Thứ Hai, 28 tháng 9, 2015

Cỏ mực, vị thuốc tuyệt vời cho sức khỏe

Cỏ mực hay còn gọi cỏ nhọ nồi, hạn liên thảo có tên khoa học là Eclipta alba Hassk thuộc họ cúc Asteraceae là loại dược liệu tuyêt vời mà tạo hóa ban tặng cho con người là một loại cỏ mọc thẳng đứng có thể cao tới 80cm, thân có lông cứng, lá mọc đối có lông 2 mặt, dài 2 - 8cm, rộng 5 - 15mm. Cụm hoa hình đầu màu trắng ở kẻ lá hoặc đầu cành, lá bắc thon dài 5 - 6mm, cũng có lông. Quả bế 3 cạnh, hoặc dẹt, có cánh, dài 3mm, rộng 1,5mm, đầu cụt. Mọc hoang khắp nơi ở nước ta. Gọi là cỏ mực vì khi vò nát có nước chảy ra như mực đen. Thành phần hóa học: có ít tinh dầu, tannin, chất đắng, caroten và chất ancaloit gọi là ecliptin. Có tài liệu...

Tía tô - Thuốc quý dân gian

Tía tô vừa là rau gia vị, vừa là cây thuốc phổ biến trong nhân dân. Có 2 loại: tía tô mép lá phẳng, màu tía nhạt, ít thơm và tía tô mép lá quăn, màu tía sẫm, mùi thơm mạnh. Loại tía tô mép lá quăn có giá trị sử dụng cao hơn. Tránh nhầm với cây cọc giậu (dã tô, cây nhâm) có bề ngoài giống hệt loại tía tô mép lá phẳng, nhưng không có mùi thơm của tía tô. Lá: Tên thuốc trong y học cổ truyền là tô diệp. Hái lá già cả cuống làm 2 lần cách nhau một tháng, đem phơi trong mát hoặc sấy nhẹ cho khô để giữ nguyên màu sắc và hương vị. Dược liệu có vị cay, mùi thơm, tính ấm, không độc, có tác dụng phát tán, phong hàn, hành...

Phương thuốc từ đu đủ

Ở Trung Quốc có câu chuyện tương truyền rằng vào đời nhà Minh có một viên quan sinh hạ được 3 người con gái, mãi tới năm 42 tuổi vị quan này mới sinh thêm được một cậu con trai đặt tên là Đức Lâm. Cậu ấm được cả phủ quý như một viên ngọc sáng. Nhưng không ngờ cậu ấm này tuy được chăm chút rất chu đáo và cẩn trọng mà vẫn gầy còm trông như que củi và cứ quặt quẹo ốm yếu luôn. Do vậy đến tuổi 13 – 14 mà đi vẫn chưa vững, hay buồn nôn, kém ăn, uống rất nhiều thuốc mà sức khỏe vẫn không khá lên được. Sự thế biến chuyển, vào mùa xuân năm ấy đã xảy ra chiến tranh, viên quan đã không chống lại nổi thiên binh vạn mã của quân giặc và đã chết nơi chiến...

Củ mã thầy mát, bổ, cầm máu

Củ mã thầy là tên gọi ở miền Bắc hoặc củ năn, củ năng ở miền Nam. So với các loại củ ăn mát như củ ấu, củ đậu thì mã thầy có giá trị sử dụng làm thực phẩm và làm thuốc cao hơn. Trong mã thầy, có 68,52% nước; 18,75% tinh bột; 2,25% protein, 0,19% lipid; đường; pectin; các muối calci, phospho, sắt; các vitamin A, B1, B2, C... và một hoạt chất gọi là puchiin có tác dụng kháng khuẩn, hạ huyết áp và phòng ngừa ung thư. Trong dân gian, củ mã thầy thường được dùng để ăn chơi hoặc tráng miệng sau bữa ăn. Củ mềm, giòn, nhiều nước, vị ngọt. Nhiều người sử dụng mã thầy dưới dạng thức ăn - vị thuốc làm cho mát...

Gừng - Vị thuốc đa dụng trong mùa mưa lũ

Do sự biến đổi khí hậu toàn cầu có xu hướng nóng lên, trong những năm gần đây, ở miền Bắc và miền Trung nước ta thường xuất hiện những trận mưa lũ lớn hoặc cực lớn trái mùa vào tháng 9, 10 âm lịch. Đây là thời gian chuyển mùa giữa cuối thu đầu đông. Những người có thể tạng yếu hoặc phải vận lộn với gió mưa, lạnh giá rất dễ bị cảm lạnh hoặc bệnh đường ruột. Ở những nơi vùng sâu, vùng xa hoặc bị lũ cách ly với những cơ sở khám chữa bệnh, mỗi gia đình nên phòng bị vài củ gừng, vừa làm thức ăn, gia vị (dược thiện), vừa phòng chống bệnh kịp thời trong hoàn cảnh thiên nhiên khắc nghiệt. Theo Nam dược thần hiệu: Gừng tươi (sinh khương) vị cay,...
Page 1 of 74612345Next

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons