Chè đắng phân bố ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Cao
Bằng, Lào Cai, Bắc Cạn, Hòa Bình, mọc rải rác trên núi đá vôi gần bờ
khe suối.
Bộ phận dùng làm thuốc của cây chè đắng là lá bánh
tẻ, được thu hái quanh năm, đem về tãi mỏng, phơi nắng nhẹ hoặc sấy nhỏ
lửa cho khô. Khi dùng sao khô cho thơm.
Lá chè đắng có vị rất đắng, sau có cảm giác ngọt ở
họng, có tác dụng tăng lực, tiêu viêm giải biểu. Theo kinh nghiệm dân
gian, dược liệu được dùng để pha nước uống như trà hàng ngày làm cho
người khỏe mạnh, đỡ mệt mỏi khi làm việc trí óc căng thẳng hoặc gặp
những bất lợi về thời tiết như trời quá nóng, hay quá lạnh. Gần đây,
những công trình nghiên cứu trong nước còn cho thấy lá chè đắng có tác
dụng hạ huyết áp nhẹ, giảm cholesterol máu, giải độc, bảo vệ gan, kích
thích thần kinh mà không hề làm mất ngủ.
Cây chè đắng.
|
Có thể dùng chè đắng ở những dạng sau:
- Lá phơi khô ủ cho mềm rồi cuộn chặt lại như tổ sâu
kèn, đóng gói thành túi 100g, 200g hoặc 500g. Ngày dùng 1-2g (tương
đương với 1-2 lá đã cuộn tổ) cho vào nước ấm, đổ nước sôi vào hãm uống.
Hâm đến khi nước chè loãng thì thôi.
Lá chè đắng khô đem tán nhỏ, rây bột rồi đóng túi
lọc, mỗi túi có 0,5g bột. Khi dùng pha với nước sôi như các loại trà túi
lọc khác, mỗi lần 1 túi ngày 2-3 lần.
Dùng phối hợp, lá chè đắng và lá bạch quả lượng hai thứ bằng nhau,
để nguyên củ lá hoặc tán thành bột khô, mỗi lần dùng 1g bột hỗn hợp, pha
uống trong ngày như uống trà. Thuốc làm tăng tuần hoàn não, tăng cường
trí nhớ.
DS. Đỗ Huy Bích
0 nhận xét:
Đăng nhận xét