Thứ Ba, 19 tháng 5, 2015

Trị ho do lạnh, ngủ không yên với cây hồ đào

Theo y học cổ truyền, nhân hồ đào vị ngọt, tính ấm, bổ thận, cố tinh, nhuận phế, định suyễn, nhuận tràng, trị thận hư ho suyễn, eo lưng đau, chân yếu, dương nuy, di tinh, đại tiện táo, bí tiểu luôn. Vỏ cách vị đắng, tính bình, bổ thận, sáp tinh, trị thận hư di tinh, hoạt tinh, đái dầm. Vỏ ngoài quả và cành lá vị đắng, tính bình, trị sưng hết ngứa sần, ngứa da trâu (ngưu bì tiên), ghẻ ngứa. Cây hồ đào ta gọi là cây óc chó, có tên trong vị thuốc Đông y gọi hồ đào nhục, hạch đào. Cây được trồng ở một số vùng biên giới như Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng. Là loại cây sống lâu năm, có thể cao tới 20m, lá kép lông chim lẻ, thường có từ 7 - 9 lá chét,...

Vị thuốc đa năng từ cây xấu hổ

Cây xấu hổ thường mọc hoang ở vùng trung du và miền núi. Toàn cây có gai sắc. Cây mọc riêng hoặc dựa vào cây khác thành một mảng um tùm. Cây còn có tên khác là cây thẹn, cây trinh nữ. Khi thu hái xong, mang về thái nhỏ, phơi khô để dùng dần. Đau lưng. Theo Đông y, cây xấu hổ có tác dụng trừ phong thấp, bổ tâm an thần, chống viêm, chống sởi... Đặc biệt, cây xấu hổ dùng có hiệu quả nhất trong trị bệnh về thận, tiết niệu và phong tê thấp. Sau đây là một số bài thuốc trị bệnh có cây xấu hổ: Trị đau mỏi lưng, tiểu buốt, tiểu dắt: xấu hổ, thủy long, biển súc, cây cối xay mỗi vị 20g; thương nhĩ 16g. Sắc uống ngày 1 thang. Trị khớp gối...

Nghệ vàng – Vị thuốc đa năng

Từ xa xưa, cây nghệ vàng đã được ông cha ta coi như một loại thảo dược chữa bách bệnh. Nhiều bài thuốc dân gian đã được truyền lại từ nhiều đời nay như: nghệ với mật ong chữa dạ dày, bột nghệ chữa bỏng, làm mờ vết thâm nám… Đối với phụ nữ, sử dụng nghệ để làm đẹp là phương pháp hữu hiệu: giúp liền sẹo, trị mụn, trắng da… đặc biệt, nghệ là thực phẩm hỗ trợ sức khỏe không thể thiếu đối với phụ nữ sau sinh. Ngoài ra, nghệ hiện hữu trong nhiều món ăn thường ngày như: canh chuối, cá kho, đậu phụ… Chính bởi thế mà cây nghệ trở nên gần gũi, thân thuộc với người dân ta từ bao đời nay. Là một loại cây dễ trồng và sinh trưởng, phát triển mạnh, nghệ...

Sắn dây - vị thuốc trị cảm ngày hè

Cây sắn dây (Pueraria thomsoni) thuộc họ đậu (Fabacveae), còn gọi là cát căn, cam cát căn, phấn cát căn, củ sắn dây, bạch cát, bẳn mắm kéo (cách gọi của người Thái) và khau cát (Tày), Sắn dây là loài dây leo, sống lâu năm, có thể dài tới 10m. Rễ phình ra phát triển thành củ dài, to. Dưới đây là vài cách sử dụng sắn dây trị bệnh: Cảm mạo, sốt, cổ gáy cứng đơ, sợ gió, không mồ hôi: cát căn 8g, ma hoàng 5g, quế chi 4g, đại táo 5g, thược dược 4g, sinh khương 5g, cam thảo 4g; cho 600ml nước, sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày. Chữa cảm mạo: sốt phiền khát cứng đau gáy, dùng bài: Sài cát giải cơ thang: sài hồ 4g, cát căn 8 -...

