông), cầm máu ở tử cung, tăng trương lực tử cung. Cỏ mực không gây giãn mạch, không hạ huyết áp, nhưng có thể gây sảy thai.
Cỏ mực trong một số bài thuốc
Thổ huyết và chảy máu cam: dùng cỏ mực cả cành và lá tươi giã lấy nước để uống.
Tiêu ra máu: cỏ mực nướng trên miếng ngói sạch cho khô, tán bột. Mỗi lần dùng 2 chỉ (8g) với nước cơm (Gia tàng kinh nghiệm phương).
Tiểu ra máu: cỏ mực, mã đề 2 vị bằng nhau, giã lấy nước ngày uống 3 chén lúc đói (Y học chân truyền). Hoặc nấu cháo cỏ mực (100 g) với 3 lát gừng.
Trĩ ra máu: một nắm cỏ mực để nguyên rễ, giã nhuyễn, cho vào 1 chén rượu nóng, thành dịch đặc vừa uống trong, vừa đắp bã ngoài (Bảo thọ đường phương).
Chảy máu dạ dày - hành tá tràng: cỏ mực 50g, bạch cập 25g, đại táo 4 quả, cam thảo 15g sắc uống, ngày 1 thang chia làm 2 lần.
Vết đứt chém nhỏ chảy máu: một nắm cỏ mực sạch nhai hoặc giã nhuyễn đắp lên vết thương.
Chữa râu tóc bạc sớm: cỏ mực với lượng tùy dùng, rửa sạch, nấu cô đặc thành cao rồi cho nước gừng, mật ong với lượng vừa phải, cô lại lần nữa. Cho vào lọ, khi dùng lấy 1 - 2 thìa canh hòa nước đun sôi còn ấm hoặc cho ít rượu gạo để uống. Ngày 2 lần, cao này có tác dụng bổ thận, ích tinh huyết.
Hoặc: cỏ mực 1 - 2kg, cho vào nước ép lấy dịch đặc trộn với bột nữ trinh tử đã được chế sẵn như sau: nữ trinh tử 300 - 1.000g ngâm rượu 1 ngày, bóc vỏ, rang khô tán bột. Viên hoàn bằng mật ong. Mỗi lần uống 10g. Ngày uống 3 lần với rượu gạo hâm nóng. Hoàn này bổ can thận, xanh đen râu tóc, khỏi đau lưng gối.
Chữa di mộng tinh (do tâm thận nóng): cỏ mực sấy khô, tán bột. Uống ngày 8g với nước cơm, hoặc sắc cỏ mực để uống ngày 30g.
Rong kinh: nếu nhẹ, lấy cỏ mực tươi giã vắt lấy nước cốt uống hoặc cỏ mực khô sắc nước uống. Nếu huyết ra nhiều, cần phối hợp thêm trắc bá diệp hoặc cây huyết dụ…
Trẻ tưa lưỡi: cỏ mực tươi 4g, lá hẹ tươi 2g giã nhuyễn, lấy nước cốt hòa mật ong chấm lên lưỡi cách 2 giờ 1 lần.
Trị chảy máu cam, nôn ra máu từ dạ dày, thì dùng cỏ mực 30g, lá sen 15g, trắc bá diệp 10g, đun sôi với nước và chia ra uống làm 3 lần trong ngày.
Bị loét ống tiêu hóa chảy máu, dùng cỏ mực 30g, cỏ bấc 30g đun sôi uống.
Chữa cơ thể suy nhược, thiếu máu, kém sức, ăn không ngon, gầy yếu: cỏ mực 100g, cỏ mần trầu 100g, gừng khô 50g, các vị chặt nhỏ, sao sơ, khử thổ, đổ vào 3 chén nước dừa tươi, nấu còn 8 phân, uống ngày 2 lần.
Chữa đái ra máu: cỏ mực 30g, cả cây mã đề 30g. Cả hai thứ còn tươi rửa sạch, giã, ép lấy nước uống (hoặc say bằng máy sinh tố), còn chữa cảm sốt nóng, ho, viêm họng.
Chữa phụ nữ chảy máu tử cung: cỏ mực 15g, lá trắc bá diệp 15g. Sắc uống ngày 1 thang, uống liền 7 ngày.
Ngoài việc thanh can nhiệt, dưỡng thận âm, tác dụng cầm máu của cỏ mực đã được nghiên cứu tổng kết qua lâm sàng bệnh sốt xuất huyết và trong phòng thí nghiệm, mở ra cách giải thích cơ chế tác dụng cầm máu. Do vậy, cần bảo lưu vai trò của cỏ mực trong phương pháp chữa sốt xuất huyết, vì chảy máu là một trong 2 yếu tố gây tử vong lớn nhất trong bệnh này.
​BS.CKII. Huỳnh Tấn Vũ

Trứng vịt lộn - ăn đúng cách không hề đơn giản!

Không nên ăn hàng ngày
Theo GS Bùi Minh Đức, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trứng vịt lộn tốt hơn trứng thường, nhưng phải ăn đúng liều và đúng cách mới hiệu quả.
Với trẻ em:
-Trẻ 5 - 12 tuổi chỉ nên ăn 1 - 2 quả trứng cút lộn/ngày. Với trứng vịt lộn chỉ ăn 1/2 quả/ngày (1/2 quả trứng vịt lộn tương đương 4-5 trứng cút lộn). Mỗi tuần ăn 1 – 2 quả, và cũng chỉ ăn 15 ngày liền/đợt.
-Trẻ từ 12 tuổi và người lớn có thể ăn hay 5 - 10 quả trứng cút lộn/ngày. Hoặc 1 - 2 quả trứng vịt lộn (ăn 2 – 3 tháng liền).
-Trẻ dưới 5 tuổi không nên ăn do sự chuyển hóa các chất của hệ thống tiêu hóa chưa hoàn thiện, dễ sình bụng, tiêu chảy…
Trẻ em trên 12 tuổi - người lớn dùng 1-2 quả trứng vịt lộn /ngày. Trẻ từ tuổi 12 trở lên là độ tuổi tăng mạnh chiều cao, nếu bổ dưỡng trứng vịt lộn sẽ rất công hiệu dưỡng huyết, ích trí, giúp cơ thể mau trưởng thành… bởi hàm lượng canxi cao.
Trứng vịt lộn - ăn đúng cách không hề đơn giản!
Theo Đông y, trứng vịt lộn, trứng cút lộn ăn cùng rau răm, gừng tươi là món ăn bài thuốc chữa các chứng thiếu máu, suy nhược, còi cọc, đau đầu chóng mặt, yếu sinh lý… rất tốt cho người ốm yếu, cơ thể suy nhược, xanh xao thiếu máu, hoa mắt chóng mặt, yếu sinh lý…
Cũng không nên ăn trứng vịt lộn hàng ngày vì quá nhiều chất dinh dưỡng, dễ bị tăng cholesterol trong máu - nguyên nhân chính gây bệnh tim mạch, huyết áp, đái tháo đường… và tạo protein xấu cho người bệnh gout. Cơ thể dư thừa vitamin A tích lũy dưới da và gan sẽ gây vàng da, bong tróc da, ảnh hưởng xấu đến hình thành xương.
Nên ăn kèm món ăn bổ sung
Trong Đông y có món ăn - bài thuốc “trứng vịt lộn”, bao gồm trứng vịt lộn 1-2 quả mới luộc còn nóng và gia vị: 5g gừng tươi thái chỉ, 5g rau răm tươi cắt nhỏ và chút muối rang tán nhỏ. Có công năng dưỡng huyết, ích trí, sáng mắt, giúp cơ thể mau tăng trưởng:
-Rau răm là hỗ trợ có tác dụng sáng mắt, mạnh chân gối, ấm bụng.
-Gừng tươi có tác dụng kích thích tiêu hóa, mạnh tim, giải độc thức ăn, chống suy giảm tình dục (cả nam và nữ).
Trứng vịt lộn có lượng sinh tố A (retinol) và tiền sinh tố A (beta caroten) khá cao - các chất này phải có đủ lượng dầu cần thiết để hòa tan, cơ thể mới hấp thu được trọn vẹn.
Vì vậy các bác sĩ đông y khuyên mọi người khi bồi dưỡng trứng vịt lộn, nên có món ăn bổ sung đi kèm, tốt nhất là 1 đĩa lạc luộc (hoặc lạc rang) hoặc đơn giản hơn là uống 1 thìa canh dầu đậu nành (hoặc dầu lạc, dầu vừng, dầu oliu).
Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, thời điểm ăn trứng vịt lộn hợp lý trong ngày là buổi sáng, tránh ăn vào buổi tối vì rất khó tiêu, dẫn tới bị đầy hơi.
-Lượng rau gia vị ăn kèm 2 quả trứng là: 5g rau răm tươi và 5g gừng thái chỉ, giúp món ăn không bị lạnh bụng, đầy hơi, tránh được các trục trặc về tiêu hóa.
-Phụ nữ ăn nhiều rau răm sống với trứng vịt lộn giúp dưỡng huyết, tăng cường sức khỏe.
Thận trọng
-Khi bồi bổ bằng trứng lộn không nên hút thuốc lá, tránh rượu bia và các chất có cồn.
-Trong thời gian bồi dưỡng bằng trứng vịt lộn, cần hạn chế ăn các loại gan (gà, vịt, lợn, bò...) hoặc uống thuốc có sinh tố A hàm lượng trên 1.000UI (vì trong 100g trứng vịt lộn đã có 3.914UI sinh tố A, chưa kể tiền sinh tố A).
-Ăn uống đủ chất (nhất là rau, quả tươi sạch).
-Bỏ hẳn thuốc lá, thuốc lào, hạn chế bia rượu.
-Thường xuyên tập luyện thể dục vừa sức.
-Mẹ bầu hạn chế ăn rau răm, gừng kèm trứng vịt lộn (vì rau răm tốt cho người bình thường, nhưng ảnh hưởng không tốt tới thai nhi; Gừng tươi nóng có thể gây sảy thai (nếu cơ địa yếu, dây chằng lỏng lẻo). Không nên ăn 2 quả cùng lúc, không ăn buổi tối vì khó tiêu, ngủ không yên giấc.

Món ăn từ sen giúp khỏe đẹp

Món ăn từ sen rất tốt cho sức khỏe, giàu dinh dưỡng: hạt sen có hàm lượng protein, magie, kali và phốtpho cao, trong khi đó hàm lượng mỡ bão hòa, natri và cholesterol lại rất thấp, củ sen chứa nhiều vitamin, chất xơ và khoáng chất,... Xin giới thiệu một số món ăn từ sen giúp khỏe đẹp.
Món ăn từ sen giúp khỏe đẹp
Chè hạt sen - đậu đỏ giúp người thon thả.
Củ sen hầm đậu đen: củ sen 640g, đậu đen xanh lòng 160g, táo tàu đỏ 15 trái, chân giò lợn (từ gối xuống) 60g, mực nang lớn 1 con. Rang đậu lửa nhỏ cho nứt vỏ để nguội. Củ sen gọt vỏ thái lát mỏng 1cm. Mực thái miếng vừa ăn. Chân giò lợn cạo sạch lông, chặt thành miếng nhỏ. Gừng sống bỏ vỏ 2 lát. Nước nấu sôi kỹ bỏ móng heo, ngó sen, gừng, đậu đen vào trước, bỏ mực sau cùng. Đậy kín nồi giảm lửa. Nấu 3 tiếng cho bột gia vị vừa ăn. Ăn nóng. Công dụng: làm tóc đen mượt.
Chè hạt sen - đậu đỏ: hạt sen 20g, bạch quả 20g, đậu đỏ 120g, trần bì 1 miếng, sữa tươi vừa đủ. Đường phèn vừa đủ. Hạt sen bỏ vỏ đen cùng vỏ lụa nâu ở trong. Ngâm mềm, bỏ tim. Đậu đỏ ngâm nước cho nở. Cho bạch quả, hạt sen, đậu đỏ, trần bì vào nước vừa đủ. Nấu sôi  rồi giảm lửa, đậy kín. Khi đậu đỏ nở nhừ cho đường phèn vừa ngọt. Bắc nồi để chè nguội cho sữa tươi vào ăn. Công dụng: làm người thon thả.
Hạt sen, hoài sơn hầm giò heo: hạt sen 16g, chân giò lợn (từ đầu gối xuống) 240g, hoài sơn 16g, trần bì 1 miếng, ít muối. Hạt sen bỏ vỏ cứng đen ngoài, để lụa nâu ở trong, ngâm cho nở, bỏ tim. Chân lợn cạo rửa sạch chặt vừa ăn. Hầm độ 3 tiếng. Ăn nóng. Công dụng: giúp tóc mượt.
Hoa sen hầm ốc: hoa sen tươi 3 bông, ốc khô 80g, mướp 500g, gừng sống 1 lát, táo tàu đỏ 2 trái, ít muối. Ốc khô ngâm nước cho nở, rửa sạch để ráo. Mướp gọt vỏ cắt miếng. Hoa sen tách rời từng cánh. Táo đỏ bỏ hột. Gừng bỏ vỏ, 2 lát mỏng 2 ly. Không có ốc khô dùng ốc tươi, không có hoa sen tươi thì dùng khô. Đổ 1/4 lít nước nấu thật sôi bỏ vào ốc, táo, gừng nấu trước rồi bớt lửa cho sôi nhẹ 1 giờ thì cho mướp nấu chín xong thả sen vào. Để sôi lại cho muối trộn cho sen chín đều. Ăn nóng. Công dụng: chữa tàn nhang.

BS. Phó Đức Thuần

Bài thuốc chữa bệnh từ tỏi

Ngày nay, tỏi vẫn được sử dụng rộng rãi với mục đích phòng và chữa bệnh dưới 3 dạng chủ yếu là tỏi tươi, viên tỏi khô và tinh dầu tỏi.
Trong thành phần của tỏi có rất nhiều các hoạt chất chứa lưu huỳnh như thiosulfinate (allicin), diallyl disulfide và allylpropyl disulfide. Những hoạt chất này được cho là có vai trò quyết định tạo ra mùi thơm và các tác dụng dược lý của tỏi, trong đó, quan trọng nhất là vai trò của allicin.
Điều đáng lưu ý là các hoạt chất này chỉ được hoạt hoá khi củ tỏi được đập dập, nghiền nát hoặc nhai và sẽ bị bất hoạt ở nhiệt độ cao. Do đó, khi sử dụng tỏi với mục đích y học, không nên để nguyên củ mà cần nhai hoặc nghiền nát và nên ăn sống vì tỏi nấu chín sẽ bị giảm tác dụng. Ngoài ra, do các hoạt chất này kém bền vững trong môi trường dầu nên tác dụng y học của các chế phẩm dầu tỏi cũng bị giảm sút đáng kể (chỉ còn 10 - 30% hoạt tính). Tỏi ngâm lâu ngày trong rượu trắng cũng được chứng minh là không có tác dụng chữa trị bệnh.
Bài thuốc chữa bệnh từ tỏi
Dưới đây là một số công dụng chính của tỏi đối với sức khoẻ con người:
Tác dụng đối với hệ tim mạch
Tỏi đã được khoa học chứng minh là có tác dụng hạ mỡ máu, hạ huyết áp và giảm ngưng tập tiểu cầu ở người lớn, từ đó góp phần làm giảm tỷ lệ mắc các bệnh tim mạch do xơ vữa như nhồi máu não, nhồi máu cơ tim... Cần thận trọng khi dùng đồng thời tỏi với các thuốc chống đông máu và thuốc chống ngưng tập tiểu cầu như aspirin, clopidogrel, vì có thể làm tăng nguy cơ chảy máu. Ngoài ra, cũng nên tránh dùng các chế phẩm từ tỏi khoảng một tuần trước khi phẫu thuật để giảm nguy cơ chảy máu kéo dài trong và sau phẫu thuật.
Tác dụng chống ung thư
Các nghiên cứu gần đây cho thấy, ăn nhiều tỏi và các loại rau củ thuộc họ allium như hành, hẹ, tỏi tây giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng, ung thư vú, ung thư tiền liệt tuyến và ung thư vòm họng.
Tác dụng kháng khuẩn
Tỏi có khả năng kháng lại nhiều chủng vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng. Trong y học cổ truyền của nhiều dân tộc, tỏi thường được dùng để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn ở đường tiêu hoá, hô hấp và ngoài da.
Viên tỏi khô cũng được chứng minh có khả năng điều trị và dự phòng một số bệnh nhiễm khuẩn ở trẻ em như cảm cúm, viêm đường hô hấp, viêm tai giữa. Đắp tỏi tươi tại chỗ có tác dụng khá tốt trong điều trị mụn cơm do virus.
Sử dụng 1-2 nhánh tỏi tươi mỗi ngày ở người lớn sẽ không gây ra tác dụng phụ nào đáng kể ngoại trừ việc tạo ra mùi khó chịu của hơi thở và mồ hôi.
Ăn một số lượng lớn tỏi tươi, nhất là vào lúc đói có thể gây cảm giác khó chịu, đầy chướng bụng, buồn nôn, ỉa chảy và rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột. Đắp tỏi tươi có thể gây cảm giác rát bỏng, viêm da và nổi bọng nước tại chỗ. Ngoài ra, việc dùng viên tỏi khô kéo dài có thể gây giảm đường huyết trong một số trường hợp.
Một vài cách sử dụng tỏi thông thường
Phòng và trị cúm: Giã nát 3 tép tỏi, hãm trong 50g nước sôi khoảng nửa giờ. Chắt lấy nước, nhỏ vào mũi mỗi bên khoảng 2 hay 3 giọt, ngày 2 hoặc 3 lần.
Rửa vết thương, chỗ lở loét: Pha loãng 1 phần dịch tỏi và 10 phần nước cất, thêm 2% cồn để bảo quản.
Chữa đau răng: Giã nát 2 tép tỏi trộn với một chút nước ấm. Đợi khoảng 10 phút sau, dùng một que tăm tẩm dịch tỏi thấm đều chung quanh chỗ đau.
Chữa mụn cóc, chai chân: Giã nát 2 tép tỏi, dán gọn vào chỗ bị chai và để qua đêm.
Chữa viêm họng: Giã nát 2 tép tỏi, trộn 1 phần tỏi và 3 phần hành lá, buộc vào huyệt Hợp cốc ở bàn tay. Để qua đêm, dịch tỏi sẽ thấm qua da và kích thích mạnh vào huyệt có tác dụng “tả”để chữa viêm họng. Hành lá có tác dụng làm giảm độ nóng để tránh phồng da. (Úp bàn tay xuống, xoè rộng 2 ngón tay trỏ và ngón tay cái, huyệt hợp cốc nằm trên mặt lưng của bàn tay, ở chỗ lõm giữa 2 xương ngón tay cái và ngón tay trỏ.)
Kiện Tỳ, bổ khí, sinh tinh, chữa áp huyết thấp: Gà hấp cách thuỷ với tỏi. Dùng 1 con gà khoảng nửa ký, 40g tỏi thái mỏng, nửa chén rượu vang, gia vị vừa đủ. Gà làm sạch, bỏ lông và nội tạng. Hấp cách thuỷ, ăn trong ngày. Không dùng cho người thể tạng nhiệt, nóng sốt hoặc đang bị các chứng viêm nhiễm đang phát triển./.

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons