Thứ Ba, 23 tháng 2, 2016

Trám trắng, vị thuốc giải độc

Trám trắng còn gọi là: Thanh quả, cà na, cảm lãm, mác cơm, cây bùi. Tên khoa học: Canarium album (Lour.) Raeusch, họ Trám (Burseraceae). Cây gỗ to, cao khoảng 15 - 20m. Cành non màu nâu nhạt, có lông mềm. Lá kép lông chim, mọc so le, dài khoảng 30 - 40cm, gồm 7 - 11 lá chét. Lá gần gốc có đầu ngắn; lá ở giữa dài hơn, có đầu thuôn dài; lá tận cùng hình bầu dục. Lá chét dài 5 - 17cm, rộng 2 - 6cm, mép lá nguyên. Gân lá hơi rõ, mặt trên lá màu xanh nhạt, bóng; mặt dưới có lông mềm màu nâu bạc. Hoa mọc thành chùm kép ở đầu cành hay kẽ lá, tụ họp 2 - 3 hoa ở một mấu. Hoa hình cầu, màu trắng. Quả hình thoi, hai đầu tù, dài khoảng 45mm, rộng 20 -...

Đại táo bổ huyết an thần

Đại táo, còn gọi là táo tàu, táo đen, hồng táo, có tên khoa học là Zizyphus jujuba Lamk, là một vị thuốc rất thông dụng trong y học cổ truyền và cũng là một loại thực phẩm quen thuộc thường được dùng để chế biến các món ăn, làm đồ tráng miệng, làm bánh hoặc làm mứt. Nghiên cứu hiện đại cho thấy, đại táo có giá trị dinh dưỡng rất cao. Ước tính, cứ mỗi 100g đại táo có chứa 1,2g protid, 23,2g glucid, 0,2g lipid, 14 mg Ca, 23 mg P, 0,5g Fe, 0,01mg vitamin A, 0,06mg vitamin B1, 540mg vitamin C. Theo tính toán, lượng vitamin C trong đại táo tươi cao gấp 16 lần long nhãn tươi, 26 lần lệ chi tươi (quả vải) và 82 lần bình quả tươi (loại táo to nhập khẩu...

Lá xương sông trị ho tiêu đờm

Xương sông là loại cây được nhân dân trồng khắp nơi, dùng để ăn uống, làm gia vị và làm thuốc chữa cảm cúm, sổ mũi, ho hen, viêm họng, đau họng, nhức răng, loét lưỡi loét miệng, cam sài trẻ em… Theo Đông y lá xương sông có tác dụng bổ phế, chống co thắt phế quản, tiêu đờm đặc biệt là những trường hợp do phế nhiệt. Sau đây là một số bài thuốc có dùng lá xương sông: Ho do phế nhiệt: Ho khan, ho kéo dài, người bệnh không ngừng được: lá xương sông, lá dâu, lẫm đề, mỗi thứ một nắm nấu nước uống (cách 30 phút uống 1 lần) Cảm cúm nhức đầu sổ mũi, đau họng rát họng, ho mắc đờm: Lá xương sông 24g, cát cánh 12g, tía tô 16g, trần bì 12g, mạch môn 16g,...

Hoàng liên trị mụn nhọt, lỵ

Hoàng liên còn gọi hoàng liên chân gà, xuyên liên, tên khoa học là Rhizoma Coptidis. Hoàng liên là phần thân rễ ở dưới đất của cây hoàng liên (Coptis sp.). Cây mọc hoang ở vùng núi cao Hoàng Liên Sơn (SaPa). Hoàng liên chứa alcaloid... và các chất vô cơ (Zn, Cu, Mn, Se...) vị đắng, tính hàn; vào các kinh tâm, phế, can, thận, vị và đại tràng, hoàng liên có tác dụng thanh nhiệt táo thấp (thanh nhiệt ở tim tốt nhất), tả hỏa, giải độc. Trị các chứng thấp nhiệt hạ lỵ, nôn, vị hỏa đau răng, chứng tiêu khát, can hỏa sườn đau, tâm hỏa phiền táo, khó ngủ, mê man nói sảng, thổ huyết, nục huyết, hạ huyết, ung nhọt sang độc, tai mắt sưng đau. Liều dùng:...

Ngày xuân, nói chuyện hoa mai làm thuốc

Nói đến hoa xuân không thể không nói đến hoa mai. Tết đến xuân về, dẫu tiết trời giá rét, hoa mai vẫn nở trắng một màu như tuyết. Ở vùng cao, mai mọc thành rừng, nên đến mùa hoa mai nở, từng mảng trắng xóa xen giữa màu xanh của rừng núi tạo nên cảnh sắc trông thật trữ tình. Thi nhân yêu hoa mai đã đành, người thầy thuốc cũng mến chuộng loài hoa này. Hoa mai nói đến ở đây là hoa mai trắng (bạch mai hoa), ở ta chính là hoa của cây mơ, tên khoa học là Prunus armeniaca L., còn được gọi là lạp mai, bạch mai, lạp mộc, hương mai, hoàng lạp, tuyết lý hoa... Cần phân biệt với cây mai vàng (Ochna integerrima Lour) thường được trồng làm cảnh. Cũng như...

Hạt hẹ - Vị thuốc quý cho nam giới

Hẹ Hẹ còn gọi là cửu thái, tên khoa học: Allium tuberosum Rottl. et Spreng. Hẹ được dùng làm gia vị và làm thuốc chữa bệnh. Bộ phận dùng: Cây hẹ (cửu thái); hạt hẹ (cửu tử). Theo Đông y, cửu thái vị cay, tính ôn; vào can, vị, thận. Cửu tử vị cay, tính ôn; vào can thận. Cửu thái có tác dụng ôn trung hành khí, kiện vị, tán ứ giải độc, bổ thận tráng dương. Dùng cho các trường hợp đau tức vùng ngực, nấc cục, nôn thổ, thổ huyết, niệu huyết, trĩ xuất huyết, bệnh tiểu đường, dị ứng nổi ban, liệt dương, di tinh. Theo kinh nghiệm dân gian, lá và thân hẹ chữa ho trẻ em, hen suyễn, giun kim, lỵ amíp, tiêu hóa kém. Hạt hẹ (cửu tử) có tác dụng...

Hoàng cầm trị vàng da

Hoàng cầm là rễ khô của cây hoàng cầm (Scutellaria baicalensis Georg.). Theo Đông y, hoàng cầm vị đắng, tính hàn; vào các kinh tâm, đởm, đại tràng và tiểu tràng. Có tác dụng thanh nhiệt (thanh nhiệt ở phổi rất tốt), vàng da, lợi thấp, tả hỏa, chỉ huyết, an thai. Trị các chứng thấp ôn, hoàng đản, vàng da (nhiệt lâm), phế nhiệt khái thấu, ung nhọt sang độc, phong ôn thực nhiệt. Hoàng cầm sống thường dùng thanh nhiệt tả hỏa; khi sao lên thì dùng cầm máu và làm mất tính đắng hàn dễ tổn thương đến dạ dày; sao với rượu có thể tăng cường thanh trừ hỏa nhiệt ở phần trên cơ thể. Liều dùng: 4 - 16g/ngày. Một số cách dùng hoàng cầm trị bệnh: Mát phổi,...
Page 1 of 74612345Next

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons