Theo y học cổ truyền, phổi lợn (trư phế) có vị nhạt, tính lạnh, có tác dụng mát phổi, giảm ho, trừ đờm; thường dùng trị viêm đường hô hấp, lao phổi, hen phế quản, ho lâu ngày,… Cách dùng như sau:
Hỗ trợ điều trị viêm khí phế quản: Phổi lợn 250g, bắc hạnh 10g, nước gừng 1 - 2 thìa canh. Phổi lợn thái miếng, rửa sạch, cho bắc hạnh và nước vào nấu canh, khi canh được cho nước gừng vào, gia vị vừa đủ, uống canh ăn phổi lợn. Công dụng: Hóa đờm trị ho, bổ phế nhuận táo.
Trị ho lâu ngày: Phổi lợn 250g, hạnh nhân 10g, củ cải 200g. Phổi lợn rửa sạch, thái miếng, củ cải cắt khúc, hạnh nhân giã nhỏ, tất cả đem hầm nhừ rồi chế thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng: Chỉ khái, hóa đàm, giải độc, chuyên dùng cho các chứng ho dai dẳng do phế hư.
Hạnh nhân.
Củ cải.
Hỗ trợ điều trị lao phổi: Phổi lợn 30g, hoa lựu trắng 30g. Phổi lợn rửa sạch, bóp hết bọt nước, hoa lựu trắng rửa sạch. Cho tất cả vào nồi thêm nước nấu ăn ngày 1 lần, dùng thường xuyên. Hoặc: Phổi lợn 1 cái, lá diếp cá 60g, nấu canh, ăn cái uống nước thuốc, tuần ăn 2 lần, ăn liên tục trong khoảng 3 tháng. Công dụng: Giúp bệnh nhân lao phổi tăng cường sức khỏe, nhanh chóng phục hồi thể trạng.
Viêm phế quản mạn tính: Phổi lợn 250g rửa sạch, thái miếng, ma hoàng 10g. Cho vào nồi thêm nước, nấu chín, thêm gia vị, nấu với khi chín hành, gừng, hạt tiêu, chia ăn vài lần trong ngày.
Hoặc: Phổi lợn 500g, gạo tẻ 100g, ý dĩ 50g, một chút rượu vang, hành, gừng, muối, mì chính. Làm sạch phổi lợn, thêm nước vừa đủ, cho rượu vang vào đun gần chín, vớt ra, thái miếng; cho tiếp vào nồi cùng với gạo đã vo sạch, ý dĩ, hành, gừng, gia vị. Đun to lửa cho sôi rồi hầm nhỏ lửa cho đến khi gạo chín nhừ là được. Ăn thay cơm. Dùng thường xuyên ăn sẽ có hiệu quả rõ rệt. Công dụng: Bổ tỳ phế, trừ đờm, giảm ho, rất tốt cho người bị viêm phế quản mạn tính.
Bác sĩ Thúy An
0 nhận xét:
Đăng nhận xét