Thứ Sáu, 27 tháng 2, 2015

Chữa viêm họng mất tiếng với qua lâu thực

Theo quan niệm của y học cổ truyền cho rằng qua lâu thực có vị ngọt, đắng, tính lạnh, quy vào các kinh phế, vị và đại trường.Có công năng tả hỏa, nhuận phế, hạ khí, hạ đờm (thanh nhiệt trừ đờm), nhuận táo (nhuận tràng), điều hòa khí trong ngực và tán kết.Chủ trị ho đờm, táo bón, vú bị ung nhọt, ngực tê tức. Qua lâu thực còn có tên là qua lâu, dược qua dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Danh y biệt lục, là quả chín phơi hay sấy khô của cây qua lâu thực. Nhân của quả chín gọi là qua lâu nhân, vỏ quả gọi là qua lâu bì, dùng cả nhân và bì gọi là toàn qua lâu. Là cây thảo leo sống nhiều năm, thân có rãnh, tua cuốn có 2 - 3 nhánh. Lá mọc...

Rau khúc - Thực phẩm hay, thuốc tốt

Rau  khúc  còn có  tên phật nhĩ thảo “thanh minh thảo”,  tên khoa học là Gnaphalium indicum, thuộc họ Cúc.  Cây rau khúc mọc hoang khắp nơi ở những ruộng khô. Lá khúc nếp dùng làm bánh khúc lá khúc tẻ dùng làm thuốc. Theo Đông y, rau khúc có vị ngọt, hơi đắng, tính bình, không độc đi vào kinh phế. Có tác dụng hóa đàm, trừ phong hàn. Dùng chữa ho nhiều đờm, suyễn thở, cảm lạnh phát sốt, đau gân cốt, bạch đới, ung thũng. Cây rau khúc. Một số bài thuốc chữa bệnh có dùng rau khúc: Chữa cảm lạnh phát sốt: Dùng  toàn cây rau khúc khô 15 - 20g, sắc nước uống trong ngày. Chữa ho nhiều đờm: dùng rau khúc khô 15...

Chăm sóc tóc đẹp bằng hoa dâm bụt

Bạn đang lo lắng mái tóc của mình ngày càng mất dần độ óng ả và mềm mượt hoặc mỏng dần khi tuổi tác tăng lên? Nếu vậy, hãy bắt đầu tận dụng những lợi ích kỳ diệu từ hoa dâm bụt để cải thiện tình trạng này. Hoa dâm bụt được sử dụng như là một trong những loại thảo mộc dưỡng tóc phổ biến nhất với chức năng thúc đẩy sự phát triển của tóc. Dâm bụt thậm chí còn được biết đến với công dụng tái tạo tóc ở những vùng bị hói. Loại hoa này giúp ngăn rụng tóc hiệu quả, thúc đẩy sự phát triển, ngăn ngừa bạc sớm và bổ sung dưỡng chất cho tóc. Dâm bụt, loại hoa thường được trồng trong vườn nhà mỗi gia đình, là một thần dược tuyệt vời cho mái tóc...

Hoa đào, vị thuốc quý

Hoa đào Tết ngoài ý nghĩa tạo cho xuân thêm hương thêm sắc, còn thể hiện mong ước một năm mới sẽ mang tài lộc, sức khỏe và hạnh phúc đến cho mọi người, mọi nhà. Ngắm hoa đào trong không khí xuân mới, ta còn biết thêm ích lợi của nó đối với sức khỏe. Theo Đông y, hoa đào tính bình, vị đắng, không độc. Lợi đại tiểu tiện, trục giun sán, tan sỏi thận, thông kinh huyết, hóa đàm, chữa điên loạn. Cách dùng: sắc uống hoặc tán bột 4 - 8g. Dùng ngoài tán bột rắc lên vết thương hoặc giã đắp. Hoa đào là vị thuốc chữa nhiều bệnh.Rau khúc - Thực phẩm hay Chữa thủy thũng: hoa đào lượng vừa đủ, nghiền bột mỗi lần lấy 6g cho vào nước cháo loãng, uống...

Mai mực làm thuốc

Mai mực còn gọi là hải phiêu tiêu, mai cá mực, ô tặc cốt. Tên khoa học Sepia esculenta, Hoyle, Sepia anddreama Steen- Strup. Thuộc họ Cá mực Sepiidae. Ô tặc cốt là mai rửa sạch phơi khô của con mực nang hay mực ván hoặc của con mực ống mực cơm nhưng chủ yếu là mực ngang hay mực ván vì mực cơm hay mực ống có mai nhỏ.Tên ô tặc vì theo sách cổ, con mực thích ăn thịt chim, thường giả chết nổi lên mặt nước, chim tưởng là xác chết bay sà xuống để mổ, bị nó lôi xuống biển ăn thịt, ăn thịt nhiều quạ do đó thành tên vì ô là quạ, tặc là giặc, cốt là xương, ý nói xương của giặc đối với quạ. Tên hải phiêu tiêu vì vị thuốc giống tổ con bọ ngựa mà lại...

Thuốc hay từ các loài hoa

Cúc vạn thọ: Hoa cúc vạn thọ rất được ưa chuộng và được trồng phổ biến ở Việt Nam dùng để trang trí sân vườn, làm cây cảnh, phục vụ cúng, lễ và trưng bày trong dịp Tết Nguyên đán. Ngoài ra vạn thọ còn có tác dụng xua đuổi côn trùng có hại, dùng lá để chữa bệnh nấc cụt. Người phương Đông coi hoa cúc vạn thọ là hình ảnh trường sinh và cuộc sống vĩnh hằng. Theo kinh nghiệm dân gian, dùng hoa cúc vạn thọ, giã nát, trộn với ít đường, hấp chín, nghiền nát, chắt nước uống, có tác dụng chữa kiết lỵ. Nếu phối hợp với húng chanh, hoa đu đủ đực, đường phèn, hấp chín, chắt lấy nước uống có tác dụng chữa ho gà và viêm phế quản. Hoa đào: Có...

Thuốc an thần từ cây chùm bao

Cây chùm bao còn có các tên gọi khác như lạc tiên, hồng tiên, dây nhãn lòng, dây lưới, mắm nêm, dây bầu đường, mỏ pỉ, quánh mon (Tày), co hồng tiên (Thái), tây phiên liên. Cây mọc tự nhiên ở ven rừng, đồi núi. Thân mềm dạng dây leo, có lông mềm dài 1,5 mm, lá hình tim, mọc so le, có 3 thùy, hoa đơn độc 5 cánh màu trắng, già chuyển màu tím nhạt. Quả hình trứng, bọc bởi lớp vỏ lưới (áo ngoài), chín rất thơm, ăn được. Theo y học cổ truyền, để làm thuốc, người ta thu hái các bộ phận trên mặt đất của cây chùm bao, rửa sạch, phơi khô, cắt đoạn 3 - 5cm. Trước khi dùng sao hơi vàng, dùng dần. Chùm bao đặc trị chứng mất ngủ, ngủ hay mơ, phụ nữ hành...

Cây canh châu

Cây canh châu còn có tên là chanh châu, quanh châu. Là loại cây nhỏ có cành nhiều, các nhánh có gai. Lá hình trái xoan hay bầu dục, tròn hay gần tròn ở gốc, có mũi, hơi có răng. Hoa xếp từng nhóm bông ở nách lá hay ở ngọn. Quả hình cầu, màu đen, kèm theo vòi nhuỵ và các lá đài tồn tại. Hạt lồi ở mặt lưng, có vỏ ngoài nhẵn, bóng, màu xám. Mùa ra hoa tháng 7 - 10, kết quả tháng 12 - 3. Cây thường mọc ven rừng, dọc theo bờ suối nơi ẩm, xen với các loại cây bụi khác. Ngày nay, nhiều người trồng quanh vườn làm hàng rào. Tại nhiều nơi trẻ em thường lấy quả để ăn, quả có vị chua hơi ngọt. Lá non nấu canh ăn được. Vào mùa hè, bà con thường lấy lá dùng...

Húng quế giúp giảm stress hiệu quả

Rau húng quế là loại rau thơm được trồng phổ biến tại nhiều gia đình. Loại rau thơm này còn được xem như một loại cây linh thiêng trong lịch sử và thần thoại Ấn Độ. Bên cạnh ý nghĩa cầu xin cho mùa màng bội thu, người ta còn thường xuyên cho rễ và lá húng quế vào nhiều loại thuốc sắc khác nhau. Húng quế được cho là mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, từ việc làm đẹp da cho đến trị sỏi thận, nó có công dụng như một loại thuốc bổ giúp tăng cường sức khỏe cho cơ thể. Hàng nghìn năm nay, loại rau này được dùng như thảo dược giúp làm giảm các triệu chứng của cảm lạnh và bệnh cúm, hỗ trợ hệ thống hô hấp, giảm sốt và tăng cường sức khỏe tổng...

Món ăn, bài thuốc từ đậu tương

Theo Đông y, đậu tương có vị ngọt tính bình, có tác dụng kiện tỳ khoan trung, nhuận táo tiêu thủy. Ngoài giá trị dinh dưỡng cao thì đậu tương còn có giá trị phòng và chữa bệnh như giảm cholesterol máu, hạ huyết áp, phòng ngừa cục máu đông, trị cam tích tả lỵ, bụng trướng, dịch hạch, giải độc, lợi đại trường, tiêu thủy trướng… Một số món ăn, bài thuốc từ đậu tương: Bài 1: Trị chứng dạ dày tích nhiệt, nóng trong bụng, xót ruột, tâm trạng bồn chồn không yên: Đậu tương 500g, tiết lợn sống 300g. Đậu tương sơ chế, ngâm nước cho mềm, tiết lợn luộc chín vớt ra thái miếng vừa ăn để riêng, cho đậu tương vào nước luộc tiết ninh nhừ, kế tiếp cho tiết...

Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp với cây câu đằng

Theo y học cổ truyền câu đằng có vị ngọt, tính hàn, đi vào các kinh Can và Tâm bào. Có công năng thanh nhiệt, bình can, trấn kinh, trừ nội phong, chống co thắt. Chủ trị trẻ em bị hàn nhiệt, kinh giãn, trị nhức đầu hoa mắt ở người lớn. Cây câu đằng hay còn gọi là dây móc câu, dây dang quéo, móc ớ, vuốt, co nam kho (Thái), pước cậu, nam lập câu (Tày), ghím tỉu (Dao). Là loại dây leo, thường mọc ở nơi mát. Lá mọc đối có cuống, hình trứng đầu nhọn, mặt dưới lá như có phấn, ở mặt lá có gai mọc cong xuống trông giống như lưỡi câu nên gọi là móc câu. Hoa nhỏ hình cầu nở vào mùa hạ, có màu vàng trắng. Cây mọc hoang nhiều ở các tỉnh miền núi nước ta....

Bài thuốc từ cây é

Cây é còn có gọi là hương thảo, tiến thực, húng lông, húng quế lông… Là một loài cây nhỏ sống hàng năm, thân phân nhánh ngay từ gốc tạo thành cây bụi cao từ 0,5 - 1m, thân vuông màu lục nhạt có lông thưa. Lá mọc đơn đối chéo chữ thập có hình bầu dục, dài 5 - 6cm, rộng 2 - 3cm, gốc tròn, đầu nhọn, mép khía răng, hai mặt đều có lông ở gân, vò ra thấy có mùi thơm của sả. Bộ phận dùng làm thuốc là cành và lá và hạt. Thân và lá thu hái khi cây chưa có hoa hoặc có ít nụ hoa; hạt lấy ở những quả già và tinh dầu cất từ lá. Thân và lá é có vị cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng phát hãn, giải biểu, khu phong, lợi thấp, tán ứ, chỉ thống… Dân gian hay...

Hoa hướng dương: món ăn - bài thuốc vào dịp Tết

Những ngày chuẩn bị Tết cổ truyền, ngoài mứt, trái cây, người ta còn có thú chưng hoa: Mai, Anh đào... và cả Hướng dương. Ngoài việc chưng cho đẹp những Tết, toàn cây Hướng dương còn được tận dụng làm thuốc khá tốt. Lá hướng dương Lá hướng dương thường dùng để trị cao huyết áp. - Trị sốt và ức chế tụ khuẩn vàng: dùng 20 - 40g lá hướng dương, sắc uống. - Trị cao huyết áp: dùng 30g lá hướng dương khô hoặc 60g lá hướng dương tươi, 30g thổ ngưu tất sắc nước uống thay trà. Lõi thân và cành cây hướng dương Lõi cành cây hướng dương có tác dụng trị chứng tiểu ra máu, sỏi đường tiết niệu, tiểu tiện không thông... Trị ho gà: dùng 15...
Page 1 of 74612345Next

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons