Phân tằm khi phơi khô dùng để làm thuốc, còn gọi
là Tám mễ, Vân tàm sa, đông y gọi là Tàm sa, tên khoa học là Faeces
Bombycum hoặc Exerementum Bombycis. Là vị thuốc được ghi đầu tiên trong
sách "Danh y biệt lục". Người ta thường thu hoạch phân của con tằm dâu
(Bombyx mori Linnaeus thuộc họ Moraceae hay Urticaceae) để phơi khô làm
thuốc vào mùa xuân hoặc mùa hạ. Sau khi lấy phân này sẽ được loại bỏ
những lá dâu mà tằm chưa ăn, cùng những tạp chất rồi phơi khô cất để
dùng dần.
Phân tằm là những thỏi nhỏ dài chừng 3mm, đường kính khoảng 2 - 3mm, màu nâu đen, mặt không nhẵn, chất cứng nhưng giòn, có mùi hôi. Thành phần chủ yếu là Phytol, bêta-sitosterol, cholesterol, ergosterol, tetracosanol, lupeol, carotene, vitamine B1, C.
Đông y cho rằng tàm sa có vị ngọt, cay, tính ôn, không độc, quy vào
các kinh can, tỳ, vị và có tác dụng khứ phong táo thấp, hòa vị hóa trọc,
chủ trị chứng phong thấp tý thống, thấp chẩn, ngứa, trị thổ tả.
Trong dân gian thường dùng tàm sa làm vị thuốc để chữa trị phong thấp, hóa huyết ứ, chữa đau mắt đỏ, chân tay tê dại. Để tham khảo, dưới đây xin giới thiệu những phương thuốc tiêu biểu có sử dụng tàm sa để trị liệu.
Cụ thể sử dụng để chữa phong thấp, khớp sưng đau, ngoài da tê, lưng, chân lạnh đau: Tuy nhiên những người không thuộc chứng tê thấp mà huyết lại nóng thì không được dùng. Liều dùng trung bình cho dạng thuốc sắc hay viên hoàn từ 6 - 12g, có khi tới 30g. Dùng ngoài không kể liều lượng.
* Trị mề đay: mỗi ngày dùng tàm sa 60g, sắc nước chia 2 lần sáng tối uống. Ngoài ra dùng 120g sắc để xông rửa vùng bệnh 20 phút, mỗi ngày 2 lần.
* Trị chứng giảm bạch cầu: dùng viên Can huyết bảo (có thành phần chiết xuất tàm sa) mỗi viên 20mg, mỗi lần 2 viên, ngày uống 3 lần, một liệu trình 30 ngày (đã theo dõi 265 ca, tỷ lệ kết quả là 88,7%).
* Chữa bán thân bất toại: dùng tàm sa với lượng 2 bát ăn cơm, sao nóng sau đó cho vào hai cái túi thay đổi chườm vào nơi tê đau. Kết hợp lấy bầu dục dê (ngày 1 quả) nấu với gạo nếp thành cháo ăn trong 10 ngày.
* Chữa băng huyết: lấy tàm sa sao vàng tán bột, ngày uống 15g, dùng rượu chiêu với thuốc thì càng hay.
* Trị tiểu đường, miệng khát: tàm sa 40g, nước 600ml, sắc còn 300ml chia nhiều lần uống trong ngày (trường hợp bị mất nước nhiều do tả cũng có thể sử dụng phương này).
Phân tằm là những thỏi nhỏ dài chừng 3mm, đường kính khoảng 2 - 3mm, màu nâu đen, mặt không nhẵn, chất cứng nhưng giòn, có mùi hôi. Thành phần chủ yếu là Phytol, bêta-sitosterol, cholesterol, ergosterol, tetracosanol, lupeol, carotene, vitamine B1, C.
|
Trong dân gian thường dùng tàm sa làm vị thuốc để chữa trị phong thấp, hóa huyết ứ, chữa đau mắt đỏ, chân tay tê dại. Để tham khảo, dưới đây xin giới thiệu những phương thuốc tiêu biểu có sử dụng tàm sa để trị liệu.
Cụ thể sử dụng để chữa phong thấp, khớp sưng đau, ngoài da tê, lưng, chân lạnh đau: Tuy nhiên những người không thuộc chứng tê thấp mà huyết lại nóng thì không được dùng. Liều dùng trung bình cho dạng thuốc sắc hay viên hoàn từ 6 - 12g, có khi tới 30g. Dùng ngoài không kể liều lượng.
* Trị mề đay: mỗi ngày dùng tàm sa 60g, sắc nước chia 2 lần sáng tối uống. Ngoài ra dùng 120g sắc để xông rửa vùng bệnh 20 phút, mỗi ngày 2 lần.
* Trị chứng giảm bạch cầu: dùng viên Can huyết bảo (có thành phần chiết xuất tàm sa) mỗi viên 20mg, mỗi lần 2 viên, ngày uống 3 lần, một liệu trình 30 ngày (đã theo dõi 265 ca, tỷ lệ kết quả là 88,7%).
* Chữa bán thân bất toại: dùng tàm sa với lượng 2 bát ăn cơm, sao nóng sau đó cho vào hai cái túi thay đổi chườm vào nơi tê đau. Kết hợp lấy bầu dục dê (ngày 1 quả) nấu với gạo nếp thành cháo ăn trong 10 ngày.
* Chữa băng huyết: lấy tàm sa sao vàng tán bột, ngày uống 15g, dùng rượu chiêu với thuốc thì càng hay.
* Trị tiểu đường, miệng khát: tàm sa 40g, nước 600ml, sắc còn 300ml chia nhiều lần uống trong ngày (trường hợp bị mất nước nhiều do tả cũng có thể sử dụng phương này).
BS. Hoàng Xuân Đại
0 nhận xét:
Đăng nhận xét