Chủ Nhật, 17 tháng 8, 2014

Cốt khí củ thanh nhiệt, lợi thấp

Theo Đông y, cốt khí củ vị ngọt đắng, tính mát; vào kinh can, đởm và phế; có tác dụng hoạt huyết giảm đau, thanh nhiệt lợi thấp giải độc, hóa đàm chỉ khái. Chữa chứng bế kinh, đau do phong thấp, do chấn thương té ngã, chứng thấp nhiệt hoàng đản, đới hạ, lâm trọc, ung nhọt sưng tấy, ho do phế nhiệt; bỏng lửa, nước sôi, rắn độc cắn.
Cốt khí củ được dùng làm thuốc trong các trường hợp:
Chữa phong thấp, đau nhức xương:
Cốt khí củ 15g, đơn gối hạc 12g, rễ cỏ xước 8g, hy thiêm 8g, uy linh tiên 6g, hạt cau già sao vàng 6g. Sắc uống trong ngày. Dùng 7 - 10 ngày.
Cốt khí củ 20g, rễ tầm xọng 20g, đơn gối hạc 20g, rễ cỏ xước 20g, cam thảo nam 20g, lá lốt 20g, dây đau xương 20g. Sắc uống trong ngày.
Trị hoàng đản do thấp nhiệt: cốt khí củ 20g, bạch hoa xà thiệt thảo 20g, nhân trần 20g, hy thiêm 20g, đan sâm 20g, hồng táo 20g, hoạt thạch 10g, phục linh 10g, hoắc hương 6g, cam thảo 6g, bán chi liên 20g, kim tiền thảo 20g, đại hoàng 5g. Sắc uống trong ngày.
Chữa viêm gan virut thể vàng da: cốt khí củ tươi 30g, lá liễu tươi 15g, rễ cam thảo tươi 20g. Sắc uống trong ngày.
Chữa viêm gan mạn: cốt khí củ 30g, đại táo 30g (thái 2 - 3 miếng). Sắc uống trong ngày.
Chữa thương tích, ứ máu, đau bụng kinh: cốt khí củ 20g, cây lá móng 16g. Sắc với 400ml nước, cô lại còn 150ml, thêm 20ml rượu trắng. Chia uống 2 lần trong ngày.
Chữa bỏng nước, bỏng lửa: rán cốt khí củ trong dầu lạc, để nguội, lấy dầu để bôi.
Kiêng kỵ: Không dùng cho phụ nữ có thai.         
BS. Nguyễn Tiểu Lan

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons