Thứ Bảy, 6 tháng 6, 2015

Cá trắm đen chữa bệnh

Ngoài công dụng là thực phẩm bổ dưỡng, món ăn từ cá trắm đen còn là bài thuốc chữa bệnh độc đáo. Theo y học cổ truyền, cá trắm có vị ngọt, tính bình, công năng bổ thận khí, mạnh tỳ dưỡng vị, bình can sáng mắt. Thích hợp với người tỳ vị hư nhược, mất sức, phù nề, viêm gan, thận, tăng cường sức đề kháng,… Một số món ăn chữa bệnh từ cá trắm đen Bổ thận khí, dưỡng tỳ vị: Cá trắm đen 1 con khoảng 1kg, cạo vẩy, bỏ ruột, rửa sạch, khứa rãnh 2 bên thân cá, để lên đĩa hấp gần chín cho gừng tươi, hành, rượu, ít mì chính chưng tiếp cho chín, ăn nóng. Có thể ăn thường xuyên. Món ăn từ cá trắm đen có rất tốt với người suy nhược,...

Cà pháo chữa bệnh

Theo y học cổ truyền, cà pháo vị ngọt, tính hàn, có tác dụng tán huyết, tiêu viêm, chỉ thống, nhuận tràng, lợi tiểu, trị thũng thấp độc, ho lao… Y học cổ truyền sử dụng quả già và toàn cây để làm thuốc với các vị thuốc nhiều tên khác nhau như: di tử, giả tử, ải qua. Cà pháo còn có tên gọi là cà dưa, cà gai hoa trắng… rất quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày. Là loại cây thân thảo nhẵn nhụi, cao tới 1,5m với thân màu tím đen, hóa gỗ ở gốc. Các lá hình mác thuôn dài, hoa từ trắng đến tím, quả hình cầu hơi nén xuống, có nhiều hạt nhỏ. Không ăn cà pháo tái sống vì có thể gây ngộ độc. Cà pháo nhiều dinh dưỡng như: magiê; kali;...

Công dụng tuyệt vời của thảo quyết minh

Thảo quyết minh còn gọi là quyết minh, hạt muồng, đậu ma, giả lục đậu, giả hoa sinh, lạc giời. Tên khoa học Cassia tora L. Thuộc họ Vang Caesalpiniaceae. Ta dùng thảo quyết minh (Semen Cassiae) là hạt phơi hay sấy khô của cây thảo quyết minh. Mô tả cây Thảo quyết minh là một cây nhỏ, cao 0,30 - 0,90m, có khi cao tới 1,5m. lá mọc so le, kép lông chim, dìa chẵn, gồm 2 - 4 đôi lá chét. Lá chét hình trứng ngược lại, phía đầu lá nở rộng ra, dài 3 - 5cm, rộng 15 - 25mm. Hoa mọc từ 1 đến 3 cái ở kẽ lá, màu vàng tươi. Quả là một giáp hình trụ dài 12 - 14cm, rộng 4mm, trong chứa chừng 25 hạt, cũng hình trụ ngắn chừng 5 - 7mm, rộng 2,5 - 3mm, hai đầu vắt chéo, trông hơi giống viên đá lửa, màu nâu nhạt, bóng. Vị nhạt hơi đắng và nhầy. Phân bố thu hái và chế biến Cây mọc hoang khắp nơi...

Cây duối chữa bệnh

Theo y học cổ truyền,  duối có vị đắng, chát, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, thông huyết, cầm máu và sát khuẩn. Nhiều nơi đã sử dụng cây duối để chữa các bệnh, đau răng, tiêu chảy, vỏ duối dùng chữa bệnh phong thấp đau nhức, sâu răng, đau bụng, sốt, tiêu chảy… Cây duối còn gọi là duối nhám, người Tày gọi là mạy xói, cây mọc hoang nhiều nơi nước ta. Là loại cây thân gỗ, cao đến 10m, toàn cây có nhựa mủ trắng. Lá cứng, mọc so le, hình trứng ngược, dài khoảng 3 - 7cm, rộng 3cm, mép khía răng, mặt lá rất nhám. Hoa đơn tính khác gốc, cụm hoa đực dạng đầu có cuống ngắn, mang 10 - 12 hoa. Hoa cái màu lục, mọc đơn lẻ, hoặc từng cặp....

Công dụng chữa bệnh của cây đại ngải

Theo Đông y, đại ngải có công năng khu phong, tiêu thũng, hoạt huyết, tán ứ. Công dụng chữa cảm sốt, ho, đầy bụng khó tiêu,... Dùng ngoài chữa đinh nhọt, ghẻ, ngứa,... Đại ngải còn có tên khác là mai hoa băng phiến, long não hương, từ bi, đại bi, mai phiến, mai hoa não, ngải nạp hương, co nát (Thái), phặc phà (Tày). Cây nhỏ, cao khoảng 1 - 3m, thân phân cành ở phía ngọn, nhiều lông. Lá mọc so le, phiến lá có lông, mép có răng cưa hay nguyên. Cụm hoa hình ngù ở nách lá hay ở ngọn, gồm nhiều đầu, trong mỗi đầu có nhiều hoa màu vàng. Quả bế có lông. Toàn cây có mùi thơm của long não. Cây ra hoa tháng 3 - 5, có quả tháng 7 - 8. Lá và hoa cây...

Công dụng không ngờ của hạt vải

Vải là loại trái ngon, lại là thứ “dược thực lưỡng dụng” - vừa là thức ăn vừa là thuốc. Tuy nhiên, khi nói đến tác dụng làm thuốc của trái vải, người ta chỉ hay nhắc tới cùi vải, rất ít khi nói đến hạt vải. Trên thực tế, hạt vải là vị thuốc đã được sử dụng trong dân gian và Đông y từ rất lâu đời. Tác dụng chữa bệnh của hạt vải đã được ghi chép đầu tiên trong sách “Bản thảo diễn nghĩa” của danh y Khấu Tông Thích từ năm 1116. Trong Đông y, hạt vải có tên lệ chi hạch; còn gọi là lệ nhân, đại lệ hạch,... Trong sách thuốc Đông y, hạt vải được xếp vào loại Thuốc lý khí (lý = chỉnh lý, lý khí = chữa trị các chứng bệnh liên quan...

Muốn tránh ung thư, đột quỵ hãy ăn vải thiều

Vải thiều giúp tăng cường hệ miễn dịch: Dưỡng chất quan trọng nhất trongquả vải là vitamin C với 71,5 mg trong 100 g. Đây là hợp chất giúp chống oxy hóa mạnh, cải thiện chức năng miễn dịch, bảo vệ cơ thể chống lại các bệnh thông thường như ho, cảm lạnh, cúm. Ngoài ra, trẻ nhỏ được khuyến khích ăn vải, giúp phòng tránh và điều trị căn bệnh suy dinh dưỡng, thấp còi do thiếu vitamin C. Vải thiều chữa nấc: Vải cả quả đốt thành than, tán bột, hòa với nước nóng uống. Chữa đau răng, mụn nhọt: Dùng múi vải giã nát đắp lên vùng đau, bổ sung hồ nếp cán thành cao dán lên mụn nhọt. Giảm đau: Để...

Quả bầu - lợi tiểu giải độc

Cây bầu còn gọi là bầu nậm, bầu đất, bầu canh, tên khoa học Lagenaria siceraria (Molina) Standl, thuộc họ bầu bí (Cururbitaceae). Là loại cây dây leo thân thảo, được trồng ở vùng nhiệt đới, cây có tua cuốn phân nhánh và phủ nhiều lông mềm màu trắng. Theo Đông y, bầu vị hơi nhạt, tính mát (có tài liệu lại cho là vị ngọt, tính lạnh), có công hiệu giải nhiệt, giải độc, lợi tiểu, nhuận phổi, trừ ngứa; chủ trị các chứng như trướng bụng, phù thũng, tiểu tiện ít, phổi nóng, ho... Quả bầu hồ lô Cụ thể là thịt quả bầu vị ngọt, tính hàn, có tác dụng giải nhiệt, trừ độc, được dùng trị chứng đái rắt, phù nề, đái tháo, mụn lở... Vỏ bầu vị ngọt,...

Quả mơ - vị thuốc sạch phổi, trừ ho

Quả mơ là một loại quả quen thuộc, được ứng dụng nhiều trong đời sống. Quả mơ ngâm với đường là loại nước uống giải khát tuyệt vời trong mùa hè, có tác dụng giải nhiệt, giải cảm nắng, cảm nóng. Không những thế, mơ còn có nhiều tác dụng trị bệnh quý giá. Quả mơ cho ta nhiều vị thuốc: khổ hạnh nhân là nhân hạt khô của quả mơ; nước cất hạt mơ, ô mai là quả chín được chế biến thành mơ trắng (bạch mai) hoặc mơ đen (ô mai); có thể kết hợp mơ với gừng tươi, cam thảo và muối làm ô mai cam thảo; dầu hạnh nhân là dầu ép từ hạt mơ Trong thịt quả có chứa acid xitric, acid tactric; đường; dextrin, tinh bột, caroten, lyponen, tanin,......

Những tác dụng không ngờ của bạch cúc

Bạch cúc còn có tên khác: tiết hoa (Bản kinh), nữ hoa, nữ tiết, nữ hành, nhật tinh, cảnh sinh, truyền diên niên, âm thành, chu doanh (Biệt lục), mẫu cúc, kim nhị (Bản thảo cương mục)…, tên khoa học Chrysanthemum morifolium Ramat (Chrysanthemum sinese Sabine), họ Cúc (Asteraceae). Bạch cúc thân đứng, nhẵn, có rãnh. Mặt dưới lá có lông và trắng hơn mặt trên có 3 - 5 thùy hình trái xoan, đầu hơi nhọn, có răng cưa ở mép. Cuống lá có tai ở gốc. Đầu to, các lá bắc ở ngoài hình chỉ, phủ lông trắng, các lá trong thuôn hình trái xoan. Trong đầu có 1 - 2 hàng hoa hình lưỡi nhỏ, màu trắng, các hoa ở giữa hình ống, màu vàng nhạt. Không có mào lông. Tràng...

Sắn dây trị cảm sốt, mụn nhọt

Bột sắn dây từ lâu được nhiều người biết tới như một thực phẩm giải nhiệt rất tốt. Thế nhưng ít ai biết toàn bộ cây sắn dây, từ dây leo tới hoa, củ đều có thể dùng làm thuốc. Xin giới thiệu một số món ăn thuốc trị bệnh từ củ sắn dây. Rễ sắn thu hoạch từ tháng 12 đến tháng 3, 4 năm sau. Rễ đào về rửa sạch, loại bỏ rễ con và chế biến ngay. Chế biến cát căn phiến: Cắt các củ thành từng đoạn 10 - 20cm (nếu củ to thì bổ đôi) hoặc thái thành lát mỏng 0,3 - 0,5cm. Tiến hành xông diêm sinh một ngày; lấy ra phơi khô là được. Bảo quản nơi khô ráo, kín; thỉnh thoảng phơi sấy lại để loại mọt. Cát căn phiến dùng trong các đơn thuốc Đông y. Cháo bột...
Page 1 of 74612345Next

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons