Theo y học cổ truyền,
cá trắm có vị ngọt tính bình. Công năng bổ thận khí, mạnh tỳ dưỡng vị,
bình can sáng mắt, hóa thấp, khứ phong, lợi thủy. Thích hợp với người tỳ
vị hư nhược, mất sức, phù nề, viêm gan, thận, tê thấp.... Vào mùa thu
đông thì cá trắm thường ngon hơn.
|
Bài 1: Bồi dưỡng phụ nữ sau sinh phòng chống ứ huyết: Thịt cá trắm đen 250g thái miếng, mộc nhĩ lưng trắng 10g, ớt ngọt xanh 10g, ớt ngọt đỏ 5g. Thịt cá ướp muối, bột lọc nước bóp đều. Xào cá với mộc nhĩ, ớt.
Bài 2: Chữa suy nhược sau ốm dậy: Cá trắm 250g, hoàng kỳ 25g, đương quy 12g. Nấu canh ăn cá uống canh bỏ bã thuốc
Cá trắm hấp.
|
Bài 4: Cảm gió lạnh nhức đầu: Cá trắm trắng một con vừa ăn, nấu gần chín cho hành, mùi tươi, sôi lại lấy ăn nóng cho ra mồ hôi. Có thể ăn với cơm, hoặc nấu cháo cá ăn.
Bài 5: Người bị cảm gió lạnh: Đau đầu, ngạt mũi, đau mình mẩy: thịt cá trắm trắng 150g, gừng tươi 25g, rượu gạo 100g, nước 1/2 bát. Nấu sôi rồi cho cá, gừng, rượu vào hầm 30 phút cho gia vị muối. Ăn nóng, đắp chăn cho ra mồ hôi.
Bài 6: Tăng huyết áp, nhức đầu, chóng mặt: Thịt cá trắm trắng 150g, thái miếng, bột sắn dây 30g. Nước vừa đủ nấu thành cháo đặc. Nêm gia vị ăn liền một tuần.
Lưu ý: Mật cá trắm trắng và đen đều có tính độc. Khi làm cá chú ý bỏ mật ra không dùng. Một số địa phương dùng mật cá trắm để chữa một số bệnh, do không biết cách dùng nên có nhiều trường hợp bị ngộ độc, thậm chí có trường hợp tử vong.
Bác sĩ Trần văn Thuấn
0 nhận xét:
Đăng nhận xét