Thứ Ba, 21 tháng 7, 2015

5 tác dụng chữa bệnh của cây cóc mẳn

Cây cóc mẳn còn có những tên khác, như "cỏ the", "cúc mẳn", "cúc ma", "cây thuốc mộng", "cây trăm chân", "cóc ngồi" (miền Nam); "thạch hồ tuy", "địa hồ tiêu", "cầu tử thảo", "nga bất thực thảo"...
5 tác dụng chữa bệnh của cây cóc mẳn
Cây cóc mẳn chữa viêm mũi, viêm họng.
Cóc mẳn là một loại cỏ nhỏ, thân mềm, mọc bò lan, cành lòa xòa mọc sát mặt đất.
Theo Đông y, cóc mẳn có vị cay, tính ấm, vào kinh thủ thái âm. Có tác dụng trừ phong, tán hàn, thắng thấp, thông mũi.
Dưới đây là một số tác dụng chữa bệnh của cây cóc mẳn.
Chữa viêm mũi:
Bài 1: Dùng cây cóc mẳn tươi, rửa sạch, hong khô, giã nát vắt lấy nước cốt, nhỏ vào mũi ngày 1-2 lần, mỗi lần 2-3 giọt, khi nhỏ nằm ngửa 20-30 phút; liên tục 1 tuần (1 liệu trình); nói chung sau 1-3 liệu trình là có kết quả.
Bài 2: Vò nát cây cóc mẳn tươi, vê tròn rồi nhét vào lỗ mũi. Tác dụng thông mũi, tiêu viêm rất tốt.
Lưu ý: Những đơn thuốc trên không chỉ sử dụng để chữa viêm mũi dị ứng. Đối với các loại viêm mũi khác, như viêm mũi cấp, viêm mũi đơn thuần mạn tính, viêm xoang mũi... cũng có tác dụng khá tốt.
Chữa cảm cúm
Bài 1: Dùng cây cóc mẳn tươi 100g, rửa sạch, giã nát vắt lấy nước cốt, hòa thêm chút rượu trắng, chia 2 lần uống trong ngày; uống ấm (trước khi uống hâm lại cho ấm). Có tác dụng khu phong tán hàn, chống virut. Dùng chữa cúm thể phong hàn (cảm lạnh, với các triệu chứng: phát sốt, sợ lạnh, tắc mũi, mũi chảy nước, đau đầu, đau mình mẩy,...)
Bài 2: Dùng cóc mẳn phơi khô, tán thành bột mịn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 6g (trẻ nhỏ giảm nửa liều), chiêu bằng nước ấm. Có tác dụng phát tán phong hàn, kháng virut. Dùng chữa bệnh cúm mới phát, với những biểu hiện thuộc thể phong hàn.
Một số đơn thuốc khác có dùng cây cóc mẳn:
Bài 1: Chữa ho gió (do ngoại cảm): Cóc mẳn (khô 15g hoặc 30g tươi), nước 500ml, sắc còn 100ml, chia 3 lần uống trong ngày.
Bài 2: Chữa trĩ lở loét sưng đau: Dùng cóc mẳn tươi, khoảng một nắm, giã đắp, băng cố định.

Bài 3: Chữa viêm da thần kinh: Dùng cóc mẳn xát vào chỗ da bị bệnh, có tác dụng chống ngứa, tiêu viêm.


Trị sỏi bàng quang bằng rau đắng rất dễ thực hiện

“Rau đắng” có nhiều loại, trong đó loài có tên khoa học là Polygonum aviculare L., thuộc họ rau răm, mà Đông y gọi là “biển súc”, thường sử dụng để chữa các bệnh đường tiết niệu.
Trong sách thuốc, rau đắng - được xếp vào loại thuốc “Lợi niệu thông lâm”, tức là loại thuốc lợi tiểu, dùng chữa bệnh “lâm”. Trong Đông y, “lâm” chỉ tình trạng tiểu tiện vặt, tiểu tiện khó khăn, nhỏ giọt, đau buốt... Bệnh “lâm” gồm 5 loại: thạch lâm, khí lâm, cao lâm, lao lâm và huyết lâm, nên thường gọi là ngũ lâm. Trong đó thạch lâm là chứng bệnh tiểu tiện khó hoặc ngắt quãng, tiểu gấp, tiểu vặt, đau buốt, nước tiểu lẫn sỏi hoặc vàng đục, đôi khi lẫn máu; kèm theo bụng dưới co cứng, lưng đau quặn từng cơn, đau lan xuống bụng dưới và bộ phận sinh dục.
Trị sỏi bàng quang bằng rau đắng rất dễ thực hiện
Cây rau đắng.
Theo Đông y, biển súc có vị đắng, tính hơi hàn; đi vào kinh bàng quang. Có tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm, cầm tiêu chảy và diệt ký sinh trùng. Dùng chữa viêm bàng quang, bí đái, đái buốt, đái dắt cấp tính, hoàng đản, lỵ trực khuẩn, đau bụng giun, mụn nhọt lở ngứa ngoài da, trĩ, bạch đới, đòn ngã tổn thương, rắn cắn. Ngày dùng 6-12g khô dưới dạng thuốc sắc; dùng tươi tăng gấp đôi liều lượng. Dùng ngoài giã nát đắp, lượng thích hợp.
Một số cách sử dụng cụ thể:
Chữa tiểu tiện khó khăn, sỏi tiết niệu: Có thể dùng độc vị rau đắng: dùng 12-15g rau đắng khô, hoặc 15-30g rau đắng tươi, sắc uống nước uống thay trà trong ngày. Hoặc dùng rau đắng 12g, bòng bong 20g, mã đề 20g; sắc uống thay trà; liên tục nhiều ngày đến khi đỡ.
Chữa viêm đường tiểu tiện, đái buốt: Dùng rau đắng khô 12g, hoạt thạch 10g, mộc thông 5g, xa tiền thảo (cây mã đề) 8g, nước ba bát, sắc còn một bát. Chia ba lần uống trong ngày.
Chữa lỵ: Rau đắng 20g, rau sam 10g, cỏ sữa nhỏ lá 10g; sắc lấy nước, chia 3 lần uống trong ngày, liên tục 3 ngày.

Chữa giun kim, giun đũa: Rau đắng 30g, củ bách bộ 10g, sắc uống.


Tác dụng chữa bệnh tuyệt vời từ cây thì là

Theo Đông y, lá thì là có mùi thơm hăng hắc, hơi đắng có vị cay, tính ấm, không độc dùng để bổ thận, mạnh tỳ, tiêu trướng, chữa đau bụng, đau răng, kích thích sự bài tiết nước tiểu, gia tăng lượng nước tiểu thải ra, nhờ đó làm giảm các cơn đau quặn do rối loạn đường tiết niệu như viêm thận, viêm bàng quang, sỏi thận và giúp cải thiện hoạt động của dạ dày...
Thì là thuộc họ Hoa tán. Cây thuộc dạng thảo sống hàng năm có thân nhẵn cao 60 - 80cm hay hơn, khía rãnh dọc, rễ trụ. Lá có bẹ và phiến lá rất phát triển, phiến thường xé 3 lần lông chim, phiến nhỏ hình như sợi chỉ, các lá ở ngọn thường tiêu giảm, không có cuống. Cụm hoa ở ngọn, trên thân và trên các cành, tụ thành tán kép gồm 5 - 15 tán nhỏ, các tán này mang 20 - 40 hoa màu vàng.Quả bế kếp nằm trên một cuống quả rẽ đôi; quả hình trứng có 10 cạnh. Bộ phận thường dùng là lá, quả và hạt để làm hương liệu chế biến thức ăn và làm thuốc.
Tác dụng chữa bệnh tuyệt vời từ cây thì là
Tác dụng chữa bệnh tuyệt vời từ cây thì là
Lá và hạt thì là có tác dụng giảm đau bụng kinh, tăng tiết sữa...
Một số bài thuốc chữa bệnh từ thì là
Chữa rối loạn kinh nguyệt: Thì là có tác dụng kích thích và điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, làm giảm đau trong các trường hợp đau bụng kinh ở các thiếu nữ và trong các trường hợp bế kinh gây ra bởi thiếu máu, cảm lạnh. Cách dùng 60g dịch chiết lá thì là trộn chung với 15ml nước ép rau cần tây, chia 3 lần uống trong ngày.
Chữa rối loạn tiêu hóa:Ăn lá thì là nấu chín mỗi ngày giúp tiêu hóa tốt và chống táo bón. Với trẻ em, 1 - 2 muỗng nước sắc lá thì là trộn vào thức ăn sẽ phòng được chứng rối loạn tiêu hóa và giúp trẻ ngủ ngon giấc. Tinh dầu thì là được dùng trong trường hợp đầy bụng, nấc cụt, ợ chua thừa axit trong dạ dày và chứng tiêu chảy do rối loạn tiêu hóa.
Chữa hơi thở hôi: Nhai 5 - 10 hạt thì là mỗi ngày sẽ giúp hơi thở thơm tho.
Chữa cảm lạnh, viêm đường hô hấp: Khi cảm lạnh, cúm hoặc viêm cuống phổi dùng khoảng 60g hạt chế trong nước sôi, lọc lấy nước hòa với mật ong, chia ba lần uống trong ngày.
Chữa mụn nhọt sưng tấy: Giã nát lá thì là tươi thành khối nhão rồi đắp lên các mụn nhọt đã chín bị vỡ ra có máu. Có thể trộn chung một ít bột nghệ rồi đắp lên các chỗ ung loét có mủ, tác dụng làm lành rất nhanh.
Chữa giảm sưng và đau khớp: Lá thì là đun trong dầu vừng được điều chế thành một dạng thuốc dầu bôi vào nơi sưng và đau ở khớp sẽ giảm sưng, đau.
Chữa chứng mất ngủ: Ăn canh rau thì là vào bữa tối hoặc hãm nước hạt thìa là uống thay nước trước giờ ngủ, đêm sẽ ngủ ngon giấc.
Chữa thiếu sữa: Nấu canh hoặc hãm hạt thì là với nước sôi để uống.

Lưu ý, phụ nữ mang thai không nên sử dụng nhiều thì là vì trong thì là có chứa số lượng lớn các chất kích thích tử cung...


Cây trâu cổ chữa đau xương, lợi sữa

Theo Đông y, cành, lá cây trâu cổ có vị chua đắng, tính bình có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, trừ phong, giải độc, tiêu viêm. Quả có vị ngọt chát, tính bình, có tác dụng tráng dương, cố tinh, bổ huyết, hoạt huyết, thông sữa,…
Cây trâu cổ chữa đau xương, lợi sữa
Cây trâu cổ.
Cây trâu cổ còn có tên khác là cây xộp, xồm xộp, cây trộp,… là loại cây mọc leo trên đá hoặc các cây cổ thụ, đường kính thân khoảng 1m, vỏ thân xù xì, có từng đốt dài ngắn không đều. Ở đốt mọc ra các rễ. Có 2 loại cành: Cành phía dưới lá nhỏ như vẩy ốc (nên có tên là cây vẩy ốc). Cành trưởng thành phía trên, lá to hơn và dày, ráp như lá duối, (nhưng không có lông) có hoa quả. Thân và lá non khi bẻ có nhựa mủ trắng. Hoa nhiều, đế hoa lõm. Quả - thực ra là một quả giả vì cấu tạo bởi một đế hoa lõm hình chén, miệng khép kín. Trong quả có nhiều hạt, thực ra hạt mới là quả thực, có màu lục, khi chín có màu đỏ, có nhiều nhựa mủ trắng.
Cây trâu cổ mọc hoang ở khắp nơi. Bộ phận dùng làm thuốc là cành lá và quả, thường dùng chữa đau xương, đau nhức mình mẩy, mụn nhọt, lở ngứa, sưng vú, tắc tia sữa,…
Một số đơn thuốc thường dùng
- Chữa đau xương, đau nhức mình mẩy: Quả trâu cổ thái nhỏ, sắc với nước, bỏ bã, cô đặc lại thành cao, ngày dùng 5-10g. Hoặc: Cành lá cây trâu cổ tươi 50g (khô 15g) sắc nước uống hàng ngày có tác dụng tốt đối với trường hợp bị đau nhức chân tay, xương, khớp do phong thấp, chữa các chứng đau xương, nhức mỏi ở người già. Ngoài ra còn có tác dụng điều kinh, dễ tiêu hoá.
Cây trâu cổ chữa đau xương, lợi sữa
Quả trâu cổ nấu với chân giò lợn là món ăn lợi sữa cho sản phụ.
- Hỗ trợ điều trị di tinh, liệt dương: Cành và lá, quả non cây trâu cổ phơi khô 100g, đậu đen 50g, ngâm với 250ml rượu, ngâm trong 10 ngày là có thể dùng được. Ngày dùng 10-30ml rượu này.
- Bồi bổ suy nhược cơ thể sau ốm dậy: Cành lá trâu cổ tươi 120g, nấu với xương lợn, ăn hàng ngày với cơm.
- Mụn nhọt, lợi tiểu, tiêu độc: Cành lá trâu cổ phơi khô, sắc đặc, uống ngày 2-3 chén.
 - Tắc tia sữa, sưng vú: Quả trâu cổ 40g, bồ công anh 15g, lá mua 15g, sắc uống; lấy lá bồ công anh giã nhỏ, thêm ít giấm, chưng nóng chườm hay đắp ngoài vú bị sưng.

- Chữa sữa không xuống (hoặc quá ít) sau khi đẻ: Quả cây trâu cổ 7 quả chín, hầm với 1 cái chân giò lợn, ăn và uống hết nước (quả tươi hoặc khô đều được). Dùng 5-7 ngày.
Theo Đông y, cành, lá cây trâu cổ có vị chua đắng, tính bình có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, trừ phong, giải độc, tiêu viêm. Quả có vị ngọt chát, tính bình, có tác dụng tráng dương, cố tinh, bổ huyết, hoạt huyết, thông sữa,…
Cây trâu cổ chữa đau xương, lợi sữa
Cây trâu cổ.
Cây trâu cổ còn có tên khác là cây xộp, xồm xộp, cây trộp,… là loại cây mọc leo trên đá hoặc các cây cổ thụ, đường kính thân khoảng 1m, vỏ thân xù xì, có từng đốt dài ngắn không đều. Ở đốt mọc ra các rễ. Có 2 loại cành: Cành phía dưới lá nhỏ như vẩy ốc (nên có tên là cây vẩy ốc). Cành trưởng thành phía trên, lá to hơn và dày, ráp như lá duối, (nhưng không có lông) có hoa quả. Thân và lá non khi bẻ có nhựa mủ trắng. Hoa nhiều, đế hoa lõm. Quả - thực ra là một quả giả vì cấu tạo bởi một đế hoa lõm hình chén, miệng khép kín. Trong quả có nhiều hạt, thực ra hạt mới là quả thực, có màu lục, khi chín có màu đỏ, có nhiều nhựa mủ trắng.
Cây trâu cổ mọc hoang ở khắp nơi. Bộ phận dùng làm thuốc là cành lá và quả, thường dùng chữa đau xương, đau nhức mình mẩy, mụn nhọt, lở ngứa, sưng vú, tắc tia sữa,…
Một số đơn thuốc thường dùng
- Chữa đau xương, đau nhức mình mẩy: Quả trâu cổ thái nhỏ, sắc với nước, bỏ bã, cô đặc lại thành cao, ngày dùng 5-10g. Hoặc: Cành lá cây trâu cổ tươi 50g (khô 15g) sắc nước uống hàng ngày có tác dụng tốt đối với trường hợp bị đau nhức chân tay, xương, khớp do phong thấp, chữa các chứng đau xương, nhức mỏi ở người già. Ngoài ra còn có tác dụng điều kinh, dễ tiêu hoá.
Cây trâu cổ chữa đau xương, lợi sữa
Quả trâu cổ nấu với chân giò lợn là món ăn lợi sữa cho sản phụ.
- Hỗ trợ điều trị di tinh, liệt dương: Cành và lá, quả non cây trâu cổ phơi khô 100g, đậu đen 50g, ngâm với 250ml rượu, ngâm trong 10 ngày là có thể dùng được. Ngày dùng 10-30ml rượu này.
- Bồi bổ suy nhược cơ thể sau ốm dậy: Cành lá trâu cổ tươi 120g, nấu với xương lợn, ăn hàng ngày với cơm.
- Mụn nhọt, lợi tiểu, tiêu độc: Cành lá trâu cổ phơi khô, sắc đặc, uống ngày 2-3 chén.
 - Tắc tia sữa, sưng vú: Quả trâu cổ 40g, bồ công anh 15g, lá mua 15g, sắc uống; lấy lá bồ công anh giã nhỏ, thêm ít giấm, chưng nóng chườm hay đắp ngoài vú bị sưng.
- Chữa sữa không xuống (hoặc quá ít) sau khi đẻ: Quả cây trâu cổ 7 quả chín, hầm với 1 cái chân giò lợn, ăn và uống hết nước (quả tươi hoặc khô đều được). Dùng 5-7 ngày.


Rau bó xôi bổ dưỡng

Bổ thận, tráng dương: rau bó xôi 200g, sò khô 50g, câu kỷ 10g, táo đỏ 10 quả, hành 10g, dầu 30g, muối 5g, sò khô rửa sạch cắt miếng, táo đỏ bỏ hột, câu kỷ bỏ tạp chất. Đỏ dầu nóng phi thơm hành cho 1.000ml nước sôi, bỏ sò, rau bó xôi, câu kỷ vào nấu 5 - 10 phút thì chín. Ngày ăn 1 lần với cơm.
Để chữa các bệnh trên có thể dùng rau bó xôi đơn giản, bằng cách chỉ có rau bó xôi nhúng nước sôi xong đem ép lấy nước, hoặc nấu nước uống. Có thể ép cùng các rau quả khác.
Chữa thiếu máu, khí huyết hư, suy nhược: dùng một lượng rau bó xôi vừa ý, luộc hoặc nhúng nước sôi xong đem nấu canh với thịt lợn nạc, hoặc gan lợn, hoặc trứng gà…
Thiếu máu, mất máu, trĩ táo bón, ngứa: tiết lợn 250g luộc chín kỹ xong thái lát rồi cho lại vào nước luộc cùng rau bó xôi với lượng vừa ý nấu thành canh (khoảng 500g rau) nêm gia vị.
Thiếu máu, suy nhược mỏi mệt, rã rời chân tay đuối sức: rau bó xôi 700g, nhân sâm 5g, thịt lợn 500g, bột mì 3kg, gừng tươi hành hạt tiêu, xì dầu, muối vừa đủ. Rau bó xôi chỉ lấy lá giã nát cho ít nước đánh nhuyễn cho vào vải sô vắt lấy nước để sẵn. Nhân sâm tán bột rây mịn. Thịt lợn băm vụn tra muối, xì dầu, bột hạt tiêu, bột gừng trộn đều, hòa ít nước khuấy thành hồ, cho hành, nhân sâm, trộn đều làm nhân bánh. Đổ nước rau bó xôi vào bột mì nhào kỹ (nếu không đủ nước bó xôi thì thêm nước lã) nắm bột với nhân bánh. Luộc chín bánh. Công thức này còn tiện lợi cho trường hợp cần tăng cường chức năng tình dục.
Sản phụ táo bón, xây xẩm do âm huyết bất túc: rau bó xôi 250g, gan heo 100g; rau bó xôi cắt đoạn, gan heo thái lát mỏng ướp gia vị và bột năng chừng 10 phút. Đổ 1 bát nước lạnh vào nồi nấu sôi cho rau bó xôi, ít dầu, nước nấu đến khi rau chín rồi mới cho gan vào nấu gan chín.
Rau bó xôi
Rau bó xôi
Bổ âm nhuận phế, hạ huyết áp cao, dưỡng huyết, chỉ huyết: rau bó xôi 300g, với 15g gừng tươi, 10g hành, 10g xì dầu, 10g dầu vừng, 6g muối, 5g tỏi. Tỏi gừng giã nhuyễn vắt lấy nước, hành tỉa hoa, rau bó xôi nhúng nước sôi vắt ráo nước. Cho tất cả vào trộn đều. Ngày ăn 2 lần với cơm.
Huyết áp cao đỏ mặt (hỏa bốc) nhức đầu: rau bó xôi lượng tùy ý rửa sạch bỏ vào nước sôi 2 -3 phút quấy lên vớt ra. Lấy con sứa biển rửa sạch thái nhỏ nhúng qua nước sôi. Cho hai thứ trên vào dầu vừng, ít muối, gia vị trộn để ăn.
Chữa huyết áp cao: rau bó xôi 250g, rau cần 250g cả 2 rửa sạch, bỏ rễ, thái khúc ngâm nước sôi 2 - 3 phút vớt ra cho vào tô nêm dầu vừng gia vị trộn để ăn với cơm hoặc để nấu cháo.
Bổ âm dưỡng huyết, chữa huyết áp cao: rau bó xôi 300g, mực tươi 300g, tỏi 20g, xì dầu 10g, dầu 50g, hành 10g, muối 5g, rau bó xôi cắt đoạn 5cm, mực tươi cắt đoạn 4cm. Đổ dầu, phi thơm hành tỏi cho mực vào trước xào sơ, rồi cho rau và các thứ gia vị vào xào chín. Ngày 1 lần ăn với cơm.
Tư âm dưỡng tâm, thanh nhiệt, tiêu độc: rau bó xôi 300g, trứng muối 2 quả, gia vị. Đặt nước sôi bỏ trứng muối bóc vỏ thái lát vào rồi cho rau bó xôi cắt đoạn vào tiếp cùng gia vị. Nấu canh ăn với cơm. Còn dùng trường hợp gan nhiễm mỡ.
Vị âm bất túc, đau nóng rát thượng vị, miệng khô không muốn ăn, thích uống nước, táo bón: rau bó xôi 200g thái sẵn, lấy đậu phụ 200g giã nhuyễn, trộn với 50g thịt heo xay, gia ít nước, tinh bột, muối, trộn với trứng gà (1 quả) vắt thành viên thả vào nước sôi nấu chín, rồi cho rau bó xôi vào.
Kiện tỳ, tiêu thũng trị suy nhược cơ thể: rau bó xôi 200g, nhân sâm (hoặc đảng sâm) 40g, thịt lợn 100g, bột mì hoặc bột gạo, gừng, thành hồ tiêu, dầu, tương, dầu thơm, muối. Làm như trên.
Chữa suy nhược thần kinh và thể lực, dưỡng sức, chống già lão: rau bó xôi sống, giã lấy nước uống hoặc nấu chín, hoặc lấy dịch ép pha rượu uống. Có thể phối hợp với cải soong.
Chữa khát nước táo bón của người bị đái tháo đường90g rau bó xôi, 10g mộc nhĩ trắng, nấu nước uống.
Rau bó xôi xào thịt bò
Rau bó xôi xào thịt bò
Chữa thiếu máu, rối loạn tiêu hóa, bệnh đường hô hấp: 100g rau bó xôi cho vào bát với 200ml nước đun cách thuỷ 10 phút, uống vào buổi sáng, trưa.
Bổ âm trị ho, hạ huyết áp: rau bó xôi 200g ngân nhĩ 20g, tỏi 10g hành 10g, dầu ăn 30g, gừng 5g. Muối 5g. Rau cắt đoạn 5cm dùng nước sôi luộc chín để ráo nước. Ngân nhĩ bổ cuống, rang sơ, xé nhỏ. Cho cùng gia vị vào xào. Ngày ăn 2 lần với cơm.
Lưu ý: tránh dùng rau bó xôi cho những người có các bệnh sỏi thận, sỏi mật, người hay đi ngoài lỏng vì nó chứa nhiều canxi.

Thành phần hóa học: trong 100g rau bó xôi có 500mg natri, 375mg kali, 49mg canxi, 37mg photpho, 37mg magnesi, 29mg sulfur, 0,5mg mangan, 0,45mg kẽm, 2-5mg sắt, 0,13mg đồng, còn có iod, arsen, nicken… Các vitamin cũng phong phú như: B, C, tiền sinh tố A (caroten), B9(acid folic) B12. Các dưỡng chất: protid 2g, glucid 7g, lipid 0,5g, Nước 90%, chất xơ 0,7g. Hoạt chất là spiacin, arginin, lysin clorophil…
Do bó xôi giàu chất sắt kèm vitamin C nên phát huy tốt tác dụng chữa thiếu máu.

Vị thuốc từ cây Thường sơn

 Thường sơn còn gọi là hoàng thường sơn, thục tất, áp niệu thảo, kê niệu thảo.
Tên khoa học Dichroa febrifuga Lour.
Thuộc họ Thường sơn Saxifragaceae.
Cây thường sơn cho ta các vị thuốc sau đây:
Vị thường sơn (Radix Dichroae) là rễ phơi hay sấy khô của cây thường sơn.
Lá và cành phơi hay sấy khô (Folium Dichroae) được gọi là thục tất.
Trên thực tế ở Việt Nam người ta ít dùng rễ hoặc dùng cả rễ và lá đều gọi là thường sơn.
Chữ Dichroa có nghĩa là 2 màu. Fbrifuga có nghĩa là đuổi sốt, vì cây và lá thường sơn có 2 màu tím đỏ và xanh lại có tác dụng chữa sốt do đó có tên này.
Tên thường sơn vì có ở núi Thường Sơn, đất Ba Thục (Tứ Xuyên, Trung Quốc hiện nay).
Mô tả cây
Thường sơn là một loại cây nhỡ cao 1 - 2m, thân rỗng, dễ gãy, vỏ ngoài nhẵn màu tím. Lá mọc đối, hình mác hai đầu nhọn, dài 13 - 20cm, rộng 35 - 90mm, mép có răng cưa mặt trên xanh, mặt dưới tím đỏ, gân tím đỏ, không có lông hoặc hơi có lông. Hoa nhỏ màu xanh lam hay hồng, mọc thành chùm nhiều hoa mọc ở kẽ lá hay đầu cành. Quả mọng, khi chín màu xanh lam, đường kính 5mm, một ngăn, hạt nhiều nhỏ hình lê, có mạng ở mặt dài không đầy 1mm.
Vị thuốc từ cây Thường sơn
Phân bố thu hái và chế biến
Cây thường sơn mọc hoang rất nhiều ở các tỉnh miền rừng núi nước ta, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang, Hòa Bình, Hà Tây, Sapa-Lào Cai có mọc.
Tại Trung Quốc cũng có mọc hoang và được trồng để lấy rễ và lá dùng làm thuốc và xuất khẩu.
Mùa thu vào các tháng 8 -10, người ta đào rễ về, rửa sạch đất, cắt bỏ rễ con, phơi hay sấy khô.
Nếu dùng lá hái quanh năm nhưng tốt nhất lúc cây sắp và đang ra hoa. Hái về rửa sạch, phơi khô. Có thể dùng tươi.
Công dụng và liều dùng
Vị thuốc từ cây Thường sơn
Theo tài liệu cổ thường sơn vị đắng, tính hàn, có độc, thục tất vị cay, tính bình có độc. Vào 3 kinh phế, tâm và can. Có tác dụng thổ đờm, triệt ngược, thanh nhiệt hành thủy. Dùng chữa sốt rét mới bị hay đã lâu ngày, lão đờm tích ẩm dẫn tới đờm đi lên sinh nôn mửa.
Thường sơn là một vị thuốc được dùng từ lâu đời trong đông y để chữa bệnhsốt rét (sốt rét thường hay sốt rét ác tính) rất có hiệu quả. Còn dùng chữa sốt thường. Tuy nhiên nhược điểm của thường sơn là gây nôn. Những ancaloit lấy ra cũng gây nôn.
Trong nhân dân thường có nói muốn bớt nôn cần rửa lá bằng rượu rồi mới dùng nhưng chúng tôi đã có dịp rửa rượu rồi mà vẫn gây nôn.Thường khi dùng thường sơn, phối hợp với nhiều vị thuốc khác ít nôn hơn.
Liều dùng trung bình 6 -12g dưới dạng thuốc sắc. Dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác.
(Theo Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam)
của GS. ĐỖ TẤT LỢI


8 món ăn chữa bệnh từ ba ba

Ba ba được biết đến không chỉ là món ăn bổ dưỡng trong ngày hè, mà còn có tác dụng chữa bệnh. Các món ăn được chế biến từ ba ba rất hấp dẫn đối với nhiều thực khách. Thịt ba ba có giá trị dinh dưỡng khá cao: cứ 100g thịt có 13,6g đạm; 4,3g mỡ; 4,1g đường; các Vitamin B1 0,06mg; B2 0,2mg; PP 3,3mg; E 1,75mg; P 14mg; canxi 133mg; selen 15,19microgam, Fe 2mg... Ngoài ra, còn chứa các chất khác như keo động vật, keratin (chất sừng), vitamin D...
Theo Đông y, ba ba tính bình, vị ngọt, có công năng tư âm, mát huyết, bổ khí nhuận phế, bổ can thận âm hư, trừ thấp nhiệt, háo, khát, âm dịch bất túc... Sau đây là một số món ăn thuốc có ba ba.
8 món ăn chữa bệnh từ ba ba
Ba ba hầm sơn dược, kỷ tử tốt cho người viêm khí quản mạn tính, thần kinh suy nhược, viêm gan mạn tính, xơ gan.
Bổ can thận (dưỡng âm thanh nhiệt, nhuận phế trừ khát, chữa cổ khô, miệng ráo, hấp sốt, ù tai, váng đầu, hoa mắt, ho lâu ngày, ho ra máu): Ba ba 1 con 500g (làm như thường lệ), bối mẫu 5g, tiền hồ 5g, hạnh nhân 5g, phụ gia (gừng, hành, tỏi) như các bài trên. Hầm xong ăn nóng.
Viêm khí quản mạn tính, thần kinh suy nhược, viêm gan mạn tính, xơ gan: Ba ba 1 con, sơn dược, cẩu khởi tử mỗi thứ 30g. Cho ba ba vào nước sôi cho chết, bỏ ruột, đầu, rửa sạch, thái miếng cho cùng với sơn dược, cẩu khởi từ vào nồi nấu dừ. Uống nước canh, ăn thịt ba ba, 2 ngày 1 thang.
Ho lao, ho do âm hư, nhiệt thấp, ra mồ hôi trộm: Ba ba 1 con, xuyên bối mẫu 5g, canh gà 1.000ml, muối tinh, rượu gia vị, hoa tiêu, gừng tươi, hành mỗi thứ vừa phải. Cho ba ba vào nước sôi làm sạch, bỏ ruột (để lại mật dùng lúc khác) cho vào bát hấp, cho xuyên bối mẫu, muối tinh, rượu gia vị, hoa tiêu, gừng tươi, hành, canh gà, cho vào chưng cách thuỷ 1 tiếng là được. Ăn thịt ba ba, uống canh, mỗi ngày 1 lần.
Viêm thận mạn tính, phù thũng: Thịt ba ba 500g, tỏi 100g, đường trắng, rượu trắng mỗi thứ vừa phải. Cho tất cả vào nồi nấu chín ăn.2 ngày 1 thang.
Xơ gan cổ trướng: Ba ba 1 con (khoảng 500g), tỏi to 125g. Làm thịt ba ba, bỏ ruột, rửa sạch, cho vào nấu với tỏi bóc vỏ (không cho muối), nấu chín nhừ đem ăn.2 ngày 1 lần, 15 ngày là một liệu trình. Người nôn không ăn uống được cho thêm 10g gừng tươi, người bụng báng cho thêm 200g củ cải trắng.
Ra mồ hôi trộm, gan bàn tay bàn chân nóng: Thịt ba ba 250g, bách bộ, địa cốt bì, tri mẫu mỗi thứ 9g, sinh địa 24g. Cho các thứ thuốc trên vào túi vải nấu nước.Bỏ bã uống nước.Mỗi ngày 1 thang.
Bệnh sốt rét: Ba ba 1 con (khoảng 250g). Cho vào nồi nước sôi 2-5 phút, lấy mai ra, bỏ ruột, lại cho vào nồi, cho nước nấu chín.Ăn canh, ăn thịt ba ba, mỗi ngày 1 thang, chia làm 2 lần.
Lòi dom: Ba ba 1 con, ruột già lợn 500g, muối tinh vừa đủ. Làm thịt ba ba, bỏ ruột, rửa sạch, nấu với ruột già lợn, cho muối tinh.Ăn thịt ba ba, uống nước canh. Lưu ý: Phụ nữ có thai và người tì vị dương suy không dùng.

Kiêng kỵ: Người tạng hư hàn, dễ đi ngoài lỏng, khó ngủ, sau thai sản, có bệnh viêm ở đường tiêu hóa (dạ dày ruột), thấp khớp không nên ăn ba ba. Nên phối hợp ba ba với thịt lợn, gà và một số vị thuốc thích hợp thanh bổ như khoai mài, kỷ tử, long nhãn...


 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons