Thứ Năm, 26 tháng 3, 2015

Chữa đau bụng kinh với mò hoa đỏ

Theo y học cổ truyền, mò hoa đỏ có vị đắng nhạt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, giải độc, khu phong, trừ thấp, tiêu viêm, lợi tiểu...  Thường được dùng chữa khí hư, kinh nguyệt không đều, vàng da, khớp xương đau nhức,… Dùng dưới dạng thuốc sắc hoặc giã tươi đắp ngoài. Mò hoa đỏ còn có tên gọi là xích đồng nam, lẹo cái, người Thái gọi là co púng pính. Là loài cây bụi mọc hoang ở nhiều nơi cao 1,5 - 2 m, cành non vuông, thân già hình tròn, đường kính 0,3-0,8 cm. Mặt ngoài thân màu nâu bạc hoặc nâu xám. Lá mọc đối hình tim, cuống dài 10 - 19 cm, đầu nhọn, mép có răng cưa nông. Phiến lá dài 10 - 20 cm rộng 8 - 15 cm, gân nổi...

9 bài thuốc từ rau diếp cá cực hay

Từ xa xưa diếp cá đã được sử dụng rộng rãi như một loại rau gia vị giúp kích thích tiêu hóa, tăng thêm mùi vị món ăn, tạo cảm giác ngon miệng… Theo Đông y, rau diếp cá vị cay, hơi lạnh, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi thuỷ tiêu thũng... Chính vì vậy, trong các tài liệu Y học cổ truyền cũng đã lưu lại nhiều tác dụng quý từ rau diếp cá. 1. Chữa bệnh trĩ bằng cách ăn rau diếp cá hàng ngày Hằng ngày nên ăn sống diếp cá, ngoài ra có thể dùng lá diếp cá nấu nước để xông, ngâm, rửa lúc còn ấm. Bã còn lại dịt vào hậu môn. 2. Chữa táo bón bằng rau diếp cá khô hãm lấy nước uống Sao khô 10g diếp cá, hãm với nước sôi khoảng 10 phút, uống thay trà hàng ngày. Uống trong 10 ngày. 3. Chữa sốt ở trẻ em bằng rau diếp cá giã nát Rau diếp cá 30g để tươi, rửa sạch, giã nát, thêm nửa bát...

Mai mực làm thuốc

Con mực là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng và làm thuốc tốt, nhất là mai mực. Theo y học cổ truyền, mai mực còn có tên là ô tặc cốt, hải phiêu tiêu, có vị mặn, chát, mùi hơi tanh, tính ấm, không độc, có tác dụng chỉ huyết, giảm đau, làm se, chống loét, chữa được nhiều bệnh thông thường. Cách chế biến mai mực để làm thuốc rất đơn giản: Lấy mai mực, cạo sạch vỏ cứng ở ngoài, ngâm nước cho đến khi hết mặn, sau đó phơi hoặc sấy khô. Dược liệu mai mực nguyên bản có hình bầu dục dài, dẹt, ở giữa dày, mép mỏng. Mặt lưng màu trắng hoặc ngà, lấm tấm những nốt nhỏ chi  chít, có một lớp màng cứng giòn. Mặt bụng màu trắng đôi khi phủ một lớp màng...

Chữa viêm họng với cây lá bỏng

Theo y học cổ truyền, cây lá bỏng có vị nhạt, hơi chua, chan chát, có tính mát, không độc, có tác dụng tiêu viêm, giảm đau, tiêu độc, giúp vết thương chóng lên da non… Thường được dùng chữa bỏng, cầm máu, giải độc,... Cây lá bỏng còn có tên khác là sống đời, trường sinh, diệp sinh căn, mọc hoang và được trồng phổ biến ở khắp nơi để làm cảnh và làm thuốc. Cây sống rất lâu, lá rụng xuống mặt đất là mọc rễ phát triển thành một cây con. Đây là một loại cây thường được trồng trong vườn nhà làm cảnh và làm thuốc. Cây cao cỡ 40 - 60cm, thân tròn, nhẵn, mọng nước, có đốm tía. Lá mọc đôi, chéo chữ thập, đơn hoặc gồm 3 - 4 lá chét dầy; mép khía răng...

Quy bản và cao quy bản

Còn có tên là yếm rùa, kim quy, quy giáp, cao yếm rùa. Tên khoa học Chinemys (Geoclemsys) recvesil (Gray). Thuộc họ Rùa Testudinidae. Người ta dùng yếm của con rùa hay quy bản Carapas testudinis và cao chế từ yếm rùa (Colla carapacis Testudinis) còn gọi là cao quy bản hay quy bản giao. Mô tả con rùa Con rùa là một con vật thường sống ở dưới nước có 4 chân, đuôi ngắn, khi gặp nguy hiểm, có thể rụt cả đầu, chân và đuôi vào trong mu (lưng) và yếm (bụng) rùa. Mu rùa hay mai rùa cũng như yếm rùa là những vỏ rất cứng. Con rùa thường ăn cá con hoặc sâu bọ. Nhưng con rùa có thể nhịn ăn rất lâu mà không chết. Phân bố, săn bắt và chế biến Trong...

Hết đau đầu, chóng mặt nhờ thạch quyết minh

Thạch quyết minh còn gọi cửu khổng quyết minh, phục ngư giáp, vỏ bào ngư, vỏ ốc xà cừ chín lỗ... Thạch quyết minh là xác vỏ một số loài bào ngư: bào cửu khổng; thường được nung thành vôi hay tẩm nước muối nung kỹ. Thạch quyết minh hoặc vỏ ốc bào ngư chứa 90% calcium carbonate (CaCO3), ngoài ra còn một số thành phần vô cơ khác. Theo Đông y, thạch quyết minh vị mặn, tính bình; vào can thận. Có tác dụng bình can tiềm dương, thanh can minh mục. Dùng cho các trường hợp can dương vượng, can phong nội động gây đau đầu chóng mặt, đau mắt đỏ viêm kết mạc cấp tính, giảm thị lực do viêm thị thần kinh. Hằng ngày dùng 10 - 50g. Thạch quyết minh tán...

Cảm mạo phong hàn có được dùng nhân sâm?

Nhân sâm là một vị thuốc rất đặc biệt, mặc dù vẫn phải nhập từ Hàn Quốc, Trung Quốc... nhưng trên thị trường Việt Nam cũng rất dễ mua. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu đúng về nhân sâm và không phải bệnh nào cũng dùng được vị thuốc này. Huyền sâm Nhân sâm tên khoa học là Panax ginseng C. A. Mey., họ ngũ gia bì, được bào chế dưới nhiều dạng như bạch sâm, hồng sâm... Trong Đông y, mọi vị thuốc đều được phân vào từng nhóm theo tính vị, công năng của chúng. Tuyệt nhiên không có vị thuốc nào được gọi theo cách chung chung, như “đại bổ” cả, mà phải là bổ khí, hay bổ huyết, bổ dương, hay bổ âm. Nhân sâm được xếp vào nhóm “bổ khí”, với...

Rau dừa nước chủ trị bệnh thận

Rau dừa nước còn có tên thủy long, là loại cây mọc bò ở ao hồ đầm lầy, có nơi người ta dùng ngọn và lá rau ăn sống cho mát. Công dụng quan trọng nhất của dừa nước là chữa các bệnh về thận: tiểu đục, tiểu buốt dắt, viêm cầu thận, viêm bể thận, sỏi đường tiết niệu, sỏi mật... Những người suy thận biểu hiện tiểu đục, tiểu ra dưỡng chấp, uống nước sắc rau dừa nước từ 5 - 7 ngày bệnh đỡ, nước tiểu trong trở lại. Ngoài ra, uống nước rau dừa nước còn giúp ổn định huyết áp. Rau dừa nước chữa các bệnh về thận. Khi thu hái rau dừa nước cần loại bỏ phần gốc và rễ, rửa thật sạch, thái ngắn khoảng 1,5 - 2cm, phơi ra nong đặt trên giàn. Thỉnh thoảng...

Tác dụng chữa bệnh của cây cối xay

Theo Đông y, cây cối xay có vị hơi ngọt, tính bình, tác dụng tán phong, thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, long đờm, lợi tiểu nên thường được dùng điều trị cảm mạo phong nhiệt, sốt, đau đầu, tiểu tiện vàng đỏ, đái rắt buốt, phù thũng, lở ngứa, dị ứng,… Cây cối xay còn có tên khác là đằng xay, kim hoa thảo, ma mãnh thảo, nhĩ hương thảo, quỳnh ma, co to ép (Thái), Phao tôn (Tày). Là loại cây nhỏ, mọc thành bụi, sống hàng năm hay lâu năm, cao 1 - 2m. Toàn thân và các bộ phận của cây có lông mềm. Lá mọc so le, có hình tim, mép lá có khía răng, hoa vàng, mọc riêng lẻ ở kẽ lá, có cuống dài bằng cuống lá. Quả gồm tới 20 lá noãn dính nhau trông giống...

Trị đau nhức xương khớp do thay đổi thời tiết với cây hàm ếch

Cây hàm ếch còn có tên là trầu nước, Đông y gọi là tam bạch thảo. Theo y học cổ truyền, tam bạch thảo có vị ngọt, cay, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt lợi niệu, giải độc tiêu thũng. Dùng chữa sỏi bàng quang, viêm amidan, viêm đường tiết niệu, viêm thận cấp phù thũng, bạch đới, đau xương khớp, ... Hàm ếch là loại cây thảo sống dai, có thân rễ ngầm, mọc rễ ở đốt, phần thân mọc đứng cao 30 - 80cm. Thân phân đốt, có gờ ở xung quanh. Lá mọc so le, phiến lá hình trứng, đầu nhọn, gốc tròn hay hình tim; cuống lá dài 3 - 6cm, gốc cuống có bẹ. Hoa nhỏ màu trắng, mọc thành lông dài 3 - 6cm, thõng xuống. Hoa trần, nhỏ. Khi cây ra hoa, thường có 1 - 3...

Hoa đào - Vị thuốc quý

Hoa đào ngoài ý nghĩa tạo cho những ngày xuân Tết thêm hương sắc còn có nhiều tác dụng chữa bệnh rất hiệu quả. Theo Đông y, hoa đào tính bình, vị đắng, không độc. Lợi đại tiểu tiện, trục giun sán, tan sỏi thận, thông kinh huyết, hóa đàm, chữa điên loạn... Có thể sắc uống hoặc tán bột 4-8g/ngày. Dùng ngoài tán bột rắc lên vết thương hoặc giã đắp. Sau đây là một số cách dùng hoa đào chữa bệnh. Hoa đào ngoài ý nghĩa tạo cho những ngày xuân Tết thêm hương sắc còn có nhiều tác dụng chữa bệnh rất hiệu quả. Chữa thủy thũng: hoa đào lượng vừa đủ, nghiền bột mỗi lần lấy 6g cho vào nước cháo loãng, uống lúc đói. Ngày 3 lần...

Thứ Tư, 18 tháng 3, 2015

Sắc nhân sâm thế nào là tốt nhất?

Thông thường trước khi sắc, nhân sâm phải được cắt thành lát càng mỏng càng tốt. Muốn vậy, nhất thiết phải làm cho  nhân sâm mềm ra bằng cách cho củ sâm vào bát hoặc đĩa rồi bỏ vào nồi hấp cách thủy nhỏ lửa sao cho mềm là được. Sau đó dùng dao mỏng và sắc thái nhân sâm khi còn đang nóng. Trước khi thái nhân sâm nên bôi vào lưỡi dao một chút dầu thực vật đề phòng chất dính trong củ nhân sâm làm mút dao. Không nên thái ngang hay bổ dọc, mà nên nghiêng lưỡi dao 45 độ so với thân củ sâm nằm ngang, như vậy lát cắt mới mỏng và rộng, sợi chất xơ trong lát cắt ngắn, các thành phần hữu ích dễ dàng được...

Món ăn, bài thuốc từ chim sẻ

Một số món ăn - bài thuốc thường dùng: Dùng cho bệnh nhân ho gà, ho do viêm phế quản mạn tính: Thịt chim sẻ 2 con, đường phèn 10g. Cách làm: Thịt chim sẻ làm sạch, cho đường phèn vào hầm cách thủy cho chín nhừ, ăn nóng ngày 1 lần, ăn liền 7 ngày. Hỗ trợ điều trị xuất tinh sớm: Chim sẻ 2 con, dây tơ hồng 10g, câu kỷ tử 10g. Cách làm: Chim sẻ làm sạch, bỏ nội tạng, rửa sạch, chặt miếng rồi nấu cùng các vị thuốc trên. Uống nước và ăn hết thịt chim. Dùng 10 ngày là một liệu trình. Cháo chim sẻ. Dùng cho bệnh nhân dương hư, suy nhược: Chim sẻ 5 con, gạo lứt 100g. Cách làm: Chim sẻ làm sạch, rán chín rồi cho cùng gạo và nước nấu thành cháo....
Page 1 of 74612345Next

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons