Thứ Hai, 28 tháng 7, 2014

Chữa bệnh bằng cây cúc mẳn

Cây cúc  mẳn còn gọi là cóc mẳn, cỏ the, thạch hồ tuy, nga bất thực thảo, địa hồ tiêu,... (Centipeda minima L.), họ cúc (Araceae), là loại cỏ mọc sát mặt đất, phân thành nhiều cành, ở ngọn có lông mịn trắng. Hoa màu vàng nhạt, mọc ở nách lá. Khi vò ra có mùi hắc. Quả bế  4 cạnh, trên cạnh có lông mịn.
Cây mọc hoang khắp nơi vùng đồng ruộng ẩm thấp. Thu hái toàn cây về dùng tươi hoặc sấy khô để làm thuốc.
Theo Đông y, cúc mẳn có vị đắng, cay, tính ấm, quy vào các kinh phế, can. Thường dùng chữa ho, viêm phế quản, mẩn ngứa, mụn nhọt, hắc lào, eczema,...
Chữa ho gà ở trẻ em : Cúc mẳn 10g cây tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt, hòa thêm một chút mật ong cho dễ uống. Ngày uống 2 lần. Uống 7-10 ngày.
Viêm phế quản mạn tính: Cúc mẳn 10g tươi, lá hen 12g, bách bộ 10, trần bì 8g, sắc uống ngày một thang. Uống  10-15 ngày.
Ho do cảm cúm: Cúc mẳn, lá xương sông, râu ngô, mỗi vị 40g, sắc uống ngày 1 thang. Uống 3-5 ngày.
Chữa sốt rét cơn: Cúc mẳn 120g, 300 ml, sắc còn 200m, sắc uống mỗi ngày một thang, uống trước khi phát sốt 1 giờ.
Mẩn ngứa, mụn nhọt, hắc lào: Dùng cây cóc mẳn tươi không kể liều lượng, rửa sạch, giã nát, rồi đắp lên chỗ mẩn ngứa xát vào chỗ bị mẩn ngứa, hắc lào, ngày làm nhiều lần. Làm trong vài ngày.
Chữa eczema: cóc mẳn 20g, đậu xanh 10g, rửa sạch, thêm vài hạt muối giã nát rồi đắp lên vùng da bị eczema.
Bác sĩ  Thu Vân

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons