Các cây họ cam là loại cây trồng phổ
biến ở nước ta, đã trở thành đặc sản, như bưởi Đoan Hùng, bưởi Phú Diễn,
bưởi Năm Roi, cam Bố Hạ, cam Canh… Các cây họ cam không những là các
cây ăn quả, làm cảnh như quất mà còn là các cây làm thuốc có giá trị.
Chỉ thực là quả còn non của cây cam ngọt hoặc cam chua. Theo Đông y, chỉ thực có vị đắng tính hàn, có tác dụng tiêu tích trệ ở đường tiêu hóa, được dùng khi bụng đầy trướng, ăn uống khó tiêu, ợ hơi, ợ chua, đại tiện bí kết, lỵ lâu ngày. Có thể tán bột mịn, mỗi ngày uống 4 - 12g, chiêu với nước cơm. Hoặc uống kèm với binh lang (hạt cau, thái nhỏ, sao vàng), đồng lượng. Khi đại tràng thực nhiệt dẫn đến táo bón nặng, gây đau tức, có thể phối hợp chỉ thực với đại hoàng, hậu phác mỗi vị 12 g, mang tiêu (natri sunphat) 16 g. Sau khi sắc ba vị thuốc trên, rồi hòa tan mang tiêu vào uống ấm. Nếu táo ở mức độ vừa thì bỏ mang tiêu.
Chỉ xác là quả thuộc loại bánh tẻ của cây cam chua. Theo Đông y, chỉ
xác có vị chua, tính hàn, nhưng công năng phá khí mạnh hơn chỉ thực, do
đó được dùng khi có nhiều đờm, gây khó thở, tức ngực, phối hợp với viễn
chí, bán hạ, mạch môn, đồng lượng, dưới dạng thuốc sắc, ngày một thang.
Những trường hợp tiêu hóa kém, bụng đầy trướng, táo bón cần phối hợp với
đại hoàng.
Thanh bì là vỏ quả còn xanh của cây quýt. Theo Đông y, thanh bì có vị đắng, cay, tính ấm. Có công năng giảm đau, dùng khi can khí bị uất kết, dẫn đến đau sườn ngực, đau dây thần kinh liên sườn, phối hợp với hương phụ, uất kim (dánh củ nghệ), đồng lượng. Trường hợp bị sán khí, đau tức ở vùng bụng dưới, như đau tử cung, buồng trứng của phụ nữ hoặc viêm đau tinh hoàn ở nam giới, dùng thanh bì, phối hợp với tiểu hồi, mộc hương, đồng lượng, sao vàng, tán bột, uống với nước ấm, ngày 2-3 lần, mỗi lần 8 -10 g Trẻ em, tùy theo tuổi, giảm lượng.
Trần bì là vỏ quả quýt đã chín, phơi khô, để lâu. Theo Đông y, trần bì có vị đắng, cay, tính ấm, với công năng hành khí, hòa vị, phối hợp với bạch truật, can khương để trị đau bụng, trướng bụng, ợ hơi, buồn nôn. Trần bì còn có tác dụng hóa đàm chỉ ho, chỉ nôn, được dùng khi ho, nhiều đờm, lồng ngực trướng tức, khó thở, buồn nôn, phối hợp trần bì 8g với bán hạ (chế), bạch linh, mỗi vị 12g, cam thảo 4g, dưới dạng thuốc sắc, ngày một thang, uống ấm.
Vỏ bưởi phơi khô, khi dùng thái mỏng, sao vàng. Để trị đau dạ dày, có thể dùng vỏ bưởi đào, dạ cẩm, trần bì, đồng lượng, tán bột mịn, ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 10-12g. Để chữa phù thũng, dùng vỏ bưởi phối hợp với mộc thông, mỗi vị 12g, đăng tâm thảo 8g, sắc uống, ngày một thang.
Quả và hạt quất
Quả quất chín, thái lát, thêm đường phèn, hoặc mật ong, trấp trên mặt nồi cơm, có tác dụng chữa ho trừ đờm tốt.
Hạt quất cũng là vị thuốc chữa ho, cách làm như quả quất, song nghiền ra, vắt lấy dịch cho uống riêng. Trường hợp bị sán khí, đau tức ở vùng bụng dưới, như đau tử cung, buồng trứng của phụ nữ hoặc viêm đau tinh hoàn ở nam giới, có thể dùng hạt của quả quýt phối hợp với tiểu hồi, lệ chi hạch (hạt quả vải, gọt bỏ vỏ đỏ bên ngoài, thái mỏng), đồng lượng. Cả 3 vị thuốc đem sao vàng, tán bột mịn, uống với nước ấm, ngày 3 lần, mỗi lần 8 – 10g.
Chỉ thực là quả còn non của cây cam ngọt hoặc cam chua. Theo Đông y, chỉ thực có vị đắng tính hàn, có tác dụng tiêu tích trệ ở đường tiêu hóa, được dùng khi bụng đầy trướng, ăn uống khó tiêu, ợ hơi, ợ chua, đại tiện bí kết, lỵ lâu ngày. Có thể tán bột mịn, mỗi ngày uống 4 - 12g, chiêu với nước cơm. Hoặc uống kèm với binh lang (hạt cau, thái nhỏ, sao vàng), đồng lượng. Khi đại tràng thực nhiệt dẫn đến táo bón nặng, gây đau tức, có thể phối hợp chỉ thực với đại hoàng, hậu phác mỗi vị 12 g, mang tiêu (natri sunphat) 16 g. Sau khi sắc ba vị thuốc trên, rồi hòa tan mang tiêu vào uống ấm. Nếu táo ở mức độ vừa thì bỏ mang tiêu.
Trần bì là vỏ quýt chín.
|
Thanh bì là vỏ quả còn xanh của cây quýt. Theo Đông y, thanh bì có vị đắng, cay, tính ấm. Có công năng giảm đau, dùng khi can khí bị uất kết, dẫn đến đau sườn ngực, đau dây thần kinh liên sườn, phối hợp với hương phụ, uất kim (dánh củ nghệ), đồng lượng. Trường hợp bị sán khí, đau tức ở vùng bụng dưới, như đau tử cung, buồng trứng của phụ nữ hoặc viêm đau tinh hoàn ở nam giới, dùng thanh bì, phối hợp với tiểu hồi, mộc hương, đồng lượng, sao vàng, tán bột, uống với nước ấm, ngày 2-3 lần, mỗi lần 8 -10 g Trẻ em, tùy theo tuổi, giảm lượng.
Trần bì là vỏ quả quýt đã chín, phơi khô, để lâu. Theo Đông y, trần bì có vị đắng, cay, tính ấm, với công năng hành khí, hòa vị, phối hợp với bạch truật, can khương để trị đau bụng, trướng bụng, ợ hơi, buồn nôn. Trần bì còn có tác dụng hóa đàm chỉ ho, chỉ nôn, được dùng khi ho, nhiều đờm, lồng ngực trướng tức, khó thở, buồn nôn, phối hợp trần bì 8g với bán hạ (chế), bạch linh, mỗi vị 12g, cam thảo 4g, dưới dạng thuốc sắc, ngày một thang, uống ấm.
Vỏ bưởi phơi khô, khi dùng thái mỏng, sao vàng. Để trị đau dạ dày, có thể dùng vỏ bưởi đào, dạ cẩm, trần bì, đồng lượng, tán bột mịn, ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 10-12g. Để chữa phù thũng, dùng vỏ bưởi phối hợp với mộc thông, mỗi vị 12g, đăng tâm thảo 8g, sắc uống, ngày một thang.
Quả và hạt quất
Quả quất chín, thái lát, thêm đường phèn, hoặc mật ong, trấp trên mặt nồi cơm, có tác dụng chữa ho trừ đờm tốt.
Hạt quất cũng là vị thuốc chữa ho, cách làm như quả quất, song nghiền ra, vắt lấy dịch cho uống riêng. Trường hợp bị sán khí, đau tức ở vùng bụng dưới, như đau tử cung, buồng trứng của phụ nữ hoặc viêm đau tinh hoàn ở nam giới, có thể dùng hạt của quả quýt phối hợp với tiểu hồi, lệ chi hạch (hạt quả vải, gọt bỏ vỏ đỏ bên ngoài, thái mỏng), đồng lượng. Cả 3 vị thuốc đem sao vàng, tán bột mịn, uống với nước ấm, ngày 3 lần, mỗi lần 8 – 10g.
GS.TS. Phạm Xuân Sinh
0 nhận xét:
Đăng nhận xét