Canh cua đồng là món canh giải nhiệt trong mùa
hè, kích thích ăn uống và dễ tiêu hóa thức ăn. Y học cổ truyền và y học
dân gian dùng cua đồng chữa ứ huyết khi bị chấn thương bầm giập. Y học
hiện đại xác nhận: Trong cua đồng có nhiều calci phosphat nên rất tốt
cho trẻ còi xương hay người bị loãng xương.
Bộ phận dùng: Cả con cua.
Thành phần dinh dưỡng: Có 12,3% protid; 3,3% lipid; 5.040mg% Ca; 430mg% P; 4,7mg% Fe; 0,01mg% vitamin B1; 0,51mg% B2; 2,1mg% PP; 0,12mg% B6; 125mg% cholesterol. Ngoài ra, có 0,25% melatonin. Mai cua có chất chitin.
Theo Đông y, cua đồng có vị mặn, tính hàn, hơi độc; có tác dụng sinh phong liền gân nối xương. Dùng trị nhiệt tà, bạt độc, trừ lở ghẻ và máu kết cục.
Kiêng kỵ: Không dùng cua đồng có mắt đỏ, có lông ở bụng, có chấm ở lưng và có khoang ở chân. Không được uống nước cua sống vì cua đồng có thể chứa ấu trùng sán lá.
Cua đồng dùng trong y học cổ truyền và y học dân gian:
- Chữa trẻ nhỏ còi xương, chậm biết đi: Cua đồng làm sạch, bỏ chân,
càng, mai, yếm, rang nhỏ lửa cho vàng và khô. Tán bột. Dùng 15 - 20g
quấy với bột gạo, cho trẻ ăn trong ngày.
- Chữa vết thương đụng giập, lở loét: Cua đồng 2 con, rượu 1 chén. Cua giã nát, cho rượu vào đun sôi, gạn lấy rượu uống, bã đắp vào chỗ đau (Nam dược thần hiệu).
- Chữa tâm trạng bồn chồn, kém ăn, ít ngủ: Cua đồng 200g, rau rút 1 - 2 nắm, khoai sọ 300 - 400g. Cua bỏ yếm, bỏ mai, rửa sạch, giã nát, gạn lọc lấy nước; rau rút bỏ rễ, cạo bỏ phần bấc, ngắt đoạn, rửa sạch; khoai sọ cạo bỏ vỏ, bổ nhỏ. Cho khoai sọ vào nước cua, nấu chín, khi gần được cho rau rút vào, đun sôi tiếp 5 - 10 phút. Ăn trong ngày, dùng 2 - 3 ngày.
- Giải nhiệt mùa hè trị lở ngứa: Cua đồng 200g, mướp hương 1 - 2 quả, rau đay 100g, rau mồng tơi 100g. Cua bỏ yếm, bỏ mai, rửa sạch, giã nát, gạn lọc lấy nước; mướp cạo vỏ, rửa sạch, cắt miếng; rau đay, rau mồng tơi rửa sạch thái đoạn. Đun sôi nước cua, cho các rau vào, đun thấy mướp chín là được.
- Trị viêm thận cấp: Cua đồng 250g, vỏ cây dâu 50g. Cua bỏ yếm, bỏ mai, rửa sạch, giã nát, gạn lọc lấy nước; vỏ cây dâu rửa sạch, cắt đoạn. Nấu thành canh, uống hết nước.
- Trị trướng bụng, chứng phù tim: Cua đồng tươi nấu cháo, ăn nóng.
- Chữa sưng tấy: Mai cua 10g, vảy tê tê 10g, gai bồ kết 10g. Mai cua sao vàng, vảy tê tê sao phồng rộp, gai bồ kết phơi sấy khô; tất cả tán bột. Uống với rượu.
Bộ phận dùng: Cả con cua.
Thành phần dinh dưỡng: Có 12,3% protid; 3,3% lipid; 5.040mg% Ca; 430mg% P; 4,7mg% Fe; 0,01mg% vitamin B1; 0,51mg% B2; 2,1mg% PP; 0,12mg% B6; 125mg% cholesterol. Ngoài ra, có 0,25% melatonin. Mai cua có chất chitin.
Theo Đông y, cua đồng có vị mặn, tính hàn, hơi độc; có tác dụng sinh phong liền gân nối xương. Dùng trị nhiệt tà, bạt độc, trừ lở ghẻ và máu kết cục.
Kiêng kỵ: Không dùng cua đồng có mắt đỏ, có lông ở bụng, có chấm ở lưng và có khoang ở chân. Không được uống nước cua sống vì cua đồng có thể chứa ấu trùng sán lá.
Cua đồng dùng trong y học cổ truyền và y học dân gian:
Canh cua đồng.
|
- Chữa vết thương đụng giập, lở loét: Cua đồng 2 con, rượu 1 chén. Cua giã nát, cho rượu vào đun sôi, gạn lấy rượu uống, bã đắp vào chỗ đau (Nam dược thần hiệu).
- Chữa tâm trạng bồn chồn, kém ăn, ít ngủ: Cua đồng 200g, rau rút 1 - 2 nắm, khoai sọ 300 - 400g. Cua bỏ yếm, bỏ mai, rửa sạch, giã nát, gạn lọc lấy nước; rau rút bỏ rễ, cạo bỏ phần bấc, ngắt đoạn, rửa sạch; khoai sọ cạo bỏ vỏ, bổ nhỏ. Cho khoai sọ vào nước cua, nấu chín, khi gần được cho rau rút vào, đun sôi tiếp 5 - 10 phút. Ăn trong ngày, dùng 2 - 3 ngày.
- Giải nhiệt mùa hè trị lở ngứa: Cua đồng 200g, mướp hương 1 - 2 quả, rau đay 100g, rau mồng tơi 100g. Cua bỏ yếm, bỏ mai, rửa sạch, giã nát, gạn lọc lấy nước; mướp cạo vỏ, rửa sạch, cắt miếng; rau đay, rau mồng tơi rửa sạch thái đoạn. Đun sôi nước cua, cho các rau vào, đun thấy mướp chín là được.
- Trị viêm thận cấp: Cua đồng 250g, vỏ cây dâu 50g. Cua bỏ yếm, bỏ mai, rửa sạch, giã nát, gạn lọc lấy nước; vỏ cây dâu rửa sạch, cắt đoạn. Nấu thành canh, uống hết nước.
- Trị trướng bụng, chứng phù tim: Cua đồng tươi nấu cháo, ăn nóng.
- Chữa sưng tấy: Mai cua 10g, vảy tê tê 10g, gai bồ kết 10g. Mai cua sao vàng, vảy tê tê sao phồng rộp, gai bồ kết phơi sấy khô; tất cả tán bột. Uống với rượu.
TS. Nguyễn Đức Quang
0 nhận xét:
Đăng nhận xét