Đại hoàng - Vị thuốc đa dụng

Đại hoàng (Rhizoma Rhei) là rễ của cây đại hoàng (Rheum palmatum L. hoặc (Rheum officinale Baillon), là vị thuốc được sử dụng từ lâu trong Đông y. Đại hoàng chứa các dẫn chất anthranoid: chrysophanol, emodin, physcion,... mang tính chất tả hạ (gây đại tiện lỏng). Tuy nhiên, các thành phần anthraglucosid trong đại hoàng có sức tả hạ mạnh, nếu bị thủy phân thì sức tả hạ giảm đi. Do vậy khi sắc thuốc, cần tránh đun trong thời gian kéo dài. Đại hoàng là vị thuốc trị nhiều bệnh. Theo YHCT, đại hoàng có vị đắng, tính hàn, quy vào các kinh tỳ, vị, đại tràng, tâm bào và can. Qua chế biến, tính vị của đại hoàng có thay đổi. Khi...

Món ăn thuốc bổ thận từ hạt dẻ

Hạt dẻ còn gọi là lật quả, bản lật, đại lật... Tên khoa học: Castanea mollissima Blume. Hạt dẻ hương vị thơm ngon, ngoài việc dùng làm thực phẩm để ăn, còn được xem như một vị thuốc chữa được nhiều bệnh khi phối hợp với các vị thuốc hay thực phẩm khác. Hạt dẻ có protein, lipid, carbohydrate; nhiều loại sinh tố A, B1, B2, C, caroten, acid nicotinic và Ca, P, Fe, K, selen, kẽm, đồng... Trong hạt dẻ có acid béo chưa no, giàu sinh tố và chất khoáng có tác dụng dự phòng điều trị tăng huyết áp, bệnh mạch vành, xơ vữa động mạch, rất thích hợp cho người cao tuổi; đặc biệt đối với các chứng thận hư cần được bổ thận thì hiệu quả rất...

Lợi và hại từ củ sen

Lợi: Củ sen chứa lượng lớn sắt, có tác dụng bổ huyết; giàu vitamin C; chứa vật chất chống oxy hóa, có chất polysaccharide và polyphenol tác dụng phòng chống ung thư. Củ sen tươi vị ngọt tính hàn, thanh nhiệt làm mát máu; còn được dùng để chữa trị bệnh lao phổi, và cầm máu đối với người thường chảy máu cam. Với người lo lắng, mất ngủ hay thần kinh căng thẳng, nước củ sen tươi có tác dụng an thần. Trong khi đó, củ sen chín có lợi cho lá lách và dạ dày, thích hợp cho người già, bổ dưỡng đối với trẻ nhỏ. Hại: Do củ sen giàu tinh bột nên người tiểu đường không nên ăn nhiều. Củ sen nhiều chất xơ, người bị...

Lá giang giải độc, tiêu thũng

Lá giang còn gọi cây chua méo, chua khan, dây cao su hồng. Tên khoa học: Ecdysanthea rosea Hook. et Arn. Lá giang Lá giang là cây mọc hoang nhiều ở nước ta, họ dây leo. Bà con thường dùng lá giang để nấu canh hoặc xào với thịt gà, cá nước ngọt, thịt bò... Canh chua lá giang là một món ăn ngon. Thân, rễ và lá của cây lá giang đều được dùng làm thuốc. Theo Đông y, lá giang có vị chua, tính mát; vào kinh can. Có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, giải độc, tiêu thũng, chỉ khát, bài thạch. Dùng chữa ăn uống không tiêu, bụng đầy trướng, đau dạ dày, đau nhức xương khớp. Thân lá giang làm thuốc chữa sỏi tiết niệu, viêm đường tiết niệu,...

Cây sóng rắn

 Sóng rắn còn gọi là sóng rận, sóng rắn nhiều lá. Tên khoa học Albizzia myriophylla Benth. Thuộc họ Trinh nữ (Mimosaceae). Từ sau ngày miền Nam được hoàn toàn giải phóng, ở nhiều tỉnh phía Nam người ta dùng cây này thay vị cam thảo. Chúng tôi giới thiệu ở đây để tránh sự nhầm lẫn. Mô tả cây Cây bụi mọc cao 2 - 4m, tựa hay leo, thân có vỏ màu nâu, cành non có lông màu hung. Lá kép có cuống chung dài 9cm, với 9 - 16 cặp lá chét, mỗi lá chét lại có từ 20 - 40 cặp lá chét thứ cấp, dài 5 - 8mm, rộng 1mm, có lông ở dưới và ở dìa. Cụm hoa hình tán, mang hoa hình bán cầu, dài 1mm, vành 4mm, có lông vàng, 15 tiểu nhụy, quả giáp dài 12cm, rộng 2cm, chứa 4 - 9 hạt, dài 6mm, màu nâu. Phân bố, thu hái và chế biến Mọc hoang dại ở các tỉnh phía Nam, trước đây không thấy khai thác, chỉ những...

Ké đầu ngựa chữa nhiều bệnh

Đông y gọi ké đầu ngựa là Thương nhĩ tử. Bộ phận dùng làm thuốc là quả, thu hái về rửa sạch, phơi khô, sao cháy hết gai bên ngoài, xát bỏ vỏ, giã giập. Ké đầu ngựa có vị ngọt, hơi đắng, tính ôn, vào kinh phế. Có tác dụng: thanh nhiệt, giải độc, phát tán, trừ phong. Điều trị các bệnh: đau đầu, viêm xoang, viêm mũi dị ứng, quáng gà, mụn nhọt, sang lở, dị ứng, nổi mày đay, trị phong thấp, chân tay đau tê mỏi. Liều dùng: Ngày dùng từ 6 - 12g, có thể dùng đến 40g. Ké đầu ngựa tuy là một vị thuốc quí nhưng dùng độc vị không có tác dụng chữa bệnh mà phải kết hợp với các vị thuốc khác điều trị mới có kết quả. Những bài thuốc có ké đầu ngựa: Chữa...

Thứ Năm, 14 tháng 5, 2015

Dưa hấu chữa say nắng, nóng

Dưa hấu đuợc coi là một trong những loại trái cây hết sức thông dụng trong đời sống hàng ngày của mọi gia đình, đặc biệt khi tiết trời oi bức, nóng nực.Dưa hấu không những ngon ngọt dễ ăn mà còn cung cấp cho cơ thể một lượng nước khá lớn và không ít các vitamin A, B, C; các nguyên tố vi lượng như Fe, Ca, Mg... Ngoài ra, dưa hấu còn được dùng làm thuốc chữa bệnh. Dưa hấu có vị ngọt, tính hàn; vào tâm, vị, bàng quang. Vỏ quả có vị ngọt tính mát; vào kinh tâm và vị. Hạt dưa vị ngọt tính bình. Dưa hấu có tác dụng thanh nhiệt giải thử, trừ phiền chỉ khát, lợi thủy; dùng cho các trường hợp say nắng, say nóng gây sốt nóng mất nước, thần kinh kích ứng, miệng khô, họng khát, tiểu ít, đái buốt, đái dắt. Vỏ quả thanh giải nóng nực, lợi niệu. Hạt dưa hấu tác dụng hạ nhiệt, lợi tiểu, hạ huyết...

Thiên lý - món ăn chữa bệnh

Theo Đông y, hoa thiên lý có vị ngọt tính bình, giải nhiệt, chống rôm sảy, là một vị thuốc an thần, làm ngủ ngon giấc, tư bổ tâm, thận, đỡ mệt mỏi đau lưng, có tác dụng chống viêm, thúc đẩy chóng lên da non,… Thông thường nhân dân vẫn dùng hoa thiên lý để nấu canh ăn, có công hiệu mát bổ, an thần, giúp dễ ngủ, ngủ ngon giấc, bớt mệt mỏi, chữa sốt nhẹ, lao lực… Hoa thiên lý còn có tên khác là dạ lý hương, dạ lài hương, là loài cây dây leo, vào loại nhỡ, phân chia làm nhiều nhánh, non có lông và nhựa nước. Lá mọc đối, gốc hình tim, có màu xanh lục bóng. Hoa mọc thành xim dạng tán ở nách lá, có nhiều hoa màu vàng lục nhạt, cánh hoa hợp thành ống...

Cây đẹn ba lá

Theo y học cổ truyền, đẹn ba lá có vị cay đắng, tính hơi hàn, vào 3 kinh can, phế và bàng quang. Có tác dụng phát tán phong nhiệt, thanh can, trừ tê thấp, chân tay giá lạnh, co rút, hạ huyết áp. Dùng khi cảm mạo phong nhiệt, đau đầu, đau vùng thái dương, hoa mắt, chóng mặt, tăng huyết áp… Cây đẹn ba lá là loại cây cao đến 6m; cành non vuông, có lông màu xám. Lá mang 3 - 5 lá chét, không có lông ở mặt trên, có lông dày trắng ở mặt dưới, cuống phụ 2 - 8mm. Chùm hoa hẹp dày lông trắng, cao 5 - 20cm ở ngọn cành, hoa màu lam tím, quả hạch tròn, to, màu vàng đỏ rồi xám đen. Hoa quả ra  quanh năm, nhưng chủ yếu vào tháng 4 - 7. Quả đẹn ba lá...
Page 1 of 74612345Next

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons