Thứ Tư, 15 tháng 4, 2015

Rượu tỏi chữa bệnh

Trong cuốn Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của GS-TS Đỗ Tất Lợi có ghi: Tỏi vị cay, tính ôn, hơi độc vào 2 kinh can và vị. Tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, tẩy uế, chữa tả, lỵ, hạch phổi, tiêu nhọt, tiêu đờm, bụng chướng, đại tiểu tiện khó khăn, thông khiếu... Những chứng âm hư, nội nhiệt, thai sản, đau mũi, răng, cổ lưỡi, viêm thận thì không nên dùng. Tác dụng của rượu tỏi Trong tỏi có chứa 3 hoạt chất chính là allicin, liallyl sunfid, ajoen. Trong đó allicin là hoạt chất mạnh nhất. Allicin là một kháng sinh tự nhiên rất mạnh, mạnh hơn cả penicillin. Ngoài ra trong tỏi còn chứa canxi, phốt pho, selen, vitamin B6, vitamin C và mangan. Rượu tỏi có tác dụng như sau: - Diệt khuẩn: Đối với một số bệnh do vi khuẩn gây nên như lỵ trực trùng, thương hàn, viêm phổi,...

Da lừa chữa bệnh

Da lừa nấu thành cao gọi là a giao, thường được dùng làm thuốc bổ. Theo Đông y, a giao có vị ngọt, tính bình, không độc, vào 3 kinh: phế, can, thận. Chữa hư hao gầy gò, xuất huyết tiêu hóa, ho ra máu, chảy máu cam... Cao chế từ da lừa cho vị thuốc a giao Xin giới thiệu một số cách dùng a giao trị bệnh đường tiêu hóa, thiếu máu. Chữa có thai huyết ra không cầm: a giao 300g, rượu 10ml. A giao sao khô tán bột, rượu pha thêm 30ml nước sôi, lấy 1 thìa cà phê bột a giao cho vào rượu đã pha nước quấy đều uống, ngày 2 lần. Chữa táo bón của người già: a giao 20g, hành 3 củ, rượu 15ml, mật ong. Cho a giao, hành sắc lấy...

Thiên ma - Vị thuốc trị đau đầu

Thiên ma còn có tên khác là minh thiên ma, xích tiễn, định phong thảo, là rễ củ của cây thiên ma (astrodia elata Blume). Người ta thường để cả củ khô, khi dùng đem ngâm nước gừng thái lát. Theo y học cổ truyền, thiên ma vị cay, tính bình, vào kinh can, có tác dụng bình can tức phong, hoạt lạc, thông tý. Dùng cho các trường hợp đau đầu hoa mắt chóng mặt (can phong huyễn vững, đầu phong, đầu thống), tay chân tê bì, liệt nửa người, chứng phong thấp dính cứng khớp... Hằng ngày, dùng 4 - 12g bằng cách nấu, sắc, ngâm, hãm. Trị đau đầu: Dùng cho các chứng do can phong bốc lên quấy nhiễu gây nhức đầu chóng mặt. Bài 1: Hoàn thiên ma: thiên ma 20g,...

Nghệ đen hoạt huyết, giảm đau

Trong dân gian, củ nghệ rất được trọng dụng trong việc chữa bệnh. Nghệ đen và nghệ vàng là 2 loại nghệ được sử dụng chữa bệnh nhiều nhất. Bài viết này xin được giới thiệu một số cách dùng nghệ đen chữa bệnh. Theo Đông y, nghệ đen vị đắng cay, tính ôn; vào kinh can. Có tác dụng hoạt huyết phá ứ, hành khí giảm đau, còn có tác dụng tiêu thực hóa tích. Dùng cho các trường hợp đau tức vùng ngực bụng, đầy bụng không tiêu, các chứng u bướu kết tụ, chấn thương sưng bầm đụng giập. Hằng ngày dùng 3 - 10g bằng cách nấu hầm, pha hãm. Một số bài thuốc trị bệnh có dùng nghệ đen Phá ứ, thông kinh: nghệ đen 8g, xuyên khung 6g, thục địa 12g, bạch thược 12g, bạch chỉ 12g. Các vị sấy khô, nghiền thành bột. Mỗi lần 12g, ngày uống 3 lần, chiêu bằng nước muối loãng. Dùng cho phụ nữ khí huyết kết trệ, tắc kinh...

Bài thuốc từ tổ rồng

Theo y học cổ truyền, tổ rồng có vị đắng, tính ấm, có tác dụng bổ can thận, mạnh gân cốt, hành huyết, phá ứ, cầm máu, khu phong, trừ thấp và giảm đau. Có công dụng chữa thận hư (suy giảm chức năng nội tiết), tiêu chảy kéo dài, đòn ngã chấn thương, bong gân tụ máu, sai khớp gãy xương, đau nhức xương khớp,... Tổ rồng còn có tên là tổ phượng, tắc kè đá vì cây thường sống trên các hốc đá hoặc trên đám rêu, đông y gọi là bổ cốt toái hay cốt toái bổ. Là loại cây sống lâu năm, có thân rễ dạng mầm, phủ nhiều vẩy màu vàng bóng. Có 2 loại lá: lá không cuống, màu nâu, hình trứng, dài 5 - 8 cm, rộng 3 - 6 cm, phía cuống hình tim có gân nổi rõ; loại...

Thạch quyết minh giúp sáng mắt

Bào ngư là một trong những hải sản rất bổ dưỡng, chứa nhiều magiê, vitamin B, E, protein... có lợi cho sức khỏe của con người. Cùng với yến sào và vi cá mập, bào ngư cũng được xem là món ăn quý trong các bữa tiệc sang trọng. Trong y học cổ truyền, cả vỏ và thịt bào ngư, đặc biệt là vỏ bào ngư nung có tên thuốc là thạch quyết minh. Vỏ bào ngư nung cho vị thuốc thạch quyết minh. Theo Đông y, thạch quyết minh vị mặn, tính bình; vào can thận. Có tác dụng bình can tiềm dương, thanh can minh mục. Dùng cho các trường hợp can dương vượng, can phong nội động gây đau đầu chóng mặt, đau mắt đỏ, viêm kết mạc cấp tính, giảm thị lực do viêm thị...

Công dụng làm đẹp ‘thần kì’ của lá bạc hà

Se khít lỗ chân lông: Đập dập vài lá bạc hà, trộn chúng với mật ong và bôi hỗn hợp này lên da của bạn để làm cho sạch và se khít lỗ chân lông của bạn. Trị mụn: Bạc hà rất giàu axit salicylic, giúp điều trị mụn trứng cá hiệu quả. Xay bạc hà lá với nước hoa hồng và bôi hỗn hợp này lên mặt. Nếu bạn cómụn trứng cá nặng, hãy để nó qua đêm. Điều trị sẹo mụn : Thực hiện trộn nước ép lá bạc hà, nước ép cà chua và đất sét (multani mitti), dùng hỗn hợp này để đắp mặt để trị mụn trứng cá và loại bỏ các vết sẹo mụn trứng cá. Làm sạch da: Đun sôi lá bạc hà trong nước và đun đến khi nước bốc hơi còn...

Nâng cao thể lực nhờ nhộng

Nhộng là một trong số côn trùng trước khi biến thái thành cá thể trưởng thành, đã được sử dụng làm thuốc trong y học cổ truyền. - Nhộng ong: có hai loại được sử dụng là nhộng ong nuôi (ong mật) và nhộng ong bò vẽ. Nhộng ong nuôi có vị hơi ngọt, lạnh, không độc, có tác dụng sát khuẩn, chống tổn thương suy yếu nội tạng, ích khí, chống lão suy, làm nhan sắc tươi nhuận, da dẻ mịn màng. Nhộng ong nuôi dưới dạng sống hoặc tẩm bột và bơ rồi chiên vàng làm thuốc bồi dưỡng, nâng cao thể lực. Nhộng ong nuôi 3 - 5 con, nghiền nát với ít đường trắng, ăn chữa xuất huyết; nếu phối hợp với tầng sáp 10g, sắc uống chữa ho gà. Nhộng tằm là vị thuốc quý...

Những tác dụng phụ kinh hoàng của hạt tiêu

Hạt tiêu đen từ lâu đã được sử dụng để thêm hương vị cho thực phẩm. Bên cạnh việc làm món ăn thơm ngon hơn, hạt tiêu còn được sử dụng để để điều trị một số bệnh như tiêu chảy hoặc một loạt các rối loạn khác. Hạt tiêu đen chỉ an toàn khi sử dụng với một số lượng vừa phải. Tuy nhiên, hạt tiêu đen chỉ an toàn khi sử dụng với một số lượng vừa phải. Và khi tiêu thụ hạt tiêu đen quá mức có thể dẫn đến những tác dụng phụ nghiêm trọng cho sức khỏe: Nguy cơ gây tử vong cho trẻ nhỏ: Một lượng lớn hạt tiêu vào cơ thể qua đường uống có thể lẫn vào bên trong phổi. Tai nạn này có thể gây ra cái chết, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Tác dụng...

Cỏ mực: Vị thuốc tuyệt vời

Cỏ mực hay còn gọi cỏ nhọ nồi, hạn liên thảo có tên khoa học là Eclipta alba Hassk thuộc họ cúc Asteraceae. Cỏ mực mọc thẳng đứng có thể cao tới 80cm, thân có lông cứng. Lá mọc đối có lông 2 mặt, dài 2 - 8cm, rộng 5 - 15mm. Cụm hoa hình đầu màu trắng ở kẽ lá hoặc đầu cành, lá bắc thon dài 5 - 6mm, cũng có lông. Quả bế 3 cạnh, hoặc dẹt, có cánh, dài 3mm, rộng 1,5mm, đầu cụt, mọc hoang khắp nơi ở nước ta. Gọi là cỏ mực vì khi vò nát có nước chảy ra như mực đen. Những công dụng Thành phần hóa học: có ít tinh dầu, tannin, chất đắng, caroten và chất ancaloit gọi là ecliptin. Có tài liệu nói trong cỏ mực có chứa chất wedelolacton là một chất...

Trứng vịt lộn - ăn đúng cách không hề đơn giản!

Không nên ăn hàng ngày Theo GS Bùi Minh Đức, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trứng vịt lộn tốt hơn trứng thường, nhưng phải ăn đúng liều và đúng cách mới hiệu quả. Với trẻ em: -Trẻ 5 - 12 tuổi chỉ nên ăn 1 - 2 quả trứng cút lộn/ngày. Với trứng vịt lộn chỉ ăn 1/2 quả/ngày (1/2 quả trứng vịt lộn tương đương 4-5 trứng cút lộn). Mỗi tuần ăn 1 – 2 quả, và cũng chỉ ăn 15 ngày liền/đợt. -Trẻ từ 12 tuổi và người lớn có thể ăn hay 5 - 10 quả trứng cút lộn/ngày. Hoặc 1 - 2 quả trứng vịt lộn (ăn 2 – 3 tháng liền). -Trẻ dưới 5 tuổi không nên ăn do sự chuyển hóa các chất của hệ thống tiêu hóa chưa hoàn thiện, dễ sình bụng, tiêu chảy… Trẻ em trên...

Món ăn từ sen giúp khỏe đẹp

Món ăn từ sen rất tốt cho sức khỏe, giàu dinh dưỡng: hạt sen có hàm lượng protein, magie, kali và phốtpho cao, trong khi đó hàm lượng mỡ bão hòa, natri và cholesterol lại rất thấp, củ sen chứa nhiều vitamin, chất xơ và khoáng chất,... Xin giới thiệu một số món ăn từ sen giúp khỏe đẹp. Chè hạt sen - đậu đỏ giúp người thon thả. Củ sen hầm đậu đen: củ sen 640g, đậu đen xanh lòng 160g, táo tàu đỏ 15 trái, chân giò lợn (từ gối xuống) 60g, mực nang lớn 1 con. Rang đậu lửa nhỏ cho nứt vỏ để nguội. Củ sen gọt vỏ thái lát mỏng 1cm. Mực thái miếng vừa ăn. Chân giò lợn cạo sạch lông, chặt thành miếng nhỏ. Gừng sống bỏ...

Bài thuốc chữa bệnh từ tỏi

Ngày nay, tỏi vẫn được sử dụng rộng rãi với mục đích phòng và chữa bệnh dưới 3 dạng chủ yếu là tỏi tươi, viên tỏi khô và tinh dầu tỏi. Trong thành phần của tỏi có rất nhiều các hoạt chất chứa lưu huỳnh như thiosulfinate (allicin), diallyl disulfide và allylpropyl disulfide. Những hoạt chất này được cho là có vai trò quyết định tạo ra mùi thơm và các tác dụng dược lý của tỏi, trong đó, quan trọng nhất là vai trò của allicin. Điều đáng lưu ý là các hoạt chất này chỉ được hoạt hoá khi củ tỏi được đập dập, nghiền nát hoặc nhai và sẽ bị bất hoạt ở nhiệt độ cao. Do đó, khi sử dụng tỏi với mục đích y học, không nên để...
Page 1 of 74612345Next

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons