Thứ Ba, 21 tháng 7, 2015

5 tác dụng chữa bệnh của cây cóc mẳn

Cây cóc mẳn còn có những tên khác, như "cỏ the", "cúc mẳn", "cúc ma", "cây thuốc mộng", "cây trăm chân", "cóc ngồi" (miền Nam); "thạch hồ tuy", "địa hồ tiêu", "cầu tử thảo", "nga bất thực thảo"... Cây cóc mẳn chữa viêm mũi, viêm họng. Cóc mẳn là một loại cỏ nhỏ, thân mềm, mọc bò lan, cành lòa xòa mọc sát mặt đất. Theo Đông y, cóc mẳn có vị cay, tính ấm, vào kinh thủ thái âm. Có tác dụng trừ phong, tán hàn, thắng thấp, thông mũi. Dưới đây là một số tác dụng chữa bệnh của cây cóc mẳn. Chữa viêm mũi: Bài 1: Dùng cây cóc mẳn tươi, rửa sạch, hong khô, giã nát vắt lấy nước cốt, nhỏ vào mũi ngày 1-2 lần, mỗi lần 2-3 giọt, khi nhỏ...

Trị sỏi bàng quang bằng rau đắng rất dễ thực hiện

“Rau đắng” có nhiều loại, trong đó loài có tên khoa học là Polygonum aviculare L., thuộc họ rau răm, mà Đông y gọi là “biển súc”, thường sử dụng để chữa các bệnh đường tiết niệu. Trong sách thuốc, rau đắng - được xếp vào loại thuốc “Lợi niệu thông lâm”, tức là loại thuốc lợi tiểu, dùng chữa bệnh “lâm”. Trong Đông y, “lâm” chỉ tình trạng tiểu tiện vặt, tiểu tiện khó khăn, nhỏ giọt, đau buốt... Bệnh “lâm” gồm 5 loại: thạch lâm, khí lâm, cao lâm, lao lâm và huyết lâm, nên thường gọi là ngũ lâm. Trong đó thạch lâm là chứng bệnh tiểu tiện khó hoặc ngắt quãng, tiểu gấp, tiểu vặt, đau buốt, nước tiểu lẫn sỏi hoặc vàng đục, đôi khi lẫn máu;...

Tác dụng chữa bệnh tuyệt vời từ cây thì là

Theo Đông y, lá thì là có mùi thơm hăng hắc, hơi đắng có vị cay, tính ấm, không độc dùng để bổ thận, mạnh tỳ, tiêu trướng, chữa đau bụng, đau răng, kích thích sự bài tiết nước tiểu, gia tăng lượng nước tiểu thải ra, nhờ đó làm giảm các cơn đau quặn do rối loạn đường tiết niệu như viêm thận, viêm bàng quang, sỏi thận và giúp cải thiện hoạt động của dạ dày... Thì là thuộc họ Hoa tán. Cây thuộc dạng thảo sống hàng năm có thân nhẵn cao 60 - 80cm hay hơn, khía rãnh dọc, rễ trụ. Lá có bẹ và phiến lá rất phát triển, phiến thường xé 3 lần lông chim, phiến nhỏ hình như sợi chỉ, các lá ở ngọn thường tiêu giảm, không có cuống. Cụm hoa ở ngọn, trên thân...

Cây trâu cổ chữa đau xương, lợi sữa

Theo Đông y, cành, lá cây trâu cổ có vị chua đắng, tính bình có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, trừ phong, giải độc, tiêu viêm. Quả có vị ngọt chát, tính bình, có tác dụng tráng dương, cố tinh, bổ huyết, hoạt huyết, thông sữa,… Cây trâu cổ. Cây trâu cổ còn có tên khác là cây xộp, xồm xộp, cây trộp,… là loại cây mọc leo trên đá hoặc các cây cổ thụ, đường kính thân khoảng 1m, vỏ thân xù xì, có từng đốt dài ngắn không đều. Ở đốt mọc ra các rễ. Có 2 loại cành: Cành phía dưới lá nhỏ như vẩy ốc (nên có tên là cây vẩy ốc). Cành trưởng thành phía trên, lá to hơn và dày, ráp như lá duối, (nhưng không có lông) có hoa quả. Thân và lá non khi bẻ...

Rau bó xôi bổ dưỡng

Bổ thận, tráng dương: rau bó xôi 200g, sò khô 50g, câu kỷ 10g, táo đỏ 10 quả, hành 10g, dầu 30g, muối 5g, sò khô rửa sạch cắt miếng, táo đỏ bỏ hột, câu kỷ bỏ tạp chất. Đỏ dầu nóng phi thơm hành cho 1.000ml nước sôi, bỏ sò, rau bó xôi, câu kỷ vào nấu 5 - 10 phút thì chín. Ngày ăn 1 lần với cơm. Để chữa các bệnh trên có thể dùng rau bó xôi đơn giản, bằng cách chỉ có rau bó xôi nhúng nước sôi xong đem ép lấy nước, hoặc nấu nước uống. Có thể ép cùng các rau quả khác. Chữa thiếu máu, khí huyết hư, suy nhược: dùng một lượng rau bó xôi vừa ý, luộc hoặc nhúng nước sôi xong đem nấu canh với thịt lợn nạc, hoặc gan...

Vị thuốc từ cây Thường sơn

 Thường sơn còn gọi là hoàng thường sơn, thục tất, áp niệu thảo, kê niệu thảo. Tên khoa học Dichroa febrifuga Lour. Thuộc họ Thường sơn Saxifragaceae. Cây thường sơn cho ta các vị thuốc sau đây: Vị thường sơn (Radix Dichroae) là rễ phơi hay sấy khô của cây thường sơn. Lá và cành phơi hay sấy khô (Folium Dichroae) được gọi là thục tất. Trên thực tế ở Việt Nam người ta ít dùng rễ hoặc dùng cả rễ và lá đều gọi là thường sơn. Chữ Dichroa có nghĩa là 2 màu. Fbrifuga có nghĩa là đuổi sốt, vì cây và lá thường sơn có 2 màu tím đỏ và xanh lại có tác dụng chữa sốt do đó có tên này. Tên thường sơn vì có ở núi Thường Sơn, đất Ba Thục...

8 món ăn chữa bệnh từ ba ba

Ba ba được biết đến không chỉ là món ăn bổ dưỡng trong ngày hè, mà còn có tác dụng chữa bệnh. Các món ăn được chế biến từ ba ba rất hấp dẫn đối với nhiều thực khách. Thịt ba ba có giá trị dinh dưỡng khá cao: cứ 100g thịt có 13,6g đạm; 4,3g mỡ; 4,1g đường; các Vitamin B1 0,06mg; B2 0,2mg; PP 3,3mg; E 1,75mg; P 14mg; canxi 133mg; selen 15,19microgam, Fe 2mg... Ngoài ra, còn chứa các chất khác như keo động vật, keratin (chất sừng), vitamin D... Theo Đông y, ba ba tính bình, vị ngọt, có công năng tư âm, mát huyết, bổ khí nhuận phế, bổ can thận âm hư, trừ thấp nhiệt, háo, khát, âm dịch bất túc... Sau đây là một số món ăn...
Page 1 of 74612345Next

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons