Cây mọc tự nhiên và được trồng ở vùng núi cao, có khí
hậu mát lạnh như Lào Cai, Cao Bằng. Ở một số nơi, người ta lấy hạt bạch
đậu khấu làm gia vị rất thơm ngon. Theo kinh nghiệm, để dùng làm thuốc
thường lấy quả gần chín, dược liệu là quả hình cầu dẹt, có 3 múi, đường
kính 1 - 1,5 cm. Mặt ngoài vỏ màu trắng, có một số đường vân dọc, đôi
khi còn sót cuống quả. Vỏ quả khô dễ tách. Mỗi quả có 20 - 30 hạt, gọi
là khấu mễ hoặc khấu nhân, hạt chứa nhiều tinh dầu. Mùi thơm, vị cay.
Quả thu hái vào mùa thu, hái cây trên 3 năm, hái quả
còn giai đoạn xanh chuyển sang vàng xanh (gần chín). Hái về phơi trong
râm cho khô, có khi phơi khô xong bỏ cuống rồi xông diêm sinh cho vỏ
trắng cất dùng, khi dùng bóc vỏ lấy nhân, giã nát.
Trong y học cổ truyền, bạch đậu khấu có vị cay, tính
ấm, vào các kinh tỳ, vị, phế, có tác dụng hành khí, ấm dạ dày, trừ hàn,
tiêu thực, chống nôn, giã rượu, chữa đau bụng, trướng đầy, đau dạ dày,
khó tiêu, nôn mửa, tiêu chảy,... dưới dạng thuốc sắc hoặc thuốc bột.
Cây và quả bạch đậu khấu.
|
Một số bài thuốc theo kinh nghiệm:
Trị bụng đau do lạnh nên khí trệ: Bạch đậu
khấu 6g, hậu phác 8g, quảng mộc hương 4g, cam thảo 4g. Tất cả đổ 500ml
nước sắc uống ngày 3 lần, uống thuốc còn ấm, dùng liền 3 ngày.
Nếu bụng sôi, lợm giọng buồn nôn thì dùng bài thuốc
sau: bạch đậu khấu 3g, trúc nhự 9g, đại táo 3 quả, gừng tươi 3g. Giã nát
gừng, ép lấy nước. Các dược liệu khác sắc với 200ml nước còn 50ml, uống
với nước gừng.
Chữa bụng đầy trướng do lạnh và chán ăn: Bạch đậu khấu 6g, hậu phác, thương truật, trần bì… mỗi vị 3g. Đổ 400ml chia 3 lần uống trong ngày dùng liền 3 ngày.
|
Tác dụng giải rượu: Bạch đậu khấu 5g, cam thảo 5g. Sắc nước 450ml nước chia 3 lần uống trong ngày.
Chữa chứng hôi miệng: Ngậm bạch đậu khấu vào các buổi sáng để làm thơm hơi thở chữa chứng hôi miệng.
Lưu ý: Khi sắc thuốc gần xong, nước còn đang sôi mới cho
bạch đậu khấu vào vì sắc lâu dược liệu sẽ giảm tác dụng. Những người có
cơ địa nhiệt và táo bón, thiếu máu thì không dùng.
Lương y Nguyễn Hữu
0 nhận xét:
Đăng nhận xét