Thứ Tư, 21 tháng 1, 2015

Lá đinh lăng tăng sức đề kháng

Cây đinh lăng, còn được gọi với tên quen thuộc là cây gỏi cá vì hay được dùng như một loại rau ghém ăn chung với cá. Tác dụng Khi dùng rễ, có thể để nguyên hoặc tẩm rượu gừng 5% rồi sao qua, tẩm thêm 5% mật ong, sao vàng thơm. Đinh lăng có vị đắng, ngọt, tính mát, mùi thơm, không độc, có tác dụng bổ ngũ tạng làm tăng cường sức dẻo dai và nâng cao sức đề kháng của cơ thể, chống được hiện tượng mệt mỏi, làm cho cơ thể ăn ngon, ngủ yên, giúp mau lên cân. Trong rễ đinh lăng có chứa nhiều Saponin có tác dụng như nhân sâm, nhiều sinh tố B1. Ngoài ra, rễ cây còn chứa khoảng 13 loại axit amin cần thiết cho cơ thể nhờ đó mà đinh lăng còn giúp cho...

Trị bỏng ngay lập tức bằng hoa mười giờ

Nhà nào, ở đâu cũng có thể trồng hoa mười giờ, vừa làm cảnh, vừa làm thuốc chữa bỏng, như một vị thuốc tiên vậy. Ảnh chỉ mang tính minh họa Dân ta ai mà chẳng biết cây hoa mười giờ. Có loại cây mười giờ hoa đỏ, có loại hoa vàng và cũng có loại hoa hồng rực, bông to. Mùa hè chỉ cần ngắt 1 đoạn dài 15cm giâm vào đất ẩm là cây sống và phát triển ngay. Nhà nào, ở đâu cũng có thể trồng hoa mười giờ, vừa làm cảnh, vừa làm thuốc chữa bỏng, như một vị thuốc tiên vậy. Tôi đã tự chữa bỏng cho mình, cho gia đình và mách cho nhiều người chữa bỏng bằng cây hoa mười giờ, dù đó là bỏng thép, bỏng lửa, bỏng nước sôi, cám lợn, canh rau, bã rượu… đều khỏi...

Cây hoa hướng dương chữa tiền liệt tuyến phì đại

Hoa hướng dương có tác dụng trừ phong, sáng mắt. Dùng chữa đầu choáng váng, mặt sưng phù, còn dùng để thúc sinh cho phụ nữ. Cây hoa hướng dương còn gọi quỳ tử, thiên quỳ tử, quỳ hoa tử với tên khoa học: Helianthus annuus L. thuộc họ Cúc Asteraceae. Cây hoa hướng dương là loài cây thảo cao 1- 3m sống 1 năm, thân to thẳng có lông cứng, thường có đốm. Lá to, thường mọc so le, có cuống dài, phiến lá hình trứng đầu nhọn, phía dưới hình tim, mép có răng cưa, hai mặt đều có lông trắng. Cụm hoa đầu lớn, đường kính 7-20cm, bao chung hình trứng; hoa hình lưỡi, ngoài màu vàng; các hoa lưỡng tính ở giữa màu tím hồng. Cây hoa hướng dương được trồng...

Hoa đào: Vị thuốc quý từ thiên nhiên

Mùa xuân thêm rực rỡ bởi sắc hồng của hoa đào. Loài hoa tuyệt vời này còn là vị thuốc quý cho sức khỏe và nhan sắc của chúng ta đấy nhé! Phòng bệnh cảm cúm Theo một nghiên cứu công bố trên tờ The American Physiological Society, chất quercetin có trong hoa đào giúp cơ thể ít bị nhiễm các bệnh cảm cúm hơn. Bởi vì hợp chất quercetin có khả năng làm tăng cường sức đề kháng, chống lại các vi khuẩn, siêu vi khuẩn gây bệnh. Một nghiên cứu gần đây trên người cũng cho thấy, những người được tiêm hợp chất quercetin cũng ít bị nhiễm cúm hơn so với những người không tiêm quercetin. Làn da đẹp mịn màng Sở dĩ hoa đào được ứng dụng vào...

Thứ Năm, 8 tháng 1, 2015

Hoa mai trắng chữa đau khớp

Hoa mai trắng vị ngọt hơi đắng, tính ấm, không độc, có công dụng giải thử sinh tân, khai vị tán uất, hóa đàm, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như sốt cao phiền khát, tức ngực, ho. Cây hoa mai trắng (bạch mai hoa) còn gọi cây mơ, lạp mai, bạch mai, lạp mộc, hương mai, hoàng lạp, tuyết lý hoa... có tên khoa học là Prunus armeniaca L. Cây hoa mai trắng cao khoảng 3 - 5m, ra hoa vào mùa xuân, hoa có cuống ngắn, màu trắng và có mùi thơm; đài hình bánh xe, 5 răng nhỏ, tràng 5 cánh mỏng, nhị nhiều xếp thành 2 vòng, bầu thượng, một ô. Theo y học hiện đại, hoa mai trắng chứa nhiều tinh dầu như: borneol, linalool, benzyl alcohol, cineole, farnesol,...

Cây trâm bầu - vị thuốc trị giun

Nước sắc lá trâm bầu có tác dụng tăng tiết mật, giúp sự tiêu hóa thức ăn, dân gian gọi là thuốc bổ đắng, giúp ăn ngon miệng và kích thích sự ăn ngon, gia tăng cảm giác thèm ăn. Trâm bầu là dạng cây bụi hoặc gỗ nhỏ, cao từ 2-10 m, có khi tới 12 m. Thân trâm bầu có nhiều cành ngắn, khi rụng lá trông như gai. Cành non có 4 cạnh, lá mọc đối, hình trứng dài, chóp tù hay nhọn. Hai mặt lá đều có lông, mặt dưới nhiều hơn. Chiều dài của lá là 3-7,5 cm, chiều rộng 1,5-4 cm. Cụm hoa gồm một hoa mọc ở kẽ lá và nhiều hoa nhỏ ở đầu cành, màu vàng nhạt. Quả dài  từ 18-20 mm, rộng 7-8 mm, có 4 cành mỏng chứa 1 hạt hình thoi, rộng 4 mm, có rìa. Các bộ...

Bài thuốc chữa bệnh từ cây lục lạc ba lá

Trong dân gian, người ta cho rằng hạt lục lạc ba lá tròn có tác dụng chữa tiểu tiện nhiều lần, đái són, can thận kém, mắt mờ, di tinh, viêm tuyến vú, trẻ con cam tích. Cây lục lạc ba lá còn có tên gọi là cây sục sạc, rủng rảng, muồng phân, muồng lá tròn, dã hoàng đậu, chư thi đậu…, có tên khoa học là Crotalari mucronata, thuộc họ Cánh bướm Papilionaceae. Là loại cây mọc hoang ở nhiều nơi trên cả nước, thường mọc ven đường đi, bờ sông, đất hoang. Cây lục lạc ba lá cao khoảng 60cm-1m, lá có 3 chét hình trái xoan ngược, dài 5-7cm, rộng 2cm, mặt trên nhẵn, mặt dưới có lông. Hoa màu vàng, xếp thành chùm gồm những vòng giả, có lông ngắn. Quả đậu...

Bạch thược trị cơ co giật

Bạch thược là cây được di thực vào Việt Nam từ lâu và trồng nhiều ở Sa Pa. Nó có vị hơi chua, tính ấm, vào tâm, can, tỳ, phế chủ trị dùng chữa ngoại cảm, tả, lỵ, phong nhiệt. Bạch thược người ta dùng rễ làm thuốc, nên chọn thứ to, mập bằng đầu ngón tay, dài 10 - 15cm, thịt trắng hồng, ít xơ, thái lát mới dùng, thứ nhỏ, lõi đen, sẫm là không tốt. * Trị phụ nữ hông sườn hay bị đau do can khí uất: Bạch thược, diên hồ sách, nhục quế, hương phụ tán bột, mỗi lần uống 8g với nước ấm. * Trị cơ co giật: Bạch thược, cam thảo mỗi thứ 16g, sắc uống. * Trị doanh khí thương tổn, khí nghịch sốt không giảm: Bạch thược 160g, chích thảo 120g, sắc uống. *...

Củ Bách bộ chữa ho

Theo Đông y, bách bộ có vị ngọt, đắng, không độc, có tác dụng nhuận phế, chỉ khái, sát trùng. Thường dùng trị ho, giun đũa, giun kim... Bách bộ còn có tên dây ba mươi, sam síp lạc (Tày), bẳn sam síp (Thái), pê chầu chàng (Mông), hơ linh (K`ho), dây đẹt ác, mùi sấy dòi (Dao), có tên khoa học là Stemona Tuberosa lour là loại dây leo thân cỏ, sống nhiều năm, có thể dài tới 5 - 6m. Rễ củ, nhiều nạc. Lá mọc đối hay so le, phiến lá hình tim, gân chính hình cung, nhiều gân ngang nhỏ. Hoa mọc ở kẽ lá, màu vàng lục, mặt trong đỏ tía, có mùi hôi. Quả nang, nhiều hạt. Dây bách bộ thường mọc hoang ở miền núi, bộ phận làm thuốc là rễ củ. Thu hoạch...

Cây huyết dụ chữa rong kinh

Huyết dụ có tác dụng dùng trị lao phổi với ho thổ huyết, rong huyết, băng huyết, lậu huyết, kinh nguyệt ra quá nhiều, kiết lỵ ra máu. Cây huyết dụ có lá màu đỏ tím Cây Huyết dụ có tên khoa học: Folium Cordyline, được trồng nhiều nơi làm cảnh hoặc làm thuốc. Cây Huyết dụ có lá mọc thành chùm ở ngọn cây, lá như mũi dao màu đỏ tím. Theo Đông y, Huyết dụ có vị nhạt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng bổ huyết, tiêu ứ, cầm máu dùng chữa chứng kiết lỵ, rong kinh, phong thấp nhức xương, xích bạch đới, giảm đau, phong thấp gây đau nhức. Huyết dụ có tác dụng dùng trị lao phổi với ho thổ huyết, rong huyết, băng huyết, lậu huyết, kinh nguyệt ra...

Sâm ớt - vị thuốc của quý bà

Cây sâm ớt - còn gọi với tên khác là hoa phấn, phấn đậu hoa, ngân chi hoa đầu, thủy phấn tử hoa - là loại cây mọc hoang hoặc được trồng làm cảnh, bào chế thuốc chữa bệnh. Đông y cho rằng cây sâm ớt có vị mặn, hơi cay, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, tán ứ, tiêu viêm, lợi tiểu, thường dùng chữa kinh nguyệt không đều, viêm đường tiết niệu, chữa viêm họng,... Bộ phận dùng làm thuốc là rễ hoặc toàn cây. Dưới đây là một số cách trị bệnh từ sâm ớt: * Trị kinh nguyệt không đều: Sâm ớt 20 g; ích mẫu, rễ củ gai mỗi thứ 16 g; ngải cứu, cỏ xước, cam thảo nam, mỗi thứ 12 g. Sắc uống ngày 1 thang. Uống liền 3 ngày, trước...

Chữa đau răng với cây hoàng mộc

Theo kinh nghiệm của bà con vùng cao, cây hoàng mộc thường được dùng làm thuốc chữa lỵ, đau răng, ăn uống không tiêu (dùng dưới dạng thuốc sắc, hoặc tán bột uống). Cây hoàng mộc còn có tên gọi là cây hoàng mù, Đông y gọi là  hoàng liên gai.  Là loại cây bụi nhỏ cao 2 - 3m phân nhánh nhiều; gỗ màu vàng; cành có gai chẻ ba dài 1 - 2cm, mọc dưới các cụm lá. Lá mọc thành chùm 3 - 4 lá, có khi tới 8 lá ở một đốt. Cuống lá ngắn, phiến lá nguyên, hình mác, mép có răng cưa, to, cứng, mặt trên màu xanh lục nhạt, mặt dưới màu trắng. Hoa màu vàng, mọc thành chùm. Quả mọng, màu đỏ sau đen đen, chứa 3 - 4 hạt. Hoa tháng 5 - 7; quả tháng 10 đến tháng 2 năm sau. Cây thường mọc hoang ở vùng rừng núi Sa Pa (Lào Cai). Thu hái thân cây và rễ cây, sau đó rửa sạch, cắt ngắn, phơi hoặc sấy khô...

Cây bạch đồng nữ - Vị thuốc quý cho chị em

Cây bạch đồng nữ còn có tên gọi là bần trắng, mấn trắng... Bạch đồng nữ có 2 loại: cho hoa màu trắng gọi bạch đồng nữ, cho hoa màu đỏ gọi là xích đồng nam. Bạch đồng nữ thuộc dạng thảo, cao từ 1 - 1,5 cm, lá hình trứng dài từ 10 - 20 cm, rộng từ 8 - 18 cm, đầu nhọn, phía cuống hình tim hay hơi phẳng, mép có răng cưa to, mặt dưới có màu vàng nhạt, trên những đường gân có lông mềm, vò lá ngửi có mùi hôi. Theo y học cổ truyền, bạch đồng nữ có vị hơi đắng, tính mát, đi vào 2 kinh tâm và tỳ. Bộ phận thường được dùng làm thuốc là vỏ, rễ, lá phơi khô, nên hái lá vào thời gian gần ra hoa là tốt nhất. Lá có tác dụng chống viêm cấp tính rất tốt.Từ xa...

Lợi ích bất ngờ từ chùm ruột

Mặc dù không được nhiều người chú ý bởi không hấp dẫn vị giác, nhưng chùm ruột là trái cây có thể khống chế rất tốt một số bệnh thông thường như bệnh gan, phổi….   Theo các chuyên gia y tế, quả chùm ruột chứa 0,73 – 0,90% protide, 0,6 – 0,76% lipide, 5,89 – 7,29% glucide, lượng vitamin C đạt tới 40mg % và nhiều dưỡng chất khác có tác dụng rất tốt trong việc lọc máu, kích thích sự thèm ăn, trị viêm phế quản, rối loạn tiêu hóa, viêm tiết niệu và tiêu chảy. Không chỉ vậy, một số kết quả nghiên cứu gần đây đã chứng minh hiệu quả trị bệnh của chùm ruột như sau: • Trị bệnh gan Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Journal of Chinese...

Bó xôi - nhiều lợi ích khó ngờ

Cải bó xôi có vị ngọt cay, tính mát, không độc. Bó xôi có công dụng bổ máu, cầm máu, có lợi cho các tạng, thông mạch máu, giải khát, chống táo bón, bồi bổ và ổn định chức năng gan, trợ giúp tiêu hóa; dùng chữa các chứng như cao huyết áp, đau đầu, chóng mặt, nhức mắt, bệnh tiểu đường, táo bón… Tác dụng thực dưỡng 1. Nhuận trường thông tiện, phòng trị bệnh trĩ:  Bó xôi chứa nhiều chất xơ thực phẩm, có tác dụng tăng cường nhu động của đường ruột, tiện cho bài tiết, trợ giúp tiêu hóa. Bó xôi có tác dụng điều trị đối với các chứng bệnh như trĩ, viêm...

Me rừng - thuốc trị tiểu đường

Đông y cho rằng quả me rừng có vị chua ngọt, hơi chát, tính mát có công năng sinh tân, chỉ khát, lợi tiểu, hạ nhiệt, tiêu viêm, nhuận phế hóa đờm… Me rừng còn gọi là chùm ruột núi, mận rừng, dư cam tử, Mác kham (Tày), Diều cam (Dao), Xì la liên (Kơ ho), tên khoa học Phyllanthus emblica L, thuộc họ Thầu dầu Euphorbiaceae. Là loại cây mọc hoang, xuất hiệnnhiều tại các vùng rừng núi Việt Bắc và Tây Bắc nước ta… Cây thường mọc ở chỗ sáng, chiều cao thông thường từ 5 - 7m, có khi hơn. Lá nhỏ xếp sít nhau thành hai dãy, trông như lá kép lông chim. Ra hoa vào tháng 4 - 5 hằng năm; hoa nhỏ màu vàng mọc thành tán ở nách. Quả thịt, hình cầu to...

Kê huyết đằng chữa ra mồ hôi chân, tay

Kê huyết đằng có vị đắng, chát, hơi ngọt, tính ẩm không độc, có tác dụng bổ khí huyết, thông kinh lạc, mạnh gân xương, điều hòa kinh nguyệt. Kê huyết đằng Kê huyết đằng còn gọi là cây máu gà, hồng đằng, huyết rồng, hồng đằng, hoạt huyết đằng, dây máu người…, có tên khoa học làSargentodoxa cubeata. Kê huyết đằng là một dây leo, thân gỗ to, khỏe, hình tròn dẹt, mặt cắt có 2-3 vòng gỗ đồng tâm hoặc không đồng tâm và có nhiều nhựa mầu đỏ nâu. Thân và lá non có lông tơ mịn. Lá kép gồm 3 lá chét, lá giữa to hơn, cuống lá kép dài. Cụm hoa màu đỏ mọc ở kẽ lá thành chùm chùy. Quả đậu dẹt. Dược liệu kê huyết đằng là thân già được thu hái...

Thứ Hai, 5 tháng 1, 2015

Cây móng lưng rồng chữa viêm gan

Móng lưng rồng khô điều trị tốt bệnh viêm gan, vàng da vàng mắt, tắc mật, hủy hoại tế bào gan, tiểu tiện vàng sánh. Cây móng lưng rồng còn gọi là Thạch bá chi, cây chân vịt, Vạn niên tùng, Hoàng dương thảo, Hồi sinh thảo, Trường sinh thảo, Cải tử hoàn thảo, Linh chi thảo…, có tên khoa học Selaginella Tamariscina... Cây móng lưng rồng là cây thảo, mọc ở đất trong rừng râm mát, rễ phụ bám chắc vào các phiến đá. Sống lâu năm, cao 10-30cm. Thân đứng hoặc nằm, tròn, màu cánh gián, phân nhánh theo lối rẽ đôi. Rễ phụ từ gốc tỏa các nhánh đâm xuống đất. Lá nhiều, nhỏ, có lưỡi nhỏ. Có hai loại lá, lá ở mặt phẳng dưới thì mọc đối, trải ra hai bên,...

Cây vòi voi phòng trị thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối là bệnh thường gặp ở người cao tuổi. Bệnh gây đau đớn, vận động khó khăn, ảnh hưởng rất lớn tới sức khoẻ, tâm lý và hiệu quả lao động của người bệnh. Tập luyện  Động tác 1: Bệnh nhân đứng thẳng co một chân lên, dùng bàn tay nắm lấy bàn chân cùng bên, kéo gót chân về phía mông. Giữ nguyên trong 30 giây, sau đó thả ra. Đổi chân bên kia, mỗi bên làm 3 - 5 lần. Động tác kéo giãn cơ từ đầu đùi giúp giải phóng sức căng đè lên mặt trước khớp gối. Động tác 2: Người bệnh đứng người thẳng một chân phía trước và chân phía sau như tư thế chuẩn bị chạy. Gấp khớp gối trước hướng xuống sàn. Giữ tư thế này trong 30 giây...

Thuốc từ cây tầm bóp

Quả tầm bóp có vị chua, tính bình, tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu đờm. Chủ trị các chứng bệnh như cảm sốt, yết hầu sưng đau. Cây Tầm bóp còn gọi là cây Lồng đèn hay cây Thù lù canh, tên khoa học là Physalis angulata L. thuộc họ Cà (Solanaceae). Có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới châu Mỹ, sau trở thành liên nhiệt đới. Cây mọc hoang trên khắp nơi, ở trên các bờ ruộng, bãi cỏ, đất hoang hay hai bên ven đường đi làng quê. Cũng nhìn thấy ở ven rừng từ vùng thấp đến vùng có độ cao 1.500m so với mặt nước biển. Dược liệu sử dụng tươi hay phơi khô dùng dần.Là loại cây thảo mọc hoang hàng năm, cao 50 – 90cm, phân nhiều cành. Thân cây có góc,...
Page 1 of 74612345Next

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons