Thứ Bảy, 20 tháng 12, 2014

Bạch hạc chữa lang ben

Đông y cho rằng, cây bạch hạc có vị ngọt dịu và dịu, tính bình, có công năng chống ho, sát khuẩn, chống ngứa, trừ phong thấp.


Bạch hạc chữa lang ben

Bạch hạc còn gọi là nam uy linh tiên, cây kiến cò, có tên khoa học là Rhinacanthus communis Nees., họ Ô rô (Acanthaceae).
Là cây nhỏ mọc thành bụi, cao 1 - 2m, có rễ chùm. Thân non có lông mịn. Lá mọc đối, có cuống, phiến hình trứng thuôn dài, mặt trên nhẵn, mặt dưới hơi có lông mịn... Cây mọc hoang, được trồng ở nhiều nơi bằng gốc, thu hái quanh năm, dùng tươi hay phơi khô.
Bộ phận dùng làm thuốc là rễ (Radix Rhinacanthi).
Đông y cho rằng, cây bạch hạc có vị ngọt dịu và dịu, tính bình, có công năng chống ho, sát khuẩn, chống ngứa, trừ phong thấp. Liều trung bình thường dùng hằng ngày cho thuốc bạch hạc để uống từ 10 - 15g dưới dạng thuốc sắc, dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác. Rễ có thể rửa sạch, ngâm trong rượu, dấm để làm thuốc trị bệnh nấm da…
Dưới đây là vài phương trị bệnh từ cây bạch hạc:
Chữa huyết áp cao, trị phong thấp, nhức gân, tê bại. Mỗi ngày uống từ 10 - 15g dưới dạng thuốc sắc, dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác. Rễ có thể rửa sạch, bóc lấy vỏ phơi khô ngâm trong rượu, giấm để uống dần.
Chữa lao phổi: Lấy thân và lá bạch hạc 20g, sắc nước, cho thêm đường uống hằng ngày.
Chữa eczema, hắc lào, lang ben: Rễ cây bạch hạc 50g, thái nhỏ, giã nát; cồn etylic 70 độ 100ml. Ngâm rễ cây kiến cò đã được giã nát trong vòng 1-2 tuần, sau đó lọc qua vải xô, lấy dịch thuốc bôi vào vùng da bị hắc lào, lang ben ngày 2 lần đến khi khỏi.
Đau thần kinh tọa do lạnh: Rễ cây bạch hạc 8g, rễ lá lốt 12g, ráy sơn thục 12g, cẩu tích 16g, quế chi 8g, ngải cứu 8g, vỏ quýt 8g, rễ cỏ xước 12g. Sắc uống ngày 1 thang. Phương này giúp khu phong tán hàn, hành khí hoạt huyết, giảm đau. Uống liền từ 10 - 15 tháng.
Theo BS Hoàng Tuấn Long - Nông nghiệp Việt Nam

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons