Thứ Hai, 28 tháng 7, 2014

Ba ba chữa bệnh

Ba ba không chỉ là một loại đặc sản khoái khẩu mà còn có khả năng hỗ trợ chữa các bệnh như mồ hôi trộm, di tinh, kinh nguyệt không đều, bế kinh, viêm thận mạn tính... Theo các chuyên gia về dinh dưỡng, nên dùng những con ba ba ở môi trường tự nhiên thì tốt hơn ba ba nuôi, sẽ đảm bảo giá trị dinh dưỡng vốn có của con vật quý giá này.
Một số phương thuốc làm từ ba ba
Bài 1: Có công dụng hỗ trợ cho người mắc bệnh xơ gan cổ trướng: Dùng một con ba ba tiềm với 120g hạt cau và 10 nhánh tỏi, nêm một ít muối để dùng. Dùng liên tục từ 5-7 ngày, khi có giảm trướng bụng, thì giảm lượng cau còn 30g.
Bài 2:  Chủ trị ho do phế tỳ bất túc (suy chức năng ở hô hấp và tiêu hóa), thiếu máu do âm huyết bất túc, đau ngực sườn do can thận bất túc (bao gồm viêm phế quản mạn tính, suy nhược thần kinh, viêm gan...). Luộc một con ba ba, bỏ đầu và nội tạng, rồi cắt thành lát, đem tiềm với 30g câu kỷ tử, 30g hoài sơn (tiềm trong nồi đất). Dùng liên tục,  mỗi liệu trình từ 5-7 ngày.
Bài 3: Bài thuốc hỗ trợ chữa trị viêm thận mạn tính: lấy nửa cân thịt ba ba đem hấp với 60g tỏi, cho vào đường trắng, rượu trắng và nước (mỗi thứ vừa đủ). Hấp chín để ăn trong ngày, ăn liền từ 3-5 ngày.
Bài 4: Bài thuốc trị các chứng do can thận âm hư gây ra (như: đau lưng, di tinh, hoa mắt, chóng mặt...). dùng món canh được nấu từ một con ba ba (đã luộc, bỏ đầu và nội tạng, cắt lát) và 20g vị thuốc nữ trinh tử, 30g câu kỷ tử. Dùng liên tiếp vài ngày món canh, mỗi đợt dùng từ 5-7 ngày.
Bài 5: Hỗ trợ trị bế kinh ở phụ nữ: dùng thịt ba ba và thịt lợn nạc vừa đủ, đem nấu chung để ăn, ăn liên tục từ 3-5 ngày.
Bài 6: Bài thuốc trị tình trạng kinh nguyệt không đều, huyết trắng ra nhiều ở phụ nữ: bằng cách dùng 1kg thịt ba ba đem hấp với 10g đông trùng hạ thảo, 20g táo đỏ, 30g rượu trắng và hành, gừng, tỏi với 1 lít nước. Hấp chín để ăn liên tục từ 3-5 ngày.
Bài 7: Bài thuốc này có công dụng bổ khí huyết, chống mệt mỏi, đại bổ thận ở nam giới và cải thiện chứng lãnh cảm ở phụ nữ...
Ba ba không chỉ là thực phẩm mà còn dùng làm thuốc
Thịt của một con ba ba và các vị thuốc (50g liên nhục và kỷ tử, ngọc trúc, đảng sâm - mỗi thứ 30g, dâm dương hoắc, ba kích, bắc kỳ, tục đoạn, đỗ trọng - mỗi thứ 20g, cùng 12g thục địa). Thịt ba ba cắt miếng ướp (trong 15 phút) với sả, hành, tiêu, ớt, tỏi, nghệ tươi, mắm, muối, bột ngọt. Trong lúc chờ ướp, lấy các vị thuốc dâm dương hoắc, ba kích, bắc kỳ, tục đoạn, đỗ trọng, thục địa cho vào cùng một lượng nước vừa đủ nấu khoảng 20 phút, gạn lấy nước, bỏ xác thuốc. Sau đó, bắc chảo dầu nóng cho thịt ba ba đã ướp vào đảo sơ cho thịt vừa săn lại, thì cho các vị thuốc còn lại: liên nhục, kỷ tử, ngọc trúc, đảng sâm vào; đảo qua lại, rồi cho nước được nấu từ các vị thuốc trên vào, tiếp tục nấu đến khi chín. Mỗi đợt điều trị từ 5-7 ngày.
Bài 8: Hỗ trợ  trị viêm loét tá tràng: Dùng 250g thịt ba ba cho vào một cái dạ dày lợn nấu chín, làm canh để ăn. Ăn liền 7 ngày.
Bài 9: Giúp trị đau nhức xương: Lấy một con ba ba làm sạch, bỏ nội tạng, rồi đem tiềm với 25g địa cốt bì, 25g sinh địa, 15g mẫu đơn bì để ăn trong ngày. Dùng từ 5-7 ngày.
 Tuy nhiên muốn áp dụng một trong các bài thuốc phải đến thầy thuốc để được bắt mạch kê đơn cho phù hợp với từng thể trạng, không được áp dụng một cách tuỳ tiện.   
BS. Trần Văn Thuấn

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons