Tôm càng được dùng trong y học cổ truyền với tên thuốc là hà ngư hay hà mễ. Chủ yếu dùng tươi, có thể phơi khô, tán bột làm thuốc. Thịt tôm đồng tươi chứa protid, lipid, Ca, P, Fe, vitamin B1, B2, PP, cholesterol, melatonin và acid béo omega - 3. Vỏ tôm có các polysaccharide. Tôm đồng vị ngọt, tính ấm, không độc, có tác dụng bổ dương khí, lợi sữa, giải độc, chống nôn.
Tôm càng xào lá hẹ có tác dụng kích thích sinh dục, chữa liệt dương, mộng tinh.
Bồi dưỡng cho trẻ cứng cáp, chóng biết đi, chống suy dinh dưỡng: Tôm càng tươi bỏ đầu, rửa sạch, rang nhỏ lửa cho khô giòn, giã nhỏ, rây bột mịn. Dùng bột tôm quấy với bột gạo cho trẻ ăn hằng ngày, mỗi lần 1 - 2 thìa cà phê. Có thể giã hay xay nhuyễn thịt tôm tươi nấu cháo cho trẻ ăn.
Chữa chứng cận thị, trẻ em đái dầm: Rang tôm với dầu vừng ăn hằng ngày.
Phụ nữ sau đẻ thiếu sữa: Tôm càng tươi (nửa bát) bóc bỏ vỏ, giã nát, tẩm rượu nếp và muối, hấp chín, ăn trong ngày.
Hoặc: Tôm càng tươi (100g) xào với 20ml rượu trắng ăn hằng ngày hoặc rang tôm rồi đảo với rượu ăn trong ngày.
Chữa báng bụng: Tôm tươi nấu canh ăn hằng ngày dần dần sẽ khỏi đau.
Kích thích sinh dục, chữa liệt dương, mộng tinh:
- Tôm càng 20g, ngài tằm đực 7 con (sao giòn), giã nát rồi trộn với trứng gà 2 quả rán hoặc hấp chín ăn. 10 ngày là một liệu trình.
- Tôm càng tươi 100g xào với lá hẹ 25g hoặc quả ớt ngọt 50g thêm chút rượu 40 độ.
- Trứng tôm 20g nấu canh với trứng chim sẻ (2 - 3 quả), ăn trong ngày.
Giảm đau lưng: Tôm càng tươi 100g (lột vỏ, rút chỉ lưng) ngâm vào rượu nếp trong 10 - 15 phút, vớt ra, xào chín ăn hằng ngày. Dùng liên tục 3 - 5 ngày.
Ngoài ra, từ các polysaccharid trong vỏ tôm đồng chiết được chất chitosan để pha chế thuốc chữa bỏng, có khả năng kích thích các tế bào biểu mô làm cho vết thương mau lành. Chitosan còn có tác dụng tạo nên tác động kích thích miễn dịch và chống khối u, cải thiện tiến trình thay đổi tế bào và gia tăng các tế bào của vỏ xương.
BS. Thanh Lan
0 nhận xét:
Đăng nhận xét