Thứ Sáu, 22 tháng 8, 2014

Trân châu - Thuốc tốt chữa các bệnh về mắt

(SKDS) -  Nước ta có một số loài trai biển quý như (Pteria martensii Dcenker) hoặc (Avicula martensii Dcenker ), họ trân châu (Pteridae), có ở các vùng biển Quảng Ninh hoặc Kiên Giang, có thể tạo ngọc trai, còn gọi là trân châu hay bạng châu. Trân châu có kích thước to nhỏ khác nhau, thể chất cứng, rắn, óng ánh nhiều màu sắc trông rất đẹp. Ngoài làm đồ trang sức, trân châu còn là vị thuốc quý trong y học cổ truyền để trị nhiều chứng bệnh, nhất là các bệnh về mắt. Còn một loại nữa là trân châu mẫu (Concha Pteriae), là những hạt sần sùi nổi lên trong cứng của con trai. Trân châu mẫu cũng dùng như trân châu nhưng không...

Món ăn, bài thuốc từ cá chim

(SKDS) - Cá chim thuộc họ cá chim trắng (stomateoidae), sống ở các vùng biển nước ta, có nhiều tên gọi khác như thoa phiến ngư, xương ngư, bình ngư… Cá chim thịt ngon và bổ, được nhân dân ta coi là đặc sản hàng đầu trong các loài cá biển (chim, thu, nhụ, đé). Ngoài giá trị dinh dưỡng, cá chim còn được dùng làm vị thuốc chữa bệnh. Ngoài cá chim trắng biển, hiện nay ở nước ta còn có loại cá chim nước ngọt. Cá chim nước ngọt có nguồn gốc từ Nam Mỹ, cá này cho thịt ăn ngon, lại lớn nhanh gấp 3 - 4 lần các loài cá khác, hiện đang được nuôi ở nhiều địa phương. Thịt cá chim là loại thực phẩm ngon và nhiều chất dinh dưỡng, giàu omega - 3, nhiều...

Cây xương khỉ điều trị viêm gan vàng da

(SKDS) - Cây xương khỉ còn gọi là mảnh cộng, tại miền Đông Nam Bộ gọi là cây bìm bịp. Cây mọc hoang, là loại cây nhỏ, mọc thành bụi, có thể cao tới 3m. Lá nguyên, cuống ngắn, lá mặt hơi nhẵn, màu xanh thẫm. Lá non có thể dùng nấu canh ăn. Lá khô có mùi thơm đặc trưng, như mùi cơm nếp, nên thường dùng để ngâm bột gạo nếp, làm bánh. Hoa màu đỏ hay màu hồng, rủ xuống ở ngọn; tràng hoa có hai môi, môi dưới có 3 răng; bao phấn vàng xanh, quả hình trùy dài khoảng 1,5cm, cuống ngắn, chứa 4 hạt. Mùa ra hoa xuân - hạ.   Cây xương khỉ có vị ngọt, tính bình, có tác dụng thanh can (mát gan), lợi đảm (tăng tiết mật), khử ứ, tiêu thũng, chỉ...

Mẫu đơn điều kinh hoạt huyết

Mẫu đơn là một dược thảo quý có hiệu quả chữa trị nhiều chứng bệnh, đồng thời là cây cảnh có hoa rất đẹp, còn có tên là hoa vương, thiên hương quốc sắc, phú quý hoa. Cây sống lâu năm, cao 1 - 1,5m, rễ phát triển thành củ. Miền Bắc hay gọi là hoa mẫu đơn, miền Nam gọi là hoa trang. Hoa có các màu đỏ, trắng, vàng. Theo y học cổ truyền, hoa mẫu đơn có tính bình, vị đắng, đi vào hai kinh của cơ thể là tâm và can. Hoa có công dụng điều kinh hoạt huyết, khư ứ hành trệ, thường được dùng chữa cho phụ nữ bị tình trạng trục trặc về kinh nguyệt, tổn thương tay chân, đau ở vùng lưng và eo. Vỏ của thân cây hoa, y học cổ truyền dùng làm vị thuốc có tên gọi...

Quả na làm thuốc chữa tiêu chảy

(SKDS) - Cây na còn gọi là phan lệ chi, sa lê, mác kiếp hay mãng cầu (cách gọi riêng của các tỉnh phía Nam), tên khoa học Annona Squamosa thuộc họ Annonaceae. Na là loại quả nhiều dinh dưỡng, giàu dược tính nên trong Đông y còn sử dụng làm thuốc trị nhiều chứng bệnh khác nhau. Theo Đông y, quả na có vị ngọt, tính ấm, hạ khí tiêu viêm. Quả na xanh có tác dụng làm săn da, tiêu sưng, chữa mụn nhọt, viêm vú. Hạt na có vị đắng, hôi, tính lạnh, có độc, thanh can, tác dụng giải nhiệt tiêu độc, sát khuẩn, diệt côn trùng, chấy rận. Quả na điếc là quả na đang lớn, hỏng, tự khô, cứng rắn, có màu nâu đỏ tím, là một vị thuốc dùng theo kinh nghiệm dân...

Con mực

Mấy ngày qua, do ảnh hưởng của thời tiết khiến cho hầu như ngày nào cũng mưa. Những ngày mưa như vậy, vừa ngồi nhà xem truyền hình, vừa nhâm nhi mấy miếng khô mực nướng, tận hưởng sự ngọt ngào, dai dai của miếng mực thì thật là hấp dẫn. Nhưng mực còn là món ăn - vị thuốc mà nhiều người chưa quan tâm đến. Con mực tên khoa học là Sepia esculenta Houle, họ Cá mực (Sepiidae). Ngoài phần thịt được cung cấp như một món ăn, món nhậu, cá mực còn cung cấp một vị thuốc rất độc đáo, đó là mai mực (nang mực - ô tặc cốt, hải phiêu tiêu - Os sepiae seu sepiellae). Trong dược liệu của Đông y, thường người ta chỉ dùng nang mực. Thịt mực vừa dùng...

Cây trương quân trừ phong thấp, mạnh gân xương

(SKDS) - Cây trương quân hay còn gọi là cây trung quân, hay dây lá hợp Ancistrocladus scandens (Lour.) Merr, họ trung quân (Ancistrocladaceae). Bộ phận dùng là toàn cây, có thể thu hái lá và thân cây quanh năm, rễ đào vào mùa đông, rửa sạch, phơi ráo nước, thái vát đối với thân, dài 3 - 5cm, phơi khô hoặc sấy khô. Khi dùng có thể sao vàng. Trương quân là cây mọc hoang, phân bố rải rác ở các tỉnh miền núi phía Bắc đảo Cát Bà (Hải Phòng); phía Nam chủ yếu từ tỉnh Quảng Nam trở vào. Theo y học cổ truyền, trương quân có vị đắng, chát, tính bình, không độc. Có công năng hành huyết, hóa ứ, trừ phong thấp, mạnh gân xương, giải nhiệt, trục ứ huyết,...

Món ăn từ trai sông lợi thủy, hóa đàm

(SKDS) - Trai sông còn gọi trai nước ngọt, là loại thực phẩm rất quen thuộc trong bữa ăn của người Việt. Có rất nhiều cách chế biến thành món ngon như cháo trai, canh trai nấu chua, trai xào xả ớt... Thịt trai sông giàu đạm, canxi, photpho, kẽm, sắt và một số vitamin như B1, B2, PP, C... 100g thịt trai cung cấp 146calo. Ngoài làm thực phẩm, trai sông còn có nhiều tác dụng chữa bệnh. Theo Đông y, trai sông vị ngọt mặn, tính hàn; vào kinh vị. Công năng chủ trị: tư âm lợi thủy, hóa đàm nhuyễn kiên tán kết. Dùng cho các trường hợp âm hư, sốt nóng (lao phổi, đái tháo đường), ho khan, mất ngủ, đau mỏi thắt lưng, phù nề, tiểu ít, bạch đới,...

Hành hoa - Vị thuốc chữa nhiều bệnh

(SKDS) - Hành hoa là loại gia vị rất thông dụng, được nhiều người ưa thích, được sử dụng rộng rãi trong chế biến món ăn. Ngoài ra, hành còn là vị thuốc rất quen thuộc chữa được nhiều bệnh do chứa tinh dầu có sunfua và chất kháng sinh allin, acid malic, galantin và allinsufit; hạt chứa S-propenyllein sunfoxit. Theo YHCT, hành hoa vị cay, ngọt, tính ấm, có tác dụng giải cảm, diệt khuẩn, giải độc, thông khí huyết. Xin giới thiệu một số bài thuốc trị bệnh có hành hoa: Trị cảm lạnh, sốt không vã mồ hôi, nhức đầu, ngạt mũi, sợ gió, nước tiểu trong: củ hành tươi 30g, gừng tươi 10g, chè 10g. Sắc uống nóng, đắp chăn cho ra mồ hôi. Hoặc hành...

Thuốc quý từ cây chuối hột

(SKDS) - Trong các loài chuối, chuối hột (chuối chát) có hương vị kém hơn cả, nhưng lại được dùng làm thuốc phổ biến từ lâu trong y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian. Tất cả các bộ phận của cây chuối hột đều có tác dụng chữa bệnh tốt. Củ chuối hột đem cạo bỏ vỏ ngoài, rửa sạch, cắt miếng, giã nát, ép lấy nước uống chữa cảm nóng, sốt cao, háo khát, mê sảng. Củ chuối hột phối hợp với tầm gửi cây dâu, rễ cỏ tranh, thài lài tía, mỗi thứ 12g, thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày, chữa ho ra máu; với củ sả, tầm gửi cây táo hoặc vỏ cây táo, mỗi thứ 4g, sao vàng, sắc uống chữa kiết lỵ ra máu. Đồng bào Thái...
Page 1 of 74612345Next

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons